Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 910/QĐ-CT | Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 03 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 2 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 41/TTr-SLĐTBXH ngày 07/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 27 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Quyết định số 910/QĐ-CT ngày 17/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
STT | Tên thủ tục hành chính |
I | Lĩnh vực: An toàn lao động |
1 | Thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm. |
2 | Gửi biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ đến Thanh tra Sở LĐTBXH, Cơ quan bảo hiểm thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ Sở (nếu có). |
3 | Gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động. |
4 | Đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa. |
5 | Báo cáo công tác An toàn, vệ sinh lao động. |
6 | Thông báo về việc tuyển dụng lần đầu người dưới 15 tuổi vào làm việc. |
7 | Khai báo thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. |
8 | Thẩm định chương trình huấn luyện chi tiết về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Cơ sở. |
II | Lĩnh vực: Phòng, chống tệ nạn xã hội |
1 | Đưa người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cai nghiện, chữa trị, phục hồi tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội |
2 | Chế độ thăm gặp đối với học viên tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội |
3 | Thủ tục nghỉ chịu tang của học viên tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội |
III | Lĩnh vực: Việc làm |
1 | Tham gia bảo hiểm thất nghiệp |
2 | Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp |
3 | Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp |
4 | Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp |
5 | Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp |
6 | Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi) |
7 | Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đến) |
8 | Giải quyết hỗ trợ học nghề |
9 | Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm |
10 | Thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng |
11 | Giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động |
12 | Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm |
13 | Cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm |
14 | Gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm |
15 | Thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập |
16 | Tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Tên thủ tục: Thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Trình tự thực hiện | Bước 1. Người sử dụng lao động thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đặt trụ sở chính khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm. Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số 4 đường Hai Bà Trưng, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). |
Cách thức thực hiện | Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: 01 Công văn thông báo b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Không quy định |
Đối tượng thực hiện TTHC | Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động |
Cơ quan thực hiện THHC | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
|
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Chưa quy định |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | - Công việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm phải nằm trong các trường hợp quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, cụ thể: + Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; + Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; + Các trường hợp khác giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động |
Trình tự thực hiện | Bước 1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lập Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) Biên bản điều tra tai nạn lao động và Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động tới các tổ chức, cá nhân sau: a) Người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; b) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, nơi cơ sở có người bị nạn đặt trụ sở chính; c) Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, nơi cơ sở có người bị nạn đặt trụ sở chính để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật; d) Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của cơ sở (nếu có). Bước 2. Cơ sở nộp hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số 4 đường Hai Bà Trưng, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). |
Cách thức thực hiện | Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: 01 biên bản điều tra tai nạn lao động, 01 biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đến Sở Lao động - TB&XH b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Không quy định |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn lao động. |
Cơ quan thực hiện THHC | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
|
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Chưa quy định |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Không |
Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư Liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động |
3. Tên thủ tục: Gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động.
Trình tự thực hiện | Bước 1. 1. Đối với cơ sở: Mọi cơ sở đều phải thực hiện việc báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động (6 tháng và một năm), theo nguyên tắc: - Cơ sở đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh nào thì phải gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đó; báo cáo phải gửi trước ngày 05 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử). 2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: a) Tổng hợp tình hình tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm của các cơ sở đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh; b) Gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo một năm. Bước 2. Cơ sở nộp hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Địa chỉ: Số 4 đường Hai Bà Trưng, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). |
Cách thức thực hiện | Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: 01 bản báo cáo /kỳ báo cáo. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Không quy định |
Đối tượng thực hiện TTHC | Cơ sở (theo định nghĩa tại TTLT số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT) và Sở LĐTBXH |
Cơ quan thực hiện THHC | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Thông báo tai nạn lao động |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động.
|
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Không |
Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư Liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động |
4. Tên thủ tục: Đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa
Trình tự thực hiện | Bước 1. - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh SPHH đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (việc đánh giá phải do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định thực hiện); - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh SPHH gửi hồ sơ Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; - Sở LĐTBXH thẩm định hồ sơ và ra thông báo. Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Địa chỉ: Số 4 đường Hai Bà Trưng, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp; + Nếu hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Bước 4: Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc |
Cách thức thực hiện | Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 07, Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH; - Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; - Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng, hướng dẫn sử dụng); - Bản sao có chứng thực kết quả thử nghiệm để đánh giá hợp quy sản phẩm, hàng hóa; b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | 05 ngày làm việc |
Đối tượng thực hiện TTHC | Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh SPHH có đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Vĩnh Phúc |
Cơ quan thực hiện THHC | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | - Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 12 năm 2012, Sở LĐTBXH thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố hợp quy. - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 12 năm 2012, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Mẫu Bản công bố hợp quy (Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | - Đã thực hiện chứng nhận hợp quy. - Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa; - Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./. |
PHỤ LỤC 7
MẪU BẢN CÔNG HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY Số ............. Tên tổ chức, đơn vị:....................................................................................... Địa chỉ:............................................................................................................ Điện thoại:......................................Fax:.......................................................... E-mail.............................................................................................................. CÔNG BỐ: Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… ) .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi) .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...): .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .............., ngày.......tháng........năm.......... |
|
5. Tên thủ tục: Báo cáo công tác An toàn, vệ sinh lao động.
Trình tự thực hiện | Bước 1. Cơ sở lao động, kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc, đơn vị đến thi công tại tỉnh Vĩnh Phúc phải thực hiện báo cáo công tác an toàn - vệ sinh lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, định kỳ một năm hai lần. - Báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 05 tháng 7. - Báo cáo năm gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau. Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số 4 đường Hai Bà Trưng, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). |
Cách thức thực hiện | Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: 01 bản báo cáo b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Không quy định |
Đối tượng thực hiện TTHC | Cơ sở lao động, chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại tỉnh Vĩnh Phúc, đơn vị đến thi công tại tỉnh Vĩnh Phúc |
Cơ quan thực hiện THHC | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
|
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp (phụ lục 4 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011). |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Không |
Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư Liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở lao động |
PHỤ LỤC SỐ 4
MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế)
ĐỊA PHƯƠNG:...................................
DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ:...............
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố................
BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo:.......................năm.......
Tên 1:..................................................................................................................................
Ngành nghề sản xuất kinh doanh2:........................................................................................
Loại hình 3:..........................................................................................................................
Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý4:.....................................................................................
Địa chỉ: (số nhà, đường phố, quận, huyện, thị xã).................................................................
TT | Các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo | ĐVT | Số liệu |
1 | Lao động |
|
|
1.1. Tổng số lao động | Người |
| |
- Trong đó: Tổng số lao động nữ | Người |
| |
1.2. Số Lao động trực tiếp | Người |
| |
- Trong đó: + Tổng số lao động nữ | Người |
| |
| + Lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV, V, VI) | Người |
|
2 | Tai nạn lao động |
|
|
- Tổng số vụ tai nạn lao động | Vụ |
| |
+ Trong đó, số vụ có người chết | Vụ |
| |
- Tổng số người bị tai nạn lao động | Người |
| |
+ Trong đó, số người chết vì tai nạn lao động | Người |
| |
- Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp…) | Triệu đồng |
| |
- Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền) | Triệu đồng |
| |
- Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động | Ngày |
| |
3 | Bệnh nghề nghiệp |
|
|
- Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại thời điểm báo cáo | Người |
| |
Trong đó, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp | Người |
| |
- Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp | Ngày |
| |
- Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề nghiệp | Người |
| |
- Tổng chi phí cho người bị bệnh nghề nghiệp phát sinh trong năm (Các khoản chi không tính trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động như: điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp…) | Triệu đồng |
| |
4 | Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động |
|
|
+ Loại I | Người |
| |
+ Loại II | Người |
| |
+ Loại III | Người |
| |
+ Loại IV | Người |
| |
+ Loại V | Người |
| |
5 | Huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động |
|
|
- Tổng số người sử dụng lao động được huấn luyện/tổng số người sử dụng lao động hiện có | Người/người |
| |
- Tổng số cán bộ an toàn - vệ sinh lao động được huấn luyện/Tổng số cán bộ an toàn - vệ sinh lao động hiện có | Người/người |
| |
- Tổng số an toàn- vệ sinh viên được huấn luyện/ Tổng số ATVSV hiện có | Người/người |
| |
- Số người lao động được cấp thẻ an toàn/Tổng số người lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động | Người/người |
| |
- Tổng số người lao động được huấn luyện | Người |
| |
- Tổng chi phí huấn luyện: (Chi phí này nằm trong Chi phí tuyên truyền, huấn luyện nêu tại Điểm 10) | Triệu đồng |
| |
6 | Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ |
|
|
- Tổng số | Cái |
| |
- Trong đó: + Số đã được đăng ký | Cái |
| |
+ Số đã được kiểm định | Cái |
| |
7 | Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi |
|
|
- Số giờ làm thêm bình quân/ngày, người | Giờ |
| |
- Số ngày làm thêm bình quân/6 tháng (hoặc cả năm)/1 người | Ngày |
| |
8 | Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật |
|
|
- Tổng số người | Người |
| |
- Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong Chi phí chăm sóc sức khỏe nêu tại Điểm 10) | Triệu đồng |
| |
9 | Tình hình đo đạc môi trường lao động |
|
|
- Số mẫu đo môi trường lao động | Mẫu |
| |
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn | Mẫu |
| |
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo + Nhiệt độ + Bụi + Ồn + Rung + Hơi khí độc + ... | Mẫu/mẫu |
| |
10 | Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động |
|
|
- Các biện pháp kỹ thuật an toàn | Triệu đồng |
| |
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh | Triệu đồng |
| |
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân | Triệu đồng |
| |
- Chăm sóc sức khỏe người lao động | Triệu đồng |
| |
- Tuyên truyền, huấn luyện | Triệu đồng |
| |
- Chi khác | Triệu đồng |
|
| ............ngày........ tháng................năm |
Hướng dẫn cách ghi:
- Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Loại hình doanh nghiệp (3): Ghi theo đối tượng áp dụng của Thông tư này, cụ thể:
o Doanh nghiệp nhà nước;
o Công ty Trách nhiệm hữu hạn/ Công ty TNHH 01 thành viên;
o Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước;
o Doanh nghiệp tư nhân;
o Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài;
o Công ty hợp danh;
o Hợp tác xã...;
o Khác.
- Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):
o Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty;
o Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty;
o Ghi tên Sở, Ban, Ngành, nếu trực thuộc Sở Ban ngành tại địa phương;
o Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
o Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.
6. Tên thủ tục: Thông báo về việc tuyển dụng lần đầu người dưới 15 tuổi vào làm việc.
Trình tự thực hiện | Bước 1. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu tuyển dụng lần đầu người dưới 15 tuổi vào làm việc. Người sử dụng lao động thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc nơi Cơ sở đặt trụ sở chính. Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số 4 đường Hai Bà Trưng, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). |
Cách thức thực hiện | Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: 01 bản đăng ký lần đầu sử dụng người dưới 15 tuổi vào làm việc. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Không quy định |
Đối tượng thực hiện TTHC | Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động |
Cơ quan thực hiện THHC | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
|
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Mẫu đăng ký lần đầu sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc (phụ lục kèm theo Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/06/2013). |
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC | Tuyển dụng lần đầu người dưới 15 tuổi vào làm việc. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/06/2013 về ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi vào làm việc |
PHỤ LỤC
MẪU ĐĂNG KÝ LẦN ĐẦU SỬ DỤNG NGƯỜI DƯỚI 15 TUỔI LÀM VIỆC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
ĐĂNG KÝ LẦN ĐẦU SỬ DỤNG NGƯỜI DƯỚI 15 TUỔI LÀM VIỆC TẠI CƠ SỞ LAO ĐỘNG
Tên doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh: ………………………………………………….
Loại hình sản xuất kinh doanh: ………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố
STT | Họ và tên | Ngày/tháng /năm sinh | Giới tính | Trình độ văn hóa | Tên công việc | Ngày bắt đầu tuyển dụng | Loại HĐLĐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày.... tháng.... năm |
Trình tự thực hiện | Bước 1. - Các tổ chức, cá nhân sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu hoặc khi đưa các đối tượng kiểm định từ tỉnh, thành phố thuộc trung ương khác đến sử dụng, thì phải gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) phiếu khai báo sử dụng thiết bị và bản phô tô Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (lần đầu, bất thường) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi sử dụng các đối tượng kiểm định; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận khai báo cho đối tượng kiểm định đủ điều kiện theo quy định. Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Địa chỉ: Số 4 đường Hai Bà Trưng, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp; + Nếu hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Bước 4: Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc |
Cách thức thực hiện | Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Phiếu khai báo (Ban hành kèm theo mẫu tại Phụ lục 13, Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014). Bản phô tô Phiếu kết quả kiểm định của máy, thiết bị. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | 07 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Các tổ chức, cá nhân sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. |
Cơ quan thực hiện THHC | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Giấy xác nhận khai báo do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố nơi có thiết bị được sử dụng cấp |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Phiếu khai báo (theo mẫu tại Phụ lục 13, Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH). |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu hoặc khi đưa các đối tượng kiểm định từ tỉnh, thành phố thuộc trung ương khác đến sử dụng. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012; - Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Trình tự thực hiện | Bước 1. - Trên cơ sở chương trình khung huấn luyện nhóm 4, Cơ sở xây dựng chương trình huấn luyện chi tiết về an toàn lao động, vệ sinh lao động, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi Cơ sở có trụ sở chính. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định chương trình huấn luyện chi tiết của Cơ sở; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số 4 đường Hai Bà Trưng, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp; + Nếu hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Bước 4: Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc |
Cách thức thực hiện | Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Văn bản đề nghị thẩm định của Cơ sở kèm theo Chương trình huấn luyện chi tiết về an toàn lao động, vệ sinh lao động. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị thẩm định của Cơ sở. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân,có thuê mướn, sử dụng lao động. |
Cơ quan thực hiện THHC | Cơ sở tổ chức huấn luyện |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Văn bản trả lời của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Không |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012; - Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động |
LĨNH VỰC: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
1. Thủ tục “Đưa người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cai nghiện, chữa trị, phục hồi tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội”
Trình tự thực hiện | Bước 1. Người nghiện ma túy, người bán dâm nộp hồ sơ tự nguyện xin vào Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội để được chữa trị, cai nghiện, phục hồi (đối với người chưa thành niên phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ). Đơn được gửi cho Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người tự nguyện xin vào Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm xét duyệt hồ sơ và căn cứ vào khả năng tiếp nhận của Trung tâm để ra quyết định tiếp nhận. Quyết định tiếp nhận được gửi cho người tự nguyện, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột hoặc người giám hộ (nếu là người chưa thành niên) và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Địa chỉ: Xã Kim Long - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp; + Nếu hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Bước 4: Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội |
Cách thức thực hiện | Nộp trực tiếp tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn của người tự nguyện xin vào Trung tâm theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012; - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn (có công chứng hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu). b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | 07 (bảy) ngày làm việc |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện xin vào Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội để được chữa trị, cai nghiện, phục hồi. |
Cơ quan thực hiện THHC | Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định tiếp nhận của Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Đơn của người tự nguyện xin vào Trung tâm theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012. |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện xin vào Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội để được chữa trị, cai nghiện, phục hồi. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 - Thông tư số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
……………..1 ngày ….. tháng ….. năm 20....
ĐƠN TỰ NGUYỆN CAI NGHIỆN, CHỮA TRỊ TẠI TRUNG TÂM
Kính gửi: Giám đốc Trung tâm ……………………….
Tên tôi là:....................................................................................................................
Sinh ngày:............... /.......... /...............
CMND số:......................... Ngày cấp.......... /....... /.......... Nơi cấp:..............................
Đề nghị Trung tâm cho phép tôi được tự nguyện cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm.
Các hình thức cai nghiện, chữa trị, giáo dục đã thực hiện (nếu có)..............................
.......................................................................................................................................
Thời gian tự nguyện cai nghiện, chữa trị:................................... tháng2
Tôi xin cam kết trong thời gian ở Trung tâm:
- Chịu sự quản lý và chấp hành mọi nội quy, quy chế, chế độ điều trị, cai nghiện của Trung tâm;
- Thanh toán mọi chi phí liên quan tới việc điều trị, cai nghiện tại Trung tâm theo quy định của pháp luật (với người chưa thành niên gia đình hoặc người giám hộ cam kết phần này).
Kính đề nghị Trung tâm xem xét, giải quyết./.
| NGƯỜI LÀM ĐƠN |
CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH (đối với người chưa thành niên)
Tên tôi là................................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................
CMND số:......................... Ngày cấp: ........../......../......... Nơi cấp:.............................
Quan hệ với người tự nguyện cai nghiện cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm:.................... (tài liệu chứng minh kèm theo)
Đề nghị Trung tâm cho phép bố (mẹ, anh, chị, em, con, người được giám hộ) của tôi là ông (bà, anh, chị) được điều trị, cai nghiện, tự nguyện tại Trung tâm. Gia đình tôi cam kết sẽ tích cực hỗ trợ việc điều trị, cai nghiện và thanh toán mọi chi phí liên quan tới việc điều trị, cai nghiện cho ông/bà/anh/chị ……………………… tại Trung tâm theo quy định của pháp luật./.
| Người cam kết |
____________
1 Địa danh
2 Thời gian tối thiểu là 6 tháng đối với người cai nghiện tự nguyện và 3 tháng đối với người bán dâm
2. Thủ tục “Chế độ thăm gặp thân nhân đối với học viên tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội”
Trình tự thực hiện | Bước 1. Khi tới thăm gặp học viên, thân nhân học viên xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, điền vào Đơn đề nghị thăm gặp học viên và sổ thăm gặp học viên do Trung tâm cung cấp. Bước 2: Tổ thăm gặp có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, quản lý hoạt động thăm gặp, giải đáp những thắc mắc của thân nhân và học viên về chế độ thăm gặp, có quyền đình chỉ việc thăm gặp nếu vi phạm nội quy Trung tâm và chế độ thăm gặp và có trách nhiệm cập nhật thông tin theo dõi hoạt động thăm gặp vào sổ thăm gặp học viên, vào Sổ giám sát hoạt động thăm |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn của thân nhân học viên theo mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012. - Sổ thăm gặp học viên viên theo mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012. - Giấy chứng minh nhân dân (xuất trình). b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Ngay sau khi nhận được hồ sơ. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Thân nhân học viên. |
Cơ quan thực hiện THHC | Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Giải quyết của trung tâm cho thân nhân thăm gặp học viên. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Đơn của thân nhân học viên theo mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012. - Sổ thăm gặp học viên viên theo mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012. |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Theo yêu cầu của thân nhân học viên. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012. |
Mẫu số 14
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
......................1 ngày … tháng … năm 20…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THĂM GẶP HỌC VIÊN
Kính gửi: Giám đốc Trung tâm ………………………..
Tên tôi là:.............................................................................................................
Sinh ngày:.............. /........... /..............
CMND số:........................... Ngày cấp.......... /....... /........ Nơi cấp:......................
là2........................... của ông/bà3................................ Sinh ngày: ......./........./.......
CMND số:................................ Ngày cấp........ /........ /...... Nơi cấp:.....................
đang được cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm theo Quyết định số..........................
ngày.......... /........... /........... của...........................................................................4
Đề nghị Trung tâm cho phép tôi được thăm, gặp ông/bà......................................
Tôi cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin trên và cam kết thực hiện đúng các quy định của Trung tâm về chế độ thăm gặp học viên.
Kính đề nghị Trung tâm xem xét, giải quyết./.
| NGƯỜI LÀM ĐƠN |
____________
1 Địa danh
2 Ghi rõ mối quan hệ gia đình, họ hàng với học viên
3 Tên người đang được cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm
4 Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Giám đốc Trung tâm
Mẫu số 15
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 6/6/2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an
TRUNG TÂM …………………..
SỔ THĂM GẶP HỌC VIÊN
Họ và tên học viên: .............................................................................................. Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................... Ngày vào Trung tâm:............................................................................................. Theo Quyết định số …..............ngày …………………………. của ....................... ..............................................................................................................................
|
DANH SÁCH THÂN NHÂN ĐĂNG KÝ THĂM GẶP
TT | Họ và tên | Quan hệ với người đang được quản lý, chữa trị tại Trung tâm | Số CMND | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
13 |
|
|
|
|
14 |
|
|
|
|
15 |
|
|
|
|
16 |
|
|
|
|
THEO DÕI HOẠT ĐỘNG THĂM GẶP
TT | Họ và tên | Quan hệ với học viên | Số CMND | Ngày thăm gặp | Chữ ký của cán bộ phụ trách thăm gặp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Thủ tục “Thủ tục nghỉ chịu tang của học viên tại trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội”
Trình tự thực hiện | Bước 1: Gia đình học viên phải làm Đơn đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học viên cư trú gửi Giám đốc Trung tâm. Nội dung Đơn phải nêu rõ họ tên, số Chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với học viên, thời gian đề nghị cho học viên được nghỉ chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để học viên sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang, chịu chi phí đón học viên về nhà và đưa trở lại Trung tâm. Bước 2: Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị của gia đình học viên, Giám đốc Trung tâm (hoặc người được Giám đốc Trung tâm ủy quyền) phải xem xét, Quyết định việc cho học viên nghỉ chịu tang. Quyết định phải bằng văn bản, nêu rõ thời gian được nghỉ, trách nhiệm của gia đình trong việc đưa đón, quản lý học viên trong thời gian về chịu tang. Quyết định được gửi cho gia đình học viên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và lưu trong hồ sơ học viên. |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn đề nghị của gia đình học viên có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học viên cư trú. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | Ngay sau khi nhận được hồ sơ. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Gia đình học viên |
Cơ quan thực hiện THHC | Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định cho học viên nghỉ chịu tang. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Theo yêu cầu của gia đình học viên |
Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012. |
1. Thủ tục “Tham gia bảo hiểm thất nghiệp”
Trình tự thực hiện | Bước 1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật việc làm và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật việc làm để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số 4 đường Hai Bà Trưng, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp; + Nếu hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Bước 4: Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc |
Cách thức thực hiện | Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định của người lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam b) Số lượng hồ sơ: Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Thời hạn giải quyết | Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người sử dụng lao động |
Cơ quan thực hiện THHC | Cơ quan bảo hiểm xã hội |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên. |
2. Thủ tục “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp”:
Trình tự thực hiện | Bước 1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Bước 2. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả và trao phiếu cho người nộp hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trả lại cho người nộp và nêu rõ lý do. Bước 3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động. Bước 4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả người lao động phải đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Cách thức thực hiện | - Người lao động phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. - Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 17 Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: 1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. 2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: - Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; - Quyết định thôi việc; - Quyết định sa thải; - Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; - Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó. 3. Sổ bảo hiểm xã hội. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người thất nghiệp có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Cơ quan thực hiện THHC | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH). |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | - Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp. - Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật việc làm. - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên. |
Mẫu số 03: Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ……………................
Tên tôi là:.…………..…..………………………. sinh ngày ...... /……./…… Nam □, Nữ □
Số chứng minh nhân dân: .............................................................................................
Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:.............................................................................
Số sổ BHXH: .................................................................................................................
Số điện thoại:………….……..…………… Địa chỉ email (nếu có)...................................
Dân tộc:………………………. Tôn giáo:.........................................................................
Số tài khoản (ATM nếu có)…….….…………… tại ngân hàng:......................................
Trình độ đào tạo:.............................................................................................................
Ngành nghề đào tạo:.......................................................................................................
Nơi thường trú (1):..........................................................................................................
Chỗ ở hiện nay (2):.........................................................................................................
Ngày ………/………../…………, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (tên đơn vị)
tại địa chỉ:.........................................................................................................................
Lý do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:.................................................
.........................................................................................................................................
Loại hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:...................................................................
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp................................tháng.
Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ ATM):..............
Kèm theo Đề nghị này là (3).......................................................................... và Sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| .........., ngày ....... tháng ..... năm …….. |
Ghi chú:
(1, 2) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
(3) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Thủ tục “Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp”
Trình tự thực hiện | Bước 1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Bước 2: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bước 3: Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 đến gửi người lao động để biết và thực hiện |
Cách thức thực hiện | Khi người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Giấy tờ chứng minh về việc không thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Cơ quan thực hiện THHC | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên. |
4. Thủ tục “Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp”
Trình tự thực hiện | Bước 1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định đối với người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Bước 2: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bước 3: Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động để biết và thực hiện. |
Cách thức thực hiện | Người lao động phải trực tiếp đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Văn bản Thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng của người lao động theo quy định. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | 02 ngày làm việc |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. |
Cơ quan thực hiện THHC | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản Thông báo về việc tìm kiếm việc làm (mẫu số 16 ban hành theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH). |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Người lao động tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định khi bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ:…….
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ………………….............................
Tên tôi là: .................................................sinh ngày ............. / ............ /………
Số chứng minh nhân dân: ……………………...…………………………………..
Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:………………………………………..........
Chỗ ở hiện nay:..……………….…………………………………...……………….
Số điện thoại:...................................................................................................
Theo Quyết định số..........… ngày........./......../........ tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp.......tháng, kể từ ngày......./....../..... đến ngày….../......../...... tại tỉnh/thành phố.....................................
Tôi thông báo kết quả tìm kiếm việc làm theo quy định, cụ thể như sau:
(1) Đơn vị thứ nhất (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
(2) Đơn vị thứ hai (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).
………..…………………………………………………………………………………….
(…) Tên đơn vị thứ (…): (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).
………………………………………………………………………………………………
Tình trạng việc làm hiện nay:
□ Không có việc làm
□ Có việc làm nhưng chưa giao kết HĐLĐ/HĐLV (ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ, công việc đang làm)............................…………………………………………………………………………………. Tình trạng khác (ốm đau, thai sản,…..)…………………………………………………
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là đúng sự thật, nếu sai tôi chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./.
5. Thủ tục “Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp”
Trình tự thực hiện | Bước 1. + Đối với người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp: Có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định và kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp). Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. + Đối với người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp: Sau 2 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng; trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch việc làm theo quy định; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; chết; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Bước 2: Giám đốc Sở lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bước 3: Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động. |
Cách thức thực hiện | Đối với người lao động chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì người lao động trực tiếp thông báo hoặc gửi thông báo theo đường bưu điện kèm theo các giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp). |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đối với trường hợp người lao động phải thông báo với với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định: * Văn bản Thông báo của người lao động về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. * Các giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bao gồm một trong các giấy tờ sau: - Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (để tính thời gian chấm dứt hưởng). - Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp chưa hết thời hạn hưởng nhưng đã tìm được việc làm. - Giấy triệu tập thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an đối với người thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an. - Quyết định hưởng lương hưu. - Giấy tờ chứng minh về việc 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng. - Giấy tờ chứng minh về việc không thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong 03 tháng liên tục. - Giấy tờ chứng minh người lao động định cư ở nước ngoài (xác minh của Xã, phường, thị trấn...). - Giấy báo nhập học đối với học tập trong nước. Trường hợp học tập ở nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh về việc xuất cảnh. - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan có thẩm quyền. - Giấy chứng minh người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chết (Giấy chứng tử, xác minh của Xã, phường, thị trấn....). - Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền. - Quyết định của tòa án tuyên bố mất tích. - Quyết định tạm giam, chấp hành hình phạt tù của cơ quan có thẩm quyền. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Không quy định |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Cơ quan thực hiện THHC | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm dịch vụ việc làm. |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Thông báo về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động (mẫu số 23 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/NĐ-CP - Quy định đối với người lao động chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên). |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau: hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; sau 2 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng; trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch việc làm theo quy định; ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; chết; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam, chấp nhận hình phạt tù. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên. |
Mẫu số 23: Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
THÔNG BÁO
Về việc ………………………………… (1)
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm …………………………
Tên tôi là:………………………………………. sinh ngày:……………………………
Số chứng minh nhân dân: …………...……………………………...…………………
Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:…………………………………………………
Số sổ BHXH:………..............................................................................................
Nơi thường trú:………….…...................................................................................
Chỗ ở hiện nay:..……………….………………………...……………………………..
Hiện nay, tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số.................. ngày ....../....../........ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố.........................
Tổng số tháng tôi đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: ........... tháng
Nhưng vì lý do (1)…………………………………………….……………….nên tôi gửi thông báo này (kèm theo bản chụp giấy tờ có liên quan).
Đề nghị quý Trung tâm xem xét, thực hiện các thủ tục về chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tôi chưa nhận tiền tại tổ chức bảo hiểm xã hội./.
| ……, ngày … tháng … năm …… |
Ghi chú:
(1) Có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
6. Thủ tục “Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi)”
Trình tự thực hiện | Bước 1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến. Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định. |
Cách thức thực hiện | Người lao động phải trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm để đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. |
Cơ quan thực hiện THHC | Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp và văn bản thông báo Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động chuyển đi dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH). |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định và có nhu cầu chuyển hưởng trợ cấp nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên. |
Mẫu số 10: Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NƠI HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm …………………………………
Tên tôi là: ............................................. sinh ngày…......./…..…/…………
Số chứng minh nhân dân: ……………………...…………………………….
Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:………………………………………..
Số sổ BHXH:……........................................................................................
Nơi thường trú:………….…........................................................................
Chỗ ở hiện nay:..…….…………….…………………………...………………
Hiện nay, tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số ............ ngày ......../......./.......... của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố.......................
Tổng số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp:……………...……tháng
Đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: ................tháng
Nhưng vì lý do:…………………………………….………………….
tôi đề nghị quý Trung tâm chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh/thành phố.................... để tôi được tiếp tục hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định./.
7. Thủ tục “Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đến)”
Trình tự thực hiện | Bước 1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ trường hợp theo quy định tại Khoản 6 Điều 22 Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. |
Cách thức thực hiện | Người lao động phải trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến để nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động; - Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp; - Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; - Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có); - Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Cơ quan thực hiện THHC | Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Người lao động có nhu cầu hưởng TCTN nơi chuyển đến. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên. |
8. Thủ tục “Giải quyết hỗ trợ học nghề”
Trình tự thực hiện | * Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: Bước 1: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề gửi cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bước 2: Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu quy định. Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động. Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả người lao động phải đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH. * Đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nhưng không thuộc diện hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Bước 1: Người lao động có nhu cầu học nghề nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cùng với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động có nhu cầu học nghề. Bước 2: Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu quy định. Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động. Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả người lao động phải đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH. |
Cách thức thực hiện | Người lao động phải nộp đơn đề nghị hỗ trợ học nghề trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp: Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu quy định. - Hồ sơ đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp: + Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó. + Sổ bảo hiểm xã hội. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp |
Cơ quan thực hiện THHC | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định về việc hỗ trợ học nghề hoặc văn bản trả lời người lao động đối với trường hợp người lao động không đủ điều kiện để được hỗ trợ học nghề theo quy định |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Đề nghị hỗ trợ học nghề (mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH). |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | - Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp. - Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật việc làm. - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên. |
Mẫu số 18: Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ……………………………………….
Tên tôi là:............................................sinh ngày............../............. /..............
Số chứng minh nhân dân: …………………..…...………………………………
Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:……………………………………………
Số sổ BHXH:………......................................................................................
Nơi thường trú (1):………….…......................................................................
Chỗ ở hiện nay (2):..……………….………………………...……………………
Số điện thoại để liên hệ (nếu có):...................................................................
Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số............................ ngày ........./......../........... của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố........................; thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là ................ tháng (từ ngày......../......./.........đến ngày......./......./........) (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp).
Tổng số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp: …… tháng (đối với trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp).
Tôi có nguyện vọng tham gia khóa đào tạo nghề ……………… với thời gian …….. tháng, tại (tên cơ sở dạy nghề, địa chỉ)………………………….
Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết chế độ hỗ trợ học nghề để tôi được tham gia khóa đào tạo nghề nêu trên./.
| …......, ngày ....... tháng ..... năm ..... |
Ghi chú:
(1, 2) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
9. Thủ tục “Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm”
Trình tự thực hiện | Bước 1: Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm. Bước 2: Người lao động ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn, nhu cầu giới thiệu việc làm vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo mẫu quy định và nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm. Bước 3: Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và căn cứ vào nhu cầu, khả năng của người lao động, nhu cầu tuyển lao động của người sử dụng lao động để kết nối việc làm phù hợp với người lao động. Bước 4: Trung tâm dịch vụ việc làm gửi cho người lao động Phiếu giới thiệu việc làm theo mẫu quy định. Bước 5: Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi kết quả dự tuyển lao động để kịp thời hỗ trợ người lao động. |
Cách thức thực hiện | Người lao động phải trực tiếp nộp phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm và được tư vấn, giới thiệu việc làm trực tiếp. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | không quy định. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. |
Cơ quan thực hiện THHC | Trung tâm dịch vụ việc làm |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm (mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH). |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có nhu cầu tìm kiếm việc làm. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên. |
Mẫu số 01: Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm…….............
Họ và tên: ....................................................... sinh ngày ...... /……./…… Nam □, Nữ □
Số chứng minh nhân dân: .............................................................................................
Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:.............................................................................
Số sổ BHXH: .................................................................................................................
Số điện thoại:……………..……..……….Địa chỉ email (nếu có).....................................
Dân tộc:…………………………. Tôn giáo:.....................................................................
Nơi thường trú................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay (1):.........................................................................................................
Tình trạng sức khỏe:.......................................................................................................
Chiều cao (cm): ……………………….. Cân nặng(kg): ...................................................
Trình độ giáo dục phổ thông: .........................................................................................
Ngoại ngữ:…………………………….Trình độ:................................................................
Tin học: …………………….………....Trình độ:................................................................
Trình độ đào tạo:
Số TT | Chuyên ngành đào tạo | Trình độ đào tạo (2) |
1 |
|
|
2 |
|
|
…. |
|
|
Trình độ kỹ năng nghề (nếu có)………………………………………………………………
Khả năng nổi trội của bản thân
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
I. THÔNG TIN VỀ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
Số TT | Tên đơn vị đã làm việc | Thời gian làm việc | Vị trí công việc đã làm |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
….. |
|
|
|
Mức lương (trước lần thất nghiệp gần nhất):………………………………………………
Lý do thất nghiệp gần nhất:………………………………………………………………….
II. TÌNH TRẠNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM HIỆN NAY
Đã liên hệ tìm việc làm ở đơn vị nào (từ lần thất nghiệp gần nhất đến nay):…………
…………………………………………………………………………………………………
III. NHU CẦU TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
1. Tư vấn
Chính sách, pháp luật về lao động việc làm □ Việc làm □
Bảo hiểm thất nghiệp □ Khác □
2. Giới thiệu việc làm
Vị trí công việc:…………………………………………………………………
Mức lương thấp nhất:………………………………………………………….
Điều kiện làm việc:……………………………………………………………..
Địa điểm làm việc: ……………………………………………………………..
Khác:……………………………………………………………………………..
Loại hình đơn vị: Nhà nước □; Ngoài nhà nước □; Có vốn đầu tư nước ngoài □
………, ngày...... tháng...... năm ...........
| Người đề nghị |
Ghi chú:
(1) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
(2) Công nhân kỹ thuật không có chứng chỉ nghề, chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 03 tháng, sơ cấp từ 03 tháng đến dưới 12 tháng, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên
10. Thủ tục “Thông báo về việc tìm việc làm hằng tháng”
Trình tự thực hiện | Bước 1: Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015. Bước 2: Ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Bước 3: Trường hợp ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động không phải thực hiện việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm. |
Cách thức thực hiện | Người lao động phải trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện việc thông báo tìm kiếm việc làm |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Văn bản Thông báo về việc tìm kiếm việc làm b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | không quy định. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Cơ quan thực hiện THHC | Trung tâm dịch vụ việc làm |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Người lao động tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Thông báo về việc tìm kiếm việc làm (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH). |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ:…….
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ………………….............................
Tên tôi là: ....................................................sinh ngày ............. / ............ /………
Số chứng minh nhân dân: …………………….………………………………………
Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:……………………………............................
Chỗ ở hiện nay:..……………….…………………………...………………………….
Số điện thoại:........................................................................................................
Theo Quyết định số.......... ngày......./....../........ tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp.............tháng, kể từ ngày......./....../..... đến ngày….../......../...... tại tỉnh/thành phố..................
Tôi thông báo kết quả tìm kiếm việc làm theo quy định, cụ thể như sau:
(1) Đơn vị thứ nhất (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
(2) Đơn vị thứ hai (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).
………..………………………………………………………………………………………….
(…) Tên đơn vị thứ (…): (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).
………..………………………………………………………………………………………….
………..………………………………………………………………………………………….
Tình trạng việc làm hiện nay:
□ Không có việc làm
□ Có việc làm nhưng chưa giao kết HĐLĐ/HĐLV (ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ, công việc đang làm)………………………………Tình trạng khác (ốm đau, thai sản,…..)………
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là đúng sự thật, nếu sai tôi chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./.
Trình tự thực hiện | Bước 1: Người sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động phải nộp hồ sơ theo quy định cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của đơn vị để thẩm định. Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Trường hợp không hỗ trợ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người sử dụng lao động. Bước 3: Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ; 01 bản đến Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để báo cáo; 01 bản đến trung tâm dịch vụ việc làm; 01 bản đến người sử dụng lao động để thực hiện và 01 bản đến cơ sở dạy nghề cho người lao động trong trường hợp việc đào tạo không do người sử dụng lao động thực hiện. |
Cách thức thực hiện | Người sử dụng lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. - Phương án thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ hoặc sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP. - Giấy tờ chứng minh không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP. - Văn bản xác nhận của tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động theo quy định. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Người sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động. |
Cơ quan thực hiện THHC | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | - Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật việc làm có sử dụng người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp. - Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; - Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh; - Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động; - Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nêu trên. |
12. Thủ tục “Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm”
Trình tự thực hiện | Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động dịch vụ việc làm gửi hồ sơ (01 bộ) trực tiếp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm) để đăng ký giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ (01 bộ) hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tài khoản, tên giám đốc, số điện thoại. - Trước 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động. - Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, người đứng đầu doanh nghiệp phải có văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về địa điểm mới kèm giấy tờ chứng minh tính hợp lệ của địa điểm mới trong thời hạn 15 ngày, trước ngày thực hiện việc chuyển địa điểm. |
Cách thức thực hiện | Doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động dịch vụ việc làm gửi hồ sơ (01 bộ) trực tiếp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp; - Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xuất trình bản gốc để đối chiếu; - Bản sao chứng thực Giấy xác nhận của Ngân hàng về việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định. - Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | không quá 15 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ). |
Đối tượng thực hiện TTHC | Doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động dịch vụ việc làm. |
Cơ quan thực hiện THHC | Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm) |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. |
Phí, lệ phí | Do Bộ tài chính quy định |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện, cụ thể như sau: 1. Có trụ sở theo quy định: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên. 2. Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định: Bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng. 3. Đã thực hiện ký quỹ theo quy định sau: - Doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây viết tắt là ngân hàng) và có xác nhận của ngân hàng về tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012; - Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014; - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2014. |
Trình tự thực hiện | Bước 1: Doanh nghiệp đã có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hư hỏng hoặc thay đổi một trong các nội dung của giấy phép, doanh nghiệp có nhu cầu cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm gửi hồ sơ (01 bộ) trực tiếp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm) để đăng ký cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đủ (01 bộ) hồ sơ cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Giấy phép được cấp lại có thời hạn không quá thời hạn của giấy phép đã được cấp trước đó. |
Cách thức thực hiện | Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có nhu cầu cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm gửi hồ sơ (01 bộ) trực tiếp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép của doanh nghiệp; - Giấy phép bị hư hỏng hoặc bản sao các giấy tờ chứng minh việc thay đổi một trong các nội dung của giấy phép. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Không quá 15 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ). |
Đối tượng thực hiện TTHC | Doanh nghiệp đã có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có nhu cầu cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. |
Cơ quan thực hiện THHC | Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền. |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Giấy phép được cấp lại. |
Phí, lệ phí | Do Bộ tài chính quy định |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Trong trường hợp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm còn thời hạn sử dụng, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị mất, bị hư hỏng giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hoặc thay đổi một trong các nội dung của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012; - Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014; - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2014. |
Trình tự thực hiện | Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn, doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm gửi hồ sơ (01 bộ) trực tiếp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm) để đăng ký gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được (01 bộ) hồ sơ gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp. Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Mỗi lần gia hạn không quá 60 tháng |
Cách thức thực hiện | Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có nhu cầu gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm gửi hồ sơ (01 bộ) trực tiếp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp; - Giấy phép đã hết hạn; - Bản sao các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện cấp giấy phép, cụ thể: + Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên. + Bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng. + Doanh nghiệp đã nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây viết tắt là ngân hàng). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Không quá 15 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ). |
Đối tượng thực hiện TTHC | Doanh nghiệp hoạt động dịch việc làm có nhu cầu gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm |
Cơ quan thực hiện THHC | Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền. |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được gia hạn. |
Phí, lệ phí | Do Bộ tài chính quy định |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Trong thời hạn 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn, Doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc thì làm thủ tục gia hạn giấy phép. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012; - Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014; - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2014. |
Trình tự thực hiện | Bước 1: Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập gửi hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập 01 (một) bộ đến cơ quan, tổ chức thẩm định được quy định tại Điều 11 Nghị định này để thẩm định; đối với các cơ quan có liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan đó vào mục nơi nhận của công văn hoặc tờ trình đề nghị thành lập. Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số 4 đường Hai Bà Trưng, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp; + Nếu hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Bước 4: Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Sở Lao động - TB&XH |
Cách thức thực hiện | Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở lao động - TB&XH |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: a) Văn bản thẩm định, văn bản tham gia góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các tài liệu khác có liên quan; b) Dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập đã được hoàn chỉnh về nội dung và thể thức. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | 20 ngày làm việc |
Đối tượng thực hiện TTHC | Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh |
Cơ quan thực hiện THHC | Ủy ban nhân dân tỉnh |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | - Điều kiện thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm: + Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể. + Phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1833/QĐ-TTg ngày 28/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các Trung tâm dịch vụ việc làm giai đoạn 2016 - 2025). + Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới). + Có trang thiết bị, phương tiện làm việc để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và công chức, viên chức và người lao động. + Có ít nhất 15 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên. + Kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan có thẩm quyền thành lập bảo đảm theo quy định của pháp luật. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012; - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm; - Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. |
Trình tự thực hiện | Bước 1: Cá nhân, tổ chức đề nghị tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm gửi hồ sơ đến Sở Lao động - TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc; Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số 4 đường Hai Bà Trưng, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp; + Nếu hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Bước 4: Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Sở Lao động - TB&XH |
Cách thức thực hiện | Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở lao động - TB&XH |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: a) Đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; b) Tờ trình đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và dự thảo quyết định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; c) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
Thời hạn giải quyết | 25 ngày làm việc |
Đối tượng thực hiện TTHC | Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh |
Cơ quan thực hiện THHC | Ủy ban nhân dân tỉnh |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm. |
Phí, lệ phí | Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | a) Thực hiện việc điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập; b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có). Việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện khi có một trong các điều kiện sau: a) Không còn chức năng, nhiệm vụ; b) Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không có hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thành lập; c) Theo yêu cầu sắp xếp về tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập để phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012; - Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm; - Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. |
- 1Quyết định 875/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 876/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 875/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 876/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 7Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
Quyết định 910/QĐ-CT năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 910/QĐ-CT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Văn Trì
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra