Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/1999/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU DI DÂN ĐỀN LỪ 2 PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ, QUẬN HAI BÀ TRƯNG -HÀ NỘI, TỶ LỆ 1/500

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;

- Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2000;

- Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng thành phố tại tờ trình số 601/1999/TTr-KTST ngày 13/9/1999.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt quy hoạch chi tiết khu di dân Đền Lừ 2, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng -Hà Nội, tỷ lệ 1/500 do Viện quy hoạch đô thị nông thôn - Bộ xây dựng lập và hoàn thành tháng 9/1999 với nội dung chính như sau:

I. Vị trí và quy mô nghiên cứu:

1- Vị trí:

+ Khu di dân Đền Lừ 2 nằm về phía Nam quận Hai Bà Trưng.

+ Phía Đông giáp khu di dân Đền Lừ 1

+ Phía Đông Bắc giáp các khu di dân Đại Cồ Việt, nhà máy nước Lương Yên.

+ Phía Tây giáp xí nghiệp cơ khí điện cơ

+ Phía Tây Bắc giáp làng Thanh Mai

+ Phía Nam là đường có mặt cắt ngang 40m.

2- Quy mô:

- Khu đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng với tổng diện tích nghiên cứu là 205.263 m2.

3- Mục tiêu:

- Xác lập quy hoạch ổn định lâu dài cho khu vực, phù hợp với quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội; tạo được môi trường sống, điều kiện sống ổn định cho người đô thị, làm cơ sở để quản lý và xây dựng theo quy hoạch.

- Tạo một khu đô thị mới được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

- Nhanh chóng tạo được quỹ đất phục vụ di dân giải phóng mặt bằng để cải tạo, đầu tư xây dựng các công trình của thành phố.

4- Nội dung quy hoạch chi tiết:

4.1- Các chỉ tiêu quy hoạch đạt được:

Tổng diện tích trong phạm vi nghiên cứu: 205.263m2 chiếm 100%.

Trong đó:

- Đất đường thành phố và khu vực 37254m2 chiếm 18,15%

- Đất đường đơn vị ở 13017m2 chiếm 6,34%

- Đất công cộng thành phố và khu vực 13575m2 chiếm 6,61%

- Đất trường tiểu học và trung học cơ sở 13254m2 chiếm 6,46%

- Đất nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ 7142m2 chiếm 3,48%

- Đất ở nhà thấp tầng 29112m2 chiếm 14,18%

- Đất công viên  43250m2 chiếm 21,07%

- Đất cây xanh  1320m2 chiếm 0,64%

- Đất bãi đỗ xe  1411m2 chiếm 0,69%

- Hồ điều hoà 45928m2 chiếm 22,38%.

Tổng cộng 205263m2 chiếm 22.38%

Tổng số hộ dự kiến theo quy hoạch: 538 hộ (2452 người)

Trong đó:

Nhà ở chung cư: 238 hộ (952 người) t/c 75m2 sàn/hộ 4 người /hộ.

Nhà ở: 300 hộ (1500 người) t/c 60m2 đất /hộ 5 người /hộ.

4.2- Bố cục quy hoạch tổng mặt bằng

Khu đất phía Tây:

Khu cây xanh kết hợp một số công trình dịch vụ như sân tennis, nhà thuyền và các kiốt dịch vụ... nhằm đáp ứng cho nhu cầu vui chơi giải trí và nghỉ ngơi của dân cư khu vực.

Khu đất phía Đông:

Khu đất ở góc đường 40m giao với đường 20, 5m dự kiến bố trí các khu nhà ở cao tầng ở phía mặt đường 40m, khu nhà ở thấp tầng được bố trí ở phía trong kết hợp với các khu cây xanh nhóm ở và các công trình công cộng khu ở như trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế, công trình thương nghiệp, bãi đỗ xe...

4.3- Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc:

- Dọc theo tuyến đường cấp thành phố có mặt cắt ngang 40m bố trí các công trình công cộng thành phố và nhờ ở cao tầng kết hợp dịch vụ tầng 1 cao trung bình 7 tầng, kết hợp với dãy nhà nhà cao từ 5-11 tầng của khu di dân Đền Lừ 1, tạo thành một quần thể kiến trúc hài hoà, phù hợp với yêu cầu của quy hoạch khu vực.

- Khu công viên cây xanh phía Tây khu vực nghiên cứu được bố trí chủ yếu công trình dịch vụ thấp tầng (từ 1-2 tầng) phía Tây Nam công viên dự kiến bố trí nhà thuyền, phía Đông kết thúc của trục không gian nối với khu cây xanh từ trung tâm của khu di dân Đền Lừ 1 là khu thể thao phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của dân cư trong khu vực.

- Trung tâm khu vực bố trí các công trình công cộng đơn vị ở thấp tầng, mật độ xây dựng 40-45%, kết hợp với cây xanh trong khu nhà ở tạo nên quần thể xanh trong lõi đơn vị ở xen giữa khu cao tầng và khu thấp tầng nhằm tạo cảnh quan và cải thiện điều kiện về khí hậu cho khu vực.

Trường tiểu học và trung học cơ sở cao từ 2-4 tầng có sân thể thao và vườn trường tạo thành một không gian thoáng và yên tĩnh. Ngoài ra còn có công trình thương mại và trạm y tế khu vực cao 2 tầng.

- Các khu nhà ở thấp tầng được bố trí thành các nhóm ở có lõi cây xanh nằm dọc theo tuyến đường có mặt cắt ngang 20,5m.

- Để không gian kiến trúc sinh động, mặt bằng kiến trúc được bố trí theo nhiều dạng hợp khối giữa cao tầng và thấp tầng.

4.4- Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

4.4.1- Giao thông:

a) Mạng lưới đường quy hoạch:

Đường cấp thành phố:

- Đường thành phố và đường khu vực được thiết kế trên cơ sở quy hoạch chung thủ đô Hà Nội được phê duyệt.

Phía Nam khu đất có tuyến đường chính cấp thành phố với mặt cắt ngang rộng 40m.

Phía Tây khu đất có tuyến đường cấp khu vực thành phố với mặt cắt ngang rộng 30m.

Phía Bắc khu đất là tuyến đường phân khu vực với mặt cắt ngang rộng 20,5m.

Đường nhánh và đường vào nhà trong khu vực nhà ở:

Các mạng đường nhánh quy hoạch bên trong khu vực được xây dựng để phục vụ cho các nhóm nhà ở và các khu chức năng như trường học, nhà trẻ, các công trình công cộng... nhằm đi lại thuận tiện trong khu vực và nối với mạng đường cấp thành phố giáp với khu vực quy hoạch.

Mặt cắt ngang đường:

- Đường nhánh chính có mặt cắt ngang 13,5m (lòng đường 7,5m, hè mỗi bên 3m).

- Đường vào nhà có mặt cắt ngang đường 10,5m (lòng đường 5,5m, hè mỗi bên 2,5m).

b) Bãi đỗ xe tập trung:

- Bãi đỗ xe được bố trí có diện tích 0, 141ha. Về lâu dài xây dựng nhà để xe cao 2-3 tầng, kết hợp với gửi tại các cơ sở dịch vụ.

4.4.2- Sàn nền thoát nước mưa:

a) San nền:

Cao độ thiết kế nền được lựa chọn nhằm đảm bảo yêu cầu thoát nước của công trình và phù hợp với cao độ khống chế chung của khu vực. Đồng thời cũng cân nhắc tới hệ thống thoát nước của thành phố tại khu vực hồ Yên Sở là +4,50m.

Thiết kế nền được tiến hành theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với độ chênh cao giữa 2 đường đồng mức là: Δh = 0, 05m với i ≥ 0,004

Khối lượng đắp nền các ô đất được tính theo phương pháp lưới ô vuông kích thước 20m x 20m, các trục đường được tính theo phương pháp mặt cắt trung bình.

Cao độ đắp nền: +5,85 - 6,40m

Độ cao thi công: +2,80 - 3,20m

Khu vực đào hồ:

Đáy hồ được đào tới cốt +2,00m.

Cao độ bờ hồ từ 5,75 - 5,85m.

Bùn ở lòng hồ được phơi khô và được đắp lên khu vực xây dựng công viên diện tích khoảng 4,32 ha.

Các khu vực còn lại: bùn được nạo vét và vận chuyển tới bãi thải và đắp cát thay thế lớp bùn để bảo đảm xây dựng công trình.

b) Thoát nước mưa:

- Một phần nhỏ được thoát vào hệ thống cống đang xây dựng ở khu di dân Đền Lừ 1 và chảy ra sông Kim Ngưu.

- Còn lại phần lớn nước được thoát vào hồ điều hoà của khu vực và vào tuyến mương dự kiến xây dựng ở phía tây nam rồi chảy vào tuyến mương bao hồ Yên Sở.

- Cống đặt dọc các tuyến đường được bố trí dưới lòng đường, cách mép vỉa hè 2,50m.

Tại các đường có chiều rộng ≤ 13, 5m được đặt tại tim đường.

4.4.3- Cấp nước:

Chỉ tiêu:

+ Nước cho sinh hoạt 180 l/người ngày đêm

+ Nước cho công cộng 38m3/ha ngày

+ Nước tưới, rửa đường 10m3/ha ngày

- Nguồn nước:

Theo quy hoạch nước sạch cung cấp cho khu vực Đền Lừ được lấy nguồn từ tuyến ống truyền dẫn D600 mm dự kiến đặt trên tuyến đường quy hoạch ở phía Nam ô đất từ nhà máy nước Nam Dư.

Trước mắt tuyến đường ống này chưa được xây dựng, có thể lấy từ tuyến ống truyền D600mm hiện có trên phố Nguyễn Đức Cảnh do nhà máy nước Tương Mai phát ra (ở phía tây bắc cách ô đất khoảng 200më).

- Thiết kế mạng lưới:

Mạng lưới ống cấp nước được thiết kế trong đồ án này là mạng lưới ống dùng nguồn trực tiếp từ mạng lưới ống phân phối chính của Thành phố và khu vực, từ nh'ững điểm đâu này sẽ hình thành những tuyến ống phân phối có đường kính ống nhỏ hơn như: D160mm, D110mm, D90mm, và D50mm. Nhằm tạo thành vòng nhỏ cấp nước khép kín, liên tục cho toàn khu vực.

Đất công viên, cây xanh có bố trí vòi phun tự động, dự tính ống có đường kính D50mm, các công trình xây dựng trong khu công viên đều có bố trí ống nhánh dẫn vào tận công trình, đường kính ống dự kiến D32mm - D50mm.

Trên các tuyến ống phân phối D160mm cần bố trí họng cứu hoả theo tiêu chuẩn hiện hành.

- ống nhựa pvc d225mm:

300m

- ống nhựa pvc d160mm:

800m

- ống nhựa pvc d110mm:

1300m

- ống nhựa pvc d 90 mm:

100m

- ống nhựa pvc d 63mm:

50m

- ống sắt tráng kẽm d150mm:

3100m

- ống sắt tráng kẽm d32mm:

100m

- Họng cứu hoả:

3 cái

- Họng tưới hoa:

5 cái

4.4.4. Cấp điện.

Nguồn cấp láy từ trạm 110/35/6KV Mai Động 2x 25MVA (sau này là trạm 110s/22KV- 2x40 MVA) bằng tuyến cáp trục 22KV XLPE (3x300) mm2 cấp trung chi toàn khu vực dãn dân Đền Lừ trong đó khu Đền Lừ 2 dùng tuyến trục nhánh XLPE (3 x 120)mm2.

Tổng nhu cầu sử dụng điện của khu vực: Ptt = 2751 KW.

Tổng số trạm biến áp cần xây dựng: 5 trạm = 3750 KVA.

- 0, 55 Km tuyến dây 22KV (đi ngầm).

- 5 trạm cấp.

- 1, 8 km tuyến hạ thế chiếu sáng sinh hoạt (đi nổi).

- 3, 20 km tuyến cáp 0, 4KV chiếu sáng đèn đường TNCA (cáp ngầm).

4.4.5. Thông tin bưu điện:

Tại khu di dân Đền Lừ 1 và 2 dự kiến xây dựng tổng đài vệ tinh 2000 - 5000 số ở phía nam ô đất có mối liên hệ với tổng đài điều khiển Giáp bát là tuyến trung kế cáp quang dự kiến xây mới.

Chỉ tiêu 26 máy /100 dân (năm 2005)

Số máy thuê bao 727 máy.

Khối lượng xây dựng.

Xây dựng mới: 1 tổng đài vệ tinh 5000 số

2 Km trung kế cáp quang

0, 55 km cáp gốc đi từ tổng đài đến tủ cáp.

4.4.6. Thoát nước bản và vệ sinh môi trường:

a. Hệ thống thoát nước bẩn:

- Giai đoạn đầu nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý sơ bộ và nối vào hệ thống thoát nước mưa tại một số vị trí.

- Một phần nhỏ rảnh thoát nước thải phía Đông bắc khu đất sẽ được đấu nối với cống thoát nước thải khu Đền Lừ 1 đã thiết kế, phần còn lại sẽ được thoát vào đường ống bao khu vực ở phía Tây và phía Nam khu đất để thoát ra trạm xử lý nước bẩn thành phố.

b. Rác thải khu vực:

- Đối với khu công cộng cao tầng, chung cư cao tầng, dự kiến xây dựng hệ thống đổ rác từ trên xuống bể rác. Rác được đựng vào các bao ni lông, kinh phí xây dựng được tính vào kinh phí công trình.

- Đối với khu thấp tầng (khu công cộng và nhà ở) :

Rác được thu gom và xử lý theo hợp đồng với công ty môi trường đô thị Hà Nội.

Điều II:

- Giao Kiến trúc sư trưởng thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, ký xác nhận hồ sơ, bản vẽ thiết kế theo quy hoạch chi tiết được duyệt để thực hiện và quản lý; đồng thời tổ chức công bố công khai quy hoạch chi tiết được duyệt để cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết thực hiện; Kiến trúc sư trưởng thành phố chủ trì cùng Chủ tịch UBND quận Hai Hà Trưng nghiên cứu, ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết được duyệt để quản lý và hướng dẫn thực hiện xây dựng theo quy hoạch và quy định của pháp luật.

- Giao Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch và xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều III:

Chánh Văn phòng UBND thành phố, Kiến trúc sư trưởng thành phố, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông công chính, Địa chính - Nhà đất, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, chủ tịch UBND phường Hoàng Văn Thụ; giám đốc, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. /.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Hoàng Ân

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 92/1999/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch chi tiết khu di dân Đền Lừ 2, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng -Hà Nội, tỷ lệ 1/500

  • Số hiệu: 92/1999/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/10/1999
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Đỗ Hoàng Ân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/11/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản