Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 90/2001/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC: QUI ĐỊNH ĐỊNH MỨC THU VÀ SỬ DỤNG NGUỒN THU PHÍ THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM, ĐỀN NGỌC SƠN, ĐỀN CỔ LOA VÀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ KHÁC THUỘC THÀNH PHỐ QUẢN LÝ

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ;

- Căn cứ Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;

- Căn cứ Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/ NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước;

- Căn cứ Thông tư số 21/2001/TT-BTC ngày 3/4/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi một số nội dung tại Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/ NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước;

- Căn cứ Thông tư số 78//1999/TT-BTC ngày 22/6/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu phí, lệ phí theo Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài;

- Xét tờ trình của Sở Văn hoá và Thông tin tại công văn số 249/VHTT ngày 14/3/2001 và đề nghị của Sở Tài chính Vật giá tại tờ trình số 2340/TTr- STCVG ngày 04/9/2001;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Thống nhất quy định mức thu phí (áp dụng chung cho người Việt Nam và người nước ngoài) tham quan các di tích lịch sử, công trình văn hoá do thành phố quản lý như sau:

- Đối với di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, Đền Cổ Loa: 2.000đồng/lượt người.

- Đối với các di tích lịch sử, văn hoá còn lại nếu đủ điều kiện thu phí tham quan di tích lịch sử được áp dụng mức thu trên.

Điều 2: Nguồn thu từ phí tham quan di tích lịch sử được sử dụng như sau:

a. Tỷ lệ trích để lại cho đơn vị trực tiếp thu phí tham quan di tích: 90% số tiền thực thu phí tham quan di tích lịch sử, văn hoá. Số còn lại 10% được nộp cho Ngân sách Thành phố.

b. Nội dung chi từ nguồn thu được để lại cho đơn vị sử dụng (90% số tiền thực thu phí tham quan di tích lịch sử, văn hoá); Theo đúng quy định tại điểm b.2.2 mục 2 Thông tư số 21/2001/TT-BTC ngày 3/4/2001 của Bộ Tài chính.

Cuối năm nếu chi không hết phải nộp Ngân sách Thành phố.

Điều 3:

Đơn vị thu phí tham quan di tích phải đăng ký mẫu vé và quyết toán hoá đơn, ấn chỉ với Cục Thuế Hà Nội theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Hàng năm các đơn vị thu phí tham quan di tích lịch sử, Văn hoá có trách nhiệm lập dự toán thu, chi khoản phí này báo cáo Sở Văn hoá và Thông tin, Sở Tài chính Vật giá (nếu đơn vị thu phí trực thuộc UBND các Quận, Huyện) xem xét phê duyệt và thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2001. Mọi văn bản trước đây trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 5: Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính Vật giá, Văn hoá và Thông tin; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội, Cục trưởng Cục Thuế Thành phố; Chủ tịch UBND các Quận, Huyện, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trưởng ban Quản lý Di tích và Danh thắng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Văn Vượng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 90/2001/QĐ-UB quy định mức thu và sử dụng nguồn thu phí tham quan di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, Đền Cổ Loa và các di tích lịch sử, Văn hoá khác thuộc Thành phố Hà Nội quản lý

  • Số hiệu: 90/2001/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/10/2001
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Phan Văn Vượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản