Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 948/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 26 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2016

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định 971/QĐ-TTg, ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT-BTTTT, ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND, ngày 22/10/2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Quyết định số 1128/QĐ-UBND, ngày 18/7/2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-UBND, ngày 04/02/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động và Quyết định số 1186/QĐ-UBND, ngày 15/7/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc bổ sung Quyết định số 315/QĐ-UBND;

Căn cứ Quyết định số 806/QĐ-UBND, ngày 08/4/2016 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc quy định thời gian đào tạo và định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng áp dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét Tờ trình số 31/TTr-BCĐ, ngày 14/4/2016 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016.

(Kèm theo Kế hoạch số 30/KHDN-BCĐ, ngày 14/4/2016 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch trên.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nêu tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lữ Quang Ngời

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
BCĐ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1956
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/KHDN-BCĐ

Vĩnh Long, ngày 14 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 948/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Công văn số 5383/LĐTBXH-TCDN ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn nhiệm vụ và tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016.

Căn cứ Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 26 ngày 5 tháng 2010 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về việc triển khai, thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Căn cứ Nghị quyết số 140/2010/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Căn cứ Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động.

Căn cứ Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc bổ sung Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động.

Căn cứ Công văn số 594/UBND-VX ngày 02 tháng 3 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện các quy định mới trong quá trình thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

Căn cứ Quyết định số 806/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc quy định thời gian đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng áp dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh Vĩnh Long xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cụ thể:

I. MỤC TIÊU:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh và của từng địa phương; đào tạo nguồn nhân lực để phát triển các ngành nghề thế mạnh của từng khu vực, từng mô hình điển hình và theo chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

- Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật nhằm hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình, tạo điều kiện vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm gắn liền việc đào tạo nghề với tạo việc làm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Chú trọng, tăng cường thực hiện mở lớp dạy nghề và giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nông thôn tại 22 xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

II. KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỀ ÁN "ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN" NĂM 2016:

1. Kinh phí thực hiện:

TT

Nguồn kinh phí

Kinh phí được giao năm 2016

Kinh phí dự toán theo Kế hoạch

1

Kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới

4.920.000.000

4.917.990.000

2

Ngân sách tỉnh thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

4.800.000.000

4.796.985.000

3

Ngân sách các huyện, thành phố giao các Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm công lập các huyện, thành phố thực hiện đào tạo nghề

798.500.000

722.834.000

 

Tổng cộng:

10.518.500.000

10.437.809.000

2. Các hoạt động cụ thể của Đề án trong năm 2016:

2.1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn:

- Mục đích:

Nhằm nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và người lao động trong việc học nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp cho bản thân.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Tổ triển khai thực hiện Đề án cấp xã, phường, thị trấn trong việc tham gia trực tiếp trong công tác vận động, tổ chức lớp học nghề cho lao động nông thôn.

Thực hiện lồng ghép các chương trình, hoạt động của Đề án với các chương trình, đề án, các hoạt động khác của các ngành nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Đề án.

- Nội dung thực hiện:

Phối hợp tổ chức tập huấn, truyền thông tuyên truyền phổ biến các chính sách mới của Đề án tại 08 huyện, thị xã, thành phố cho đối tượng cán bộ trong Ban chỉ đạo cấp huyện và Tổ triển khai thực hiện Đề án cấp xã.

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài,…) về các hoạt động của Đề án.

Tổ chức biên soạn tài liệu, in và phát hành các tờ rơi tuyên truyền về chính sách của Đề án.

- Kinh phí: 220.000.000 đồng, gồm:

+ Ngân sách Trung ương: 40.000.000 đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 180.000.000 đồng.

- Đơn vị triển khai thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố.

2.2. Hoạt động 2: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn:

Được thực hiện lồng ghép trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công tác chuyên môn của các ngành, các cấp và của Tổ triển khai thực hiện Đề án cấp xã để xác định nhu cầu học nghề và ngành nghề học của lao động nông thôn. Phối kết hợp tốt với các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp, hợp tác xã để tổ chức lớp dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Kinh phí: Được thực hiện lồng ghép trong kinh phí tổ chức khoá đào tạo nghề cho lao động nông thôn (mục chi tuyển sinh).

- Đơn vị thực hiện:

Tổ triển khai thực hiện Đề án cấp xã, phường, thị trấn;

Các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn.

2.3. Hoạt động 3: Thí điểm mô hình dạy nghề:

- Mục đích:

Rà soát, khảo sát các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả giải quyết việc làm cao; phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương. Làm cơ sở tăng cường tổ chức đào tạo nghề và nhân rộng mô hình.

- Nội dung thực hiện:

Tổ chức khảo sát, thu thập thông tin cần thiết tại các làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp, các mô hình cánh đồng mẫu lớn và tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới về ngành nghề, số lượng lao động đang làm việc, hiệu quả giải quyết việc làm và mức thu nhập bình quân của người lao động,... để công nhận mô hình điển hình về dạy nghề cho lao động nông thôn.

Khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo tại các mô hình để tập trung tăng cường tổ chức đào tạo nghề làm cơ sở nhân rộng mô hình.

- Kinh phí: Được thực hiện lồng ghép trong kinh phí kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.

- Đơn vị triển khai thực hiện:

+ Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Đơn vị phối hợp:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

BCĐ thực hiện Đề án huyện, thị xã, thành phố;

Các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn.

2.4. Hoạt động 4: Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề:

Trong giai đoạn 2010 - 2014, các Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm công lập huyện, thị xã, thành phố đã được hỗ trợ đầu tư đạt mức quy định tại Khoản 3 Mục III. Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, do đó trong năm 2016 không thực hiện hoạt động hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm huyện, thị xã, thành phố.

2.5. Hoạt động 5: Phát triển chương trình, giáo trình:

- Mục đích:

Xây dựng lại chương trình, biên soạn lại giáo trình đào tạo theo quy định tại Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; đồng thời thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên.

- Nội dung thực hiện:

Tổ chức khảo sát, phân tích nghề và xây dựng lại chương trình, biên soạn lại giáo trình đào tạo nghề áp dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Kinh phí: 400.000.000 đồng (Nguồn ngân sách tỉnh).

- Đơn vị triển khai thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Đơn vị được uỷ quyền: Chi cục Phát triển nông thôn Vĩnh Long).

2.6. Hoạt động 6: Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:

- Mục đích:

Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học cho giáo viên và người dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy. Trong đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ kỹ thuật viên, thợ tay nghề cao, nghệ nhân đang làm việc tại các hợp tác xã, làng nghề,... đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, kỹ sư nông nghiệp đang làm việc công tác khuyến nông, khuyến công,... để tham gia công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Góp phần khắc phục hiện trạng thiếu hụt giáo viên cơ hữu tại các Trung tâm dạy nghề huyện, thị xã, thành phố.

Tổ chức tập huấn đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án cho đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề tại các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố và cán bộ quản lý của các cơ sở dạy nghề. Góp phần nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động của Đề án.

- Nội dung thực hiện:

Phối kết hợp với Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên và đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho lực lượng người dạy nghề cho lao động nông thôn.

Rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy định của Luật Dạy nghề và văn bản quy định trong triển khai thực hiện Đề án, cụ thể hoá nội dung và tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ quản lý.

- Kinh phí: 110.000.000 đồng (Nguồn ngân sách tỉnh).

- Đơn vị triển khai thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.7. Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

a) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

- Chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016:

STT

Ngành nghề đào tạo

Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tổng cộng

LĐNT trong độ tuổi lao động

LĐNT quá độ tuổi lao động

Cộng:

Trong đó: Dự kiến đối tượng được hỗ trợ tiền ăn

Cộng:

Trong đó: Dự kiến đối tượng được hỗ trợ tiền ăn

1

Đào tạo nghề nông nghiệp

1.510

1.315

414

195

90

 

Sơ cấp nghề

50

45

9

5

1

 

Dạy nghề ngắn hạn

1.460

1.270

405

190

89

2

Đào tạo nghề phi nông nghiệp

4.138

3.916

579

222

90

 

Sơ cấp nghề

1.035

1.035

138

0

0

 

Dạy nghề ngắn hạn

3.103

2.881

441

222

90

 

Tổng cộng:

5.648

5.231

993

417

180

- Ngành nghề đào tạo:

+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh, cung ứng lao động có chuyên môn kỹ thuật cho thị trường lao động, góp phần tạo việc làm, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương.

+ Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hình thức truyền nghề, phổ biến kiến thức, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng; giới thiệu, phổ biến các giống vật nuôi, cây trồng mới có hiệu quả, năng suất cao; các loại nông dược, phân bón và kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, nguồn nước; hướng dẫn cách xây dựng các mô hình nông nghiệp, mở rộng quy mô canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng theo quy mô hộ gia đình; hướng dẫn kỹ thuật sơ chế, bảo quản nông sản và tiêu thụ hàng hoá. Góp phần nâng cao chất lượng nông sản và năng suất canh tác, cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Đơn vị quản lý:

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ sở đào tạo nghề:

+ Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long;

+ Trường Cao đẳng cộng đồng Vĩnh Long;

+ 08 Trung tâm dạy nghề và GTVL huyện, thị xã, thành phố;

+ Trung tâm dạy nghề Hội liên hiệp Phụ nữ Vĩnh Long;

+ Trung tâm dạy nghề thẩm mỹ Nguyên My Vĩnh Long;

+ Trung tâm dạy nghề tin học tư thục Tân Quới;

+ Trung tâm dạy nghề tư thục Nguyên Phong;

+ Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long;

+ TTGTVL và DN Liên đoàn Lao động Vĩnh Long.

Cơ sở khác tham gia dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn:

Cơ sở khác có tham gia dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được thực hiện theo chính sách khuyến khích phát triển các loại hình cơ sở đào tạo nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Bao gồm:

+ Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long;

+ Trung tâm Giống nông nghiệp Vĩnh Long;

+ Chi cục Thú y Vĩnh Long;

+ Chi cục Thuỷ sản Vĩnh Long;

+ Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long.

Ngoài ra, đối với trường hợp một số cơ sở dạy nghề khác có đủ điều kiện hoạt động dạy nghề và đủ năng lực giải quyết việc làm, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn sẽ được tham gia thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án này.

b) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã:

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

Bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước về xây dựng; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin; nâng cao năng lực quản lý tài chính cho chủ tài khoản; kỹ năng quản lý và lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về tư pháp - hộ tịch; bồi dưỡng công tác lao động, người có công và công tác xã hội; kỹ năng xử lý các vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng; bồi dưỡng đạo đức công vụ và Văn hoá công sở; bồi dưỡng kiến thức tài chính - kế toán.

- Chỉ tiêu và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

STT

Đối tượng

Số CBCC dự kiến đào tạo

1

Công chức địa chính - xây dựng cấp xã

80

2

Chỉ huy Trưởng quân sự, Trưởng Công an cấp xã

100

3

Chủ tịch UBND cấp xã

80

4

Chủ tịch HĐND cấp xã

80

5

Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã

80

6

Công chức văn hoá - xã hội chuyên trách công tác lao động, người có công và công tác xã hội cấp xã

80

7

Công chức văn phòng - thống kê phụ trách công tác tôn giáo cấp xã

80

8

Công chức văn hoá - xã hội cấp xã

80

9

Công chức tài chính - kế toán cấp xã

80

 

Tổng cộng:

740

- Đơn vị quản lý và triển khai thực hiện: Sở Nội vụ.

c) Kinh phí thực hiện:

TT

Đơn vị quản lý và triển khai thực hiện

Kinh phí thực hiện

Cộng:

NSTW

NS Tỉnh

NS các huyện

 

TỔNG CỘNG:

9.417.809.000

4.697.990.000

3.996.985.000

722.834.000

1

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long

3.549.800.000

1.899.830.000

1.649.970.000

0

2

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long

1.998.720.000

999.130.000

999.590.000

0

3

Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long

800.000.000

300.000.000

500.000.000

 

4

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố

3.069.289.000

1.499.030.000

847.425.000

722.834.000

1

Phòng LĐ - TBXH Thành phố Vĩnh Long

399.434.000

149.870.000

99.720.000

149.844.000

2

Phòng LĐ - TB&XH huyện Long Hồ

438.640.000

249.840.000

100.000.000

88.800.000

3

Phòng LĐ - TB&XH huyện Mang Thít

432.945.000

199.700.000

98.245.000

135.000.000

4

Phòng LĐ - TB&XH huyện Vũng Liêm

399.480.000

250.000.000

99.980.000

49.500.000

5

Phòng LĐ - TB&XH huyện Tam Bình

749.555.000

300.000.000

149.865.000

299.690.000

6

Phòng LĐ - TB&XH huyện Trà Ôn

249.875.000

150.000.000

99.875.000

 

7

Phòng LĐ - TB&XH Thị xã Bình Minh

199.560.000

99.720.000

99.840.000

 

8

Phòng LĐ - TB&XH huyện Bình Tân

199.800.000

99.900.000

99.900.000

 

2.8. Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án:

- Mục đích:

Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành và triển khai thực hiện các hoạt động Đề án các cấp đảm bảo các chính sách của Đề án được thực hiện đồng bộ. Trong đó, chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nông thôn học nghề; đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm và mức thu nhập của lao động nông thôn sau học nghề.

- Nội dung thực hiện:

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, kiểm tra công tác mở lớp và tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn;

Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết; tập huấn triển khai kế hoạch, nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Kinh phí: 290.000.000 đồng.

Trong đó, bao gồm:

+ Ngân sách Trung ương: 180.000.000 đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 110.000.000 đồng.

Chia theo cơ quan quản lý:

Đơn vị quản lý kinh phí và triển khai thực hiện

Tổng cộng:

Ngân sách trung ương

Ngân sách tỉnh

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

135.000.000

55.000.000

80.000.000

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

75.000.000

45.000.000

30.000.000

3. Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 huyện, thị xã, thành phố

80.000.000

80.000.000

 

3.1. Phòng Lao động - TB và XH Tp.Vĩnh Long

10.000.000

10.000.000

 

3.2. Phòng Lao động - TB và XH huyện Long Hồ

10.000.000

10.000.000

 

3.3. Phòng Lao động - TB và XH huyện Mang Thít

10.000.000

10.000.000

 

3.4. Phòng Lao động - TB và XH huyện Vũng Liêm

10.000.000

10.000.000

 

3.5. Phòng Lao động - TB và XH huyện Tam Bình

10.000.000

10.000.000

 

3.6. Phòng Lao động - TB và XH huyện Trà Ôn

10.000.000

10.000.000

 

3.7. Phòng Lao động - TB và XH Thị xã Bình Minh

10.000.000

10.000.000

 

3.8. Phòng Lao động - TB và XH huyện Bình Tân

10.000.000

10.000.000

 

Tổng cộng:

290.000.000

180.000.000

110.000.000

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016 đạt hiệu quả cao, các Sở, ban ngành là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh và Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện, Tổ triển khai thực hiện Đề án cấp xã, phường, thị trấn tổ chức quán triệt Kế hoạch này và tổ chức thực hiện lồng ghép vào các hoạt động chuyên môn thuộc phạm vi ngành phụ trách. Trong đó:

1. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956):

Là đơn vị chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 huyện, thị, thành phố và các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể của Kế hoạch dạy nghề:

- Quản lý kinh phí, phối hợp triển khai các hoạt động cụ thể như: Tổ chức truyền thông, tuyên truyền Đề án; hướng dẫn và triển khai các cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và một số các hoạt động khác theo kế hoạch.

- Phối kết hợp tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án, phối hợp kiểm tra, giám sát việc mở lớp dạy nghề của các cơ sở dạy nghề; giám sát việc giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo.

- Định kỳ phối hợp với Sở nông nghiệp, Ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và báo cáo kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và ban chỉ đạo thực hiện Đề án các huyện, thị, thành phố triển khai các hoạt động dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, cụ thể:

- Quản lý kinh phí, phối hợp triển khai xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề nông nghiệp; triển khai các hoạt động dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo kế hoạch.

- Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện mở lớp dạy nghề của các cơ sở dạy nghề; giám sát việc hướng dẫn tạo việc làm, xây dựng kinh tế hộ gia đình nông thôn cho lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo.

- Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp và phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng báo cáo chung về kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh theo các nội dung thực hiện.

3. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 cấp huyện, thành phố (Thường trực là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố):

- Quán triệt kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2016 đến các ban, ngành, đoàn thể và Tổ triển khai thực hiện Đề án cấp xã, phường, thị trấn. Phối hợp triển khai các hoạt động cụ thể trong việc thực hiện Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Quản lý kinh phí và triển khai các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch.

- Tăng cường chỉ đạo, điều hành và phối kết hợp kiểm tra giám sát việc mở các lớp dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn do các cơ sở dạy nghề tổ chức trên địa bàn quản lý.

- Tổ chức phân tích, đánh giá hiệu quả của các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy nghề theo chính sách Đề án.

- Định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, thị, thành phố, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh tình hình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn phụ trách.

4. Trách nhiệm của Tổ triển khai thực hiện Đề án xã, phường, thị trấn:

- Quán triệt kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2016 đến từng đoàn thể, địa phương; đảm bảo việc đào tạo các ngành nghề cho lao động nông thôn được gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của từng địa phương.

- Phổ biến chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn; cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các thông tin về nghề đào tạo, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học; cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn để người lao động nông thôn biết, tự lựa chọn nghề học phù hợp;

- Thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn xã; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp; đề xuất danh mục nghề đào tạo, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.

- Xác nhận vào đơn xin học nghề của người lao động nông thôn trong xã về đối tượng theo quy định và các điều kiện để làm việc theo nghề đăng ký học; Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ phụ trách trong công tác phối hợp vận động, chiêu sinh học nghề, tổ chức lớp học và hướng dẫn tạo việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau học nghề.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã; Lập danh sách theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm theo từng hình thức, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn xã;

- Định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh tình hình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn phụ trách.

5. Trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn:

- Các cơ sở dạy nghề có trách nhiệm triển khai các hoạt động cụ thể về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch dạy nghề đã được phê duyệt và theo các quy định hiện hành về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và theo quy định tại Hướng dẫn liên ngành số 03/HDLN-SLĐTBXH-STC-KBNN, ngày 06/6/2011 giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước Vĩnh Long về việc đào tạo nghề trình độ Sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và một số chính sách, quy định hiện hành trong thực hiện Đề án.

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, các doanh nghiệp thực hiện vận động, chiêu sinh học nghề, tổ chức dạy nghề theo chương trình, giáo trình đã đăng ký, đảm bảo dạy đúng nội dung, đủ thời lượng chương trình quy định; tổ chức thực hành nghề gắn liền với các điều kiện lao động sản xuất thực tế của ngành nghề. Tổ chức thi kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng chứng chỉ nghề theo quy định.

- Phối hợp Tổ triển khai thực hiện Đề án cấp xã, các đoàn thể, các doanh nghiệp, hợp tác xã,... tổ chức hướng dẫn tạo việc làm, giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm cho lao động nông thôn sau học nghề. Đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm từ 70 - 80% trở lên.

- Chịu trách nhiệm về các nội dung chi kinh phí tổ chức lớp học nghề, cấp tiền ăn, tiền đi lại cho các học viên thuộc các đối tượng được hỗ trợ theo quy định và quyết toán kinh phí các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo các nội dung thực hiện.

6. Trách nhiệm của các doanh nghiệp, hợp tác xã phối hợp đào tạo nghề:

- Tổ chức rà soát nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề, phối kết hợp với Tổ triển khai thực hiện Đề án cấp xã, phường, thị trấn và các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn tổ chức tuyên truyền, vận động lao động nông thôn học nghề. Trong quá trình thực hiện cần thông tin cụ thể đến người học về các chính sách học nghề, cơ hội và hình thức việc làm, mức thu nhập bình quân và các chế độ chính sách khác,…

- Tham gia cùng với các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn thực hiện biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình dạy nghề theo yêu cầu thực tế công việc cần đào tạo tay nghề cho người lao động để có thể tham gia tốt vào quá trình lao động sản xuất tại đơn vị.

- Hỗ trợ các cơ sở dạy nghề về một số điều kiện mở lớp dạy nghề như: cung cấp thiết bị thực hành nghề, vật tư thực hành, bố trí kỹ thuật viên tham gia giảng dạy, kềm cặp nghề. Đối với trường hợp đào tạo nghề trong điều kiện sản xuất thực tế, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc bố trí phòng học lý thuyết, xưởng sản xuất và thiết bị thực hành nghề; ngoài chế độ chính sách cho người học theo quy định của Đề án 1956, các doanh nghiệp cần thực hiện các quy định về tiền lương, tiền công và các chế độ chính sách khác cho người học nghề trong thời gian tham dự khoá đào tạo nghề.

- Chịu trách nhiệm tuyển dụng lao động sau khi kết thúc khoá học nghề vào làm việc tại đơn vị theo quy định hiện hành về pháp luật lao động; chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho người lao động sau học nghề, đảm bảo công việc làm cho người lao động tại địa phương. Đảm bảo giải quyết việc làm, tạo việc làm theo các hình thức khác nhau từ 70% lao động qua học nghề nông thôn trở lên.

Trên đây là kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trong quá trình triển khai thực hiện, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn được chủ động triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nông thôn; thực hiện điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo (kể cả các ngành nghề mới không nằm trong danh mục kèm theo Kế hoạch này); tổ chức thẩm định và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo nghề khác đủ điều kiện hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để tổ chức thực hiện,… cho phù hợp với tình hình triển khai thực hiện thực tế để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra./.

 

 

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC




GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Trần Văn Khái

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch dạy nghề số 30/KHDN-BCĐ ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh Vĩnh Long)

TT

Danh mục các hoạt động dự án

Kinh phí thực hiện

Cộng:

NSTW

NS Tỉnh

NS các huyện

A

B

(1)=(2)+(3)+(4)

(2)

(3)

(4)

 

TỔNG CỘNG:

10.437.809.000

4.917.990.000

4.796.985.000

722.834.000

I.

KINH PHÍ DO SỞ LAO ĐỘNG - TB và XH QUẢN LÝ VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

4.174.800.000

1.954.830.000

2.219.970.000

0

1.

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

180.000.000

0

180.000.000

 

1.1

Tổ chức tập huấn, truyền thông tại 08 huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền các điều chỉnh của Đề án

100.000.000

 

100.000.000

 

1.2

In ấn tài liệu, tờ rơi tuyên truyền

40.000.000

 

40.000.000

 

1.3

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

40.000.000

 

40.000.000

 

2.

Hoạt động 3: Thí điểm mô hình dạy nghề

0

-

-

-

3.

Hoạt động 4: Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

0

-

-

-

4.

Hoạt động 6: Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

110.000.000

0

110.000.000

0

4.1

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 35 giáo viên

78.750.000

 

78.750.000

 

4.2

Bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho 35 giáo viên và người dạy nghề cho lao động nông thôn

16.800.000

 

16.800.000

 

4.3

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý đào tạo cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề

14.450.000

 

14.450.000

 

5.

Hoạt động 5: Phát triển Chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề

200.000.000

0

200.000.000

0

 

Xây dựng, chỉnh sửa chương trình, giáo trình đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn

200.000.000

 

200.000.000

 

6.

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

3.549.800.000

1.899.830.000

1.649.970.000

0

 

Tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn theo đơn đặt hàng, thí điểm các mô hình học nghề,...

3.549.800.000

1.899.830.000

1.649.970.000

 

7.

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

135.000.000

55.000.000

80.000.000

0

7.1

Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết; tổ chức tập huấn triển khai kế hoạch, nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn

45.000.000

25.000.000

20.000.000

 

7.2

Tổ chức kiểm tra, giám sát dạy nghề cho lao động nông thôn

70.000.000

30.000.000

40.000.000

 

7.3

Các chi phí khác phục vụ công tác quản lý (Văn phòng phẩm, photo tài liệu,...)

20.000.000

 

20.000.000

 

II.

KINH PHÍ DO SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢN LÝ VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

2.273.720.000

1.044.130.000

1.229.590.000

0

1.

Hoạt động 5: Phát triển chương trình, giáo trình

200.000.000

0

200.000.000

0

 

Chỉnh sửa, biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

200.000.000

 

200.000.000

 

2.

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

1.998.720.000

999.130.000

999.590.000

0

 

Tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, thí điểm các mô hình học nghề,...

1.998.720.000

999.130.000

999.590.000

 

3.

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

75.000.000

45.000.000

30.000.000

 

3.1

Tổ chức kiểm tra, giám sát dạy nghề cho lao động nông thôn

45.000.000

45.000.000

 

 

3.2

Tổ chức Hội nghị tổng kết; tổ chức tập huấn triển khai kế hoạch, nhiệm vụ dạy nghề

15.000.000

 

15.000.000

 

3.3

Các chi phí khác phục vụ công tác quản lý (Văn phòng phẩm, photo tài liệu,...)

15.000.000

 

15.000.000

 

III.

KINH PHÍ DO SỞ NỘI VỤ QUẢN LÝ VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

800.000.000

300.000.000

500.000.000

 

 

Hoạt động 7: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã

800.000.000

300.000.000

500.000.000

 

IV.

KINH PHÍ DO BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN 1956 (PHÒNG LAO ĐỘNG - TB và XH) CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ QUẢN LÝ VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

3.189.289.000

1.619.030.000

847.425.000

722.834.000

1.

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

40.000.000

40.000.000

0

0

2.

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

3.069.289.000

1.499.030.000

847.425.000

722.834.000

3.

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

80.000.000

80.000.000

0

0

 

Chi tiết từng đơn vị:

 

 

 

 

1

Phòng Lao động - TB&XH Thành phố Vĩnh Long

414.434.000

164.870.000

99.720.000

149.844.000

 

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

5.000.000

5.000.000

 

 

 

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

399.434.000

149.870.000

99.720.000

149.844.000

 

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

10.000.000

10.000.000

 

 

2

Phòng Lao động - TB và XH huyện Long Hồ

453.640.000

264.840.000

100.000.000

88.800.000

 

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

5.000.000

5.000.000

 

 

 

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

438.640.000

249.840.000

100.000.000

88.800.000

 

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

10.000.000

10.000.000

 

 

3

Phòng Lao động - TB và XH huyện Mang Thít

447.945.000

214.700.000

98.245.000

135.000.000

 

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

5.000.000

5.000.000

 

 

 

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

432.945.000

199.700.000

98.245.000

135.000.000

 

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

10.000.000

10.000.000

 

 

4

Phòng Lao động - TB và XH huyện Vũng Liêm

414.480.000

265.000.000

99.980.000

49.500.000

 

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

5.000.000

5.000.000

 

 

 

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

399.480.000

250.000.000

99.980.000

49.500.000

 

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

10.000.000

10.000.000

 

 

5

Phòng Lao động - TB và XH huyện Tam Bình

764.555.000

315.000.000

149.865.000

299.690.000

 

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

5.000.000

5.000.000

 

 

 

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

749.555.000

300.000.000

149.865.000

299.690.000

 

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

10.000.000

10.000.000

 

 

6

Phòng Lao động - TB và XH huyện Trà Ôn

264.875.000

165.000.000

99.875.000

0

 

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

5.000.000

5.000.000

 

 

 

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

249.875.000

150.000.000

99.875.000

-

 

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

10.000.000

10.000.000

 

 

7

Phòng Lao động - TB và XH thị xã Bình Minh

214.560.000

114.720.000

99.840.000

0

 

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

5.000.000

5.000.000

 

 

 

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

199.560.000

99.720.000

99.840.000

 

 

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

10.000.000

10.000.000

 

 

8

Phòng Lao động - TB và XH huyện Bình Tân

214.800.000

114.900.000

99.900.000

0

 

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

5.000.000

5.000.000

 

 

 

Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

199.800.000

99.900.000

99.900.000

 

 

Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án

10.000.000

10.000.000

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 948/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016 do tỉnh Vĩnh Long ban hành

  • Số hiệu: 948/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/04/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Lữ Quang Ngời
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/04/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản