Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/1998/QĐ-CTUBBT | Phan Thiết, ngày 14 tháng 11 năm 1998 |
VỀ VIỆC: BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO VỆ NGHỀ CHÀ TẠI VÙNG BIỂN BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, ngày 25/4/1989 của Hội đồng Nhà nước
- Căn cứ Nghị định số 48/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản”.
- Căn cứ Quyết định số 621 QĐ/CT-UBBT ngày 04/5/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt dự án quy hoạch vùng chà, khai thác và bảo vệ nghề chà truyền thống tỉnh Bình Thuận đến năm 2005.
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản và Chi Cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Thuận.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về hoạt động và bảo vệ nghề chà tại vùng biển Bình Thuận”.
Điều 2: Giám đốc Sở Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện bản quy định về hoạt động và bảo vệ nghề chà tại vùng biển Bình Thuận kèm theo quyết định này.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã vùng biển chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức và kiểm tra thực hiện các quy định tại bản quy định về hoạt động và bảo vệ nghề chà theo chức năng quản lý Nhà nước của mình.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thủy sản, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Chi cục trởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, xã, phường, thị trấn vùng biển và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999, các văn bản trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ./.
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO VỆ NGHỀ CHÀ TẠI VÙNG BIỂN BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 93 /1998/QĐ-CT-UBBT ngày 14 tháng 11 năm 1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận).
Điều 1: Những cụm từ sau đây được hiểu như sau:
1/ Nghề chà: là nghề khai thác hải sản mang tính truyền thống được du nhập vào Bình Thuận từ rất lâu đời, thuộc nhóm nghề khai thác cá nổi, nhưng có kết hợp thả chà tạo môi trường, điều kiện cho cá đến trú ẩn và sinh sản.
2/ Chà: là một công trình nhân tạo đặt dới đáy biển, kết cấu bởi các vật nặng để cố định vị trí cội chà như: xác vỏ tàu thuyền, xác vỏ xe, các sọt đá...lá dừa, cây tre và các vật liệu liên kết như: dây nylon, dây sóng lá,...kết thành khối vật thể (gọi tắt là cội chà ) nhằm tạo bóng mát và nhiều khu vực trú ẩn để thu hút cá, tôm, mực và các loại thủy sinh vật khác tới trú ẩn, sinh sản. Có hai loại chà được ngư dân áp dụng là:
2-1/ Chà nổi: là cội chà liên kết với vật nổi trên mặt nước như: phao, cờ, cây tre để xác định vị trí cội chà ở trên biển.
2-2/ Chà chìm: là cội chà không có vật nổi, do chủ chà muốn giữ bí mật vị trí cội chà của mình.
3/ Chủ sở hữu cội chà hợp pháp (gọi tắt là chủ chà): là tổ chức, cá nhân được phép hành nghề khai thác hải sản trên vùng biển tỉnh Bình Thuận có tham gia thả chà và được Sở Thủy sản Bình Thuận cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cội chà.
Điều 2: Đối tượng và phạm vi áp dụng
Mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh được phép hành nghề khai thác hải sản tại vùng biển Bình Thuận đều phải thực hiện những quy định tại bản quy định này.
VỊ TRÍ VÀ NGHỀ HOẠT ĐỘNG TẠI VÙNG CHÀ QUY HOẠCH
Điều 3: Vị trí vùng chà quy hoạch.
Vùng chà quy hoạch là vùng biển được quy hoạch để thả chà; vị trí các vùng chà quy hoạch được xác định cụ thể theo bản phụ lục I kèm theo quy định này.
1/ Nghiêm cấm tất cả tàu thuyền khai thác hải sản tiến hành hoạt động đánh bắt và thả chà trong khu vực thăm dò và khai thác dầu khí;
- Khu vực khai thác dầu khí tại lô 15 -11 có diện tích 1.580 km2
- Khu vực khai thác dầu khí mỏ Bạch Hổ có diện tích 972 km2 (Tọa độ các khu vực khai thác dầu khí trên đây được quy định tại phụ lục II kèm theo quy định này).
2/ Các chủ phương tiện hành nghề khai thác hải sản không được phép thả chà ngoài vùng quy hoạch chà. Cội chà thả ngoài vùng quy hoạch không được công nhận quyền sở hữu, không được bảo vệ khi có tranh chấp và không được hưởng các quyền lợi ưu đãi về thuế theo quy định của tỉnh.
Điều 5: Nghề được phép hoạt động tại vùng chà quy hoạch.
1/ Tàu thuyền hành nghề vây rút chì, mành chà, mành đèn trong và ngoài tỉnh được phép thả chà nổi hoặc chà chìm trong vùng chà quy hoạch của tỉnh (không phân biệt ranh giới địa lý trên biển giữa các địa phương trong tỉnh). Thuyền nghề có tham gia thả chà trong vùng chà quy hoạch nhằm làm giàu thêm nguồn lợi hải sản sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của tỉnh.
2/ Tất cả các nghề khai thác hải sản (trừ nghề giã cào đơn và giã cào đôi) đều được phép hoạt động tại vùng chà nếu không gây hại đến cội chà.
3/ Khi tiến hành hoạt động khai thác hải sản trong vùng chà quy hoạch các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định dưới đây:
- Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng.
- Tham gia tích cực vào việc bảo vệ vùng chà, cội chà, giữ gìn an ninh trật tự trên biển.
- Khi tiến hành thả chà, khi chong đèn hoặc khi tiến hành hoạt động khai thác hải sản đều phải giữ khoảng cách với cội chà nổi của người khác ít nhất là 500m trong cả ban ngày và ban đêm để không gây hại đến cội chà và ảnh hưởng hoạt động đánh bắt của các nghề khai thác khác trong cùng khu vực.
Điều 6: Nghề và các hình thức khai thác bị cấm hoạt động tại vùng chà quy hoạch, bao gồm:
1/ Nghiêm cấm nghề giã cào đôi và giã cào đơn hoạt động khai thác hải sản tại các vùng chà quy hoạch.
2/ Nghiêm cấm mọi hoạt động đánh cá bằng chất nổ, xung điện, chất độc, dãy chà, chặt phá chà, khai thác hải sản tại cội chà của ngời khác khi chưa có sự đồng ý của chủ chà.
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THẢ CHÀ
Điều 7: Đăng ký chứng nhận quyền sở hữu cội chà.
1/ Tàu thuyền trong và ngoài tỉnh hoạt động nghề chà có tham gia thả chà phải có đủ thủ tục theo quy định tại khoản 1, điều 8 dưới đây để được Sở Thủy sản cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cội chà.
2/ Các chủ thuyền phải khai báo đúng toạ độ, khu vực các cội chà đã thả. Cội chà phải ghi rõ số đăng ký thuyền để thuận lợi trong công tác bảo vệ chà.
3/ Việc đăng ký quyền sở hữu cội chà bao gồm cả việc kê khai những cội chà đã thả trong các năm trước hiện đang còn phát huy hiệu quả và chà mới thả trong năm.
4/ Trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cội chà, Sở Thủy sản tổ chức khảo sát thực tế theo đăng ký thả chà của chủ thuyền để xác minh, đối chiếu làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận.
5/ Định kỳ hàng năm các chủ chà phải kê khai đăng ký chà theo hướng dẫn của Sở Thủy sản, nếu không cội chà đó không được công nhận sở hữu.
1/ Người và phương tiện hoạt động nghề chà trong vùng chà quy hoạch được Sở Thủy sản cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cội chà phải có:
- Giấy phép hoạt động nghề cá.
- Đơn xin chứng nhận quyền sở hữu cội chà được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, thị và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận chủ phương tiện có thả chà.
2/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu cội chà là cơ sở pháp lý để xét miễn, giảm thuế nghề cá và giải quyết tranh chấp chà (nếu có).
Điều 9: Quyền thả chà và từ bỏ cội chà.
Tất cả các thuyền hành nghề chà đều được phép thả chà trong vùng chà quy hoạch như quy định tại khoản 1 điều 5.
Sau một năm kể từ ngày thả chà nếu chủ chà không tiến hành tu bổ, không khai thác chà và không đăng ký thì được xem như chủ chà đã từ bỏ cội chà (chà vô chủ).
Điều 10: Nhiệm vụ bảo vệ vùng chà quy hoạch.
1/ Bảo vệ tốt vùng chà quy hoạch là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tái tạo nguồn lợi thủy sản, duy trì ổn định sản lượng khai thác hàng năm của tỉnh. Bảo vệ vùng chà quy hoạch là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người.
2/ Lực lượng chuyên trách bảo vệ là lực lượng kiểm ngư của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3/ Lực lượng hỗ trợ bảo vệ vùng chà là Bộ đội Biên phòng, các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản trên biển.
Điều 11: Trách nhiệm xử lý vi phạm:
1/ Lực lượng kiểm ngư thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm tra trên biển nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định về hoạt động tại vùng chà và bảo vệ tốt vùng chà quy hoạch của tỉnh. Phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định trong bản quy định này.
2/ Các lực lượng hỗ trợ khi phát hiện các trường hợp vi phạm những quy định trong bản quy định này thì tùy thuộc vào nhiệm vụ chức năng và thực lực của mình và hoàn cảnh nơi xảy ra vi phạm để tiến hành bắt giữ, lập biên bản và chuyển về Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh xem xét xử lý.
3/ Hình thức, thủ tục, thẩm quyền xử lý các vi phạm được áp dụng theo Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản và Nghị định 48/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về: “Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản”.
Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc phát hiện, tham gia bắt giữ người và phương tiện có những hoạt động vi phạm trong vùng thả chà sẽ được khen thưởng theo chế độ quy định.
Các tổ chức, cá nhân hành nghề khai thác hải sản nếu vi phạm những quy định trong bản quy định này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Lực lượng chuyên trách và lực lượng hỗ trợ trong công tác kiểm tra, kiểm soát và bảo vệ vùng chà nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm những quy định tại bản quy định này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1/ Sở Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những quy định tại bản quy định này trên vùng biển Bình Thuận. Căn cứ nhiệm vụ được giao, Sở Thủy sản lập dự toán khoản kinh phí chi hỗ trợ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ vùng chà theo quy định này thông qua Sở Tài chính - Vật giá và Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối trong kế hoạch chi ngân sách hàng năm của tỉnh.
2/ Uỷ ban nhân dân các huyện, thị vùng biển có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền giáo dục cho người dân những nội dung trong bản quy định này; vận động hình thành các hộ vạn nghề chà, tổ hợp tác nghề chà và triển khai các hội vận, tổ hợp tác nghề chà nhằm tích cực quản lý và bảo vệ vùng chà thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của địa phương mình.
Bản quy định này được áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Các quy định trước đây trái với quy định tại bản quy định này đều bãi bỏ./.
VÙNG CHÀ QUY HOẠCH
(Vùng chà quy hoạch được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối liền các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
Số TT | Vùng chà | Toạ độ | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | ||
1. | Tuy Phong |
| 9059”N 108031’00”E | 11012’00”N 108048’10”E | 10054’30”N 109002’00”E | 10041’30”N 108054’00”E |
|
|
|
2. | Phan Thiết | 10049’30”N 108017’00”E | 9059’30”N |
|
| 10041’30”N 108054’00”E | 10033’30”N 108043’00”E | 10012’30”N 108046’30”E |
|
3. | Phú Qúy |
|
|
|
| 10041’30”N 108054’00”E | 10033’30”N 108043’00”E | 10012’30”N 108046’30”E | 10019’00”N 108057’00”E |
4. | Hàm Tân |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Vùng 1 | 10033’00”N 107042’00”E | 10033’00”N 107057’00”E | 10013’00”N 107057’00”E | 10013’00”N 107042’00”E |
|
|
|
|
| Vùng 2 |
|
|
|
| 9032’00”N 107040’00”E | 9032’00”N 108013’00”E | 9025’00”N 108013’00”E | 9025’00”N 107040’00”E |
VÙNG VỰC CẤM THẢ CHÀ
(Khu vực cấm thả chà được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối liền các điểm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7)
Số TT | Vùng chà | Toạ độ | Diện tích (km2) |
| |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
| |||||
1 | Khu khai thác dầu khí 15-11 | 10010”30N 107050’00”E | 10010”30N 108027’00”E | 10000’00”N 108027’10”E | 100 00’00”N 108022’00”E | 9053’30”N 108010’30”E | 9053”30N 108010’30”E | 10000”00N 108010’30”E | 10000”00N 107050’00”E | 1.580 |
| ||
2 | Khu KT dầu mỏ Bạch Hổ | 19050”00N 107040’00”E | 9050”00N 108000’00”E | 9035’00”N 108000’00”E | 90 35’00”N 107040’00”E |
|
|
|
| 972 |
| ||
| Tổng cộng |
| 2.552 |
| |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Quyết định 2783/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 2783/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 4Nghị định 48-CP năm 1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Quyết định 93/1998/QĐ-CTUBBT ban hành quy định về hoạt động và bảo vệ nghề chà tại vùng biển Bình Thuận
- Số hiệu: 93/1998/QĐ-CTUBBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/11/1998
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Lê Tú Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1999
- Ngày hết hiệu lực: 07/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra