- 1Quyết định 1786/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 4226/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050
- 6Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 528/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2016-2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 978/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 25 tháng 3 năm 2020 |
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN LỘC HÀ ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/5/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đề án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch Tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến nấm 2050;
Căn cứ Quyết định số 4226/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3535/QĐ-UBND ngày 23/11/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Nhiệm vụ, dự toán lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Lộc Hà đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của UBND huyện Lộc Hà tại Tờ trình số 35/TTr-UBND ngày 06/3/2020; của Sở Xây dựng tại Văn bản số 64/BC-SXD ngày 09/3/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lộc Hà đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lộc Hà đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND huyện Lộc Hà.
3. Nhà thầu khảo sát, lập quy hoạch: Viện Quy hoạch - Kiến trúc xây dựng Hà Tĩnh.
4. Phạm vi, ranh giới và thời hạn lập quy hoạch
4.1. Phạm vi, ranh giới: Toàn bộ ranh giới hành chính huyện Lộc Hà (gồm có: Thị trấn Lộc Hà và các xã: Ích Hậu, Phù Lưu, Hồng Lộc, Bình An, Tân Lộc, Thịnh Lộc, Thạch Kim, Thạch Châu, Thạch Mỹ, Mai Phụ, Hộ Độ); Với tổng diện tích tự nhiên: 117,43 km2.
- Phía Bắc giáp: Huyện Nghi Xuân.
- Phía Nam giáp: Huyện Thạch Hà và TP Hà Tĩnh.
- Phía Tây giáp: Huyện Can Lộc.
- Phía Đông: Biển Đông.
4.2. Thời hạn quy hoạch: Ngắn hạn đến năm 2025, dài hạn đến năm 2035; Tầm nhìn đến năm 2050.
- Cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh.
- Phát huy thế mạnh, vị trí chiến lược của huyện, các tiềm năng về nông nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch, văn hóa, sinh thái và cảnh quan để tạo ra bước tăng trưởng kinh tế, nâng cao vai trò vị thế của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Thiết lập các vùng kinh tế động lực, vùng đô thị hóa tập trung, các cơ sở kinh tế - xã hội (như Cụm công nghiệp, khu thương mại, du lịch, hệ thống hạ tầng xã hội...) khung hạ tầng kỹ thuật chủ yếu cấp tỉnh, cấp huyện để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lộc Hà theo hướng cân bằng và bền vững.
- Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển không gian đô thị - nông thôn vùng huyện, xác định tính chất quy mô của hệ thống đô thị, lập kế hoạch cải tạo nâng cấp, xây mới, phân loại đô thị...
- Bảo vệ môi trường, di sản văn hóa - lịch sử, cảnh quan thiên nhiên; giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa địa phương.
- Làm cơ sở pháp lý cho công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng, lập chương trình, kế hoạch triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.
- Là vùng kinh tế tổng hợp, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
- Là vùng có tiềm năng phát triển du lịch, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, giàu bản sắc văn hóa lịch sử.
- Là vùng thuộc khu đô thị, thương mại, du lịch ven biển Nghi Xuân - Lộc Hà.
Khai thác thế mạnh biển, phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ làm chủ đạo kết hợp với phát triển kinh tế nông nghiệp chất lượng cao, tận dụng tối đa cơ sở và bản sắc văn hóa, tiềm năng kinh tế địa phương, tạo cơ chế thuận lợi thu hút đầu tư, đón đầu các xu thế phát triển chung của tỉnh, quốc gia và quốc tế để làm cơ sở và động lực phát triển vùng.
8.1. Các chỉ tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,98%/năm (năm 2025) và 9,3%/năm (năm 2035).
- Cơ cấu kinh tế
+ Năm 2025: Nông, lâm và thủy sản: 43,5%; Công nghiệp - xây dựng: 36,91%; Dịch vụ - thương mại: 19,59%.
+ Năm 2035: Công nghiệp - xây dựng 45,5%; Thương mại - dịch vụ 38,2%; Nông - lâm - ngư nghiệp 16,3%.
8.2. Dân số
- Hiện trạng: Tổng dân số 79.178 người. Trong đó dân số đô thị 9.322 người, dân số nông thôn 69.856 người.
- Đến năm 2025: Tổng dân số khoảng 84.500 người, trong đó dân số đô thị đạt 10.400 người.
- Đến năm 2035: Tổng dân số khoảng 98.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 13.900 người.
8.3. Đất đai
- Đến năm 2025: Đất phát triển đô thị tăng thêm 140 ÷ 250 ha; Đất phát triển các điểm dân cư nông thôn tăng thêm 300 ÷ 400 ha; Đất dịch vụ, công cộng tăng thêm 100 ÷ 150 ha; Đất du lịch tăng thêm 50 ÷ 100 ha; Đất công nghiệp tăng thêm 40 ÷ 90 ha; Đất sản xuất nông nghiệp giảm 630 ÷ 990 ha.
- Đến năm 2035: Đất phát triển đô thị tăng thêm 300 ÷ 450 ha; Đất phát triển các điểm dân cư nông thôn tăng thêm 600 ÷ 700 ha; Đất dịch vụ, công cộng tăng thêm 150 ÷ 200 ha; Đất du lịch tăng thêm 80 ÷ 130 ha; Đất công nghiệp tăng thêm 60 ÷120 ha; Đất sản xuất nông nghiệp giảm 1.240 ÷ 1.650 ha.
9. Định hướng phát triển không gian vùng
9.1. Quan điểm phát triển vùng
- Xây dựng kế hoạch phát triển vùng huyện Lộc Hà theo hướng lấy kinh tế du lịch, dịch vụ làm chủ đạo kết hợp với phát triển kinh tế nông nghiệp chất lượng cao.
- Xây dựng Vùng huyện Lộc Hà phát triển kinh tế, hạ tầng đồng bộ, giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy truyền thống tốt đẹp lâu đời của địa phương.
- Xây dựng chiến lược phát triển bền vững, cân bằng giữa đô thị và nông thôn, lấy kinh tế du lịch, thương mại dịch vụ làm trọng tâm nhưng cần chú trọng đến kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, đa dạng, hiệu quả, bền vững, phù hợp văn hóa, tập quán; phù hợp chiến lược phát triển toàn tỉnh, toàn quốc và xu hướng chung của thế giới; đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người dân ngày càng nâng cao.
- Khai thác lợi thế tài nguyên, thiên nhiên phục vụ mục tiêu phát triển nhưng có chiến lược khai thác hợp lý, gìn giữ tái tạo kịp thời, không phá vỡ cảnh quan tự nhiên, ổn định cấu trúc chung toàn vùng.
- Phát triển vùng Lộc Hà phù hợp với thời đại mới, hiện đại, tiên tiến, khoa học, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu.
9.2. Phân vùng phát triển đô thị
Thị trấn Lộc Hà:
- Quy mô diện tích: 9,39 km2.
- Dự báo dân số nội thị đến năm 2025: khoảng 10.400 người; đến năm 2035: khoảng 13.900 người.
- Loại đô thị: Định hướng phát triển thành đô thị loại IV.
- Tính chất đô thị: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện. Tập trung thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, phát triển thương mại dịch vụ, làm điểm đến cho vùng huyện. Xây dựng đô thị Lộc Hà là trung tâm cho các vùng phát triển trong huyện, là đầu mối cho du khách thập phương.
9.3. Phân vùng phát triển nông thôn
- Vùng dân cư nông thôn: Vùng dân cư nông thôn được bố trí trên cơ sở các đồ án quy hoạch chung xây dựng các xã. Phân bố trên 11 xã với tổng diện tích đất ở tăng thêm đến năm 2025 khoảng 300÷400 ha; đến năm 2035 khoảng 600 ÷ 700 ha.
- Vùng sản xuất nông nghiệp
+ Khu vực vùng phía Bắc: Gồm các xã Hồng Lộc, xã Tân Lộc, xã Thịnh Lộc nằm phía Nam chân núi Hồng Lĩnh. Tập trung bảo vệ và phát triển rừng, phát triển gia trại, nông trại, kết hợp trồng cây lâm nghiệp.
+ Khu vực vùng đồng bằng: Tập trung ở vùng giữa và phía Tây của huyện (bao gồm các xã: Ích Hậu, Bình An, Phù Lưu, Thạch Mỹ, Thạch Châu, Mai Phụ, Hồng Lộc, Tân Lộc). Khu vực này chủ yếu sản xuất nông nghiệp trồng lúa, màu chất lượng cao và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
+ Khu vực ven biển và ven sông Cửa Sót: Gồm các xã: Hộ Độ, Thạch Kim, Thạch Châu, Thạch Bằng và Thịnh Lộc. Khu vực này phù hợp với nuôi trồng thủy hải sản.
9.4. Phân vùng phát triển công nghiệp
Ngoài 02 cụm Công nghiệp tập trung đã được quy hoạch xây dựng (Cụm công nghiệp Thạch Kim, Cụm công nghiệp Thạch Bằng); quy hoạch thêm 2 cụm Công nghiệp mới khoảng 110ha tại các xã Bình An, Thịnh Lộc và Hồng Lộc.
9.5. Phân vùng phát triển trung tâm kinh tế
- Trung tâm Thạch Bằng: Với hạt nhân là thị trấn Lộc Hà, trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn hóa của huyện Lộc Hà, kết hợp với Cụm công nghiệp Thạch Bằng và Khu du lịch biển thành trung tâm phát triển đa dạng, đa chiều về nhiều mặt. Đây cũng là khu vực thu hút đầu tư và du khách du lịch, là trọng tâm phát triển kinh tế toàn vùng.
- Trung tâm kinh tế Hộ Độ: Là trung tâm để kết nối Lộc Hà với TP Hà Tĩnh. Việc phát triển trung tâm này sẽ hình thành chuỗi thương mại dịch vụ đô thị từ thành phố Hà Tĩnh đến Lộc Hà, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho khu vực phía Nam của huyện, do vậy đây là nơi cần thu hút đầu tư xây dựng khung hạ tầng cơ sở phát triển đô thị, tạo ra trọng tâm kinh tế phía Nam với điểm nhấn là Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Hộ Độ và Chùa Hộ Độ. Khu vực này cũng là điểm trung chuyển, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa địa phương đến với du khách thập phương. Trung tâm này phát triển sẽ tạo nên hiệu ứng lan rộng sang các địa phương lân cận và ở chiều ngược lại sự phát triển của các địa phương này góp phần vào quá trình tăng trưởng trung tâm này. Diện tích khu trung tâm phức hợp này được quy hoạch khoảng 50ha, bao gồm các chức năng thương mại dịch vụ, đất phát triển dân cư nông thôn, đất hành chính hạ tầng xã hội...
- Trung tâm kinh tế Thịnh Lộc: Là trung tâm của đơn vị hành chính xã Thịnh Lộc, nằm trên tuyến giao thông quan trọng của huyện là Quốc lộ ven biển, trung tâm kinh tế Thịnh Lộc sẽ có nhiều động lực trở thành một khu kinh tế, thương mại dịch vụ của vùng, là đầu mối giao thương cụm xã, vệ tinh phát triển của đô thị Lộc Hà. Diện tích khu trung tâm phức hợp này được quy hoạch khoảng 60ha, bao gồm các chức năng thương mại dịch vụ, công nghiệp, đất phát triển dân cư nông thôn, đất hành chính hạ tầng xã hội... Đây cũng là trung tâm phức hợp nằm trong chuỗi đô thị ven biển Lộc Hà đến Nghi Xuân.
9.6. Phân vùng phát triển du lịch
- Vùng du lịch ven biển phía Đông Bắc: Là chuỗi đô thị du lịch ven biển trải dài từ Thạch Kim đến Thịnh Lộc với khoảng 300ha, với khu du lịch biển Cửa Sót làm trọng tâm kết hợp với cảnh quan ven biển, đô thị biển, các di tích lịch sử văn hóa, kết hợp du lịch cộng đồng, nông nghiệp chất lượng cao tạo ra động lực để phát triển các khu vực lân cận.
- Vùng du lịch phía Đông Nam: Diện tích khoảng 250 ha với Khu du lịch rừng ngập mặn ven sông Cửa Sót và đền Lê Khôi làm trọng tâm. Khu vực này kết hợp du lịch với du lịch trải nghiệm sẽ trở thành điểm đến của du khách thập phương.
- Vùng du lịch phía Tây Bắc: Diện tích khoảng 30 ha, khai thác cảnh quan thiên nhiên Hồ Khe Hao làm điểm du lịch sinh thái mới, kết hợp với khu du lịch Chùa Chân Tiên, đền Voi Nẹp tạo nên khu vực phát triển mới phía Tây Bắc cho toàn huyện.
9.7. Phân vùng phát triển hạ tầng xã hội
- Hệ thống Cơ sở giáo dục, đào tạo:
+ Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề:
Xây dựng các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện phát triển theo quy mô phù hợp với nhu cầu thực tế.
+ Giáo dục phổ thông: Tiếp tục xây dựng mới, mở rộng một số trường theo quy mô dân số theo từng giai đoạn.
- Hệ thống Cơ sở y tế: Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, mở rộng bệnh viện đa khoa huyện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh theo quy mô dân số từng giai đoạn. Xây dựng trung tâm y tế dự phòng huyện đủ cơ sở vật chất; Nâng cấp mạng lưới trạm y tế các xã đạt chuẩn.
- Hệ thống Cơ sở văn hóa thể dục thể thao:
Đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện; nâng cấp, xây mới các Nhà văn hóa xã, Nhà văn hóa của thôn và xây dựng mạng lưới công trình thể thao cấp xã, thôn đạt chuẩn.
10. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
10.1. Định hướng phát triển giao thông
- Đường bộ:
+ Quốc lộ: Quốc lộ 15B, Quốc lộ ven biển và Quốc lộ 281 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12,0m, mặt đường rộng 11,0m. Riêng các đoạn qua các khu vực đô thị tuân thủ theo các quy hoạch được phê duyệt.
+ Đường tỉnh:
Đường tỉnh 547, Đường tỉnh 548, Đường tỉnh lộ 7 cũ (đường Hồng Hậu) định hướng đến năm 2035 cải tạo, nâng cấp mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng với quy mô Bnền = 9,0m, Bmặt = 7,0m. Đến năm 2050 nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với quy mô Bnền = 12,0m, Bmặt = 7,0m.
Đường tỉnh 549 đến năm 2035 cải tạo, nâng cấp mở rộng đoạn từ điểm giao QL.281 tại xã Thạch Bằng, đến điểm cuối tại bãi biển xã Thạch Kim đạt tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô Bnền = 35,0m, Bmặt = 14,0m. Đến năm 2050 nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô Bnền = 35,0m, Bmặt = 14,0m.
+ Đường huyện: Cải tạo nâng cấp các tuyến đường huyện lên cấp IV đồng bằng và quy hoạch 03 tuyến mới lên cấp IV đồng bằng (thực hiện phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn).
+ Đường liên xã, đường xã: Nâng cấp toàn bộ mạng lưới đường liên xã, đường xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (thực hiện phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn).
+ Giao thông đô thị, cụm công nghiệp, khu du lịch: Được xác định trong quy hoạch xây dựng đô thị, Cụm công nghiệp, khu du lịch,...
+ Bến xe: Xây dựng 1 bến xe tại tuyến Quốc lộ ven biển với quy mô dự kiến từ 3 ÷ 5ha.
+ Bãi đỗ xe: Tuân thủ quy hoạch bãi đỗ xe đã được xác định trong các đồ án quy hoạch trên địa bàn huyện đã được phê duyệt.
- Đường thủy:
+ Quy hoạch các tuyến đường sông: Thực hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Hà Tĩnh.
+ Bến thủy nội địa: Quy hoạch 2 bến thủy nội địa tại thị trấn Lộc Hà và xã Hộ Độ.
+ Cảng: Xây dựng, nâng cấp Cảng Thạch Kim.
10.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật
- San nền:
+ Đối với các khu vực đã có quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết) thi tuân thủ theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
+ Đối với các khu vực chưa có quy hoạch xây dựng: Chọn cốt xây dựng đảm bảo an toàn cho các khu vực xây dựng, phù hợp với đặc điểm, tần xuất chống lũ, có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.
- Thoát nước mưa:
+ Lưu vực 1: Khu vực xã Ích Hậu. Hướng thoát chính chảy ra sông En, Sông Nghèn thông qua các cống qua đê bên tả sông Nghèn.
+ Lưu vực 2: Gồm các xã Hồng Lộc và Tân Lộc. Hướng thoát chính chảy ra các khe nước hiện trạng rồi thoát ra sông En rồi ra sông Nghèn.
+ Lưu vực 3: Khu vực xã Phù Lưu. Hướng thoát chính chảy ra tuyến kênh trục Hữu Ninh rồi thoát ra sông Nghèn thông qua cống Hữu Ninh.
+ Lưu vực 4: Khu vực xã Thạch Mỹ. Hướng thoát chính chảy ra tuyến kênh trục Thạch Mỹ rồi thoát ra sông Nghèn thông qua cống Thạch Mỹ.
+ Lưu vực 5: Gồm hai xã Mai Phụ và Hộ Độ. Hướng thoát chính chảy ra sông Cửa Sót thông qua cống Vĩnh Tuy và các cống qua đê sông Cửa Sót.
+ Lưu vực 6: Khu vực xã Thạch Châu. Hướng thoát chính chảy ra sông Cửa Sót thông qua cống Vĩnh Tuy và cống Bình Định.
+ Lưu vực 7: Khu vực đô thị Thạch Bằng. Hướng thoát chính chảy ra sông Cửa Sót thông qua cống Bình Định và các cống qua đê Tả Sông Cửa Sót.
+ Lưu vực 8: Khu vực Thạch Kim. Hướng thoát chính chảy ra các kênh rạch nhỏ theo đường giao thông rồi thoát xuống Biển.
+ Lưu vực 9: Khu vực xã Bình An. Hướng thoát chính chảy ra các kênh trục. Hồng Tân và các kênh rạch tự nhiên rồi thoát ra sông Nghèn thông qua cống Cầu Trù.
+ Lưu vực 10: Khu vực xã Thịnh Lộc. Hướng thoát chính chảy ra các kênh rạch nhỏ theo đường giao thông rồi thoát xuống Biển.
10.3. Định hướng cấp điện
- Nguồn điện: Theo Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016 - 2035 tỉnh Hà Tĩnh đã được phê duyệt, xây dựng mới trạm biến áp 110kV, công suất 65MVA.
- Lưới điện:
+ Lưới trung áp: Xây dựng các tuyến đường dây trung áp xuất tuyến từ trạm biến áp 110kV Lộc Hà.
+ Đường dây 22kV: Xây dựng thêm các đường dây trung thế 22kV theo từng giai đoạn, xuất tuyến từ trạm biến áp 110kV Lộc Hà.
+ Lưới điện và trạm hạ thế: Trạm hạ thế trong các khu công nghiệp tuân thủ theo thiết kế về quy mô và vị trí theo từng nhà máy cụ thể; Trong các khu dân cư, đô thị xây mới sử dụng trạm kín kiểu xây hoặc hợp bộ để đảm bảo mỹ quan đô thị.
10.4. Định hướng cấp nước
- Phân vùng cấp nước: Bao gồm 3 vùng cấp nước:
+ Vùng 1: Nhà máy nước Thạch Bằng công suất 10.000 m3/ngđ. Cấp nước cho đô thị Lộc Hà, các xã Thịnh Lộc, xã Thạch Kim, xã Bình An.
+ Vùng 2: Nhà máy nước tăng áp Thạch Hạ công suất 2.500 m3/ngđ Cấp nước cho các xã Thạch Mỹ, xã Hộ Độ, xã Mai Phụ, xã Thạch Châu.
+ Vùng 3: Nhà máy nước Thuần Thiện công suất 7.100 m3/ngđ Cấp nước cho các xã ích Hậu, xã Phù Lưu, xã Tân Lộc, xã Hồng Lộc.
- Mạng lưới đường ống bố trí dạng vòng, cụt kết hợp thuận tiện cho việc phân phối nước đến các điểm tiêu thụ.
10.5. Định hướng thông tin liên lạc
Mạng thông tin khu vực nghiên cứu trong giai đoạn tới sẽ được tổ chức thành các hệ thống riêng trên cơ sở hệ thống. Đảm nhiệm chức năng thoại, truyền hình, truyền số liệu và truy cập Internet và mạng truyền thanh, truyền hình.
10.6. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
- Thoát nước thải:
+ Khu vực đô thị, công nghiệp, khu du lịch: Quy hoạch hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, có các trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và được kiểm soát. Đối với khu vực đô thị hiện hữu sử dụng thoát nước hỗn hợp.
+ Khu vực nông thôn: Quy hoạch hệ thống thoát nước chung. Nước thải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách, sau đó xả ra hệ thống thoát nước chung, dẫn ra ao hồ để xử lý sinh học.
- Chất thải rắn (CTR): Xây dựng, nâng cấp 13 điểm tập kết/trạm trung chuyển trên địa bàn các xã, thị trấn. Sau đó được vận chuyển về nhà máy xử lý rác tại xã Hồng Lộc.
- Nghĩa trang: Các nghĩa trang tại các thị trấn và các xã tuân thủ theo quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch chung xây dựng các xã. Một số nghĩa trang có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường và quy hoạch sử dụng đất phải có các giải pháp đề xuất điều chỉnh để phù hợp với tổng thể quy hoạch vùng huyện.
10.7. Bảo vệ môi trường
- Có giải pháp bảo vệ thiên nhiên, các Di sản Văn hóa - Lịch sử phục vụ cho phát triển du lịch, dịch vụ; xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn cho nguồn cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, bảo vệ môi trường đất, môi trường không khí; bảo vệ quỹ rừng, các hệ sinh thái đặc trưng.
- Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường thông qua các biện pháp; giám sát, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm; đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đối với từng dự án; tuyên tuyền vận động, nâng cao nhận thức và bảo vệ môi trường, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thích hợp trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Xây dựng Quy chế quản lý bảo vệ môi trường.
11. Các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện
11.1. Các dự án ưu tiên đầu tư
- Hoàn thành các dự án đầu tư để đạt chuẩn huyện nông thôn mới ở các lĩnh vực: Giao thông, Cấp điện, Thủy lợi, Y tế - Văn hóa - Giáo dục và Môi trường.
- Đầu tư đường ven biển đoạn Thịnh Lộc - Hộ Độ. Nâng cấp, mở rộng ĐT 548 đoạn từ Nghèn đi Lộc Hà
- Xây dựng phát triển du lịch, dịch vụ, cải tạo nâng cấp các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
- Xây dựng Hạ tầng Khu du lịch biển Lộc Hà.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp Cửa Sót.
- Nâng cấp, mở rộng Khu xử lý rác thải xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà.
- Củng cố các hồ thủy lợi; tu sửa, bảo dưỡng đê dọc các con sông.
- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, cụm công nghiệp.
- Dự án xây dựng các cụm công nghiệp.
- Lắp đặt các điểm truy cập WIFI công cộng tại thị trấn Lộc Hà.
11.2. Nguồn lực thực hiện
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước dành chủ yếu xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển hạ tầng các vùng sản xuất tập trung.
- Nguồn vốn nước ngoài: Từ các nhà đầu tư chiến lược, đầu tư vào các ngành công nghiệp, du lịch.
- Nguồn vốn từ các doanh nghiệp: Đầu tư vào các hoạt động du lịch, thương mại, đô thị, sản xuất nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện.
- Nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan
1. Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà ban hành quy định quản lý theo đồ án quy hoạch; tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch; thực hiện việc quản lý quy hoạch, quản lý đất đai theo đúng quy định hiện hành; tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn tham gia quản lý, thực hiện quy hoạch.
3. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra UBND huyện Nghi Xuân triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định, tham mưu báo cáo UBND tỉnh.
4. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính: Hằng năm cân đối, tham mưu, bố trí, lồng ghép nguồn vốn ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo đúng quy hoạch được duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1041/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070
- 2Quyết định 505/QĐ-UBND năm 2020 quy định về quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070
- 3Quyết định 857/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- 4Quyết định 1258/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đất Đỏ đến năm 2040, định hướng đến năm 2050 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 5Quyết định 956/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050
- 1Quyết định 1786/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 4226/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050
- 6Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 528/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2016-2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 8Quyết định 1041/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070
- 9Quyết định 505/QĐ-UBND năm 2020 quy định về quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070
- 10Quyết định 857/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- 11Quyết định 1258/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đất Đỏ đến năm 2040, định hướng đến năm 2050 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 12Quyết định 956/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050
Quyết định 978/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 978/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/03/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Trần Tiến Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực