Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 904/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 25 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Tiếp theo Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 04/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC năm 2019;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua.

Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm soát TTHC-Văn phòng Chính phủ;
- Như Điều 5;
- Lưu: VT, KSTT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thành Đô

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 904/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

a) Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Đề nghị giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 21 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ xuống còn 18 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, cụ thể:

+ Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc xuống còn 01 ngày;

+ Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày xuống còn 03 ngày.

- Lý do: Quy định thời hạn giải quyết 21 làm việc không kể thời gian bổ sung là chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân.

b) Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi điểm c Khoản 1 và điểm b Khoản 3 Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;

- Tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

a) Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Đề nghị giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 21 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ xuống còn 18 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, cụ thể:

+ Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc xuống còn 01 ngày;

+ Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày xuống còn 03 ngày.

- Lý do: Quy định thời hạn giải quyết 21 làm việc không kể thời gian bổ sung là chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân.

b) Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi điểm c Khoản 1 và điểm b Khoản 3 Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;

- Tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 904/QĐ-UBND năm 2019 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên

  • Số hiệu: 904/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/09/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Lê Thành Đô
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/09/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.