Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9794/QĐ-UB | Vũng Tàu, ngày 10 tháng 12 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI DẠY NGHỀ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2002 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;
Căn cứ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/04/2002 về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010”;
Căn cứ Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09-01-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề;
Xét Tờ trình số 1322/TT-LĐTBXH.DN ngày 30/08/2002 của Sở Lao động-Thương binh Xã hội về việc trình duyệt quy hoạch mạng lưới dạy nghề của tỉnh giai đoạn 2002 - 2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay phê duyệt quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:
A. Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng mạng lưới dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn lao động kỹ thuật phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2002 - 2010.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có nhu cầu học nghề đều có cơ hội được đào tạo nghề.
B. Các mục tiêu cụ thể:
1. Đào tạo công nhân kỹ thuật
Năm 2005: nhu cầu lao động kỹ thuật qua dự báo khoảng 94.380 người chiếm tỷ lệ 22,1% số lao động đang làm việc.
Mục tiêu giai đoạn 2001 - 2005: Đào tạo 55.740 công nhân kỹ thuật
● Đào tạo mới 46.800 công nhân kỹ thuật.
● Đào tạo lại 8.940 công nhân kỹ thuật.
Năm 2010: nhu cầu lao động kỹ thuật qua dự báo khoảng 167.580 người chiếm tỷ lệ 32,5% số lao động đang làm việc.
Mục tiêu giai đoạn 2006 - 2010: Đào tạo 99.160 công nhân kỹ thuật
● Đào tạo mới 72.210 công nhân kỹ thuật.
● Đào tạo lại 26.950 công nhân kỹ thuật.
2. Quy mô đào tạo
Năm 2005: đạt quy mô đào tạo 16.040 công nhân kỹ thuật.
● Dài hạn: 3.350
● Ngắn hạn: 12.510
Trong đó:
● Đào tạo mới: 13.000
● Đào tạo lại: 3.040
Năm 2010: đạt quy mô đào tạo: 22.370 công nhân kỹ thuật.
● Dài hạn: 6.040
● Ngắn hạn: 16.330
Trong đó:
● Đào tạo mới: 15.700
● Đào tạo lại: 6.670
3. Định hướng về hệ thống các cơ sở dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010
Từ nay đến năm 2010 phấn đấu xây dựng ba hệ thống dạy nghề:
a. Hệ thống trường, trung tâm dạy nghề-DVVL thuộc sở Lao động-TBXH làm nhiệm vụ chủ lực trong đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn.
- Giai đoạn 2001 - 2005: Xây dựng mới 1 trường dạy nghề Tân Thành và 5 trung tâm dạy nghề-DVVL tại Huyện Châu Đức, Long Đất, Xuyên Mộc, Tx.Bà Rịa, Tp.Vũng Tàu. Chuyển Trung tâm DVVL Tỉnh BR-VT thành công ty xuất khẩu lao động. Nâng cấp Trường dạy nghề Tỉnh, Trường CNKT Giao thông Vận tải.
- Giai đoạn 2006 - 2010: Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, tạo điều kiện cho TT DN-DVVL Huyện Châu Đức, Xuyên Mộc đủ năng lực dạy nghề dài hạn. Xây dựng mới trung tâm DN-DVVL Huyện Tân thành.
b. Hệ thống trường trực thuộc trung ương (Tổng công ty Dầu khí, Tổng cục Du lịch):
- Giai đoạn 2001 - 2010: Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị theo kế hoạch, dự án của cơ quan chủ quản. Ngoài chỉ tiêu đã đào tạo cho tỉnh hàng năm, tỉnh giao thêm chỉ tiêu đào tạo về ngành nghề, số lượng học viên, kinh phí, trường thực hiện việc đào tạo theo chỉ tiêu được giao.
c. Hệ thống các trường, trung tâm, cơ sở, lớp dạy nghề thuộc ban ngành, đoàn thể, cộng đồng chủ yếu đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức nâng cao tay nghề cho người lao động.
- Giai đoạn 2001 - 2005: Khuyến khích đầu tư xây dựng mới, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề Trung tâm Dịch vụ Việc làm Liên đoàn lao động, Thanh niên, Hội Phụ nữ, cấp phép cho các cơ sở dạy nghề tư nhân, thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa công tác dạy nghề. Các Trung tâm có điều kiện và năng lực thực hiện liên kết dạy nghề với các trường dạy nghề Tỉnh đào tạo một số nghề dài hạn phục vụ yêu cầu thị trường lao động trên địa bàn.
- Giai đoạn 2006 - 2010: Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở hiện có năm 2005, khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, nhất là dạy nghề tại các doanh nghiệp, các cơ sở dịch vụ, các nghề ở nông thôn.
Bảng tổng hợp dự trù kinh phí phát triển mạng lưới dạy nghề đến năm 2010
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2001-2005 | 2006-2010 |
1. Đầu tư xây dựng | 12,025 | 18,825 | 26,800 | 31,000 | 18,500 | 107,150 | 51,100 |
2. Đầu tư trang thiết bị | 4,727 | 14,155 | 16,300 | 12,100 | 14,093 | 61,375 | 67,400 |
3. Kinh phí đào tạo | 1,505 | 2,018 | 3,431 | 4,211 | 4,380 | 21,551 | 57,865 |
Đào tạo học viên | 1,505 | 1,720 | 3,010 | 3,440 | 3,870 | 13,55 | 33,11 |
Đào tạo giáo viên | - | 0,298 | 0,421 | 0,771 | 0,510 | 2,000 | 2,054 |
Tổng cộng | 19,762 | 37,017 | 49,961 | 51,522 | 41,353 | 190,076 | 176,365 |
Cơ cấu nguồn kinh phí:
Giai đoạn 2001- 2005:
> Vốn từ ngân sách trung ương và địa phương: 159,025 tỷ, chiếm 94,36% tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó vốn tư nhân chiếm 5,64% tương đương 9,5 tỷ đồng.
Giai đoạn 2006 - 2010:
> Vốn từ ngân sách trung ương và địa phương: khoảng 86 tỷ chiếm 72,57% tổng vốn đầu tư.
> Vốn từ các nguồn khác (nguồn vốn từ tư nhân, liên doanh, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, các nhà đầu tư, doanh nghiệp...trên địa bàn tỉnh): 25 tỷ, chiếm 27,43% tổng vốn đầu tư.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư được đề nghị như sau:
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn | 2001-2005 | 2006-2010 | ||
Vốn | % | Vốn | % | |
1. Nguồn vốn nhà nước (TW, ĐP) | 159,025 | 93,36% | 86,00 | 72,57% |
2. Các nguồn vốn khác | 9,500 | 05,64% | 25,000 | 27,43% |
Tổng cộng | 168,525 | 100,00% | 118,500 | 100,00% |
C. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp có ý nghĩa chiến lược là không ngừng nâng cao nhận thức của:
- Các cấp, các ngành: xác định đào tạo nhân lực là đầu tư cho phát triển là đầu tư có tính chiến lược, yếu tố quyết định cho bước phát triển đột phá và bền vững của tỉnh nhà để có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề, đầu tư đúng mức, đúng hướng.
- Xã hội: phải tuyên truyền rộng rãi thường xuyên liên tục trên các thông tin đại chúng tạo một sự chuyển biến trong tư duy mỗi con người chúng ta, vì cho đến nay còn nhiều người muốn con em mình sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở tiếp tục học lên phổ thông trung học, hoặc tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ đi thi vào các trường Đại học - Cao đẳng, không thích vào các trường dạy nghề hay trung học chuyên nghiệp.
2. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đào tạo nghề, khuyến khích học nghề.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề:
4. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực và chất lượng các cơ sở đào tạo nghề.
4.1. Nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề:
4.2. Xây dựng và hoàn thiện chương trình, giáo trình đào tạo nghề:
4.3. Thiết lập và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, giữa đào tạo nghề với các cấp học, bậc học khác:
4.4. Kiểm định chất lượng:
5. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề
5.1. Đào tạo mới:
- Tăng cường quản lý Nhà nước ở địa phương về đào tạo nghề, nhất là quản lý chất lượng đào tạo nghề (Chương trình, quy chế học tập, thi cử, văn bằng, chuẩn nghề, tiêu chuẩn giáo viên, giáo trình...)
7. Giải pháp gắn văn hóa với đào tạo nghề
- Sở Lao động-TBXH cần phối hợp với Sở Giáo dục-đào tạo, các phương tiện thông tin đại chúng thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động (ngành nghề, số lượng và trình độ), tuyên truyền, vận động hướng nghiệp học sinh tốt nghiệp các cấp vào học nghề.
8. Giải pháp xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lĩnh vực riêng biệt:
8.1. Thực hiện chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.
8.2. Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ.
8.3. Đào tạo nghề cho các đối tượng xã hội.
8.4. Thực hiện chương trình đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động.
9. Giải pháp hình thành Trung tâm thông tin về thị trường lao động tại Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Điều 2. Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện các mục tiêu, chương trình và các dự án đề ra, kiểm tra theo dõi thực hiện quy hoạch một cách chặt chẽ, bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch mạng lưới dạy nghề với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng và cả nước.
(Kèm theo báo cáo mạng lưới dạy nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2002 - 2010).
Điều 3. Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
- 1Quyết định 348/2003/QĐ-UBT phê duyệt Quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Vĩnh long thời kỳ 2002 -2010
- 2Quyết định 339/QĐ-UBND-HC năm 2009 điều chỉnh Đề án Quy hoạch mạng lưới dạy nghề giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3Quyết định 673/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 1Chỉ thị 32 /1998/CT-TTg về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Nghị định 02/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề
- 4Quyết định 48/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 348/2003/QĐ-UBT phê duyệt Quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Vĩnh long thời kỳ 2002 -2010
- 6Quyết định 339/QĐ-UBND-HC năm 2009 điều chỉnh Đề án Quy hoạch mạng lưới dạy nghề giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 7Quyết định 673/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Quyết định 9794/QĐ-UB năm 2002 phê duyệt quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2002 - 2010
- Số hiệu: 9794/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/12/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Nguyễn Văn Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra