Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 933/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ ĐO NỒNG ĐỘ CỒN (ETANOL) TRONG MÁU” ÁP DỤNG TRONG CÁC BỆNH VIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét biên bản làm việc số 837/BB-KCB của Hội đồng chuyên môn Quốc gia về việc “Quy định về đo nồng độ cồn (Etanol) trong máu” ngày 06 tháng 8 năm 2009;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về đo nồng độ cồn (Etanol) trong máu” áp dụng trong các bệnh viện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng y tế các ngành, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
VỀ ĐO NỒNG ĐỘ CỒN (ETANOL) TRONG MÁU ÁP DỤNG TRONG CÁC BỆNH VIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 933/QĐ-BYT ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Mục đích
Xác định nồng độ cồn (Etanol) trong máu phục vụ cho việc xác định nguyên nhân tai nạn giao thông do có sử dụng rượu, bia và nước uống có cồn.
2. Đối tượng xét nghiệm
Người tham gia giao thông có chỉ định kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
3. Quy định
a) Các bước chuẩn bị:
- Thủ tục hành chính: Tiếp nhận thông tin về tai nạn giao thông. Bác sĩ khám và chỉ định làm xét nghiệm định lượng alcol trong máu.
- Trang bị và dụng cụ:
+ Dung dịch sát khuẩn: Benzalkonium hoặc Povidone-iodin (Không dùng chất sát khuẩn có cồn).
+ Ống nghiệm (tube) lấy máu có nút đậy kín và chặt, bơm tiêm lấy máu.
- Chuẩn bị đối tượng xét nghiệm và giải thích cho họ hoặc người thân (nếu có).
b) Lấy mẫu bệnh phẩm (máu):
- Sát trùng: Dùng dung dịch sát khuẩn.
- Lấy máu tĩnh mạch: 03ml
- Ống nghiệm đựng máu chuyên dùng cho xét nghiệm định lượng cồn (có nắp đậy kín).
- Sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm và chuyển ngay tới phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút; nếu phòng xét nghiệm ở xa sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm bảo quản ở 00C và chuyển ngay về cơ sở xét nghiệm gần nhất.
- Trên giấy yêu cầu xét nghiệm, phải ghi rõ giờ lấy bệnh phẩm, tên tuổi địa chỉ đối tượng xét nghiệm, tên người lấy máu, bác sĩ chỉ định ký phiếu xét nghiệm và ngày giờ.
c) Tiến hành xét nghiệm:
- Sau khi nhận mẫu, bệnh phẩm vẫn được đậy nút kín, ly tâm ngay.
- Bệnh phẩm sau ly tâm mở nút đậy và tiến hành phân tích ngay trong vòng 05 phút
- Xét nghiệm được tiến hành trên máy phân tích hóa sinh theo kỹ thuật định lượng cồn máu.
- Kết quả xét nghiệm phải đảm bảo độ tin cậy.
d) Biểu thị kết quả
- Đơn vị: mg/L hoặc mmol/L
Hệ số chuyển đổi:
mmol/L x 4,608 = mg/100mL
hoặc mmol/L x 0,04608 = g/L.
- 1Nghị định 188/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Công văn 7484/BGDĐT-CTHSSV năm 2013 tăng cường công tác tuyên truyền việc chấp hành quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 933/QĐ-BYT năm 2010 ban hành Quy định về đo nồng độ cồn (Etanol) trong máu áp dụng trong các bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 933/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/03/2010
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra