Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97-TTg | Hà Nội, ngày 09 tháng 2 năm 1996 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐẦU TƯ DỰ ÁN NHÀ MÁY XI MĂNG TAM ĐIỆP - NINH BÌNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (các công văn số 13/VP4 ngày 26 tháng 1 năm 1995; số 79/VP4 ngày 20 tháng 6 năm 1995; số 106/VP4 ngày 21 tháng 8 năm 1995; số 135/VP4 ngày 25 tháng 9 năm 1995; số 157/VP4 ngày 11 tháng 10 năm 1995; số 170/VP4 ngày 25 tháng 10 năm 1995; số 220/VP4 ngày 20 tháng 12 năm 1995; số 10/VP4 ngày 29 tháng 1 năm 1996) và đề nghị của Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước (công văn số 1002-UB/VPTĐ ngày 7 tháng 4 năm 1995), của Hội đồng xét thầu quốc gia (công văn số 249- BKH/VP XTQG ngày 18 tháng 11 năm 1995); của Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư (công văn số 01/HĐTĐ ngày 30 tháng 12 năm 1995); của Bộ Xây dựng (công văn số 11- BXD/VLXD ngày 31 tháng 1 năm 1996).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đầu tư Dự án Nhà máy xi măng Tam Điệp - Ninh Bình với các nội dung sau:
1. Tên dự án: Nhà máy xi măng Tam Điệp - Ninh Bình.
2. Công suất thiết kế và thiết bị công nghệ.
- 4000 tấn Clinker/ngày tương ứng 1,4 triệu tấn xi măng/năm;
- Sản phẩm chính: PC30, PC40, PC50 (TCVN 2682-92).
Xi măng sản xuất bằng lò quay theo phương pháp khô. Công nghệ, thiết bị sản xuất, kiểm tra, đo lường vào loại tiền tiến của thế giới.
Một số chỉ tiêu cơ bản như sau:
+ Tiêu hao nhiệt năng: 730-750 KCal/tấn Clinker.
+ Tiêu hao điện năng: 96 KWh/tấn xi măng.
+ Nhiên liệu sử dụng:100% than Antra xit Quảng Ninh.
+ Nồng độ bụi thải ra qua đầu thiết bị lọc bụi, khí thải, chất thải bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
+ Lao động: 585 người.
3. Địa điểm xây dựng: Xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
4. Chủ đầu tư: Công ty Xi măng tỉnh Ninh Bình.
5. Nguồn nguyên liệu chính và vận tải.
- Đá vôi: Mỏ đá vôi Hang Nước, trữ lượng 239 triệu tấn.
- Đất sét: Mỏ sét Quyển Cây, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, trữ lượng tính từ cốt + 50 m trở lên khoảng 21,2 triệu tấn.
- Xỉ Pyrít: Lấy từ tại nhà máy Super phốt phát Lâm Thao Vĩnh Phú.
- Nhiên liệu: Nung Clinker dùng than cám 3 và 4A Quảng Ninh.
- Điện: Lấy từ lưới điện quốc gia tuyến 110 Kv.
- Nước: Lấy từ các mỏ nước ngầm.
- Vận chuyển nguyên liệu vật liệu bằng ô tô và tầu hoả.
- Vận chuyển than từ Quảng Ninh bằng đường thuỷ về cảng Ninh Phúc và tiếp chuyển bằng ô tô hoặc tầu hoả về nhà máy.
- Vận chuyển xi măng xuất xưởng khoảng 50% bằng ô tô hoặc tầu hoả tới các địa điểm ở cự ly gần và 50% bằng đường thuỷ đi các vùng miến Trung, miền Nam hoặc xuất khẩu.
6. Quy mô và kết cấu xây dựng công trình.
a) Tổng diện tích sử dụng đất của nhà máy: 482.000 m2
Trong đó:
- Diện tích đất để xây dựng công trình (trong hàng rào): 370.000 m2
- Diện tích đất xây dựng đường, bãi: 75.500 m2
b) Cấp công trình: Cấp II
c) Bậc chịu lửa:
- Bậc I (TCVN) đối với các hạng mục công trình dễ có nguy cơ cháy nổ.
- Bậc II (TCVN) đối với các công trình còn lại.
d) Kết cấu công trình: Khung cột bê tông cốt thép hoặc bằng thép phù hợp với tính năng sử dụng của từng hạng mục công trình.
7. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án:
Thực hiện các văn bản số 2378/KTN ngày 29 tháng 4 năm 1995, số 3494/KTN ngày 27 tháng 6 năm 1995, số 3614/KTN ngày 4 tháng 7 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ và lưu ý các kiến nghị của Hội đồng xét thầu quốc gia tại văn bản số 249-BKH/VPXTQG ngày 18 tháng 10 năm 1995, Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại văn bản số 01/HĐTĐ ngày 30 tháng 12 năm 1995, văn bản của Thủ tướng Chính phủ số 117/KTN ngày 6 tháng 1 năm 1996 và các kiến nghị cụ thể của Bộ Xây dựng tại văn bản số 11-BXD/VLXD ngày 31 tháng 1 năm 1996, chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, chịu trách nhiệm về các kết quả đàm phán với đối tác nước ngoài, tổ chức đấu thầu xây lắp và chế tạo thiết bị do phía Việt Nam sản xuất, có chủ nhiệm điều hành dự án để bảo đảm tiến bộ xây dựng, chất lượng công trình.
8. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn:
a) Tổng mức đầu tư ước tính với mức tối đa là 252 triệu USD theo tỷ giá hiện nay (tương đương 180 USD cho mỗi tấn công suất xi măng), gồm các khoản vay nước ngoài, các nguồn vốn trong nước, lãi vay trong thời gian xây dựng, phí thu xếp tài chính và bảo hiểm vốn vay nước ngoài. Tổng mức đầu tư phải được chuẩn xác lại cụ thể trên cơ sở thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, kết quả đấu thầu xây lắp và gia công, chế tạo sản phẩm cơ khí trong nước và các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước bằng kết quả đàm phán chặt chẽ với các đối tác trong nước và nước ngoài.
b) Nguồn vốn đầu tư: Vay vốn 100% từ nguồn vay trong nước và nước ngoài. Nguồn vay nước ngoài thực hiện theo tinh thần văn bản số 3494/KTN ngày 27 tháng 6 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ.
9. Thời gian xây dựng và thời gian hoàn vốn đầu tư:
- Thời gian chuẩn bị đầu tư 5 tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư.
- Thời gian xây dựng 28 tháng.
- Thời gian chạy thử 2 tháng.
- Thời gian hoàn vốn đầu tư khoảng 8 năm 3 tháng kể từ ngày sản xuất.
10. Các quy định khác đối với dự án:
- Chủ đầu tư được phép thuê đào tạo chuyển giao công nghệ và thuê chuyên gia chính để cùng điều hành nhà máy, được phép thuê đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật ở trong nước và ngoài nước trong tổng mức đầu tư để đủ khả năng tiếp thu chuyển giao công nghệ và tự vận hành nhà máy lâu dài.
- Các hạng mục công trình ngoài hàng rào nhà máy (đường điện từ Ninh Khánh về nhà máy, đường bộ từ Cầu Yên đi cảng Ninh Phúc) thực hiện theo văn bản số 2378/KTN ngày 19 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ (không tính vào tổng mức đầu tư nói trên).
- Chủ đầu tư được phép thuê tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng và nghiệm thu, nhận bàn giao công trình.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
Các Bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình trực tiếp chỉ đạo điều hành, triển khai đầu tư với sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương để bảo đảm mức đầu tư và tiến độ xây dựng; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ việc chấp hành quyết định đầu tư dự án.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Công nghệ, Giao thông vân tải, Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Thương mại, Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại giao; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Giám đốc Công ty xi măng tỉnh Ninh Bình và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Nghị định 177-CP năm 1994 ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 3Quyết định 216/TTg năm 1996 về việc đầu tư dự án Nhà máy Xi măng Nghệ An do Thủ tứơng Chính phủ ban hành
- 4Công văn số 644/VPCP-CN về việc đầu tư dự án nhà máy xi măng tại tỉnh Quảng Bình do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 97-TTg năm 1996 về việc đầu tư dự án nhà máy xi măng Tam Điệp - Ninh Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 97-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/02/1996
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: 24/02/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra