Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 933/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 21 tháng 4 năm 2010 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 355/BCTĐ-SKHĐT ngày 05/4/2010, theo Tờ trình số 19/TTr-UBND ngày 11/02/2010 của UBND huyện Hớn Quản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thuận chủ trương và phê duyệt đề cương, dự toán lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hớn Quản thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025-2030 với nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hớn Quản thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025-2030.
2. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Hớn Quản.
3. Tổng dự toán xây dựng quy hoạch: 760.200.000 đồng (Bảy trăm sáu mươi triệu, hai trăm ngàn đồng), đã bao gồm thuế GTGT.
4. Nguồn vốn: Nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế.
(Có đề cương và dự toán chi tiết kèm theo)
Điều 2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục triển khai các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, tổ chức xây dựng quy hoạch theo các nội dung đã nêu tại
Điều 3. Các ông( bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HỚN QUẢN THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025-2030
(Kèm theo Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 21/4/2010 của UBND tỉnh)
I. Phân tích, đánh giá các yếu tố nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:
1. Các điều kiện tự nhiên:
1.1. Vị trí địa lý:
- Xem xét vị trí địa lý từ đó ảnh hưởng đến tình hình và khả năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
- Quan hệ của huyện với các địa bàn lân cận, với tỉnh.
1.2. Địa hình ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội:
1.3. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Các yếu tố tự nhiên: khí hậu, thời tiết, thủy văn đối với việc phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp;
- Các loại tài nguyên thiên nhiên: đất đai, rừng, khoáng sản...
2. Đặc điểm xã hội:
- Tình hình phát triển dân số, các yếu tố tác động đến phát triển dân số; tốc độ tăng tự nhiên, cơ cấu tuổi v.v...;
- Lao động và nguồn nhân lực; chất lượng lao động, cơ cấu lao động theo ngành nghề.
3. Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội:
Trong phần này tập trung phân tích làm rõ về xuất phát điểm của nền kinh tế, những gì đã làm được và chưa làm được, tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển của từng ngành và lĩnh vực kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành và lĩnh vực đã đúng và phù hợp chưa, đánh giá về mức sống dân cư. Điều quan trọng cuối cùng là đưa ra được những kết luận phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch phát triển sắp tới. Các nội dung chính cần tập trung làm rõ là:
3.1. Đánh giá khái quát tình hình kinh tế - xã hội:
- Tăng trưởng kinh tế chung và tăng trưởng kinh tế các ngành và lĩnh vực;
- Quy mô nền kinh tế nói chung, từng ngành và lĩnh vực nói riêng;
- Cơ cấu và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện;
- Thu nhập và mức sống dân cư (so sánh với tỉnh);
- Tình hình thực hiện đầu tư xã hội (từ các nguồn Trung ương, tỉnh, huyện và tư nhân);
- Tài chính, tín dụng, tình hình thu chi ngân sách.
3.2. Thực trạng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu:
3.2.1. Khu vực I (nông - ngư - lâm nghiệp):
Cần đánh giá, phân tích tổng giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I.
a) Nông nghiệp:
- Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng; xu thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất;
- Quy mô, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm, sản phẩm chăn nuôi; tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất;
b) Ngư nghiệp:
- Diện tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả nuôi trồng thủy sản;
- Tình hình khai thác thủy sản;
- Đánh giá chuyển đổi cơ cấu ngành thủy sản.
c) Lâm nghiệp: Đánh giá ngành lâm nghiệp trong thời gian qua.
d) Các trạm, trại phục vụ phát triển khu vực I.
3.2.2. Khu vực II (công nghiệp, xây dựng):
Phân tích, đánh giá tổng giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực II.
- Công nghiệp chế biến, cơ khí sửa chữa (số cơ sở chế biến, sản lượng chế biến...);
- Tiểu thủ công nghiệp: chủng loại ngành nghề, sản lượng sản phẩm;
- Sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu.
- Đánh giá hoạt động ngành xây dựng.
3.2.3. Khu vực III (thương mại, du lịch…):
Đánh giá, phân tích tổng giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực III.
- Các tổ chức dịch vụ hiện có:
+ Đánh giá hoạt động ngành thương mại (tổng mức luân chuyển hàng hóa, bán buôn, bán lẻ; hoạt động của chợ nông thôn);
+ Xuất, nhập khẩu (giá trị và hiện vật);
+ Hoạt động du lịch, kết quả.
- Lĩnh vực văn hóa - xã hội:
+ Thực trạng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, kết cấu hạ tầng xã hội nói chung, đánh giá chung về mức sống dân cư, phân bổ lao động, giải quyết việc làm...;
+ Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và tình hình hoạt động của các cơ sở y tế;
+ Giáo dục và đào tạo: số học sinh, phòng học, lớp học, giáo viên, kết quả hoạt động (giáo dục phổ thông, dạy nghề);
+ Văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao: cơ sở vật chất phục vụ, kết quả hoạt động;
+ Các vấn đề xã hội khác: xây dựng nhà ở, chăm sóc gia đình có công với Cách mạng, những người không nơi nương tựa, xóa đói giảm nghèo...
3.2.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng:
- Thực trạng cơ sở hạ tầng: bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới cung cấp điện, mạng lưới cấp thoát nước, thông tin liên lạc, các công trình thủy lợi;
- Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống kết cấu hạ tầng;
- Đánh giá tình hình sử dụng, hiệu quả sử dụng (với những chỉ tiêu cụ thể), mức độ đảm bảo của nó đối với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn;
- Xác định những hạn chế, tồn tại, khả năng khắc phục.
3.2.5. Vấn đề khoa học, công nghệ và môi trường:
3.2.6. Thực trạng phát triển đô thị và phân bố dân cư:
3.3. Đánh giá khái quát chung:
- Những lợi thế;
- Những hạn chế;
- Những cơ hội phát triển;
- Những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển.
II. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hớn Quản thời kỳ đến năm 2020:
1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện:
- Bối cảnh quốc tế tác động đến phát triển kinh tế - xã hội huyện: Hội nhập, sự phát triển của các tổ chức hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đa phương, song phương tác động đến kinh tế của thị xã, buộc các sản phẩm trên địa bàn cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh, cải tiến mẫu mã...;
- Bối cảnh trong nước, đặc biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của tỉnh đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2. Quan điểm và mục tiêu phát triển:
2.1. Quan điểm:
Từ những phân tích về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá các nguồn lực, lợi thế và hạn chế của huyện, xem xét bối cảnh trong nước và quốc tế để xây dựng hệ thống các quan điểm phát triển, làm hành lang cho việc xây dựng phương hướng và các phương án quy hoạch cụ thể. Các quan điểm còn thể hiện định hướng sử dụng những lợi thế, khắc phục những hạn chế, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, phương châm khai thác các nguồn vốn, các thành phần kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, quốc phòng an ninh được giữ vững.
2.2. Mục tiêu phát triển:
- Mục tiêu tổng quát;
- Các mục tiêu cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế và xã hội).
3. Luận chứng các phương án phát triển:
- Xây dựng phương án về dân số, lao động, việc làm;
- Xây dựng các phương án về tăng trưởng kinh tế trên cơ sở xuất phát điểm đã đạt được. Mỗi phương án cần tính toán:
+ Tổng giá trị sản xuất (tính chung của nền kinh tế và từng khu vực);
+ Cơ cấu kinh tế: Dự kiến xây dựng từ 2 - 3 phương án, sau đó phân tích lựa chọn 1 phương án;
+ Thu chi ngân sách;
+ Xuất nhập khẩu;
+ Năng suất lao động ;
+ Đầu tư và cơ cấu đầu tư.
4. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực:
4.1. Định hướng quy hoạch sử dụng đất:
- Dự báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực;
- Khai thác đất chưa sử dụng.
4.2. Phát triển các ngành và lĩnh vực:
4.2.1. Khu vực I (nông - ngư - lâm nghiệp):
Quan điểm phát triển: Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể:
a) Nông nghiệp:
- Tăng trưởng và cơ cấu nội bộ ngành;
- Chỉ tiêu sản xuất trồng trọt;
- Chỉ tiêu sản xuất chăn nuôi;
- Xác định các nhu cầu cần thiết để phát triển nông nghiệp.
b) Ngư nghiệp:
- Chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản;
- Chỉ tiêu khai thác thủy sản;
- Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản.
c) Lâm nghiệp:
Một số sản phẩm chủ yếu của khu vực 1 được so sánh với tỉnh.
4.2.2. Khu vực II (công nghiệp, xây dựng):
Quan điểm phát triển: Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
a) Công nghiệp:
- Quy mô, tốc độ phát triển công nghiệp chung, cơ cấu các ngành công nghiệp;
- Xác định và phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo;
- Xác định các cụm công nghiệp, làng nghề;
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp;
- Xác định các nhu cầu cần thiết để phát triển công nghiệp.
b) Xây dựng:
- Quy mô, tốc độ phát triển ngành xây dựng;
- Một số sản phẩm chủ yếu của khu vực II phải được so sánh với tỉnh.
4.2.3. Khu vực III (thương mại - dịch vụ...):
Quan điểm phát triển: Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
a) Chỉ tiêu phát triển thương mại và du lịch (tổng mức lưu chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu, mạng lưới thương mại, khách sạn nhà hàng, xây dựng hệ thống chợ).
b) Tài chính - ngân hàng:
c) Xuất, nhập khẩu (giá trị và hiện vật):
d) Các lĩnh vực văn hóa - xã hội:
- Phát triển nguồn nhân lực;
- Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
- Giáo dục - đào tạo;
- Văn hóa thông tin;
- Thể dục thể thao;
- Các vấn đề xã hội khác;
* Một số chỉ tiêu chủ yếu của khu vực III phải so sánh với tỉnh.
4.2.4. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:
- Bao gồm các ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp thoát nước, thủy lợi;
- Xác định rõ vị trí, quy mô, năng lực phục vụ, yêu cầu kỹ thuật.
5. Luận chứng việc bố trí không gian lãnh thổ:
- Phân chia tiểu vùng phát triển;
- Định hướng phát triển đô thị;
- Định hướng phát triển nông thôn;
- Định hướng chia tách đơn vị hành chính.
6. Vấn đề bảo vệ môi trường:
- Luận chứng về bảo vệ môi trường sinh thái của huyện;
- Xác định những lãnh thổ bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường, đề xuất hướng giải quyết;
- Phát triển kinh tế phải đảm bảo ổn định và bền vững. Vì vậy, các dự án phát triển kinh tế cần được cân nhắc kỹ lưỡng từ khía cạnh bảo vệ môi trường, sinh thái.
7. Các dự án ưu tiên đầu tư:
- Tên dự án;
- Mục tiêu của dự án;
- Quy mô đầu tư;
- Địa điểm đầu tư;
- Hiệu quả đầu tư.
a) Giải pháp huy động vốn đầu tư;
b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực;
c) Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường;
d) Giải pháp về cơ chế chính sách;
đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện.
- Kết luận;
- Kiến nghị.
- 1Quyết định 3356/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- 3Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2013 xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 3106/QĐ-UBND năm 2009 thành lập Trung tâm Y tế huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 3Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Quyết định 3356/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hà Nội ban hành
- 8Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- 9Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2013 xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do thành phố Hà Nội ban hành
- 10Quyết định 3106/QĐ-UBND năm 2009 thành lập Trung tâm Y tế huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Quyết định 933/QĐ-UBND năm 2010 thuận chủ trương và phê duyệt đề cương, dự toán lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hớn Quản thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025-2030 do tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 933/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/04/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Văn Lợi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra