Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 901/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 12 tháng 9 năm 2022 |
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG CUNG CẤP KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH BẮC NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa năm 2015;
Căn cứ Luật Quốc phòng năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 21/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về khu vực phòng thủ;
Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tại Tờ trình số 1968/TTr-BCH ngày 23 tháng 8 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 12/10/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 3. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh - Chủ tịch Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Ninh; các thành viên Hội đồng, Bộ phận thường trực Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Ninh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG CUNG CẤP KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định tổ chức, thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương pháp hoạt động, quan hệ công tác … của Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ cấp tỉnh (sau đây viết gọn là Hội đồng).
Điều 2. Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các uỷ viên, Bộ phận thường trực Hội đồng; các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
TỔ CHỨC, THÀNH PHẦN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG; THÀNH VIÊN VÀ BỘ PHẬN THƯỜNG TRỰC
Điều 3. Tổ chức, thành phần, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng
1. Tổ chức
a) Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định thành lập (kiện toàn) và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ tỉnh từ thời bình;
b) Hội đồng cung cấp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Thành phần (có quyết định kiện toàn Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ tỉnh)
3. Chức năng, nhiệm vụ
a) Tham mưu với UBND, Ban Chỉ đạo khu vực phòng thủ tỉnh về công tác bảo đảm quốc phòng của khu vực phòng thủ;
b) Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh xem xét, quyết định chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm nhân lực, vật lực, tài chính, vận động, huy động nguồn lực cho xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ; giúp UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai và kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác bảo đảm cho khu vực phòng thủ.
Điều 4. Quyền hạn của Hội đồng
1. Chỉ đạo các sở, ngành liên quan, Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ các huyện (thị xã, thành phố); Ban hậu cần nhân dân cơ sở (Ban cung cấp) cấp xã báo cáo tình hình, kế hoạch bảo đảm quốc phòng, quân sự, kết quả xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ.
2. Đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thanh tra việc thực hiện kế hoạch, phương án, biện pháp xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh về bảo đảm quốc phòng, quân sự địa phương.
3. Tổ chức sơ kết, tổng kết và công tác thi đua, khen thưởng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoạt động khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện về bảo đảm quốc phòng, quân sự địa phương theo quy định.
4. Tham gia diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, chỉ đạo cấp huyện diễn tập khu vực phòng thủ theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
1. Hội đồng hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Mọi hoạt động của Hội đồng tuân thủ quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước … trong thực hiện công việc.
3. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; sử dụng phương tiện, trang thiết bị, nhân lực do cơ quan, đơn vị mình quản lý để thực hiện nhiệm vụ.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
1. Chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh về toàn bộ hoạt động của Hội đồng.
2. Chỉ đạo xây dựng chương trình làm việc của Hội đồng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng.
3. Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo khu vực phòng thủ tỉnh về công tác bảo đảm quốc phòng, quân sự của khu vực phòng thủ tỉnh.
4. Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm nhân lực, vật chất, tài chính, vận động, huy động nguồn lực cho xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ tỉnh.
5. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo đảm cho khu vực phòng thủ; chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng, giải quyết các công việc, ký các văn bản của Hội đồng và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó chủ tịch Hội đồng
1. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng: Điều hành hoạt động của Bộ phận Thường trực Hội đồng; tham mưu với Chủ tịch Hội đồng về công tác bảo đảm quân sự và tổng hợp nhu cầu bảo đảm quốc phòng của khu vực phòng thủ tỉnh; thay mặt Chủ tịch Hội đồng giải quyết các công việc và ký các văn bản của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền.
2. Các Phó chủ tịch Hội đồng: Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, thực hiện xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ tỉnh theo ngành, lĩnh vực quản lý; thay mặt Chủ tịch Hội đồng giải quyết các công việc và ký các văn bản của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ủy viên Hội đồng
Theo phạm vi, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực phụ trách đề xuất với Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng những nội dung xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý.
Điều 9. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Thường trực Hội đồng
1. Giúp Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng để tham mưu với Chủ tịch Hội đồng duy trì hoạt động của Hội đồng, công tác bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và tổng hợp nhu cầu bảo đảm cho các lực lượng trong khu vực phòng thủ tỉnh; Bộ phận Thường trực Hội đồng đặt tại cơ quan Bộ CHQS tỉnh.
2. Phối hợp với cơ quan chức năng của Văn phòng uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp, báo cáo và chuẩn bị tài liệu về những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận ở phiên họp Hội đồng và gửi đến các thành viên Hội đồng theo quy định.
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 10. Nội dung hoạt động (theo quy định tại Khoản 4, Điều 4, Thông tư số 41/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng)
1. Hội đồng làm việc theo phương pháp xin ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức họp (hội nghị) để thảo luận và biểu quyết công khai vào các chương trình, đề án, kế hoạch, báo cáo tổng hợp … do Bộ phận Thường trực Hội đồng chuẩn bị, cụ thể:
a) Thời bình: Theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, sở, ngành … vào đầu kỳ kế hoạch (hằng năm, 5 năm …) các thành viên chuẩn bị các yếu tố, đề xuất nội dung gửi Bộ phận Thường trực tổng hợp và báo cáo Hội đồng. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ban, sở, ngành … xây dựng hệ thống kế hoạch liên quan đến hoạt động của khu vực phòng thủ tỉnh. Tham gia diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn, đạo diễn Hội đồng cung cấp các huyện (thị xã, thành phố) diễn tập.
b) Trong các trạng thái quốc phòng: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Hội đồng theo yêu cầu, nhiệm vụ; căn cứ chức trách, nhiệm vụ, các thành viên Hội đồng chuẩn bị những nội dung đề xuất với Hội đồng … ; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, bổ sung, điều chỉnh hệ thống kế hoạch động viên quốc phòng, bảo đảm nhân lực, vật lực, tài chính cho nhiệm vụ quốc phòng trong chuyển địa phương vào các trạng thái quốc phòng và chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kết hợp huy động tiềm lực kinh tế của địa phương để bảo đảm cho tác chiến phòng thủ; chỉ đạo xây dựng thế trận hậu cần, kỹ thuật, tổ chức dự trữ vật chất hậu cần bảo đảm cho tác chiến phòng thủ lâu dài; điều hành thống nhất các hoạt động bảo đảm nhân lực, vật lực, tài chính cho lực lượng vũ trang và Nhân dân phục vụ tác chiến phòng thủ; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khác khi Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Khi tỉnh chuyển vào tình trạng khẩn cấp: Hội đồng nhanh chóng kiện toàn, bổ sung đầy đủ thành phần cần thiết. Tổ chức họp Hội đồng bàn các biện pháp bảo đảm cho lực lượng làm nhiệm vụ A2, tổ chức bảo đảm hậu cần cho huy động lực lượng dự bị động viên, nhiệm vụ A3, A4 và sơ tán nhân dân.
Khi tỉnh chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang hoạt động thời chiến: Tổ chức họp bàn các biện pháp bảo đảm kinh tế - xã hội chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến, bảo đảm nhu cầu quốc phòng cho năm đầu chiến tranh. Bộ phận Thường trực Hội đồng hoạt động và điều hành tại Sở chỉ huy Thống nhất ở căn cứ hậu phương của tỉnh.
Khi tỉnh đã thông qua kế hoạch tác chiến phòng thủ: Hội đồng họp triển khai các nhiệm vụ cụ thể, theo chức năng của từng Ủy viên chịu trách nhiệm đề xuất xây dựng kế hoạch, tổ chức hiệp đồng với các ngành, các cấp để tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cho tác chiến phòng thủ tỉnh. Duy trì chế độ báo cáo hằng ngày vào 17 giờ 00 và sinh hoạt kiểm điểm công tác 10 ngày 1 lần; khi có nhiệm vụ đột xuất Hội đồng họp theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Chuẩn bị tài liệu: Bộ phận Thường trực Hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ tài liệu, chương trình, kế hoạch … cho tổ chức họp Hội đồng hoặc gửi đến các thành viên Hội đồng.
3. Kết luận, thông báo: Sau mỗi phiên họp Hội đồng, Kết luận của Chủ tịch được báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và thông báo đến các thành viên Hội đồng, các sở, ngành, Hội đồng cung cấp các huyện (thị xã, thành phố).
4. Quy định về sử dụng con dấu của Hội đồng: Chủ tịch Hội đồng sử dụng con dấu của UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch ủy quyền sử dụng con dấu của sở, ngành đó đúng quy định của pháp luật.
Điều 12. Chế độ làm việc, thông tin
1. Chế độ làm việc
a) Thời bình
Định kỳ 6 tháng 1 lần, các thành viên Hội đồng báo cáo kết quả hoạt động trong lĩnh vực được phân công về Bộ phận Thường trực Hội đồng để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Hàng năm, thực hiện sơ kết, tổng kết theo quy định (tại Điều 9, Thông tư số 41/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng).
b) Khi chuyển địa phương vào các trạng thái quốc phòng.
Thực hiện chế độ họp, báo cáo theo quy định (tại điểm b, khoản 1, Điều 11 Quy chế này).
2. Chế độ thông tin: Trong từng trạng thái quốc phòng, Hội đồng có thông báo cụ thể về các nội dung hoạt động, điều hành thực hiện nhiệm vụ.
Điều 13. Kinh phí hoạt động của Hội đồng: Thực hiện theo Điều 41 của Nghị định số 21/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về khu vực phòng thủ.
Điều 14. Quy định về khen thưởng, kỷ luật
1. Quy định về khen thưởng: Thực hiện theo Luật Thi đua khen thưởng và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong thực hiện nhiệm vụ khu vực phòng thủ của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Quy định về kỷ luật: Thực hiện theo quy định của Quân đội và pháp luật của nhà nước hiện hành ở thời bình, thời chiến.
Điều 15. Quan hệ công tác giữa các thành viên Hội đồng
1. Giữa Chủ tịch Hội đồng với các Phó Chủ tịch Hội đồng là mối quan hệ lãnh đạo, điều hành.
2. Giữa Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng với các Ủy viên Hội đồng là mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo.
3. Giữa các thành viên Hội đồng là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng.
Điều 16. Quan hệ công tác giữa Hội đồng với các cơ quan chức năng
1. Giữa Hội đồng cấp tỉnh với Tỉnh uỷ là mối quan hệ chịu sự lãnh đạo.
2. Giữa Hội đồng với Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch UBND tỉnh là mối quan hệ tham mưu, chỉ đạo.
3. Giữa Hội đồng với Ban Chỉ đạo khu vực phòng thủ tỉnh là mối quan hệ chịu sự chỉ đạo về bảo đảm cho quốc phòng.
4. Giữa Hội đồng với Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự tỉnh là mối quan hệ chịu sự chỉ đạo, phối hợp, hiệp đồng bảo đảm.
5. Giữa Hội đồng cấp tỉnh với Hội đồng cấp huyện (thị xã, thành phố) là mối quan hệ chỉ đạo, điều hành bảo đảm.
6. Giữa Hội đồng cấp tỉnh với các sở, ngành hoặc tương tương có lãnh đạo tham gia thành viên Hội đồng là mối quan hệ tham mưu, chỉ đạo bảo đảm.
Ngoài ra Chủ tịch UBND tỉnh có quy định cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực quản lý, theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Trách nhiệm thực hiện
1. Các thành viên Hội đồng; các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy chế này.
2. Quá trình thực hiện có vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ phận Thường trực Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ tỉnh để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định.
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
- 1Quyết định 191/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ tỉnh Ninh Bình
- 2Nghị quyết 51/2021/NQ-HĐND về xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 474/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế hoạt động của Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ tỉnh Bình Phước
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Quốc phòng 2018
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2022
- 4Quyết định 191/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ tỉnh Ninh Bình
- 5Nghị quyết 51/2021/NQ-HĐND về xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 474/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế hoạt động của Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ tỉnh Bình Phước
Quyết định 901/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế hoạt động của Hội đồng cung cấp khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 901/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Hương Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra