Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/2003/QĐ-UB | Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 5 năm 2003 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI .
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về việc Ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 14/02/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 340/TTr-SXD ngày 16/5/2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH QUẢNG NGÃI |
VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 95/2003/QĐ-UBND tỉnh ngày 20 tháng 5 năm 2003 của UBND tỉnh Quảng Ngãi )
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
- Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn và các khu đô thị mới đã có quy hoạch chung xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy chế này quy định việc Quản lý Nhà nước về đô thị thuộc lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, bảo vệ cảnh quan và vệ sinh môi trường, sử dụng và khai thác các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong đô thị.
- Quy chế này được áp dụng đối với mọi tổ chức và cá nhân (gọi tắt là chủ đầu tư) có nhu cầu sử dụng đất (kể cả mặt nước, mặt biển) để xây dựng, khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc cảnh quan môi trường sống đô thị có liên quan đến quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, cảnh quan môi trường trong đô thị, không phân biệt quy mô, hình thức và chức năng sử dụng công trình.
- Sở Xây dựng là cơ quan giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- UBND thị xã, UBND các huyện (gọi tắt là UBND cấp huyện) thực hiện quản lý Nhà nước về đô thị trên địa bàn quản lý;
- Giám đốc Sở Xây dựng và Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc quản lý đô thị theo thẩm quyền đã được phân cấp và uỷ quyền.
1- Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị;
2- Quản lý xây dựng các công trình trong đô thị;
3- Quản lý cảnh quan vệ sinh môi trường đô thị;
4- Quản lý sử dụng và khai thác các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị;
5- Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử lý vi phạm những quy định về quản lý đô thị.
QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Điều 4. Chọn địa điểm xây dựng:
1- Trước khi tiến hành chọn địa điểm xây dựng, chủ đầu tư có nhu cầu lập dự án đầu tư xây dựng phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xin chủ trương đầu tư và dự kiến địa điểm xây dựng;
2- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện và các ngành liên quan để thống nhất địa điểm xây dựng cho dự án, báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định. Trong các Khu công nghịêp do Ban quản lý KCN giới thiệu và thỏa thuận địa điểm;
3- Trường hợp không thống nhất về địa điểm xây dựng do Sở Xây dựng đề xuất, UBND cấp huyện và các ngành liên quan phải có văn bản trả lời cho Sở Xây dựng trong thời gian 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tham gia ý kiến về địa điểm xây dựng để Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định;
4- Đối với các dự án đầu tư xây dựng trên diện tích đất có sẵn, không có nhu cầu mở rộng thêm diện tích đất, UBND tỉnh uỷ quyền cho Sở Xây dựng có ý kiến thỏa thuận về địa điểm trước khi phê duyệt dự án đầu tư. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp muốn đầu tư mở rộng hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động phải có thỏa thuận lại tổng mặt bằng của Ban quản lý trước khi trình phê duyệt dự án đầu tư.
Điều 5. Cơ sở để xét chọn địa điểm xây dựng:
Việc xét chọn địa điểm xây dựng phải căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và theo đồ án quy hoạch chung về định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của thị xã, thị trấn; thực tế phát triển đô thị tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư và chỉ đạo của UBND tỉnh.
1- Tất cả các dự án quy hoạch, đầu tư xây dựng đều phải có đồ án quy hoạch chi tiết để làm cơ sở cho việc quản lý kiến trúc và quy hoạch, thực hiện việc cắm mốc thu hồi đất, giao đất xây dựng, kiểm định áp giá bồi thường thiệt hại và cấp giấy phép xây dựng;
2- Khi lập đồ án quy hoạch chi tiết phải căn cứ vào định hướng quy hoạch phát triển chung của tỉnh, các quy hoạch chuyên ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các quy chuẩn, quy phạm, thực tế phát triển đô thị tại khu vực và phương án tái định cư cho các hộ trong diện giải toả (nếu có). Trường hợp cần thiết phải lấy ý kiến tham gia của các ngành, địa phương có liên quan;
3- Thành phần hồ sơ lập đồ án quy hoạch phải tuân thủ các quy định tại Quyết định số 332/BXD-DT ngày 28 tháng 12 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc lập các đồ án quy hoạch đô thị và Thông tư số 03 BXD/KTQH ngày 04 tháng 6 năm 1997 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng các thị trấn và thị tư.
Điều 7. Thẩm quyền lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch đô thị được quy định như sau:
1- Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chung các đô thị loại IV, loại V, các đồ án quy hoạch chuyên ngành về hạ tầng đô thị và các đồ án quy hoạch chi tiết khác;
UBND cấp huyện trình duyệt đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh;
Sở Xây dựng tổ chức lập, thẩm tra báo cáo trình UBND tỉnh duyệt các đồ án quy hoạch tại khoản 1 Điều này.
2- Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quy hoạch xây dựng các thị tứ thuộc địa bàn quản lý theo sự phân cấp của UBND tỉnh; quy hoạch chi tiết các khu dân cư trong đô thị có quy mô từ 2 ha trở xuống; các khu dân cư nông thôn có quy mô nhỏ hơn 5 ha, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Sở xây dựng;
UBND cấp xã trình duyệt đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện;
Phòng chức năng cấp huyện tổ chức lập, thẩm tra báo cáo trình UBND cấp huyện duyệt các đồ án quy hoạch tại khoản 2 Điều này.
3- Đồ án quy hoạch xây dựng đô thị phải do các tổ chức chuyên môn được Nhà nước công nhận lập.
Điều 8. Công bố, công khai quy hoạch:
1- Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức công bố, công khai các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng; in ấn, cung cấp tài liệu quy hoạch cho các cơ quan có liên quan và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn để UBND cấp huyện và các chủ dự án quy hoạch thực hiện tốt việc công bố, công khai quy hoạch xây dựng tại địa phương;
2- Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện việc công bố, công khai quy hoạch xây dựng được duyệt, cụ thể như sau:
- Công bố bản vẽ Quy hoạch sử dụng đất và bản vẽ Tổng mặt bằng ngay tại trụ sở UBND cấp huyện và cấp phường, xã, thị trấn sở tại;
- Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức báo cáo nội dung quy hoạch được duyệt để cho nhân dân thuộc địa phương mình biết, kiểm tra và thực hiện;
3- Các chủ dự án quy hoạch chi tiết phần lô tỷ lệ 1/500 chịu trách nhiệm tổ chức công bố nội dung quy hoạch. Ngay sau khi quy hoạch được duyệt, chủ dự án phải nộp bản sao quyết định phê duyệt, kèm theo 01 bộ hồ sơ quy hoạch được duyệt và các loại giấy tơ có liên quan khác về quyền sử dụng đất cho UBND cấp huyện và phường, xã hoặc thị trấn sở tại, lắp dựng panô thể hiện bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng ngay tại khu vực sẽ triển khai xây dựng;
4- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng, UBND cấp huyện và các cơ quan công bố rộng rãi nội dung các đồ án quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, kiểm tra và thực hiện.
Điều 9. Quản lý lộ giới, tim đường và cao độ theo quy hoạch:
1- Đối với các quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 sau khi được duyệt, UBND cấp huyện có trách nhiệm lập dự án cắm mốc lộ giới, tim đường và cao độ chuẩn theo quy hoạch, trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện. Sở Địa chính có trách nhiệm cung cấp toạ độ cơ sở Nhà nước hạng III trong đô thị cho Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải và UBND cấp huyện để làm cơ sở lập quy hoạch và quản lý thống nhất các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm cao độ san lấp, cao độ xây dựng, cao độ đáy hố ga). Không cho phép sử dụng cao độ giả định trong quản lý quy hoạch xây dựng đô thị;
Các mốc tim và lộ giới quy hoạch đã cắm trên thực địa, UBND phường, xã, thị trấn có trách nhiệm quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự đầy đủ và chuẩn xác, bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các công trình trong khu vực đúng quy hoạch được duyệt;
2- Đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc 1/200, ngay sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo UBND cấp huyện và phải phối hợp UBND phường, xã, thị trấn và đơn vị tư vấn thiết kế tổ chức triển khai cắm mốc trên thực địa các nội dung sau:
- Mốc giới phạm vi quy hoạch được duyệt,
- Mốc giới các tuyến đường trong khu quy hoạch.
Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế phải chịu trách nhiệm về sự chuẩn xác của việc cắm mốc này. Trong trường hợp phát hiện có sự sai lệch giữa thực tế và bản đồ quy hoạch được duyệt, chủ đầu tư phải liên hệ với Sở Xây dựng và Sở Địa chính để được xem xét và giải quyết.
Điều 10. Cấp chứng chỉ quy hoạch
1- Chứng chỉ quy hoạch là văn bản cung cấp thông tin có được tại thời điểm về các tiêu chí kiến trúc – quy hoạch, cảnh quan – môi trường, hạ tầng kỹ thuật, toạ độ - cao độ khống chế và các vấn đề khác có liên quan đến quy hoạch xây dựng tại khu vực mà chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng công trình. Chứng chỉ quy hoạch là căn cứ để chủ đầu tư lập dự án đầu tư và thiết kế xây dựng công trình;
2- Cơ quan quản lý xây dựng các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng chỉ quy hoạch xây dựng cho các chủ đầu tư khi có nhu cầu đầu tư xây dựng trong phạm vi được phân cấp quản lý. Riêng tại các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh, chứng chỉ quy hoạch do Ban quản lý các khu công nghiệp cấp;
3- Các hình thức cung cấp thông tin:
a- Công khai bản vẽ quy hoạch xây dựng, mô hình quy hoạch xây dựng;
b- Giải thích quy hoạch xây dựng;
c- Cung cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng.
4- Chứng chỉ quy hoạch được cấp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ đầu tư.
QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH TRONG ĐÔ THỊ
Điều 12. Quản lý sử dụng đất, quy hoạch - kiến trúc – xây dựng nhà ở tư nhân:
1- Quản lý sử dụng đất:
a- Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với lô (thửa) đất mới:
- Đối với các khu vực đã có quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân lô được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì diện tích, kích thước lô đất xây dựng nhà ở tuân thủ theo quy hoạch được duyệt;
- Những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân lô hoặc có quy hoạch chi tiết nhưng chưa xác định cụ thể kích thước, diện tích lô đất để xây dựng nhà ở khi cơ quan có thẩm quyền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở thì sử dụng kích thước, diện tích lô đất tối thiểu đảm bảo để xây dựng cho các loại nhà ở (biệt thự, nhà biệt lập, nhà song lập, nhà liên kế có sân vườn, nhà liên kế, nhà phố) theo bảng sau:
TT | Loại nhà ở | Chiều ngang tối thiểu của lô đất | Diện tích lô đất tối thiểu |
1 | Biệt thự | 14m | 400m2 |
2 | Biệt lập | 14m | 250m2 |
3 | Nhà song lập | 10m | 140m2 |
4 | Nhà liên kế có sân vườn | 4,5m | 72m2 |
5 | Nhà liên kế, nhà phố | 4m | 40m2 |
- Riêng đối với kích thước, diện tích lô đất xây dựng nhà ở thuộc các đường hẻm, đường chưa đặt tên, đường mới mở và không thuộc khu vực ở giảm mật độ thì khi giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục địch sử dụng đất cho phép giảm diện tích, chiều ngang tối thiểu của lô đất xây dựng các loại nhà ở biệt lập, song lập, liên kế có sân vườn, liên kế theo bảng sau:
TT | Loại nhà ở | Chiều ngang tối thiểu của lô đất | Diện tích lô đất tối thiểu |
1 | Biệt lập | 10m | 200m2 |
2 | Nhà song lập | 8m | 112m2 |
3 | Nhà liên kế có sân vườn | 4m | 64m2 |
4 | Nhà liên kế, nhà phố | 3,5m | 40m2 |
b- Trường hợp giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất để bố sung thêm cho phần diện tích đất xây dựng nhà ở hiện có thì không hạn chế diện tích, kích thước lô đất;
c- Việc hợp thức hoá cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải đảm bảo diện tích và kích thước lô đất như sau:
- Đối với các khu vực đã có quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch phân lô thì kích thước và diện tích lô đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân lô đã được duyệt. Trường hợp diện tích, kích thước lô đất khác với diện tích, kích thước lô đất theo quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân lô ban đầu mà phần diện tích, kích thước chênh lệch vẫn phù hợp với quy hoạch chung thì vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở;
Đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch phân lô nhưng nhà ở, đất ở phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thì được phép cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở với kích thước và diện tích lô đất hiện trạng sau khi đã trừ phần diện tích vi phạm lộ giới, chỉ giới bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
Đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở chia cắt thửa đất, thì các thửa đất sau khi chia cắt phải bảo đảm kích thước và diện tích theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
d- Ranh giới giao đất, cho thuê đất chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
- Ranh giới lô đất giao, cho thuê, chuyển quyền sử dụng, chuyển mục đích sử dụng được tính từ lộ giới trở vào trừ trường hợp có quy định khác;
- Trường hợp lộ giới nằm ngay trên các kết cấu chính của đường hoặc của các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật thì phải dịch chuyển ranh giới giao đất, thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất ra khỏi hành lang bảo vệ các kết cấu này theo quy định.
2- Quản lý quy hoạch đối với nhà ở tư nhân:
a- Đối với nhà ở nằm trong các khu vực đã có đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ từ 1/200 đến 1/1000: Phải chấp hành theo Điều lệ quản lý quy hoạch ban hành kèm theo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch của cấp có thẩm quyền;
b- Đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết đến tỷ lệ 1/2000 nhưng vị trí nhà ở không phù hợp với quy hoạch định hướng tỷ lệ 1/10.000 thì được giải quyết như sau:
- Không được phép xây dựng mới công trình;
- Được phép sửa chữa công trình đến quy mô hai tầng, mái lợp vật liệu nhẹ;
- Được phép mở rộng đối với nhà cấp 4 nhưng không quá 30m2 xây dựng;
c- Đối với nhà ở năm trong các khu vực đã có đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 (chưa có đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/200 đến 1/1000) nhưng vị trí nhà ở không phù hợp với quy hoạch (nằm trong các khu dự kiến xây dựng khu du lịch, công viên, công nghiệp, cảng, công trình công cộng, trên các trục giao thông…) thì được giải quyết như sau:
+ Những khu vực năm trong định hướng phát triển giai đoạn 2010-2015:
- Không được phép xây dựng mới công trình;
- Được phép sửa chữa, cải tạo công trình hiện hữu đến quy mô cấp 3 một tầng;
- Đối với nhà ở cấp 4 thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được xem xét cho mở rộng nhưng không quá 30m2 xây dựng;
+ Những khu vực nằm trong định hướng phát triển giai đoạn 2015-2020:
- Không được phép xây dựng mới công trình;
- Được phép sửa chữa, cải tạo công trình hiện hữu đến quy mô hai tầng, mái lợp vật liệu nhẹ;
- Được phép mở rộng đối với nhà cấp 4 nhưng không quá 30m2 xây dựng;
d- Đối với nhà ở nằm trong định hướng phát triển khu dân cư nhưng chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 hoặc nằm trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch chung do Viện Quy hoạch Đô thị nông thôn- Bộ Xây dựng lập năm 1990 (được điều chỉnh lại vào năm 1997) thì được phép xây dựng mới đến 3 tầng. Các trường hợp nhà ở nằm ở mặt tiền đường phố thì xem xét cho phép xây dựng với quy mô cao hơn.
3- Quản lý kiến trúc nhà ở riêng lẻ của tư nhân:
a- Đối với nhà ở kiên cố của hộ gia đình, cá nhân có chiều cao từ 3 tầng (1trệt + 2 lầu hoặc 1 trệt + 1 lửng + 1 lầu) trở xuống, có diện tích sàn không lớn hơn 200m2, thì chủ đầu tư tự lập hoặc thuê người thiết kế và tự chịu trách nhiệm về thiết kế (kiến trúc, an toàn kết cấu, xử lý môi trường) của công trình theo quy định pháp luật;
b- Đối với nhà ở của gia đình, cá nhân có chiều cao lớn hơn 3 tầng (không tính quy mô diện tích sàn) hoặc có diện tích sàn lớn hơn 200m2 (không tính quy mô số tầng) thì hồ sơ thiết kế xây dựng phải do đơn vị có chức năng hành nghề tư vấn thiết kế lập. Đơn vị thiết kế phải chịu trách nhiệm về thiết kế của mình với chủ đầu tư và các quy định của pháp luật.
4- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ:
a- Đối với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có quy định ở điểm a khoản 3 Điều 12 của Quy chế này, thì người nhận thầu thi công xây dựng tối thiểu phải là công nhân xây dựng có trình độ tây nghề bậc 4.
b- Đối với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân được quy định ở điểm b khoản 3 Điều 12 của Quy chế này thì đơn vị thi công phải là doanh nghiệp có chức năng hoạt động xây dựng, người giám sát thi công công trình phải là kỹ sư được đào tạo chuyên ngành xây dựng hoặc bằng cấp tương đương
1- Các công trình sau đây là công trình có yêu cầu cao về quản lý kiến trúc quy hoạch:
a- Công trình có quy mô tầng cao từ 5 tầng trở lên;
b- Công trình có quy mô tầng cao từ dưới 5 tầng nhưng nằm trên các trục đường ven biển, ven sông, trên các trục đường chính của đô thị và trung tâm các khu đô thị mới;
c- Công trình ở các vị trí quan trọng về quy hoạch kiến trúc đô thị.
2- Thẩm quyền quyết định các giải pháp kiến trúc – quy hoạch:
a- UBND tỉnh phê duyệt các giải pháp kiến trúc quy hoạch chung trên địa bàn tỉnh, đồng thời quyết định giải pháp kiến trúc quy hoạch đối với công trình nêu tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng;
b- Sở Xây dựng thẩm tra, có ý kiến thống nhất bằng văn bản về các giải pháp kiến trúc – quy hoạch đối với các công trình nêu tại điểm b khoản 1 Điều này trước khi chủ đầu tư tiến hành thiết kế kỹ thuật;
c- Công trình nằm trong Khu công nghiệp đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì do Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện.
Điều 14. Quản lý kiến trúc – quy hoạch – Xây dựng theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500:
Khi xây dựng, chủ đầu tư phải thực hiện đúng quy hoạch chi tiết được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước.
1-Đối với dự án kinh doanh phát triển nhà và các khu tái định cư, chủ đầu tư phải lập phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ và phải được Sở Xây dựng thỏa thuận bằng văn bản;
2- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp tự ý xây dựng trái với quy hoạch và kiến trúc đã được Sở Xây dựng thỏa thuận;
3- Không cho phép xây dựng mới các công trình kiến trúc (kể cả công trình cấp IV) không phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt;
4- Đối với các công trình kiến trúc hiện hữu không còn phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt, thì chỉ cho phép sửa chữa chống dột, chống sập và không được xây dựng mở rộng hay cải tạo nâng cấp công trình.
Điều 15. Giấy phép xây dựng(GPXD):
1- Tất cả công trình xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo, trước khi tiến hành xây dựng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp GPXD, trừ các công trình miễn cấp giấy phép theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
2- Hồ sơ xin cấp GPXD nhà ở tư nhân bao gồm:
a- Đơn xin cấp GPXD (theo mẫu quy định);
b- Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp);
c- Giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
d- Tài liệu thiết kế công trình bao gồm 03 bộ bản vẽ thiết kế theo quy định của Bộ Xây dựng.
3- Hồ sơ xin cấp GPXD công trình khác không phải nhà ở tư nhân bao gồm:
a- Hồ sơ thiết kế công trình do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định;
b- Văn bản đề nghị cấp GPXD của chủ đầu tư;
c- Văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý Nhà nước về PCCC;
d- Văn bản thỏa thuận môi trường của cơ quan quản lý môi trường (đối với các công trình sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường).
Đối với các công trình có yêu cầu cao về quản lý kiến trúc – quy hoạch nêu tại Điều 13 Quy chế này phải kèm theo văn bản thống nhất các giải pháp kiến trúc – quy hoạch công trình của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc của Sở Xây dựng.
Điều 16. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:
1- Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng các công trình trong đô thị theo sự uỷ quyền của Chủ tịch UBND tỉnh;
2- Chủ tịch UBND thị xã Quảng Ngãi cấp GPXD nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân và các công trình có quy mô nhỏ theo sự phân cấp của Chủ tịch UBND tỉnh ở các vị trí sau:
a- Trên các đường trong nội bộ ô phố, các hẻm có lộ giới không lớn hơn 12m;
b- Trong các khu đã có quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
3- Chủ tịch UBND cấp huyện (trừ thị xã) cấp GPXD nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân và các công trình có quy mô nhỏ theo sự phân cấp của Chủ tịch UBND tỉnh. Việc cấp GPXD các công trình thuộc nhóm này phải theo sự hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của Sở Xây dựng.
Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan cấp GPXD:
1- Niêm yết công khai và hướng dẫn các quy định về việc cấp GPXD;
2- Tiếp nhận hồ sơ cấp GPXD và cấp GPXD trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
3- Kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép, đình chỉ xây dựng, thu hồi GPXD khi chủ đầu tư vi phạm;
4- Bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm theo quy định;
5- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc cấp GPXD.
Điều 18. Những yêu cầu khi triển khai xây dựng công trình:
Khi tiến hành xây dựng, chủ đầu tư phải thực hiện đúng theo nội dung đã được nêu trong GPXD và phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau đây:
1- Chủ đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn trong thi công và sử dụng công trình, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền lợi hợp pháp của người có liên quan. Đối với các công trình xây dựng nằm giữa hai công trình có trước, trước khi khởi công xây dựng chủ đầu tư phải lập hồ sơ hiện trạng, chụp ảnh các công trình lân cận, có xác nhận của chủ sở hữu để làm cơ sở giải quyết khiếu kiện nếu có trong quá trình thi công;
2- Trình báo GPXD cho UBND phường, xã, thị trấn (nơi xây dựng) trước khi khởi công xây dựng công trình tối thiểu là 03 ngày để thực hiện việc quản lý, kiểm tra trong quá trình thi công. UBND phường, xã, thị trấn phải bố trí cán bộ tiếp nhận và chậm nhất là 03 ngày phải có giấy tiếp nhận việc chủ đầu tư đã thông báo khởi công. Quá thời gian trên chủ đầu tư được phép khởi công xây dựng công trình;
3- Chủ đầu tư và đơn vị thi công phải đảm bảo tiến độ thời gian được nêu trong GPXD.
Điều 19. Xây dựng không có Giấy phép xây dựng và sai Giấy phép xây dựng:
1- Khi chủ đầu tư tiến hành xây dựng khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp GPXD (Trừ các công trình miễn Giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành) thì được coi là xây dựng không có GPXD;
2- Khi chủ đầu tư tiến hành xây dựng mà thực hiện không đúng theo nội dung đã nêu trong GPXD được cấp, thì được coi là xây dựng sai GPXD;
3- Khi xây dựng không có GPXD hoặc sai GPXD do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiên quyết buộc đình chỉ thi công, xử lý nộp phạt và giải quyết đối với các trường hợp này như sau:
a- Trường hợp xây dựng không có GPXD:
+ Chủ đầu tư xây dựng trong phạm vi phần đất thuộc quyền sử dụng của mình, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch được duyệt và các quy định về xây dựng thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ xin cấp GPXD, sau khi được cấp GPXD và nộp phạt theo quy định thì chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công;
+ Trường hợp trong quá trình xây dựng có xảy ra tranh chấp, thì sau khi giải quyết xong tranh chấp mới xét cấp GPXD và thực hiện các bước tiếp theo như đoạn 1 điểm a khoản 3 Điều này;
b- Trường hợp xây dựng sai với Giấy phép xây dựng:
+ Trong quá trình xây dựng, không xảy ra tranh chấp thì:
- Chủ đầu tư tiếp tục thi công phần công trình còn lại, sau khi đã được cơ quan cấp GPXD đồng ý bằng văn bản;
- Chủ đầu tư phải điều chỉnh, bổ sung để lập lại hồ sơ mới khi cơ quan cấp GPXD xét thấy cần thiết. Khi có hồ sơ mới, cơ quan cấp GPXD sẽ điều chỉnh lại GPXD đã cấp, sau khi có GPXD điều chỉnh thì mới được tiếp tục thi công xây dựng;
+ Trong quá trình xây dựng, xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất, thì chủ đầu tư phải ngừng thi công. Khi giải quyết xong tranh chấp, thì chủ đầu tư sẽ thực hiện theo quy định nêu tại đoạn 1 điểm b khoản 3 Điều này;
c- Trường hợp xây dựng sai với quy hoạch, sai với thiết kế đã được duyệt gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị hoặc lấn chiếm đất công, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, lộ giới giao thông… thì phải tháo dỡ ngay phần công trình xây dựng vi phạm. Trong trường hợp chủ đầu tư không chấp hành việc tháo dỡ và hoàn trả hiện trạng thì áp dụng biện pháp cưỡng chế và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cưỡng chế tháo dỡ và khắc phục hậu quả.
QUẢN LÝ CẢNH QUAN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
- Cảnh quan đô thị bao gồm cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo.
- Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm trong việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị về mỹ quan, yêu cầu sử dụng, độ bền vững và phải kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử;
- Sở Văn hóa – Thông tin chịu trách nhiệm tôn tạo và sử dụng công trình di tích lịch sử, văn hóa theo Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh;
- Uỷ ban nhân dân các đô thị phải bảo đảm cho các đường phố, quảng trường, vườn hoa, công viên, cầu, hầm được chiếu sáng và có tên gọi.
Điều 21. Quản lý bảo vệ cảnh quan và vệ sinh môi trường đô thị:
1- Quảng cáo trong đô thị:
a- Việc bố trí các loại biển quảng cáo có diện tích từ 40m2 trở lên, bố trí tranh, tượng nơi công cộng mà có ảnh hưởng đến kiến trúc đô thị, mỹ quan đường phố thì phải có văn bản thỏa thuận thống nhất của Sở Xây dựng về vị trí, hình thức kiến trúc và an toàn công trình;
b- Tất cả các việc gắn áp phích, yết thị, bích chương, quảng cáo và các bảng biểu khác trên các công trình, không gian công cộng ngoài những nơi được quy định theo quy hoạch đều bị cấm, trừ các công trình cọc tiêu, biển báo, tín hiệu giao thông thực hiện theo quy định về an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc đặt pa-nô tuyên truyền, quảng cáo tại các giao lộ, các đoạn đường cong nguy hiểm, nơi có tầm nhìn hạn chế hoặc trực diện với tầm nhìn làm phân tán sự chú ý của lái xe;
c- Nghiêm cấm việc dán, đóng trực tiếp bảng quảng cáo vào thân cây xanh. Các bảng hiệu, quảng cáo gắn liền với công trình phải ở độ cao trên 3,4m; phần nhô ra không quá 20cm và phải bảo đảm an toàn cho người đi bên dưới. Biển quảng cáo không được sử dụng vật liệu có độ phản quang lớn.
2- Quản lý cây xanh:
Các loại cây xanh chuyên dùng, cây xanh công cộng và cây xanh trong các khuôn viên công trình tiếp cận mặt phố chính đều phải được trồng theo quy hoạch và dự án đã được duyệt và sự hướng dẫn của cơ quan quản lý đô thị có thẩm quyền, đảm bảo các yêu cầu sử dụng, mỹ quan đô thị, cải tạo vi khí hậu, vệ sinh môi trường và không làm hư hỏng các công trình hạ tầng kỹ thuật dưới đất cũng như trên không;
Việc chặt hạ cây xanh trong đô thị phải được cơ quan quản lý đô thị có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp khẩn cấp do thiên tai, địch hoạ.
3- Nghiêm cấm việc đào bới, san lấp mặt bằng, khai thác khoáng sản trong đô thị làm biến dạng địa hình, cảnh quan ở những khu vực bảo vệ thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, các hồ chứa nước và mặt nước thoáng trong đô thị đã được quy hoạch, trừ trường hợp đặc biệt được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4- Vệ sinh môi trường đô thị:
- Cấm đổ rác, vật dụng, xác xúc vật chết hoặc chất thải khác ra vỉa hè, đường phố;
- Nước mưa và các loại nước thải không được xả trực tiếp lên mặt hè, đường phố mà phải theo hệ thống ống, cống ngầm từ nhà chảy vào hệ thống thoát nước đô thị;
- Nước thải của khu vệ sinh phải được xử lý qua bể tự hoại, xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, trước khi đổ vào cống đô thị . Đối với khu vực được xử lý tập trung thì phải đấu nối vào hệ thống thu gom của hệ thống cống chung;
- Nước thải sản xuất và dịch vụ phải được xử lý đạt yêu cầu quy định theo tiêu chuẩn TCVN 5945-95 trước khi xả vào cống của đô thị.
Điều 22. Quản lý môi trường xây dựng trong đô thị:
- Việc lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, các dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị phải xét tới tính hợp lý về địa điểm xây dựng, tác động của nó đến môi trường đô thị. Tùy mức độ ô nhiễm quy mô công trình, các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư phải có sự đồng ý của cơ quan quản lý môi trường Nhà nước cấp có thẩm quyền trước khi xét duyệt;
- Việc thi công trong đô thị, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải thực hiện các quy tắc về trật tự, vệ sinh, an toàn, phải có biện pháp che chắn, chống rác bụi và đảm bảo an toàn cho nhân dân và công trình lân cận. Các phương tiện vận chuyển vật liệu và rác thải xây dựng không được làm bẩn đường phố. Trường hợp thi công gây ô nhiễm phải có trách nhiệm khử độc hại, làm giảm tiếng ồn xuống đến mức quy định của Nhà nước. Khi xây dựng xong công trình và trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng, đơn vị thi công phải thu dọn mặt bằng, dỡ bỏ lán trại và hoàn thiện khu vực xây dựng.
- Tại các điểm sinh hoạt và công trình công cộng như chợ, nhà ga, cửa hàng, bến xe trong đô thị, ban quản lý phải niêm yết nội quy giữ gìn vệ sinh, bố trí nhà vệ sinh công cộng, nơi chứa rác, bãi giữ xe, sắp xếp sử dụng mặt bằng hợp lý, bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
- Công ty Môi trường Quảng Ngãi và tổ chức khác thuộc cấp huyện có trách nhiệm giữ gìn đường phố, vỉa hè sạch, phải có các biện pháp cần thiết để làm sạch mặt đường trước 6 giờ sáng hàng ngày.
QUẢN LÝ SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ.
Điều 24. Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm:
Giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác.
Việc tu sửa các công trình này phải:
1- Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp được miễn theo quy định của UBND tỉnh;
2- Được sự đồng ý của cơ quan chuyên trách quản lý trực tiếp các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan.
1- Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm:
a- Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch;
b- Các công trình kỹ thuật đầu mối giao thông: Sân bay, Nhà ga, Bến xe, Cảng.
2- Đường đô thị được sử dụng và khai thác vào mục đích sau đây:
a- Lòng đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ, vỉa hè dành cho người đi bộ;
b- Để bố trí công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị.
c- Để trồng cây xanh công cộng, cây xanh bóng mát hoặc cây xanh cách ly;
d- Để sử dụng tạm thời trong các trường hợp khi Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2- Trường hợp chưa xây được chổ để phương tiện vận tải theo quy định tại khoản 1 Điều này thì phải gửi xe ở những điểm đỗ xe do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải quy định. Việc quy định điểm đỗ xe thay cho việc cấp giấy phép hiện hành, nhưng phải bảo đảm giao thông thông suốt và không làm ảnh hưởng đến các công trình ngầm ở phía dưới các điểm đỗ xe.
2- Trong trường hợp cây đổ, cột điện đổ, dây điện đứt hoặc các sự cố bất ngờ khác xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động giao thông, các cơ quan có trách nhiệm quản lý về các lĩnh vực trên phải kịp thời giải quyết hậu quả, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.
2- Xe chở đất, cát, chất thải từ công trường ra hoặc ngược lại trên các tuyến quy định hoặc trong đô thị chỉ được hoạt động từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Chủ công trình phải chịu trách nhiệm làm sạch đường trước 6 giờ sáng;
3- Các đơn vị quản lý giao thông có trách nhiệm khôi phục kịp thời các hư hỏng công trình giao thông, tín hiệu giao thông, sơn kẻ vạch trên đường đảm bảo cho giao thông an toàn thông suốt.
1- Các công trình cấp nước đô thị chủ yếu gồm:
a- Các nguồn cung cấp nước mặt hoặc nước ngầm;
b- Các công trình kỹ thuật sản xuất nước;
c- Hệ thống phân phối nước (đường ống, tăng áp và điều hoà).
2- Quản lý, khai thác và sử dụng:
a- Công ty Cấp nước Quảng Ngãi chịu trách nhiệm quản lý và vận hành hệ thống cấp nước đô thị;
b- Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu sử dụng phải làm đơn và ký hợp đồng với cơ quan chuyên trách quản lý hệ thống cấp nước đô thị;
c- Việc khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm có quy mô trên 50m3/h và các nguồn nước mặt cho đô thị phải tuân theo quy hoạch chung đô thị và dự án đầu tư khai thác được duyệt và phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1- Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu gồm:
a- Các sông, ao, hồ điều hoà, đê, đập;
b- Các cống, rãnh, kênh mương thoát nước;
c- Các trạm bơm cố định hoặc lưu động;
d- Các trạm xử lý nước thải.
2- Quản lý, khai thác và sử dụng:
a- Công ty Môi trường Quảng Ngãi và tổ chức khác thuộc cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý và vận hành hệ thống công trình thoát nước đô thị;
b- Các công trình thoát nước nội bộ (cống, rãnh, đường ống thoát, hố ga) khi đấu nối với hệ thống thoát nước chung của đô thị phải được phép của cơ quan chuyên trách quản lý cấp có thẩm quyền;
c- Trường hợp nước thải có chất độc hại, gây ô nhiểm môi trường và gây bệnh, trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của đô thị phải được làm sạch theo quy định về bảo vệ môi trường đô thị.
1- Các công trình cấp điện và chiếu sáng đô thị chủ yếu gồm:
a- Các trạm biến áp, tủ phân phối điện;
b- Hệ thống đường dây dẫn điện;
c- Cột và đèn chiếu sáng;
d- Các máy phát điện.
2- Quản lý, khai thác và sử dụng:
a- Điện lực Quảng Ngãi có trách nhiệm quản lý và vận hành hệ thống cấp điện đô thị;
b- Công ty Môi trường Quảng Ngãi có trách nhiệm quản lý và vận hành hệ thống điện chiếu sáng đô thị;
c- Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu sử dụng phải làm đơn và ký hợp đồng với cơ quan chuyên trách quản lý hệ thống cấp điện đô thị;
d- Mọi việc xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình đô thị có ảnh hưởng đến hành lang an toàn các công trình cấp điện phải có biện pháp bảo đảm an toàn và được sự đồng ý của cơ quan quản lý chuyên trách có thẩm quyền.
1- Các công trình thông tin bưu điện chủ yếu gồm:
a- Hệ thống cáp quang;
b- Hệ thống đường dây điện thoại;
c- Các tram Vi ba;
d- Các buồng điện thoại công cộng, các hộp thư cố định.
2- Quản lý, khai thác và sử dụng:
a- Bưu điện Quảng Ngãi có trách nhiệm quản lý và vận hành hệ thống thông tin bưu điện;
b- Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu sử dụng phải làm đơn và ký hợp đồng với cơ quan chuyên trách quản lý hệ thống thông tin bưu điện;
c- Mọi việc xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình đô thị có ảnh hưởng đến hành lang an toàn các công trình thông tin bưu điện phải có biện pháp bảo đảm an toàn và được sự đồng ý của cơ quan quản lý chuyên trách có thẩm quyền.
Điều 33. Chuyên trách của chính quyền địa phương:
1- UBND cấp huyện:
Chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo trật tự xây dựng và môi trường cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn, chỉ đạo các lực lượng thuộc UBND cấp huyện, UBND phường, xã, thị trấn thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền, tăng cường quản lý đất đai, chống lấn chiếm và xây dựng trái phép;
- Đồ án quy hoạch chi tiết của thị trấn, các cụm kinh tế xã hội, các trung tâm cụm xã, các cụm dân cư tập trung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì UBND cấp huyện có trách nhiệm ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt, sau khi có văn bản thỏa thuận của Giám đốc Sở Xây dựng theo đúng Thông tư số 03-BXD/KTQH ngày 04/6/1997 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và xét duyệt, chống tình trạng lấn chiếm đất công và xây dựng trái phép;
- Khi cấp Giấy phép xây dựng, người cấp phép phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch được duyệt, các quy định hiện hành về xây dựng và không ảnh hưởng đến mỹ quan không gian đô thị ;
- Thực hiện xử phạt theo thẩm quyền, lập hồ sơ vi phạm đề xuất ý kiến xử lý đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định;
- Tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt của UBND tỉnh;
- Thông báo niêm yết Quy chế này ngay tại trụ sở UBND cấp huyện để nhân dân biết và thi hành.
2- UBND phường, xã, thị trấn:
- Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn trực tiếp quản lý việc xây dựng trên địa bàn mình đúng theo quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành, thường xuyên kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định Pháp luật hiện hành, đảm bảo trật tự xây dựng và môi trường cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn, chịu trách nhiệm chính trước UBND tỉnh, UBND cấp huyện về tình trạng xây dựng nhà không phép, trái phép, lấn chiếm đất đai trên địa bàn;
- Chỉ đạo các lực lượng thuộc UBND phường, xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời những vi phạm, lập biên bản đình chỉ thi công, lập hồ sơ vi phạm, trình cấp thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo đúng pháp luật hiện hành;
- Lập hồ sơ vi phạm đề xuất ý kiến xử lý đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo UBND cấp huyện xem xét quyết định;
- Tổ chức thực hiện quyết định xử phạt, cưỡng chế của UBND cấp huyện;
- Thông báo niêm yết Quy chế này ngay tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn để nhân dân biết và thi hành.
Điều 34. Trách nhiệm của các Sở, Ngành thuộc tỉnh:
1- Sở Xây dựng:
- Có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện quy hoạch tại các đô thị, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của các đô thị trong tỉnh;
- Theo dõi tổng hợp tình hình quản lý thực hiện Quy chế này, đề xuất hướng giải quyết với UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phòng chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện trong quá trình thực hiện Quy chế này;
- Chỉ đạo thanh tra chuyên ngành xây dựng tổ chức thanh tra kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm trật tự xây dựng đô thị, vị phạm quy hoạch xây dựng và kiến trúc, cảnh quan môi trường đô thị theo đúng pháp luật hiện hành.
2- Sở Tài nguyên và Môi trường:
Có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, Sở Xây dựng tổ chức quản lý chặt chẽ đất đai theo đúng quy định của Luật đất đai và các quy định hiện hành để thực hiện quản lý đất xây dựng có hiệu quả và đúng quy hoạch được duyệt, xây dựng hệ mốc tọa độ chuẩn theo hệ mốc quốc gia để quản lý, khai thác và sử dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh; thẩm tra và xét duyệt các phương án xin đào hồ, san gạt đồi núi để khai thác tài nguyên khoáng sản;
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Thực hiện các thẩm định đánh giá tác động môi trường đôi với các dự án đầu tư xây dựng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.
3- Sở Giao thông Vận tải:
- Quản lý việc xây dựng hệ thống giao thông đường bộ theo đúng quy hoạch được duyệt;
- Phối hợp với chính quyền địa phương lập phương án phân cấp quản lý hệ thống giao thông trong đô thị trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phòng chức năng quản lý giao thông thuộc UBND cấp huyện trong quá trình thực hiện Quy chế này;
- Chỉ đạo Ban thanh tra giao thông thực hiện thanh tra, xử phạt theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
4- Sở Công nghiệp:
- Thực hiện quản lý và thẩm tra, xét duyệt các đồ án về điện sinh hoạt có cấp điện áp từ 0,4KV trở lên.
5- Công an tỉnh:
- Thẩm tra, xét duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy và kiểm tra xử lý việc thực hiện trong quá trình thi công;
- Tham gia thực hiện quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình của cấp có thẩm quyền.
6- Các cơ quan thông tin đại chúng:
Đài PTTH tỉnh và Báo Quảng Ngãi có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu nội dung cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và giáo dục nhằm nâng cao tri thức về đô thị hiện đại và bền vững, về các kiến trúc nhà ở văn minh, phù hợp thị hiếu cũng như nhu cầu bảo vệ cảnh quan môi trường sống cho nhân dân trong tỉnh.
THANH TRA KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Tất cả các hành vi làm trái hoặc không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ Quy chế này đều coi là vi phạm.
Điều 36. Đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra:
Tất cả hoạt động liên quan tới quy hoạch, xây dựng, kiến trúc công trình, cảnh quan và vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của UBND các cấp và các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh theo từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành và theo quy chế này.
Thẩm quyền xử phạt và mức xử phạt thực hiện theo pháp luật hiện hành.
2- Giao cho Giám đốc Sở Xây dựng phối hợp với chính quyền địa phương và sở ngành liên quan tổ chức hướng dẫn thực hiện nội dung Quy chế này;
Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc hoặc có những văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến nội dung của Quy chế này, Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các cấp đề xuất những nội dung cần sửa đổi, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 91-CP năm 1994 ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị
- 3Thông tư 3-BXD/KTQH-1997 về việc lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng các thị trấn và thị tứ do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 5Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 6Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 7Nghị định 14/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật giao thông đường bộ
- 8Quyết định 322-BXD/ĐT năm 1993 về quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
- 9Quyết định 96/2008/QĐ-UBND Quy chế quản lý đô thị thành phố Phan Thiết do tỉnh Bình Thuận ban hành
Quyết định 95/2003/QĐ-UB về Quy chế tạm thời quản lý đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 95/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/05/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Nguyễn Kim Hiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/06/2003
- Ngày hết hiệu lực: 09/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra