Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 884/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 25 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG THÀNH PHỐ BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 113-NQ/TU ngày 22/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 318/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quy định về quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Căn cứ Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Thông báo số 174-TB/TU ngày 19/4/2017 kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại phiên giao ban ngày 17/4/2017;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 129/BC-SXD ngày 22/5/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông thành phố Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH

1.1. Phạm vi quy hoạch: Phạm vi lập Quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông thành phố Bắc Giang đến năm 2030 bao gồm toàn bộ ranh giới theo đồ án quy hoạch chung thành phố Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 của UBND tỉnh với tổng diện tích khoảng 19.244 ha.

1.2. Đối tượng quy hoạch: Hệ thống hạ tầng giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; quy hoạch vận tải hành khách công cộng; quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU QUY HOẠCH

2.1. Quan điểm:

- Phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch chung thành phố Bắc Giang đã duyệt;

- Tận dụng tối đa điều kiện địa lý để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông thành phố một cách đồng bộ, thống nhất, hài hòa, đảm bảo sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Đảm bảo tính khoa học, hợp lý và khả thi, đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài;

- Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; dành quỹ đất hợp lý để phát triển, đầu tư xây dựng công trình giao thông;

- Đáp ứng mục tiêu phát triển thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại I trước năm 2025 và đáp ứng chức năng là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội.

2.2. Mục tiêu:

- Cụ thể Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung thành phố Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố, hội nhập với sự phát triển của vùng và khu vực, tạo đà thúc đẩy quá trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế;

- Quy hoạch cụ thể cho mỗi loại hình giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy) đảm bảo tính đồng bộ phù hợp với điều kiện của thành phố Bắc Giang; làm cơ sở để triển khai các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thành phố Bắc Giang;

- Hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn, thông suốt, khắc phục các vấn đề tồn tại của thành phố Bắc Giang về kết nối giữa các khu chức năng do bị chia cắt bởi các tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, đường sắt và sông Thương;

- Dự kiến kế hoạch thực hiện quy hoạch, đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện quy hoạch.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

3.1. Quy hoạch mạng lưới đường bộ

a) Giao thông đối ngoại: Quy hoạch các tuyến giao thông đối ngoại gồm:

- Tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang;

- Đường Vành đai 5 - Thủ đô Hà Nội;

- Quốc lộ: gồm 3 tuyến: QL17, QL37 và QL31;

- Đường tỉnh: gồm 3 tuyến: ĐT295B, ĐT293 và ĐT299.

b) Đường vành đai: Quy hoạch 2 tuyến đường vành đai thành phố gồm:

- Vành đai 1: Từ đường Lê Lợi - Nguyễn Thị Minh Khai - Trần Quang Khải vượt sông Thương - trục chính phường Đa Mai - vượt ĐT295B (phường Mỹ Độ) - vượt sông Thương (cầu Á Lữ) - kết thúc đường Lê Lợi và Lý Thái Tổ;

- Vành đai 2: Từ vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội - Phân khu 6 - vượt sông Thương - QL17 (phía Tây thành phố) - đường cầu Đồng Sơn - phân khu 2 - qua ĐT299 và QL31 - kết thúc tại điểm cao tốc, đường VĐ5.

c) Hệ thống đường đô thị:

* Đường trục chính đô thị: Quy hoạch 8 tuyến trục chính đô thị gồm: Đường Xương Giang; đường Hùng Vương kết nối phân khu 1 và phân khu 2; đường Nguyễn Thị Minh Khai nối dài đến ĐT293; trục đường 42m trong phân khu số 2, Khu đô thị phía Nam; đường nối từ phân khu 3 với phân khu 4 và 03 tuyến đường trục chính trong phân khu số 4 thuộc địa phận phường Đa Mai, xã Tân Mỹ và xã Song Mai.

* Đường liên khu vực: Quy hoạch 8 tuyến đường liên khu vực gồm: Đường dưới đê sông Thương; đường Hoàng Hoa Thám; đường Hoàng Văn Thụ (gồm cả đoạn kéo dài sang phân khu Đông Bắc); đường Vành đai Đông Bắc và đoạn QL31 qua khu vực thành phố; 02 tuyến đường liên khu vực trong phân khu số 2; đường kết nối phân khu số 2 và phân khu số 6; đường kết nối phân khu số 2 và phân khu số 3.

d) Quy hoạch các nút giao thông:

* Nút giao với đường cao tốc: Quy hoạch 06 nút liên thông, 01 nút trực thông và 01 hầm đường bộ:

- Nút QL17 - Cao tốc (xã Song Khê - Nội Hoàng);

- Nút QL31 - Cao tốc (xã Dĩnh Trì);

- Nút QL37 - Cao tốc (Đình Trám);

- Nút Cao tốc - Vành đai 5 Hà Nội (xã Tân Dĩnh);

- Nút đường Hùng Vương - Cao tốc;

- Nút Cao tốc - Vành đai 2 (xã Tân Dĩnh - Xương Lâm, huyện Lạng Giang);

- Nút Cao tốc - Trục chính nối phân khu 3 với phân khu 4 (vượt trực thông);

- Nút Cao tốc - Đường Nguyễn Thị Minh Khai kéo dài (Hầm trực thông).

* Nút giao với đường sắt: Quy hoạch 07 cầu vượt:

- Cầu vượt ĐT295B - Vành đai 2 (xã Tân Dĩnh);

- Cầu vượt ĐT295B - Vành đai 5 Hà Nội (xã Tân Dĩnh);

- Cầu vượt ĐT295B - đường khu vực 24 (xã Tân Dĩnh);

- Cầu vượt ĐT295B - Vành đai Đông Bắc;

- Cầu vượt ĐT295B - Minh Khai;

- Cầu vượt ĐT295B - Vành đai 1 (phường Mỹ Độ);

- Cầu vượt ĐT295B - Vành đai 2 (QL17).

e) Cầu vượt sông: Quy hoạch 07 vị trí cầu đường bộ vượt sông Thương (không bao gồm cầu đường sắt hiện tại), trong đó: 02 cầu hiện có: cầu Mỹ Độ và cầu Xương Giang; 05 cầu quy hoạch xây mới: cầu trên tuyến vành đai Đông Bắc; cầu Trần Quang Khai; cầu Á Lữ; cầu Đồng Sơn (đang xây dựng) và cầu tại vị trí xã Tân Liễu nối sang xã Tân Tiến.

3.2. Quy hoạch hệ thống đường sắt

a) Quy hoạch mạng lưới đường sắt:

- Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng: Tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng vận tải;

- Đường sắt chuyên dùng: Duy trì đoạn nối đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn với Nhà máy phân đạm và hóa chất Hà Bắc; nâng cấp ga và bãi bốc xếp hàng hóa đáp ứng nhu cầu.

b) Quy hoạch ga đường sắt:

Quy hoạch ga đường sắt tổng hợp quy mô 20ha nằm trong khu vực giao giữa đường vành đai V - vùng Thủ đô và cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn (Khu vực xã Tân Dĩnh); ga Bắc Giang chuyển đổi chức năng chủ yếu phục vụ hành khách.

3.3. Quy hoạch hệ thống cảng, đường thủy

a) Quy hoạch luồng tuyến: Quy hoạch tuyến sông Thương đoạn Phả Lại - Á Lữ (dài 35 km) đạt cấp III, chiều rộng luồng >40 m, chiều sâu mớn nước >2,8m.

b) Quy hoạch hệ thống cảng: Quy hoạch 04 cảng gồm: Cảng Công ty phân đạm Hà Bắc; cảng hành khách Á Lữ; cảng tổng hợp Đồng Sơn; cảng vật liệu xây dựng Tân Tiến.

3.4. Quy hoạch giao thông tĩnh

a) Quy hoạch bến xe:

- Quy hoạch bến xe Bắc Giang hiện trạng thành bến xe phục vụ vận tải hành khách công cộng (xe Bus) của thành phố.

- Quy hoạch xây dựng mới 4 bến xe liên tỉnh:

+ Bến xe phía Bắc: Quy mô 2ha tại khu vực xã Dĩnh Trì đón trả khách theo tuyến phía Đông Bắc;

+ Bến xe phía Tây: Quy mô 2ha tại góc giao QL17 nối dài với ĐT295B phục vụ đón trả khách đi các hướng phía Tây thành phố;

+ Bến xe phía Nam: Quy mô 2ha tại xã Tiền Phong phục vụ đón trả khách đi các hướng phía Đông Nam thành phố;

+ Bến xe phía Đông: Quy mô 2ha trên ĐT293 phục vụ đón trả khách đi các hướng phía Đông thành phố.

b) Bãi đỗ xe, điểm đỗ xe khu vực nội thị:

- Tổng số các bãi đỗ xe tĩnh trên địa bàn thành phố là 63 bãi (gồm các bãi đỗ xe hiện trạng và các bãi đỗ xe đã có trong quy hoạch được duyệt) với diện tích 19,4ha.

- Quy hoạch bổ sung thêm 60 bãi với tổng diện tích 43,5ha. Bãi đỗ xe tại các cơ quan, công cộng, chung cư... được bố trí trong phạm vi, diện tích của từng cơ quan, tòa nhà.

c) Bãi đỗ xe taxi:

Hệ thống điểm đỗ xe taxi đã được quy hoạch và công bố gồm 32 điểm khu vực nội thành, trong đó 29 điểm đã tổ chức cắm biển, sơn kẻ vạch.

3.5. Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng

3.5.1. Hệ thống tuyến xe buýt thành phố liên kết với các trung tâm đô thị:

a) Duy trì hoạt động 6 tuyến xe buýt hiện có:

- Tuyến 001: Bến xe Bắc Giang - Đường Xương Giang - Đường Nguyễn Văn Cừ - Đường Lê Lợi - QL 31- Bến xe Sơn Động.

- Tuyến 002: Bến xe Bắc Giang - Đường Xương Giang - QL17 - Quế Nham - Việt Lập - Cầu Gồ - Phố Đề Nắm (thuộc thị trấn Cầu Gồ).

- Tuyến 003: Bến xe khách Bắc Giang - Đường Xương Giang - ĐT 295B - Ngã tư Đình Trám - Khu Công nghiệp Đình Trám - Ngã tư Đình Trám - Thị trấn Bích Động - Thị trấn Thắng - QL 37 - Ngã tư cầu Ca (huyện Phú Bình).

- Tuyến 004: Bến xe Bắc Giang - Đường Xương Giang - Đường Nguyễn Văn Cừ - Đường Lê Lợi - QL 31- Bến xe Lục Ngạn.

- Tuyến 203: Bến xe Bắc Giang - Đường Xương Giang - ĐT295B - Yên Viên - Cầu Đuống - Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Điểm Trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Minh Khai - Nguyễn Tam Trinh - Pháp Vân - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát.

- Tuyến 005: Bến xe Bắc Giang - Đường Xương Giang - Đường Nguyễn Văn Cừ - Đường Lê Lợi - QL1 - Thị trấn Vôi - Thị trấn Kép - Bến xe Hữu Lũng.

b) Chuyển 2 tuyến vận tải hành khách cố định thành tuyến xe buýt:

- Tuyến Bắc Giang - Nội Hoàng - Đồng Việt. Lộ trình: Bến xe Bắc Giang - Xương Giang - Nguyễn Văn Cừ - Lê Lợi - Hùng Vương - QL1 - QL17 - Đồng Việt. Khi QL1 được nâng cấp thành cao tốc xong chuyển sang lộ trình: Bến xe Bắc Giang - Đường Xương Giang - Cầu Mỹ Độ - Đường Thân Nhân Trung - QL17- Nội Hoàng - Thị trấn Neo - Đồng Việt (Yên Dũng).

- Tuyến Bắc Giang - Đồng Đỉnh. Lộ trình: Bến xe Bắc Giang - Xương Giang - Nguyễn Văn Cừ - Lê Lợi - QL31 - ĐT293 - Đồng Đỉnh.

c) Quy hoạch thêm 07 tuyến xe buýt mới:

- Tuyến bến xe Bắc Giang - Đường Xương Giang - Đường Lê Lợi - QL1- ĐT292 - thị trấn Bố Hạ - thị trấn Cầu Gồ.

- Tuyến bến xe Bắc Giang - Đường Xương Giang - Đường Lê Lợi - QL31 - ĐT 299 - Thị trấn Tân An - ĐT299B - Đồng Việt.

- Tuyến bến xe Bắc Giang - Cầu Gồ - Mỏ Trạng.

- Tuyến bến xe Bắc Giang - Khu công nghiệp Vân Trung - Khu công nghiệp Đình Trám - Khu công nghiệp Quang Châu.

- Tuyến bến xe Bắc Giang - Đường Xương Giang - Đường Nguyễn Văn Cừ - Đường Lê Lợi - QL31- ĐT299 - Thị trấn Tân An- Chùa Vĩnh Nghiêm.

- Tuyến từ bến xe Bắc Giang - Đường Xương Giang - Đường Nguyễn Văn Cừ - Đường Lê Lợi - Đường Hùng Vương - ĐT 293 - Tây Yên Tử.

- Bến xe Bắc Giang - Đường Xương Giang - Cầu Mỹ Độ - Đường Thân Nhân Trung - QL17 - thị trấn Phố Mới (thuộc huyện Quế Võ).

3.5.2. Hệ thống tuyến xe buýt liên kết các khu chức năng trong thành phố:

Quy hoạch 04 tuyến xe buýt trong thành phố, cụ thể:

- Tuyến 1: Tuyến xe buýt mạng vòng kép kín trên vành đai 1 của thành phố.

- Tuyến 2: Tuyến xe buýt mạng vòng kép kín trên vành đai 2 của thành phố.

- Tuyến 3: Tuyến xe buýt nối khu vực nội thị với phân khu số 3.

- Tuyến 4: Tuyến xe buýt nối phân khu số 2 với phân khu số 6.

3.5.3. Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh:

a) Giữ nguyên 03 tuyến vận tải khách cố định đang hoạt động gồm:

- Tuyến Bắc Giang - Sơn Động;

- Tuyến Bắc Giang - Xuân Lương;

- Tuyến Bắc Giang - Tân Sơn;

b) Quy hoạch mở mới 02 tuyến vận tải cố định nội tỉnh:

- Tuyến Bắc Giang - thị trấn Lục Nam - Đồng Đỉnh.

- Tuyến Bắc Giang - Thanh Sơn (huyện Sơn Động),

3.5.4. Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh:

- Thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới tuyến cố định và bến xe vận tải hành khách tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, cụ thể: Giữ nguyên các tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh đang hoạt động giữa tỉnh Bắc Giang với 26 tỉnh, thành phố trong cả nước; mở thêm tuyến đảm bảo thực hiện kết nối với tổng số 37 tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Điều chỉnh luồng tuyến theo các bến xe quy hoạch mới trên địa bàn thành phố Bắc Giang trên cơ sở định hướng bến xe Bắc Giang chuyển chức năng thành bến xe buýt nội tỉnh.

3.6. Quỹ đất dành cho giao thông

Tổng diện tích đất dành cho giao thông trên địa bàn thành phố khoảng 1.370ha, trong đó:

- Diện tích đất dành cho đường bộ khoảng 1.170ha (tính đến đường khu vực);

- Diện tích bến, bãi đỗ xe khoảng 72ha;

- Diện tích các nút giao thông khoảng 92ha;

- Diện tích đất dành cho đường sắt khoảng 39ha.

IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

- Tập trung đầu tư xây dựng các dự án cấp thiết của thành phố như: cầu Đồng Sơn, cầu Á Lữ, cầu Bến Hướng, các nút giao với đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; nút giao vượt đường sắt nối Minh Khai với đường Trần Quang Khải;

- Đầu tư xây dựng các tuyến đường dẫn lên cầu, đường vành đai Đông Bắc, các tuyến đường trục chính của đô thị;

- Đầu tư xây dựng các bến xe, bãi đỗ xe tĩnh;

- Đầu tư xây dựng cảng Đồng Sơn, cảng hành khách Á Lữ;

- Xây dựng các tuyến vận tải hành khách công cộng đi các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác.

V. NHU CẦU VỐN CHO CÁC DỰ ÁN

Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch hạ tầng giao thông thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 khoảng 10.215 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn ngân sách tỉnh 400 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách thành phố: 680 tỷ đồng;

- Vốn PPP, vốn vay viện trợ và các nguồn vốn khác khoảng: 9.135 tỷ đồng.

VI. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

- Các giải pháp, chính sách về quản lý quy hoạch;

- Các giải pháp, chính sách về huy động vốn;

- Các giải pháp, chính sách về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông;

- Cơ chế chính sách xây dựng bến, bãi đỗ xe.

(Có Hồ sơ quy hoạch kèm theo)

Điều 2. Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Giang có trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch, cắm mốc ngoài thực địa, triển khai quản lý và thực hiện quy hoạch đảm bảo tuân thủ quy định của nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Phòng QHKT - SXD (Lưu HS);
- Lưu VT, GT.Tùng
Bản điện tử:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, TH, TN, XD.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Thanh Sơn

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 884/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông thành phố Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • Số hiệu: 884/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/05/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Lại Thanh Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/05/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản