Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 888/TTg | Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 1996 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI THỜI KỲ 1996 - 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số 3209/CV-UB ngày 23/9/1996 và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4639/BKH-VPTĐ ngày 18-9-1996.
QUYẾT ĐỊNH:
Phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng của tỉnh để phát triển Đồng Nai toàn diện và bền vững về kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh, đạt các chỉ tiêu phát triển nêu trong quy hoạch, góp phần tích cực vào việc xây dựng khu kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo lập động lực cho phát triển toàn vùng.
2. Về những định hướng phát triển chủ yếu:
- Huy động các nguồn lực của địa phương, hợp tác chặt chẽ với các ngành, các địa phương khác, đẩy mạnh hợp tác đầu tư, liên doanh với nước ngoài một cách có hiệu quả để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai phải gắn kết với sự phát triển của khu kinh tế trọng điểm, với thị trường cả vùng, cả nước.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của tỉnh. Tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP. Phát triển nhanh công nghiệp, chú trọng các ngành công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu tại chỗ, công nghiệp hàng tiêu dùng. Phát triển mạnh dịch vụ, chú trọng các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và dịch vụ du lịch. Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở đổi mới cơ cấu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Phát triển kết cấu hạ tầng làm cơ sở cho phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong toàn tỉnh.
Phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ thu ngân sách, tỷ lệ tích luỹ đầu tư so GDP.
- Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. Đẩy nhanh sự phát triển của các lĩnh vực văn hoá xã hội, nhất là đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xây dựng xã hội văn minh, thu hẹp dần khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, khắc phục tình trạng phân hoá giầu nghèo. Bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái.
- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn.
3- Về những nhiệm vụ phát triển chủ yếu.
- Về phát triển công nghiệp:
Đẩy nhanh sự phát triển của công nghiệp, tiến tới công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong GDP.
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có nguồn nguyên liệu tại chỗ và hàng tiêu dùng như chế biến nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng, gốm sứ, đồ nhựa, hàng da, hàng may mặc... với công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Phục hồi, phát triển các ngành nghề truyền thống trong nhân dân góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở các vùng nông thôn.
Phối hợp với các Bộ ngành liên quan phát triển ngành cơ khí chế tạo và cơ khí lắp ráp, ngành điện tử. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung được phân bố và có quy mô hợp lý, trước mắt tập trung xây dựng các khu công nghiệp thuộc danh mục ưu tiên tại Quyết định số 519/TTg ngày 6-8/1996 của Thủ tướng Chính phủ như Biên Hoà, Nhơn Trạch, Gò Dầu...
- Về phát triển nông nghiệp:
Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, khai thác có hiệu quả tiềm năng của các vùng đất nông nghiệp, xây dựng các loại hình tổ chức và quản lý sản xuất có hiệu quả. Chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp, rau quả sạch; phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Xây dựng một số vùng chuyên canh có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh và công nghệ tiên tiến.
Bảo vệ diện tích rừng hiện có, nhất là rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, đẩy mạnh trồng rừng để nâng cao diện tích che phủ và cải thiện cảnh quan, môi trường. Gắn khai thác với trồng mới và chế biến lâm sản.
- Về phát triển dịch vụ:
Mở rộng mạng lưới dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ trong GDP. Nâng cao chất lượng của hoạt động du lịch trên địa bàn, xây dựng một số khu, tuyến du lịch trọng điểm ở những nơi có điều kiện như các tuyến Cù Lao Phố - Bửu Long, Long Thành - Nhơn Trạch, Tân Phú - Đinh Quán...
Phát triển các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại... theo chính sách của Nhà nước nhằm phục vụ tốt sản xuất kinh doanh, đời sống và giao dịch quốc tế. Trong đó, phải chú ý bảo đảm những dịch vụ thiết yếu cho sản xuất và sinh hoạt ở các vùng nông thôn.
- Về phát triển cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường:
Phối hợp với các ngành, địa phương liên quan phát triển các tuyến đường bộ, đường thuỷ, cảng sông quan trọng đã được nêu trong quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ, trước hết là các tuyến đường nối các khu công nghệp với các vùng nguyên liệu, nối Đồng Nai với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng. Đồng thời huy động sức dân phát triển, nâng cấp các tuyến đường nội tỉnh và giao thông nông thôn. Có biện pháp để sớm giải quyết nhu cầu điện, nước cho sản xuất, sinh hoạt. Sử dụng quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng có hiệu quả và đúng chính sách của Nhà nước.
Phải có biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường sinh thái, chống ô nhiễm trong đô thị, khu công nghiệp, bảo vệ các nguồn nước mặt, nước ngầm vì lợi ích sử dụng nước của cả vùng.
- Về phát triển xã hội:
Phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội tương xứng với phát triển kinh tế. Phải quan tâm trước hét các nhiệm vụ cấp bách: đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm môi trường xã hội lành mạnh, nhất là ở đô thị; khắc phục tình trạng phân hoá giàu nghèo; giữ vững trật tự xã hội và an ninh chính trị. Có chính sách và biện pháp để Nhà nước và nhân dân hợp lực phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, trước hết là giáo dục và y tế.
- Về phát triển các vùng lãnh thổ:
Phát triển các vùng lãnh thổ theo phương hướng, mục tiêu nêu trong quy hoạch, phát huy tiềm năng của từng vùng để hỗ trợ lẫn nhau.
Quản lý chặt chẽ quá trình đô thị hoá, sớm hoàn chỉnh quy hoạch các đô thị với định hướng phát triển và quy mô hợp lý, nhất là các đô thị quan trọng như Biên Hoà, Nhơn Trạch... Bảo đảm việc xây dựng các đô thị theo đúng quy hoạch và đạt tiêu chuẩn về kết cấu các khu chức năng, về cơ sở hạ tầng và môi trường...
Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phải sắp xếp lại dân cư vùng nông thôn theo hướng đô thị hoá. Phải có biện pháp nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, sớm đáp ứng những dịch vụ thiết yếu cho khu vực nông thôn.
Phải có biện pháp điều chỉnh quá trình phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tình trạng di cư ồ ạt vào đô thị.
4- Về những giải pháp chủ yếu:
- Phải có các biện pháp đồng bộ về tổ chức và chính sách nhằm huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch, trước hết là phát huy nội lực trên địa bàn.
- Xây dựng các quy hoạch chi tiết, các chương trình, dự án khả thi, kế hoạch trung hạn, ngắn hạn thể hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch tổng thể, đồng thời theo sát diễn biến của tình hình để có những điều chỉnh cần thiết.
- Chủ động nghiên cứu, thực thi và đề xuất với Chính phủ ban hành (những vấn đề vượt thẩm quyền) các cơ chế chính sách có hiệu quả về huy động vốn, phát triển thị trường, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ...
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Quyết định 230/TTg năm 1996 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1996-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 742/TTg năm 1996 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 1996-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 532-TTg năm 1997 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1996 - 2000 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 4Quyết định 33/2003/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Quyết định 230/TTg năm 1996 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1996-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 288/TTg năm 1996 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hải phòng thời kỳ 1996 -2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 742/TTg năm 1996 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 1996-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 532-TTg năm 1997 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1996 - 2000 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 6Quyết định 33/2003/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 888/TTg năm 1996 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 1996-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 888/TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/11/1996
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra