- 1Luật Công nghệ cao 2008
- 2Quyết định 176/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 66/2014/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 575/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 967/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 06 tháng 04 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
Căn cứ Quyết định số 1895/2012/QĐ-TTg ngày 12/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 24/9/2015 Đại hội đại biểu lần thứ XV nhiệm kỳ 2015-2020 của Đảng bộ tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai về 4 chương trình công tác và 19 đề án trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 88/TTr-SNN ngày 05/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với một số cây trồng chủ lực do doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai sản xuất.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn và tổ chức xét, xác nhận doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân đạt tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, làm căn cứ thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, được áp dụng đến khi có quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tiêu chí sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học Công nghệ, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số 967/QĐ-UBND ngày 06/4/2016 của UBND tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng: Các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân thực hiện trồng các cây chủ lực của tỉnh: Cây rau, cây hoa, cây chè, cây ăn quả (ôn đới, nhiệt đới), cây dược liệu.
2. Phạm vi áp dụng: Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân được xem xét, xác nhận sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi sản xuất đảm bảo:
1. Phải nằm trong vùng quy hoạch sản xuất của tỉnh; trong trường hợp quy hoạch chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế các huyện, thành phố căn cứ vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác và sự phù hợp với định hướng quy hoạch để xác nhận cho từng trường hợp cụ thể.
2. Có biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các tiêu chí theo quy định, tùy loại đối tượng cây trồng có quy định cụ thể tại các Điều 3, 4, 5, 6, 7 của Quy định này.
NỘI DUNG CỦA TIÊU CHÍ ÁP DỤNG CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG CÂY TRỒNG
Điều 3. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao
1. Giống có nguồn gốc xuất xứ, được phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam hoặc giống phù hợp với vùng sinh thái tại Lào Cai đã trồng thử nghiệm, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận tính phù hợp của giống tại địa phương, giống được gieo ươm theo đúng quy định.
2. Có quy mô sản xuất tối thiểu 500m2/hộ; 2.500m2/hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp.
3. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 25% trở lên so với năng suất hoặc giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh năm liền kề trước đó của sản phẩm cùng loại không áp dụng công nghệ cao (theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh công bố).
4. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường: Tiêu chí này được công nhận đạt nếu doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân thực hiện được ít nhất 05/11 tiêu chí phụ sau:
(1) Sử dụng hệ thống nhà kính, nhà lưới, nhà màng nilon (PE) để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đảm bảo sản xuất quanh năm.
(2) Cơ giới hóa khâu làm đất, lên luống.
(3) Sử dụng hệ thống tưới phun tự động hoặc tưới nhỏ giọt.
(4) Cung cấp chất dinh dưỡng qua hệ thống tự động hoặc bán tự động.
(5) Sử dụng hệ thống phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động.
(6) Sử dụng màng (PE) phủ luống đất trong canh tác.
(7) Sử dụng hệ thống canh tác không dùng đất (thủy canh, giá thể, khí canh).
(8) Sử dụng hệ thống thu hoạch tự động hoặc bán tự động.
(9) Sản xuất theo hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.
(10) Áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch như: Sử dụng màng bao rau, đóng gói, bảo quản lạnh.
(11) Áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất.
Điều 4. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao
1. Giống có nguồn gốc xuất xứ, được phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam hoặc giống phù hợp với vùng sinh thái tại Lào Cai đã trồng thử nghiệm, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận tính phù hợp của giống tại địa phương. Giống được gieo ươm, nuôi cấy mô, chiết hoặc ghép theo đúng quy định.
2. Quy mô sản xuất tối thiểu 500m2/hộ; 2.500m2/hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp.
3. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 25% trở lên so với năng suất và giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh năm liền kề trước đó của sản phẩm cùng loại không áp dụng công nghệ cao (theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh công bố).
4. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường: Tiêu chí này được công nhận đạt nếu doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân thực hiện được ít nhất 05/11 tiêu chí phụ sau:
(1) Sử dụng hệ thống nhà kính, nhà lưới hoặc nhà màng phủ nilon (PE) để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, cường độ chiếu sáng đảm bảo sản xuất quanh năm ...
(2) Cơ giới hóa khâu làm đất, lên luống.
(3) Sử dụng màng (PE) phủ luống đất trong canh tác.
(4) Sử dụng hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt.
(5) Cung cấp chất dinh dưỡng qua hệ thống tự động hoặc bán tự động.
(6) Sử dụng hệ thống phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động.
(7) Sử dụng hệ thống canh tác không dùng đất (giá thể).
(8) Áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
(9) Sản xuất theo hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.
(10) Sử dụng hệ thống thu hoạch tự động hoặc bán tự động.
(11) Áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất.
Điều 5. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao
1. Sử dụng giống chất lượng cao được phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam hoặc giống phù hợp với vùng sinh thái tại Lào Cai đã trồng thử nghiệm, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận tính phù hợp của giống tại địa phương; có nguồn gốc từ vườn cây đầu dòng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, không sử dụng giống chè hạt.
2. Quy mô sản xuất tối thiểu 2.000m2/hộ; 01ha/Hợp tác xã, Tổ hợp tác, doanh nghiệp.
3. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 25% trở lên so với năng suất và giá trị sản phẩm chè bình quân chung toàn tỉnh của năm liền kề trước đó (theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh công bố).
4. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường: Tiêu chí này được công nhận đạt nếu doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân thực hiện được ít nhất 04/07 tiêu chí phụ sau:
(1) Cơ giới hóa khâu làm đất, chăm sóc.
(2) Trồng cây che bóng trong vườn chè.
(3) Sử dụng hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt.
(4) Sử dụng hệ thống phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động
(5) Có nhân công thu hái chè tay nghề cao hoặc sử dụng hệ thống thu hoạch tự động hoặc bán tự động.
(6) Sản xuất theo hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.
(7) Áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất.
Điều 6. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất cây ăn quả (ôn đới, nhiệt đới) ứng dụng công nghệ cao
1. Giống có nguồn gốc xuất xứ, được phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam hoặc giống phù hợp với vùng sinh thái tại Lào Cai đã được trồng thử nghiệm, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận tính phù hợp của giống tại địa phương, giống được sản xuất theo đúng quy định.
2. Có quy mô sản xuất tối thiểu 2.000m2/hộ; 01ha/Hợp tác xã, Tổ hợp tác, doanh nghiệp.
3. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 25% trở lên so với năng suất và giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh năm liền kề trước đó của sản phẩm cùng loại không áp dụng công nghệ cao (theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh công bố).
4. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường: Tiêu chí này được công nhận đạt nếu doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân thực hiện được ít nhất 06/14 tiêu chí phụ sau:
(1) Sử dụng hệ thống nhà kính, nhà lưới hoặc nhà màng nilon (PE) để điều chỉnh nhiệt độ, đổ ẩm, cường độ chiếu sáng đảm bảo sản xuất quanh năm ...
(2) Cơ giới hóa khâu làm đất, lên luống.
(3) Sử dụng các hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt.
(4) Cung cấp chất dinh dưỡng qua hệ thống tự động hoặc bán tự động.
(5) Sử dụng hệ thống phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động.
(6) Áp dụng phương pháp đốn tỉa phù hợp, biện pháp tủ gốc.
(7) Sử dụng lưới che cây hoặc túi bọc quả.
(8) Sử dụng hệ thống canh tác không dùng đất (giá thể).
(9) Sử dụng màng (PE) phủ luống đất trong canh tác.
(10) Có biện pháp kiểm soát và hạn chế xói mòn rửa trôi đất đối với những năm đầu khi cây trồng chính chưa khép tán (như trồng xen lẫn cây cỏ họ đậu, trồng kết hợp cây nông nghiệp ngắn ngày khắc...).
(11) Sản xuất theo hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.
(12) Sử dụng hệ thống thu hoạch tự động hoặc bán tự động.
(13) Áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch như: Sử dụng màng bao quả, đóng gói chân không, chiếu xạ thực phẩm, bảo quản kho lạnh...
(14) Áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất.
Điều 7. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao
1. Giống có nguồn gốc xuất xứ, được phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam hoặc giống phù hợp với vùng sinh thái tại Lào Cai đã được trồng thử nghiệm, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận tính phù hợp của giống tại địa phương; giống đảm bảo chất lượng và có trong danh mục cây dược liệu được Bộ Y tế quy định.
2. Có quy mô sản xuất tối thiểu 2.000m2/hộ; 01 ha/Hợp tác xã, Tổ hợp tác, doanh nghiệp.
3. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 20% trở lên so với năng suất hoặc giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh nằm liền kề trước đó của sản phẩm cùng loại không áp dụng công nghệ cao (theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh công bố).
4. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường: Tiêu chí này được công nhận đạt nếu doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân thực hiện được ít nhất 05/12 tiêu chí phụ sau:
(1) Sử dụng hệ thống nhà kính, nhà lưới hoặc nhà màng nilon (PE) để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, cường độ chiếu sáng đảm bảo sản xuất quanh năm ...
(2) Cơ giới hóa khâu làm đất, lên luống.
(3) Sử dụng các hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt.
(4) Cung cấp chất dinh dưỡng qua hệ thống tự động hoặc bán tự động.
(5) Sử dụng hệ thống phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động.
(6) Sử dụng màng (PE) phủ luống đất trong canh tác.
(7) Sử dụng hệ thống canh tác không dùng đất (thủy canh, giá thể, khí canh).
(8) Áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
(9) Sản xuất theo hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.
(10) Trồng xen cây xanh trên bờ lô, bờ thửa, dải phân cách để giảm hiệu ứng nhà kính và tạo cảnh quan trong khu vực sản xuất.
(11) Sử dụng hệ thống thu hoạch tự động hoặc bán tự động.
(12) Áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các tiêu chí công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Xác nhận doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất đạt tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3. Hướng dẫn Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế các huyện, thành phố để triển khai đến các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sản xuất theo các tiêu chí về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Quy định này.
4. Theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc hướng dẫn, hỗ trợ thiết kế, đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ thương hiệu, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cho các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác đã đạt tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
1. Căn cứ quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lào Cai đến 2020 và các quy hoạch chuyên ngành phát triển cây trồng chủ lực của tỉnh để chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đối với những đối tượng cây trồng chưa có quy hoạch, xác định định hướng phát triển các đối tượng cây trồng chủ lực của địa phương, thống nhất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo sản xuất, đồng thời làm cơ sở để xác nhận tính phù hợp quy hoạch cho các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, gia đình, cá nhân đăng ký thực hiện.
2. Giao các Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế các huyện, thành phố:
a) Hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân tổ chức sản xuất theo các tiêu chí về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Quy định này.
b) Trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của hộ gia đình, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp huyện; tổng hợp hồ sơ, báo cáo UBND cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Tổng hợp tình hình, kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, định kỳ (06 tháng, hàng năm) báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 11. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Doanh nghiệp
Đầu tư, tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định này.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế./.
- 1Quyết định 2598/QĐ-UBND năm 2014 về quy định tạm thời về tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với một số cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 06/2016/QĐ-UBND hỗ trợ các chương trình sản xuất nông nghiệp năm 2016 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Quyết định 20/2016/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Quyết định 2057/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến 2020, định hướng 2030
- 5Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2016 về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Quyết định 1141/QĐ-UBND năm 2016 về những định hướng cơ bản xây dựng mô hình thí điểm “Làng đô thị xanh” trên địa bàn thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
- 7Quyết định 1343/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch và phân bổ vốn thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ năm 2016 tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 1781/QĐ-UBND năm 2016 ban hành phương án triển khai dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La do tỉnh Sơn La ban hành
- 9Quyết định 1607/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch sản xuất cây trồng chủ lực và tiềm năng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 1Luật Công nghệ cao 2008
- 2Quyết định 176/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 66/2014/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2598/QĐ-UBND năm 2014 về quy định tạm thời về tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với một số cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Quyết định 575/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 06/2016/QĐ-UBND hỗ trợ các chương trình sản xuất nông nghiệp năm 2016 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 9Quyết định 20/2016/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An
- 10Quyết định 2057/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến 2020, định hướng 2030
- 11Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2016 về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 12Quyết định 1141/QĐ-UBND năm 2016 về những định hướng cơ bản xây dựng mô hình thí điểm “Làng đô thị xanh” trên địa bàn thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
- 13Quyết định 1343/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch và phân bổ vốn thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ năm 2016 tỉnh Lâm Đồng
- 14Quyết định 1781/QĐ-UBND năm 2016 ban hành phương án triển khai dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La do tỉnh Sơn La ban hành
- 15Quyết định 1607/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch sản xuất cây trồng chủ lực và tiềm năng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Quyết định 967/QĐ-UBND năm 2016 quy định tạm thời về tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Số hiệu: 967/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Nguyễn Hữu Thể
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/04/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực