Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 898/QĐ-UBND | Đắk Nông, ngày 31 tháng 5 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh tại Tờ trình số 133/TTr-LMHTX ngày 23 tháng 5 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm an toàn của Tổ hợp tác, Hợp tác xã tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Giám đốc Kho bạc nhà nước Đắk Nông; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CỬA HÀNG TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU VÀ BÁN SẢN PHẨM AN TOÀN CỦA TỔ HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 898/QĐ-UBND ngày 31/5/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể; xuất phát từ thực tiễn trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các điểm bán hàng hóa, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh thì việc xây dựng Đề án cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của Tổ hợp tác, Hợp tác xã tỉnh Đắk Nông là cần thiết để giải quyết các vấn đề sau:
- Trưng bày, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm an toàn của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã của tỉnh nhằm tìm hiểu nhu cầu thị trường để sản xuất (thị trường là mệnh lệnh của sản xuất), kích thích sản xuất phát triển. Mặt khác, định hướng giúp đỡ và tạo niềm tin cho người nông dân yên tâm sản xuất sản phẩm an toàn theo đúng quy trình, chất lượng; hình thành chuỗi giá trị bền vững, được quản lý chặt chẽ từ đầu vào, sản xuất, thu hoạch, chế biến đến cung ứng ra thị trường; đồng thời tháo gỡ tình trạng “được mùa rớt giá, được giá lại mất mùa”.
- Thông qua Cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm an toàn của Tổ hợp tác, Hợp tác xã tỉnh Đắk Nông để bán sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng sẽ góp phần giải quyết vấn đề án an toàn thực phẩm hiện nay, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư nhiều Nitrat (NO3), kim loại nặng, vi sinh vật, hóa chất bảo quản, kích thích sinh trưởng,... gây tác hại đến sức khỏe con người.
- Thông qua Cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm an toàn của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để kết nối tiêu thụ hàng hóa nông sản có lợi thế của tỉnh với các tỉnh khác, với hệ thống siêu thị của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (dự kiến đến năm 2020 có 200 siêu thị ở các thành phố lớn của cả nước).
- Về các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh do các hợp tác xã sản xuất có giá trị kinh tế cao, điển hình như: Cà phê bột của HTX nông nghiệp Công Bằng Thận An, sản xuất từ hạt cà phê được cấp giấy chứng nhận Fair Trade, được coi là “cà phê sạch”, đang được thị trường ưa chuộng, giá bán cao hơn cà phê bột trên thị trường khoảng 1,5 lần; sản phẩm tiêu ngũ sắc (5 màu, sấy bằng Hồng ngoại) của HTX thương mại nông nghiệp Thuận Phát, có giá bán cao hơn 5 lần tiêu đen trên thị trường, tiêu sọ của HTX nông nghiệp hữu cơ Đồng Thuận, Khoai lang giống Nhật cấy ghép mô của HTX Bon N’Ting, Chanh dây của HTX Nông lâm nghiệp thương mại du lịch Tia Sáng, Mít Thái Lan của HTX nông lâm nghiệp Đắk Mil, lúa gạo sản phẩm Vietgap của HTX thủy nông Buôn Choah; sản xuất rau, củ, quả Vietgap của HTX nông nghiệp Hào Quang,... cần thiết có cửa hàng để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, không những giới thiệu, bán sản phẩm mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
1.1. Tên Đề án
Thành lập Cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm an toàn của Tổ hợp tác, Hợp tác xã tỉnh Đắk Nông.
1.2. Đơn vị, địa điểm thực hiện
- Tên đơn vị: Liên minh HTX tỉnh Đắk Nông.
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, phường Nghĩa Đức, Gia Nghĩa, Đắk Nông.
- Điện thoại: 0501.3543.545 - Fax: 0501.3543.953
- Người đại diện: Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh.
- Địa điểm thực hiện: Thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông.
- Tổ chức điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm hàng hóa an toàn của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm có chứng nhận chất lượng hàng hóa (VIETGAP, GLOBALGAP), Fair Trade, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, kết quả phân tích mẫu sản phẩm về các chỉ tiêu như vi sinh vật, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng của đơn vị có chức năng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Thông qua Cửa hàng để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã đến với các thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Nắm bắt nhu cầu của thị trường và xác định đối tượng khách hàng để hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã.
- Nâng cao thu nhập của thành viên và người lao động trong các Tổ hợp tác, Hợp tác xã thông qua việc giải quyết đầu ra, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, định hướng để các Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất hàng hóa thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Mục tiêu hoạt động của Cửa hàng từ năm 2017 đến năm 2020 là giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã là chính, kết hợp với việc bán sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Các đơn vị đưa sản phẩm đến trưng bày, giới thiệu tại Cửa hàng được miễn phí. Trường hợp bán được sản phẩm thì trích một khoản chi phí để thanh toán tiền điện, nước, tiền thuê nhân viên bảo vệ, kê dọn sắp đặt hàng hóa, vệ sinh, khấu hao tài sản (kệ, tủ để hàng, bàn ghế, máy tính tiền, tủ lạnh bảo quản sản phẩm, thiết bị kiểm soát hàng hóa...), bổ sung chi phí kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, máy đo Nitrat (NO3), Test kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật- VP10, chất tạo nạc, hàn the,... Với tinh thần tiết kiệm chi phí bán hàng sẽ thanh toán cho Tổ hợp tác, Hợp tác xã với giá mua cao hơn so với siêu thị, các thương lái, các sạp ở chợ, các ki ốt bán lẻ, sẽ kích thích phát triển sản xuất sản phẩm an toàn, hỗ trợ thiết thực cho các thành viên Tổ hợp tác, Hợp tác xã tăng thêm thu nhập. Đây là lợi thế của tiêu thụ sản phẩm: “Lấy hàng tại gốc, bán tại ngọn”, được các cơ quan nhà nước hỗ trợ kiểm tra chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Từ năm 2021 trở đi Cửa hàng sẽ hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính. Khi đó, kết nối chặt chẽ với hệ thống các siêu thị của Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (có thể là một siêu thị của Liên hiệp hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam).
3. Nội dung, sản phẩm chủ lực của Cửa hàng
* Địa điểm: Tại trung tâm thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông bằng hình thức thuê nhà.
* Quy mô: Như một siêu thị mini, gồm có các quầy trưng bày, giới thiệu sản phẩm, khu vực giành cho khách mua sắm, thưởng thức các sản phẩm an toàn như: Cà phê, nước uống Chanh dây, sầu riêng, mít Thái Lan,... khu vực tư vấn cho khách hàng về an toàn thực phẩm, về chủng loại, chất lượng sản phẩm, đóng gói, ký kết hợp đồng tiêu thụ; khu vực thanh toán tiền; khu vực chứa hàng, bảo quản sản phẩm,...
- Diện tích thuê nhà: Từ 180 m2 trở lên.
- Các mặt hàng (có dự kiến danh mục sản phẩm hàng hóa kèm theo).
Các sản phẩm của Tổ hợp tác, Hợp tác xã trong tỉnh. Riêng đối với sản phẩm dùng để ăn, uống yêu cầu có cấp giấy chứng nhận hàng hóa, cơ sở sản xuất an toàn.
Các sản phẩm nông lâm, thủy hải sản của Tổ hợp tác, Hợp tác xã ngoài tỉnh có chứng nhận hàng hóa mà trong tỉnh chưa sản xuất được nhằm cung ứng đa dạng sản phẩm cho người tiêu dùng.
Trong khi sản phẩm của Tổ hợp tác, Hợp tác xã còn ít, sẽ trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm hàng hóa nông sản an toàn khác.
- Hình thức bán hàng của Tổ hợp tác, Hợp tác xã: Theo hình thức ký gửi, nhận hàng trong tuần, thanh toán vào ngày cuối tuần.
- Cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của Tổ hợp tác, Hợp tác xã do Liên minh HTX tỉnh thành lập; hoạt động theo mô hình đơn vị trực thuộc Liên minh HTX tỉnh, chịu sự chỉ đạo điều hành của Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, Thường trực Liên minh HTX tỉnh, có con dấu và tài khoản giao dịch. Tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động do Liên minh Hợp tác xã tỉnh quyết định ban hành.
- Điều động 3 biên chế sang làm việc có thời hạn tại Cửa hàng, gồm: 01 Cửa hàng trưởng điều hành hoạt động chung, 2 viên chức để giới thiệu các sản phẩm, tư vấn về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn, mô hình sản xuất hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh, hướng dẫn ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm (kể cả cung ứng rau, củ, quả an toàn cho các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể của các tổ chức, các trường học bán trú,...).
Mục đích của việc sử dụng biên chế của Liên minh HTX tỉnh là để giảm chi phí hoạt động, hàng hóa cạnh tranh được với thị trường, có điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức Liên minh HTX tỉnh, các Tổ hợp tác, Hợp tác xã cung ứng hàng hóa. Mặt khác, khi Cửa hàng mới đi vào hoạt động, doanh thu bán hàng còn ít thì cũng không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Cửa hàng do có hỗ trợ từ Ngân sách của tỉnh như: Tiền thuê mặt bằng, tiền lương Cửa hàng trưởng, các viên chức tư vấn hỗ trợ khách hàng được ngân sách trả lương theo biên chế của Liên minh HTX tỉnh. Từ năm 2021 Cửa hàng sẽ tự chủ tài chính.
- Một số nhân viên của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã đến phối hợp với Cửa hàng để giới thiệu và bán sản phẩm.
- Hợp đồng 2 người do Cửa hàng trả lương để bảo vệ, vệ sinh, sắp xếp hàng hóa.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y), Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để giám sát chất lượng sản phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hướng dẫn thủ tục về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận sản phẩm sản xuất theo chuỗi, chứng nhận sản phẩm an toàn, công bố hợp quy/công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Thuê nhà để làm Cửa hàng khi chưa đầu tư xây dựng xong Cửa hàng;
- Tu sửa, bổ sung một số hạng mục công trình, gồm: Lắp đặt hệ thống điện, nước, bảng hiệu, kệ, tủ, khay, máy tính tiền, bàn ghế, tủ bảo quản thực phẩm tươi sống, phòng chống cháy, nổ,...);
- In, phát hành các tài liệu, thông tin giới thiệu, quảng bá sản phẩm;
- Tổ chức khai trương đưa Cửa hàng vào hoạt động;
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa.
- Thuê nhà: Mỗi năm 180 triệu đồng (15 triệu đồng/tháng).
- Bổ sung, tu sửa một số hạng mục, mua sắm, lắp đặt các loại trang thiết bị, máy móc, dụng cụ, bảng hiệu,... khoảng 300 triệu đồng.
- Trang thiết bị kiểm tra nhanh an toàn thực phẩm 70 triệu đồng/năm.
(Riêng phương tiện vận chuyển hàng hóa, kho lạnh bảo quản sản phẩm sẽ đầu tư dần bằng nguồn tích lũy cửa Cửa hàng, vốn xã hội hóa).
- Hỗ trợ của Ngân sách nhà nước:
Kinh phí thuê nhà để làm Cửa hàng, năm 2017: 110 triệu đồng (từ tháng 5 đến tháng 12/2017 đã được cấp dự toán ngân sách Nhà nước), 3 năm 2018- 2020: 540 triệu đồng (mỗi năm 180 triệu đồng).
Hỗ trợ trang thiết bị kiểm tra nhanh an toàn thực phẩm như: Máy đo Nitrat (NO3), Test kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu, hàn the, chất tạo nạc trong chăn nuôi,... và xây dựng mã vạch trích xuất sản phẩm của Tổ hợp tác, Hợp tác xã; mỗi năm hỗ trợ 70 triệu đồng. Từ năm 2018- 2020 là 210 triệu đồng.
Ngân sách tỉnh hỗ trợ trong 4 năm 2017- 2020 là 860 triệu đồng, từ năm 2018-2020 là 750 triệu đồng (năm 2017 đã bố trí kinh phí).
- Kinh phí ứng trước chi thường xuyên của Liên minh Hợp tác xã tỉnh: 200 triệu đồng, năm 2017: 100 triệu đồng, năm 2018: 100 triệu đồng dùng để tu sửa, bổ sung một số hạng mục, mua sắm, lắp đặt các loại trang thiết bị, máy móc, dụng cụ,... sẽ hoàn ứng khi Cửa hàng có doanh thu bán hàng.
- Nguồn vốn xã hội hóa đầu tư máy móc, trang thiết bị, bảo quản hàng hóa để bán tại Cửa hàng khoảng 200 triệu đồng.
Tổng kinh phí đầu tư Cửa hàng là 1.260 triệu đồng.
- Cửa hàng đảm nhiệm chức năng “cầu nối” và hỗ trợ các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trong việc sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, tạo giá trị gia tăng và giảm tối đa chi phí các khâu trong chuỗi giá trị. Trước hết là có chỗ để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm, sau đó có cơ hội để kết nối tiêu thụ hàng hóa với các tỉnh và các thành phố trong cả nước, đặc biệt là hệ thống các siêu thị của Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam. Từ đó, sẽ tác động trở lại tạo ra sản phẩm có quy mô hàng hóa ổn định và sản phẩm có sức lan tỏa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng của người tiêu dùng, nâng cao thu nhập bền vững cho thành viên và người lao động. Qua đó, sẽ kịp thời tư vấn hỗ trợ cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã hoàn chỉnh các thủ tục để xâm nhập sâu vào thị trường tiêu thụ như: Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ, cấp giấy chứng nhận tập thể; có điều kiện mở rộng sản xuất đối với các sản phẩm hàng hóa có lợi thế của tỉnh. Hạn chế tình trạng nhiều Tổ hợp tác, Hợp tác xã sau khi thành lập không tiêu thụ được hàng hóa ngừng hoạt động hoặc có hoạt động nhưng mang tính hình thức, hoạt động cầm chừng.
- Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển theo Kết luận số 56-KL/TW, ngày 21/02/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
- Góp phần vào việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương X.
- Thực hiện Tiêu chí số 13 về Phát triển nông thôn mới; trong đó yêu cầu xã nông thôn mới phải có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật hợp tác xã năm 2012 và xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Cửa hàng sẽ tư vấn, hỗ trợ trong việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực của các xã trong tỉnh (thông qua các Tổ hợp tác, Hợp tác xã).
- Góp phần vào việc thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm vì lợi ích chung của người sản xuất và người tiêu dùng. Tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư về phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
- Đa dạng hóa các hình thức cung ứng các sản phẩm nông nghiệp an toàn, hướng tới bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Tháng 5- 6/2017. Thuê địa điểm, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để khai trương Cửa hàng đi vào hoạt động.
2. Phân công trách nhiệm các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện
2.1. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Triển khai thực hiện Đề án Cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm an toàn của Tổ hợp tác, Hợp tác xã tỉnh Đắk Nông; phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, các Tổ hợp tác, Hợp tác xã lựa chọn các sản phẩm hàng hóa có chứng nhận an toàn, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm.
- Phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư, Sở Công thương, Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để hỗ trợ các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trong việc quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Tuyên truyền trên trang Website của Liên minh HTX tỉnh về các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc trưng của tỉnh.
- Ứng trước kinh phí chi thường xuyên của Liên minh HTX tỉnh để sửa chữa, bổ sung một số hạng mục, mua sắm, lắp đặt các loại trang thiết bị, máy móc, dụng cụ,... sẽ hoàn ứng khi Cửa hàng có doanh thu bán hàng.
- Quản lý hoạt động Cửa hàng một cách thiết thực, hiệu quả.
- Hàng quý, năm báo cáo UBND tỉnh và các Sở, Ban, ngành liên quan về việc triển khai thực hiện Đề án, kết quả hoạt động của Cửa hàng.
2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phân công cho các đơn vị chức năng thuộc Sở chủ trì, phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tổ chức hỗ trợ các Tổ hợp tác, Hợp tác xã áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Vietgap, GolobalGap), hoàn thiện các, thủ tục trước khi đưa sản phẩm vào trưng bày như cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận sản phẩm an toàn, giấy chứng nhận vệ sinh thú y, giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất theo chuỗi được kiểm soát an toàn thực phẩm.
- Thường xuyên trao đổi thông tin với Liên minh HTX tỉnh về việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Cung cấp danh sách các cơ sở áp dụng GAP, cơ sở sản xuất sản phẩm an toàn cho Liên minh Hợp tác xã tỉnh liên hệ nguồn hàng để giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh thực hiện tốt Tiêu chí thứ 13 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới đến năm 2020 (xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật hợp tác xã năm 2012 và có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững).
- Thực hiện tốt Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ đổi mới, phát triển kinh tế tập thể lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 giữa Liên minh Hợp tác xã tỉnh với sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đặt ra mục tiêu đến năm 2020 là: “80- 90% số Tổ hợp tác, Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đúng luật. Các Tổ hợp tác, Hợp tác xã tham gia tích cực vào chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, thực phẩm hàng hóa”.
2.3. Sở Tài chính
Hàng năm, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh cho hoạt động của Cửa hàng, cụ thể:
- Năm 2017: Đã bố trí trong dự toán 2017.
- Năm 2018: Hỗ trợ 250 triệu đồng (thuê Cửa hàng 180 triệu đồng, trang thiết bị kiểm tra nhanh an toàn thực phẩm, kiểm định tồn dư thuốc bảo vệ thực vật 70 triệu đồng).
- Năm 2019: Như năm 2018 với kinh phí 250 triệu đồng.
- Năm 2020: Như năm 2019 với kinh phí 250 triệu đồng.
(Từ năm 2021 về sau, khi xây dựng xong Cửa hàng sẽ tự chủ về tài chính).
2.4. Sở Y tế
- Tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã tổ chức sản xuất hàng hóa theo các tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với Liên minh HTX tỉnh thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cửa hàng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
2.5. UBND các huyện, thị xã
- Phối hợp với Liên minh HTX tỉnh lựa chọn các sản phẩm của Tổ hợp tác, Hợp tác xã và các mặt hàng khác có tại địa phương tham gia trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại Cửa hàng. Đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm yêu cầu có chứng nhận hàng hóa của các cơ quan có thẩm quyền (tương tự như đưa hàng hóa vào siêu thị CO.OPMART).
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa nông sản chủ lực của địa phương, các thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, chứng nhận tập thể, sở hữu trí tuệ,... Để hàng hóa không những tiêu thụ trong tỉnh mà được giới thiệu, tiêu thụ trong cả nước, kể cả xuất khẩu.
2.6. Đối với các Tổ hợp tác, Hợp tác xã
- Đối với các đơn vị đã có đủ điều kiện đưa hàng hóa vào siêu thị CO.OPMART thì đưa đến Cửa hàng của Liên minh Hợp tác xã tỉnh để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm. Đối với hàng hóa trưng bày, giới thiệu được miễn phí. Trường hợp có bán sản phẩm thì thỏa thuận với Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
- Đối với các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận VIETGAP, GLOBALGAP, Fair Trade được ưu tiên đưa sản phẩm vào Cửa hàng. Sản phẩm còn thiếu các thủ tục khác như: Phiếu kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ,... Liên minh Hợp tác xã tỉnh sẽ phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh hướng dẫn đơn vị thực hiện.
- Đối với các sản phẩm của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã chưa có chứng nhận hàng hóa nhưng đã tiêu thụ nhiều trên thị trường, Liên minh Hợp tác xã tỉnh sẽ phối hợp với Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) xem xét nếu an toàn cho sức khỏe cho người tiêu dùng sẽ đưa vào giới thiệu, bán sản phẩm tại Cửa hàng.
- Yêu cầu các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trong quá trình sản xuất hàng hóa thực hiện nghiêm các quy trình, ghi nhật ký như đã đăng ký.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án Cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm an toàn của Tổ hợp tác, Hợp tác xã tỉnh Đắk Nông, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Liên minh HTX tỉnh để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 3368/QĐ-UBND năm 2016 về chính sách hỗ trợ cho các tiểu thương, doanh nghiệp tham gia bán sản phẩm thuộc Chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2021 phối hợp thực hiện về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Kế hoạch 246/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kết luận 56-KL/TW năm 2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- 4Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2015 về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 3368/QĐ-UBND năm 2016 về chính sách hỗ trợ cho các tiểu thương, doanh nghiệp tham gia bán sản phẩm thuộc Chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 8Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2021 phối hợp thực hiện về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 9Kế hoạch 246/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Quyết định 898/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm an toàn của Tổ hợp tác, Hợp tác xã tỉnh Đắk Nông
- Số hiệu: 898/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Trần Xuân Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra