Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 934/2013/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 12 tháng 05 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU QUYẾT ĐỊNH 1052/2011/QĐ-UBND NGÀY 27/5/2011 CỦA UBND TỈNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN THEO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NGHỊ QUYẾT 30a TRÊN ĐỊA BÀN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26 tháng 2 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngàv 30 tháng 10 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 199/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;

Căn cứ thông báo kết luận phiên họp UBND tỉnh tháng 4/2013 (văn bản số 83/TB-UBND ngay 09/5/2013);

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại tờ trình số 153/TTr-SNN ngày 14/5/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 1052/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Hà Giang về ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo cơ chế chính sách của Nghị quyết 30a trên địa bàn tỉnh, như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 về Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất lâm nghiệp như sau:

1.1. Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất.

- Điều kiện để được nhận hỗ trợ: Hộ gia đình, cộng đồng, nhận khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đang đóng cửa rừng. Những diện tích rừng trồng đã được công nhận thành rừng sau khi trồng chăm sóc bảo vệ tốt, rừng hàng năm không bị xâm hại về trữ lượng, diện tích rừng, rừng được nghiệm thu theo quy định hiện hành, biên bản nghiệm thu là căn cứ để hỗ trợ cho các chủ hộ, cộng đồng.

- Mức hỗ trợ: Hộ gia đình, cộng đồng nhận khoán được hưởng tiền khoán bảo vệ rừng với mức 200.000 đồng/ha/năm, từ nguồn TW bổ sung có mục tiêu kinh phí sự nghiệp.

1.2. Hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp trồng rừng sản xuất

- Điều kiện hỗ trợ: Đã được Nhà nước quy hoạch là đất lâm nghiệp hoặc được giao đất lâm nghiệp. Rừng sau khi trồng có tỷ lệ cây sống đạt 85% trở lên và được nghiệm thu theo quy định hiện hành.

- Mức hỗ -trợ: Đối với địa bàn xã đặc biệt khó khăn mức 5 triêu đồng/ha; đối với xã còn lại mức 4 triệu đồng/ha.

- Phương thức hỗ trợ: Được thanh toán sau khi có biên bản nghiệm thu.

- Kinh phí thanh toán căn cứ dự toán đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí từ nguồn Chương trình bảo vệ và phát triển rừng TW bổ sung có mục tiêu.

1.3. Hỗ trợ hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, đươc giao rừng và giao đất trồng rừng sản xuất.

a) Trợ cấp lương thực trong thời gian chưa tự túc được lương thực

- Điều kiện trợ cấp: Chưa tự túc được lương thực và chưa được hưởng trợ cấp lương thực từ nguồn khác; chỉ trợ cấp cho những tháng thực sự thiếu lương thực. Trường hợp cộng đồng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất trồng rừng sản xuất, trong đó có hộ nghèo tham gia thì chỉ hỗ trợ đối với hộ nghèo.

- Thời gian trợ cấp: Tối đa là 7 năm, mỗi năm trợ cấp theo tháng thiếu lương thực nhưng tối đa không quá 5 tháng/năm.

- Mức trợ cấp từ chương trình 30a (sau khi trừ đi số lương thực đã được trợ câp cứu đói giáp hạt, cứu đói dịp tết).

- Nguồn vốn được bố trí từ nguồn ngân sách TW bổ sung có mục tiêu kinh phí sự nghiệp.

Đối với hộ nghèo thuộc 4 huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ (hỗ trợ lương thực lồng ghép cùng Dự án 4 huyện vùng cao): Các hộ nghèo tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng sản xuất được hưởng lương thực từ dự án 4 huyện vùng cao nếu số lương thực này thấp hơn định mức lương thực được hỗ trợ theo chính sách Nghị quyết 30a (15kg/khẩu/tháng thiếu lương thực) thì được hỗ trợ bổ sung đủ số lương thực theo chính sách nghị quyết 30a.

Trường hợp các hộ nghèo tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trồng sản xuất được hưởng lương thực từ dự án 4 huyện vùng cao nêu số lương thực này cao hơn định mức lương thực được hỗ trợ theo chính sách Nghị quyết 30a (15kg/khẩu/tháng thiếu lương thực) thì chỉ được hưởng lương thực từ dự án 4 huyện vùng cao.

Đối với hộ nghèo thuộc huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần tham gia nhận chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và trồng rừng sản xuất trợ cấp mức 15kg/khẩu/tháng.

b) Hỗ trợ một lần cho hộ nghèo tận dụng đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất.

- Điều kiện hỗ trợ: Được cán bộ chuyên môn cấp xã xác định đủ điều kiện sản xuất lương thực; phù hợp với Quy chế quản lý rừng hiện hành và chủ hộ báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện xem xét hỗ trợ.

- Mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/hộ, từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo 30a.

1.4. Hỗ trợ lãi suất tiền vay phát triển sản xuất lâm nghiệp

- Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn trồng rừng sản xuất, được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại Ngân hàng thương mại nhà nước. Thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 7 năm.

- Thủ tục vay theo quy định của ngân hàng. Ngân sách Trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất tiền vay trực tiếp cho Ngân hàng thương mại nhà nước.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 về Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như sau.

2.1. Hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang sản xuất nông nghiệp

Diện tích để được Nhà nước hỗ trợ: Đất nương rẫy tối thiểu 0,5 ha; đất ruộng lúa nước 1 vụ tối thiểu 0,25 ha; đất ruộng lúa nước 2 vụ tối thiểu 0,15 ha; đất sản xuất cây ngắn ngày từ 1 ha đến 3 ha; đất trồng cây lâu năm từ 10 ha đến 30 ha.

a) Đất khai hoang

- Điều kiện hỗ trợ: Đất quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa giao đất cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng đang để hoang hóa (trừ đất nương rẫy hoang hóa khai hoang tạo thành ruộng bậc thang hưởng theo đất tạo ruộng bậc thang). Các hộ dân có nhu cầu khai hoang làm đơn đăng ký với Ủy ban nhân dân xã (thông qua trưởng thôn, bản) về địa điểm, diện tích và thời gian thực hiện. Ủy ban nhân dân xã thẩm tra cụ thể đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất địa phương để tổ chức khai hoang và phê duyệt địa điểm và diện tích được phép khai hoang của hộ, lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân tự tổ chức để khai hoang.

- Mức hỗ trợ: mức 10 triệu đồng/ha và được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo 30a.

b) Đất phục hoá

- Điều kiện hỗ trợ: Đất được quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã có thời gian sử dụng để sản xuất nông nghiệp, sau đó tối thiểu là 5 năm diện tích đó không được sử dụng trồng trọt đã bị hoang hóa trở lại đến trước thời điểm lập phương án chuyển đổi diện tích trên vẫn chưa sử dụng trồng trọt. Các hộ dân có nhu cầu phục hóa làm đơn đăng ký với Ủy ban nhân dân xã (thông qua trưởng thôn, bản) về địa điểm, diện tích và thời gian thực hiện. Ủy ban nhân dân xã thẩm tra cụ thể đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương để tổ chức phục hóa và phê duyệt địa điểm và diện tích được phép phục hóa của hộ, lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ.

- Mức hỗ trợ: mức 5 triệu đồng/ha và được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo 30a.

c) Đất tạo ruộng bậc thang

- Điều kiện hỗ trợ: Đất quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt gồm: đất nương rẫy hoang hóa, đất nương rẫy đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng được cải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Các hộ dân có nhu cầu tạo ruộng bậc thang làm đơn đăng ký với Ủy ban nhân dân xã (thông qua trưởng thôn, bản) về địa điểm, diện tích và thời gian thực hiện. Ủy ban nhân dân xã thẩm tra cụ thể với quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương để tổ chức tạo ruộng bậc thang và phê duyệt địa điểm và diện tích được phép thực hiện của hộ, lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ.

- Mức hỗ trợ: mức 10 triệu đồng/ha và được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo 30a.

2.2. Hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao

- Phương thức hỗ trợ cho hộ dân: Thực hiện theo quy định tại điểm 4, mục I, phần B Văn bản số 4625/UBND-KTTH ngày 31/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hướng dẫn quản lý tài chính về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 6 huyện nghèo của tỉnh. Trường hợp mua tập trung để hỗ trợ cho hộ dân phải thực hiện đầu thầu theo quy định hiện hành; cơ quan tài chính cấp huyện thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết họp với 3 báo giá do đơn vị được giao nhiệm vụ gửi cơ quan tài chính, nếu cơ quan tài chính cấp huyện không có cơ sở thẩm định chuyên Sở Tài chính thẩm định, Uy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

Trường hợp hỗ trợ bằng tiền mặt cho các hộ dân: Căn cứ đơn giá thẩm định của cơ quan tài chính đối với cây trồng, vật nuôi trong danh mục kèm theo quyết định này, chứng từ có ký nhận của hộ dân.

a) Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống cây trồng và phân bón

- Điều kiện hỗ trợ: Đối với nhóm cây ngắn ngàỵ hỗ trợ cho vụ chuyển đổi đầu tiên trong diện tích đất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền giao cho hộ gia đình nhưng tối đa không quá 3ha/hộ. Ưu tiên hỗ trợ việc sử dụng các giống lúa lai, ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt. Đối với hỗ trợ chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và cây dược liệu, diện tích được nhận hỗ trợ tối đa không quá 30ha/hộ.

- Mức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ 100 % chi phí mua giống, phân bón phục vụ sản xuất:

+ Chuyển đổi cơ cấu giống trong nhóm cây ngắn ngày kém hiệu quả sang sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua giống, phân bón cho 01 vụ sản xuất chuyển đổi đầu tiên.

+ Chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây dược liệu. Nhà nước hỗ trợ toàn bộ 01 lần kinh phí mua giống và phân bón cho thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Danh mục giống cây trồng, tiêu chuẩn định mức kỹ thuật và loại phân bón thực hiện theo Phụ lục 01 kèm quyết định này.

b) Hỗ trợ một lần tiền mua giống vật nuôi và vận chuyển giống

- Điều kiện để hỗ trợ: Có đơn đăng ký nhu cầu mua giống của hộ chăn nuôi; có điều kiện để làm chuồng trại chăn nuôi.

- Mức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí một lần, toàn bộ tiền mua giống, tiền vận chuyển giống của từng loại vật nuôi theo nhu cầu chuyển đổi của hộ chăn nuôi. Danh mục giống vật nuôi và tiêu chuẩn giống vật nuôi thực hiện theo Phụ lục 02 kèm theo quyết định này. Giá giống, tiền vận chuyển giống theo giá thực tế được cơ quan Tài chính thẩm định tại thời điểm thực hiện hỗ trợ. Nguồn vốn được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.

- Nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo 30a

2.3. Hỗ trợ một lần cho hộ nghèo làm chuồng trại chăn nuôi

- Điều kiện hỗ trợ: Hộ gia đình chưa có chuồng trại hoặc có nhu cầu mở rộng chuồng trại có đơn đề nghị với Ủy ban nhân dân xã.

- Mức hỗ trợ 01 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo 30a.

2.4. Hỗ trợ một lần cho hộ nghèo mua giống cỏ trồng thâm canh nếu có chăn nuôi gia súc.

- Điều kiện hỗ trợ: Hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, có diện tích đất để trồng cỏ chăn nuôi gia súc, diện tích hỗ trợ để mua giống cỏ trồng thâm canh chăn nuôi gia súc tối thiểu là 0,05 ha, tối đa là 1,0 ha.

- Mức hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không quá 02 triệu đồng/ha. Nguồn vốn được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.

2.5. Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng

Hộ nghèo được hỗ trợ 100% tiền mua vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi đối với các bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả và cúm gia cầm. Các huyện nhận vắc xin từ Chi cục Thú y tỉnh cấp theo kế hoạch tiêm phòng hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2.6. Hỗ trợ lãi suất tiền vay phát triển nông nghiệp

- Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng thương mại nhà nước để phát triển sản xuất bao gồm đầu tư mới hoặc mở rộng chuồng trại, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay.

- Hộ nghèo được vay vốn tại Ngân hàng thương mại nhà nước tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc trâu, bò, dê; giống gia cầm chăn nuôi tập trung số lượng tối thiểu là 100 con.

- Thủ tục vay theo quy định của ngân hàng. Ngân sách Trung ương cấp lãi suất tiền vay trực tiếp cho Ngân hàng thương mại nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - TBXH; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND 6 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình, Vị Xuyên; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- T.Tr tỉnh ủy;
- T.Tr HĐND tỉnh;
- CT, các PCTUBND tnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
-
VP phụ trách khối (Đ/c Thâm)
- Lưu VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Đàm Văn Bông

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 934/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 1052/2011/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo cơ chế chính sách của Nghị quyết 30a trên địa bàn Tỉnh Hà Giang

  • Số hiệu: 934/2013/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/05/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Đàm Văn Bông
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản