Hệ thống pháp luật

 BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 888/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP BẢO HIỂM XÃ HỘI”

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội” của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1618/QĐ-BHXH ngày 15/10/2004 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội”.

Điều 3. Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban TĐ-KT TW (để b/c);
- TGĐ, các PTGĐ;
- BHXH: Bộ QP, CA, CYCP;
- Lưu: VT, TĐKT (05 bản).

TỔNG GIÁM ĐỐC




Lê Bạch Hồng

 

QUY CHẾ

XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP BẢO HIỂM XÃ HỘI”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-BHXH ngày 28 tháng 8 năm 2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích tặng Kỷ niệm chương

Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội” (sau đây gọi tắt là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển ngành Bảo hiểm xã hội.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về nguyên tắc, đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ, quy trình, thẩm quyền đề nghị, quyết định và tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương.

Điều 3. Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương

1. Kỷ niệm chương được xét tặng hàng năm nhân dịp ngày truyền thống của Ngành (16/2) và có thể được xét tặng đột xuất theo Quyết định của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Kỷ niệm chương chỉ tặng một lần cho mỗi cá nhân, không truy tặng.

2. Việc xét tặng Kỷ niệm chương phải thực hiện đúng các quy định, đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ và kịp thời.

Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG

Điều 4. Đối tượng xét tặng kỷ niệm chương

1. Cá nhân đã và đang công tác trong ngành Bảo hiểm xã hội.

2. Cá nhân đã và đang trực tiếp làm công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các ngành khác.

3. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể chính trị ở Trung ương và địa phương; Lãnh đạo các tổ chức xã hội có thành tích đóng góp cho sự phát triển ngành Bảo hiểm xã hội.

4. Cá nhân là người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 5. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương

1. Đối với cá nhân quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Quy chế này:

a) Có thời gian công tác trong ngành Bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thời gian công tác trong ngành Bảo hiểm xã hội được tính cụ thể như sau:

- Từ khi cá nhân trực tiếp làm công tác bảo hiểm xã hội tại các đơn vị thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, tính từ ngày 27/12/1961 (ngày Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời quy định các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức);

- Từ khi cá nhân trực tiếp làm công tác bảo hiểm xã hội tại Liên đoàn Lao động các cấp;

- Từ khi cá nhân làm việc tại cơ quan Bảo hiểm y tế các cấp, tính từ ngày 15/8/1992 (ngày Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ Bảo hiểm y tế).

b) Chưa xét tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân đang trong thời gian chờ xét kỷ luật hoặc đang bị kỷ luật. Thời gian chịu kỷ luật không được tính thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương.

2. Đối với cá nhân quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy chế này:

a) Có thời gian trực tiếp làm công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (không thuộc ngành Bảo hiểm xã hội) từ đủ 15 năm trở lên, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

b) Chưa xét tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân đang chờ xét kỷ luật hoặc đang bị kỷ luật. Thời gian chịu kỷ luật không được tính thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương.

3. Đối với cá nhân quy định tại Khoản 3 và 4, Điều 4 Quy chế này đạt một trong các điều kiện sau:

a) Có công lao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần phát triển sự nghiệp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

b) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức có trách nhiệm phối hợp thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt hiệu quả cao ở địa phương;

c) Có nhiều đóng góp trong sự hợp tác, phù hợp với yêu cầu không ngừng nâng cao năng lực cán bộ và hiện đại hóa hoạt động quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

4. Trường hợp đặc biệt do Tổng Giám đốc quyết định.

Điều 6. Quyền lợi của người được tặng Kỷ niệm chương

1. Được nhận Kỷ niệm chương và Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương.

2. Được thưởng không quá 0,6 lần mức lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước.

Chương 3.

QUY TRÌNH, HỒ SƠ VÀ TỔ CHỨC TRAO TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG

Điều 7. Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương

1. Đối với công chức, viên chức đã và đang công tác trong Ngành: Thủ trưởng đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ những người đủ tiêu chuẩn theo quy định của Quy chế này, gửi thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam để trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.

2. Đối với cá nhân ngoài Ngành: Thủ trưởng đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở quan hệ công tác, trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý người được xét tặng Kỷ niệm chương, đề nghị các cơ quan này có ý kiến bằng văn bản đối với cá nhân dự kiến tặng Kỷ niệm chương, văn bản này được gửi cùng Tờ trình của đơn vị về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam để trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.

3. Đối với người nước ngoài: Ban Hợp tác quốc tế có trách nhiệm lập danh sách cá nhân người nước ngoài đủ tiêu chuẩn quy định tại Quy chế này, gửi Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam để trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.

Điều 8. Hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương

1. Đối với công chức, viên chức trong Ngành:

- Tờ trình đề nghị tặng Kỷ niệm chương (mẫu số 01);

- Danh sách trích ngang đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (mẫu số 02);

- Bản khai tóm tắt quá trình công tác của cá nhân, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (mẫu số 03).

2. Đối với cán bộ ngoài Ngành:

- Tờ trình đề nghị tặng Kỷ niệm chương (mẫu số 01)

- Văn bản xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý người được đề nghị tặng Kỷ niệm chương.

3. Đối với người nước ngoài:

- Tờ trình đề nghị tặng Kỷ niệm chương (mẫu số 01)

Điều 9. Trao tặng Kỷ niệm chương

1. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp trao Kỷ niệm chương cho các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo các đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội ở Trung ương.

2. Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp trao Kỷ niệm chương cho Lãnh đạo các Bộ, ngành, Lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công chức, viên chức thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài.

3. Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp trao Kỷ niệm chương hoặc ủy quyền cho Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao Kỷ niệm chương cho Lãnh đạo các sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội ở địa phương; cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngoài ngành Bảo hiểm xã hội tại địa phương.

Chương 4.

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG

Điều 10. Xử lý vi phạm về xét tặng Kỷ niệm chương

Khi phát hiện có sự không trung thực trong kê khai thành tích cá nhân, cũng như đề nghị không chính xác của cơ quan, đơn vị quản lý người đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, thì phải thu hồi Quyết định và hiện vật tặng thưởng. Người kê khai không trung thực và người đề nghị không đúng, tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về xét tặng Kỷ niệm chương

Trình tự, thủ tục, thời gian và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Chương 5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Thời gian xét duyệt Kỷ niệm chương

Các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam trước ngày 30/10 hàng năm, trừ trường hợp xét tặng Kỷ niệm chương đột xuất. Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định trước ngày 16/2 hàng năm./.

 

Mẫu số 1

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐƠN VỊ: ................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /ĐN-KNC

……(1), ngày ….tháng ….năm….

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội”

Căn cứ Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội” ban hành theo Quyết định số …/2011/QĐ-BHXH ngày …/…/20… của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ kết quả cuộc họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng……….(2)……….. ngày…../…./20…, ……..(2)……… đề nghị Tổng Giám đốc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội” cho ……. người. Trong đó:

1. Đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Quy chế:……. (3) người.

2. Đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 4 của Quy chế:……. (4) người.

3. Đối tượng quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Quy chế:…….. (5) người.

………………………(2)……. đề nghị Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định (có hồ sơ kèm theo)./.

 

 

Nơi nhận:
-……;
-…….;
- Lưu.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ chức vụ)

Ghi chú:

- (1): Địa danh;

- (2): Tên đơn vị đề nghị khen thưởng;

- (3): Đối với cá nhân đã và đang công tác trong ngành Bảo hiểm xã hội;

- (4): Cá nhân đã và đang làm công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các ngành khác.

- (5): Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể chính trị ở Trung ương và địa phương; Lãnh đạo các tổ chức xã hội. Cá nhân là người nước ngoài./.


Mẫu số 2

ĐƠN VỊ……….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP BẢO HIỂM XÃ HỘI”

(Đối với cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 4)

TT

Họ và tên

Năm sinh

Chức vụ

Đơn vị công tác

Ngày vào ngành BHXH

Số năm công tác trong ngành BHXH

Số năm công tác

Ghi chú (tiêu chuẩn đặc cách)

Nam

Nữ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký tên)

Ngày… tháng….năm….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký , đóng dấu, ghi rõ chức vụ)

 


Mẫu số 3

ĐƠN VỊ…….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…..,ngày ……..tháng….năm…

 

BẢN TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC ĐỀ NGHỊ
XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP BẢO HIỂM XÃ HỘI”

(Đối với cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 4)

- Họ tên:                                                                       Nam, nữ:

- Ngày tháng năm sinh:                                                  Dân tộc:

- Chức vụ và nơi công tác hiện nay:

- Ngày tháng năm vào làm việc trong ngành Bảo hiểm xã hội:

- Số năm công tác trong ngành Bảo hiểm xã hội:

- Số năm công tác nói chung:

- Khen thưởng: (ghi từ hình thức khen thưởng cao nhất đã được tặng).

- Kỷ luật:

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

Thời gian công tác

Chức vụ

Nơi công tác

(Kê khai liên tục từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CÁN BỘ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ chức vụ)

Người khai
(ký tên)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2011 về Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 888/QĐ-BHXH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/08/2011
  • Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
  • Người ký: Lê Bạch Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/08/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 04/06/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản