Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 883/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Công bố bổ sung các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải tại Phụ lục I của Quyết định này.

2. Công bố sửa đổi các thủ tục hành chính trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải tại Phụ lục II của Quyết định này.

3. Nội dung chi tiết của các thủ tục hành chính được bổ sung, sửa đổi tại Phụ lục III của Quyết định này.

Điều 2.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật các thủ tục hành chính được công bố bổ sung, sửa đổi vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định.

Điều 3.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như khoản 2 Điều 3;
- Cục KSTTHC (Bộ Tư pháp);
- Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, PC (03).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 883/QĐ-BGTVT ngày 27 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Đường bộ

1

Chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam

Đường bộ

Bộ GTVT

2

Chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô

Đường bộ

Sở GTVT

3

Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện được sản xuất, lắp ráp

Đường bộ

Cục Đăng kiểm VN

4

Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện nhập khẩu

Đường bộ

Cục Đăng kiểm VN

II. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Đường thủy nội địa

5

Chấp thuận nhà đầu tư thực hiện các dự án thực hiện đầu tư nạo vét theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước trên các tuyến đường thủy nội địa

Đường thủy nội địa

Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh

6

Phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án thực hiện đầu tư nạo vét theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước trên các tuyến đường thủy nội địa

Đường thủy nội địa

Cục Đường thủy nội địa VN, Sở Giao thông vận tải

III. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Hàng hải

7

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển

Hàng hải

Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã đăng ký (Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định)

8

Phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm

Hàng hải

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Quốc phòng; Bộ Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

9

Đăng ký thực hiện dự án nạo vét tuyến luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước

Hàng hải

Bộ Giao thông vận tải

10

Đề xuất thực hiện dự án nạo vét tuyến luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước

Hàng hải

Bộ Giao thông vận tải

11

Chấp thuận đặt tên tàu biển

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

12

Đăng ký tàu biển không thời hạn

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

IV. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Khác

13

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở chế tạo, kiểu sản phẩm thiết bị áp lực giao thông vận tải

Lĩnh vực khác

Cục Đăng kiểm VN

14

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở chế tạo, kiểu sản phẩm thiết bị áp lực giao thông vận tải

Lĩnh vực khác

Cục Đăng kiểm VN

15

Cấp Giấy chứng nhận chứng nhận cơ sở thử nghiệm

Lĩnh vực khác

Cục Đăng kiểm VN

16

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở thử nghiệm

Lĩnh vực khác

Cục Đăng kiểm VN

17

Cấp Giấy chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra bằng các phương pháp DT, NDT

Lĩnh vực khác

Cục Đăng kiểm VN

18

Cấp lại Giấy chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra bằng các phương pháp DT, NDT

Lĩnh vực khác

Cục Đăng kiểm VN

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ SỬA ĐỔI
(Kèm theo Quyết định số 883 /QĐ-BGTVT ngày 27 tháng 3 năm 2014
 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên thủ tục hành chính

Số sêri của thủ tục được sửa đổi

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Đường bộ

1

Cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô

B-BGT-227869-TT

Đường bộ

Sở GTVT

2

Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô

B-BGT-227870-TT

Đường bộ

Sở GTVT Tổng cục ĐBVN

II. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Hàng hải

3

Xóa đăng ký tàu biển Việt Nam

B-BGT-184001-TT

Hàng hải

Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây (Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định)

4

Đăng ký tàu biển loại nhỏ

B-BGT-183996-TT

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

5

Đăng ký tàu biển đang đóng

B-BGT-183983-TT

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

6

Cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam

B-BGT-183626-TT

Hàng hải

Cơ quan đại diện Việt Nam nơi mua tàu hoặc nơi bàn giao tàu;

7

Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải

B-BGT-174662-TT

Hàng hải

Cục Hàng hải Việt Nam

8

Gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải

B-BGT-174690-TT

Hàng hải

Cục Hàng hải Việt Nam

9

Cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải

B-BGT-174690-TT

Hàng hải

Cục Hàng hải Việt Nam

10

Cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải

B-BGT-174678-TT

Hàng hải

Cục Hàng hải Việt Nam

11

Cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu đối với hoa tiêu chuyển vùng hoạt động

B-BGT-175123-TT

Hàng hải

Cục Hàng hải Việt Nam

12

Gia hạn Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải

B-BGT-174703-TT

Hàng hải

Cục Hàng hải Việt Nam

13

Cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải

B-BGT-174709-TT

Hàng hải

Cục Hàng hải Việt Nam

14

Đăng ký tàu biển có thời hạn

B-BGT-183687-TT

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

15

Đăng ký lại tàu biển

B-BGT-183699-TT

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

16

Đăng ký thay đổi tên chủ tàu biển

B-BGT-183660-TT

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

17

Đăng ký thay đổi tên tàu biển

B-BGT-183886-TT

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

18

Đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển

B-BGT-183895-TT

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

19

Đăng ký thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển

B-BGT-183909-TT

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

20

Đăng ký thay đổi cơ quan đăng ký tàu biển khu vực

B-BGT-183917-TT

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

21

Đăng ký thay đổi tổ chức đăng kiểm tàu biển

B-BGT-183966-TT

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

22

Đăng ký tàu biển tạm thời

B-BGT-183971-TT

Hàng hải

Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định

 

PHỤ LỤC III

NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 883 /QĐ-BGTVT ngày 27 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần I- NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ BỔ SUNG

I. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Đường bộ

1. Chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam đến Bộ Giao thông vận tải.

b) Giải quyết TTHC:

Chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận việc phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam.Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị chấp thuận được tổ chức việc cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam. Trong đó nêu rõ số lượng phương tiện, số lượng người, ngày và cửa khẩu nhập cảnh, ngày và cửa khẩu xuất cảnh, lộ trình các tuyến đường đi trong chương trình du lịch;

- Bản sao các Giấy tờ sau:

+ Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô);

+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người điều khiển phương tiện còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhập cảnh và phải có thị thực (trừ trường hợp được miễn thị thực) phù hợp với thời gian tạm trú tại Việt Nam;

+ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với loại xe điều khiển.

- Danh sách người điều khiển phương tiện; Danh sách phương tiện, biển số xe, màu sơn, số khung, số máy (Doanh nghiệp lữ hành quốc tế ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin đã nêu);

- Bản sao Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Vận tải - Bộ Giao thông vận tải;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận và tổ chức thực hiện. Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày. Trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam), phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 (mười) ngày;

- Điều kiện đối với phương tiện:

+ Là xe ô tô chở khách có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ ngồi trở xuống và xe mô tô;

+ Thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký tại nước ngoài và gắn biển số nước ngoài;

+ Có Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;

+ Có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô).

- Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện:

+ Là công dân nước ngoài;

+ Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhập cảnh và phải có thị thực (trừ trường hợp được miễn thị thực) phù hợp với thời gian tạm trú tại Việt Nam;

+ Có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04/11/2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch.

2. Chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô gửi Sở Giao thông vận tải.

b) Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải xem xét hồ sơ. Trường hợp nếu Hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

- Căn cứ nhu cầu đào tạo thực tế của địa phương và quy hoạch cơ sở đào tạo của Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt, Sở Giao thông vận tải xem xét, có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô gửi tổ chức, cá nhân trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định. Trường hợp không chấp thuận, Sở Giao thông vận tải có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô;

- Đề án xây dựng cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong đó phải có nội dung dự kiến: Vị trí, diện tích xây dựng, quy mô, lưu lượng đào tạo, số lượng giáo viên, số lượng phương tiện của cơ sở đào tạo;

- Văn bản xác nhận chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền tại địa phương về đất đai dùng để xây dựng cơ sở đào tạo.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải.

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

 

3. Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện được sản xuất, lắp ráp

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện được sản xuất, lắp ráp đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì ngay trong ngày làm việc, hướng dẫn Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất với Cơ sở sản xuất về thời gian và địa điểm thực hiện đánh giá COP;

- Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ thành phần hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký và thực hiện đánh giá COP. Nếu chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu;

- Bản chính Báo cáo kết quả thử nghiệm Xe của Cơ sở thử nghiệm;

- Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng Xe;

- Hướng dẫn sử dụng xe trong đó có các thông số kỹ thuật chính, cách thức sử dụng các thiết bị của Xe, hướng dẫn về an toàn cháy nổ và bảo vệ môi trường; Phiếu bảo hành Xe (ghi rõ điều kiện và địa chỉ các cơ sở bảo hành);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đầu tư phù hợp đối với Cơ sở sản xuất lần đầu tiên sản xuất, lắp ráp Xe;

- Bản cam kết của Cơ sở sản xuất về việc kiểu loại Xe đề nghị chứng nhận không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có xảy ra xâm phạm;

- Bản mô tả nhãn hàng hóa, bao gồm: kích thước, nội dung và vị trí gắn trên Xe. Nhãn hàng hóa phải thể hiện ít nhất các nội dung sau: Tên, địa chỉ Cơ sở sản xuất; nhãn hiệu; số loại; khối lượng bản thân; số người cho phép chở; công suất động cơ; số giấy chứng nhận kiểu loại được phê duyệt; năm sản xuất; xuất xứ.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ thành phần hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Bản đăng ký thông số kỹ thuật.

9. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng cho từng kiểu loại Xe từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn và xuất xưởng để đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn và tính năng kỹ thuật của Xe;

- Có đủ các thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất phù hợp với quy trình sản xuất, lắp ráp đã đề ra;

- Có đủ nguồn nhân lực thực hiện việc sản xuất và kiểm tra chất lượng phù hợp với quy trình sản xuất, lắp ráp đã đề ra.

10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.

 

Mẫu: Bản đăng ký thông số kỹ thuật xe đạp điện

BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE ĐẠP ĐIỆN

(Technical specifications of electric bicycles)

1. Tên và địa chỉ của Cơ sở sản xuất, nhập khẩu (Name and address of manufacturer, importer):

2. Nhãn hiệu Xe (Mark):

3. Số loại (Model code):

4. Khối lượng bản thân (Kerb weight - weight of vehicle in running order):

4.1. Phân bố lên bánh trước (on front) (kg):

4.2. Phân bố lên bánh sau (on rear) (kg):

5. Số người cho phép chở kể cả người lái (Number of seating positions):

6. Khối lượng toàn bộ (Gross weight) (kg) *:

6.1. Phân bố lên bánh trước (on front) (kg):

6.2. Phân bố lên bánh sau (on rear) (kg):

7. Kích thước (Dimensions)

7.1. Kích thước bao Dài x Rộng x Cao:

(Overall dimensions: L x W x H) (mm)

7.2. Chiều dài cơ sở (Wheel base) (mm):

8. Động cơ (Engine)

8.1. Loại động cơ (Type):

8.2. Kiểu động cơ (Engine model):

8.3. Công suất lớn nhất (Max power) (W):

8.4. Điện áp danh định (Operating voltage) (V):

8.5. Bố trí động cơ trên xe (Position and arrangement of engine):

9. Ắc quy (Batteries)

9.1. Điện áp danh định (Voltage) (V):

9.2. Dung lượng danh định (Capacity of Batteries) (Ah):

10. Lốp xe (Tyre)

10.1. Cỡ lốp trước (Front tyre), áp suất (Pressure):

10.2. Cỡ lốp sau (Rear type), áp suất (Pressure):

11. Tốc độ lớn nhất (Max speed) (km/h):

12. Quãng đường đi được khi ắc quy nạp đầy điện (Distance traveled when battery is fully charged) (km):

13. Tiêu hao năng lượng điện sau 100 km (Electricity consumption per 100 kilometers) (kWh):

14. Giá trị điện áp bảo vệ (Voltage protection) (V):

15. Giá trị dòng điện bảo vệ (Current protection) (A):

16. Số lượng đèn chiếu sáng phía trước (Number of headlamps):

17. Số lượng tấm phản quang sau (Number of rear reflectors):

18. Thuyến minh phương pháp và vị trí đóng số khung (nếu: có) (Description of method and location made frame number (if any))

19. Thuyến minh phương pháp và vị trí đóng số động cơ (nếu: có) (Description of method and location made engine number (if any))

20. Vị trí dán Tem hợp quy (Position of Conformity Regulation Stamp):

21. Ảnh chụp kiểu dáng (Photos of a typical bicycle):

 

Dán ảnh chụp kiểu dáng xe vào đây và đóng dấu giáp lai

Yêu cầu: Ảnh màu cỡ 10 x 15 cm, chụp ngang xe bên phải (đầu xe quay sang phải), phông nền sạch sẽ, đồng màu.

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: *: Khối lượng tính toán cho một người được xác định theo quy định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 65 kg.

Chúng tôi cam kết bản đăng ký thông số kỹ thuật này là chính xác và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung.

 

 

Người đứng đầu Cơ sở sản xuất
(Ký tên, đóng dấu)

 

4. Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện nhập khẩu

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện nhập khẩu đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký. Nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ theo quy định thì ngay trong ngày làm việc Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn Cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại; Nếu hồ sơ đăng ký đầy đủ theo quy định, trong phạm vi 01(một) ngày làm việc, Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra đồng thời thống nhất với Cơ sở nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra;

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra và xem xét kết quả thử nghiệm Xe theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT. Nếu không đạt yêu cầu thì trong phạm vi 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thông báo để Cơ sở nhập khẩu khắc phục; Quá thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thông báo, nếu Cơ sở nhập khẩu chưa có biện pháp khắc phục thì thông báo không đạt chất lượng nhập khẩu. Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản đăng ký kiểm tra chất lượng xe đạp điện nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Bản đăng ký kiểm tra) theo mẫu;

- Bản sao chụp chứng từ nhập khẩu có xác nhận của Cơ sở nhập khẩu bao gồm: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương liên quan tới giá trị hàng hóa;

- Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật Xe của nhà sản xuất, trong đó thể hiện các thông số chủ yếu về: Kích thước, khối lượng, số người cho phép chở, vận tốc lớn nhất, cỡ lốp, công suất lớn nhất của động cơ, điện áp và dung lượng của ắc quy, khoảng cách chạy liên tục.Trường hợp tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật về Xe của nhà sản xuất chưa đủ nội dung này thì Cơ sở nhập khẩu sử dụng Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu; (Đối với các Xe cùng kiểu loại đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu thì được miễn Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật Xe của nhà sản xuất).

- Bản mô tả nhãn hàng hóa bao gồm kích thước, nội dung và vị trí gắn trên Xe. Nhãn hàng hóa phải thể hiện ít nhất các nội dung sau: Tên, địa chỉ Cơ sở sản

xuất; Tên, địa chỉ Cơ sở nhập khẩu; nhãn hiệu; số loại; khối lượng bản thân; số người cho phép chở; công suất động cơ; năm sản xuất; xuất xứ.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong phạm vi 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam. d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Bản đăng ký kiểm tra chất lượng xe đạp điện nhập khẩu;

- Bản đăng ký thông số kỹ thuật.

9. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.

 

Mẫu: Bản đăng ký kiểm tra chất lượng xe đạp điện nhập khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

BẢN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE ĐẠP ĐIỆN NHẬP KHẨU

(Request for quality inspection of imported electric bicycle)

Kính gửi (To): Cục Đăng kiểm Việt Nam

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Importer):

Địa chỉ (Address):

Đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện nhập khẩu được ghi trong bản kê chi tiết kèm theo với các nội dung sau (Request for quality technical safety inspection of imported electric bicycles listed on attached annex with the following contents):

Hồ sơ kèm theo (Attached document):

+ Hóa đơn thương mại (Commerce invoice):                                                                   

+ Tài liệu kỹ thuật (Technical documents):                                                                       

+ Bản kê chi tiết kèm theo gồm (Attached detail list includes)………….trang (page(s))       

+ Các giấy tờ khác (Other related document):                                                                  

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

Thời gian và địa điểm kiểm tra dự kiến (Date and anticipated inspection site): .............................................................................................................

.....................................................................................................................

Người đại diện (Contact person)                  Số điện thoại (Phone No.):

 

Xác nhận của Cơ quan kiểm tra chất lượng

Vào sổ đăng ký số:

(Registered No)

(Place and date), ngày… tháng… năm…..

 

Đại diện Cơ quan kiểm tra chất lượng

(Inspection Body)

Đại diện Tổ chức, cá nhân nhập khẩu
(Importer)

 

BẢN KÊ CHI TIẾT XE ĐẠP ĐIỆN NHẬP KHẨU

(Detail list of imported electric bicycle)

(Kèm theo Bản đăng ký kiểm tra số (Attached to Register No.):

………………………………)

Tình trạng Xe (Vehicle's Status):            Chưa qua sử dụng (New):

                                                             Đã qua sử dụng (Used):

Loại xe (Vehicle Type):

Nhãn hiệu/ Số loại (Mark/ Model code):

Cơ sở sản xuất, nước sản xuất (Manufacture, Production country):

TT
(No.)

Năm sản xuất
(Production year)

Số khung (nếu có)
(Frame No. if any)

Số động cơ (nếu có)
(Engine No. if any)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢN THÔNG BÁO THAY ĐỔI THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA XE ĐẠP ĐIỆN NHẬP KHẨU

(Request for changing date and inspection site)

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Importer):

Số đăng ký kiểm tra (Registered No):

Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Import custom declaration No.) ngày (date)

Đề nghị kiểm tra ngày (Date of inspection):

Địa điểm kiểm tra (Inspection site):

Người liên hệ (Contact person):                          Số điện thoại (Phone No.):

Loại Xe (Vehicle type):

Nhãn hiệu/ Số loại (Mark/Model code):

TT
(No.)

Số khung (nếu có)
(Fram No. if any)

Số động cơ (nếu có)
(Engine No. if any)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số Xe đăng ký kiểm tra (Total number of vehicle requested):

 

Ghi chú (nếu có) (Remark (if any)):

(Place and date), ngày… tháng… năm…..
Đại diện Tổ chức, cá nhân nhập khẩu
(Importer)

(Chỉ sử dụng khi Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thay đổi thời gian và địa điểm kiểm tra)

(Apply only if Importer changes date and inspection site)

 

Mẫu: Bản đăng ký thông số kỹ thuật xe đạp điện

BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE ĐẠP ĐIỆN

(Technical specifications of electric bicycles)

1. Tên và địa chỉ của Cơ sở sản xuất, nhập khẩu (Name and address of manufacturer, importer):

2. Nhãn hiệu Xe (Mark):

3. Số loại (Model code):

4. Khối lượng bản thân (Kerb weight - weight of vehicle in running order):

4.1. Phân bố lên bánh trước (on front) (kg):

4.2. Phân bố lên bánh sau (on rear) (kg):

5. Số người cho phép chở kể cả người lái (Number of seating positions):

6. Khối lượng toàn bộ (Gross weight) (kg) *:

6.1. Phân bố lên bánh trước (on front) (kg):

6.2. Phân bố lên bánh sau (on rear) (kg):

7. Kích thước (Dimensions)

7.1. Kích thước bao Dài x Rộng x Cao:

(Overall dimensions: L x W x H) (mm)

7.2. Chiều dài cơ sở (Wheel base) (mm):

8. Động cơ (Engine)

8.1. Loại động cơ (Type):

8.2. Kiểu động cơ (Engine model):

8.3. Công suất lớn nhất (Max power) (W):

8.4. Điện áp danh định (Operating voltage) (V):

8.5. Bố trí động cơ trên xe (Position and arrangement of engine):

9. Ắc quy (Batteries)

9.1. Điện áp danh định (Voltage) (V):

9.2. Dung lượng danh định (Capacity of Batteries) (Ah):

10. Lốp xe (Tyre)

10.1. Cỡ lốp trước (Front tyre), áp suất (Pressure):

10.2. Cỡ lốp sau (Rear type), áp suất (Pressure):

11. Tốc độ lớn nhất (Max speed) (km/h):

12. Quãng đường đi được khi ắc quy nạp đầy điện (Distance traveled when battery is fully charged) (km):

13. Tiêu hao năng lượng điện sau 100 km (Electricity consumption per 100 kilometers) (kWh):

14. Giá trị điện áp bảo vệ (Voltage protection) (V):

15. Giá trị dòng điện bảo vệ (Current protection) (A):

16. Số lượng đèn chiếu sáng phía trước (Number of headlamps):

17. Số lượng tấm phản quang sau (Number of rear reflectors):

18. Thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung (nếu có) (Description of method and location made frame number (if any)):

19. Thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số động cơ (nếu có) (Description of method and location made engine number (if any)):

20. Vị trí dán Tem hợp quy (Position of Conformity Regulation Stamp):

21. Ảnh chụp kiểu dáng (Photos of a typical bicycle):

 

 

Dán ảnh chụp kiểu dáng xe vào đây và đóng dấu giáp lai

Yêu cầu: Ảnh màu cỡ 10 x 15 cm, chụp ngang xe bên phải (đầu xe quay sang phải), phông nền sạch sẽ, đồng màu.

 

 

 

 

Ghi chú: *: Khối lượng tính toán cho một người được xác định theo quy định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 65 kg.

Chúng tôi cam kết bản đăng ký thông số kỹ thuật này là chính xác và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung.

 

 

Người đứng đầu Cơ sở nhập khẩu
(Ký tên, đóng dấu)

 

II. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Đường thủy nội địa

5. Chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư nạo vét theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước trên các tuyến đường thủy nội địa

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đến Bộ Giao thông vận tải đối với đường thủy nội địa quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với đường thủy nội địa địa phương (sau đây gọi là cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa).

b) Giải quyết TTHC:

Cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa tiếp nhận hồ sơ: trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định, chậm nhất trong 02 (hai) ngày làm việc phải có văn bản trả lời nhà đầu tư; Trường hợp có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện 01(một) dự án, chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, có văn bản chấp thuận nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án; Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng đăng ký thực hiện 01 (một) dự án, chậm nhất 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầu tiên đầy đủ theo quy định, tổ chức thẩm định các yếu tố pháp lý, năng lực về tài chính, năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm thực hiện dự án và có văn bản chấp thuận nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án; trường hợp không chấp thuận thực hiện dự án phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đăng ký thực hiện dự án theo mẫu, trong đó nêu khái quát thông tin của dự án: tên dự án, tên công trình, vị trí, địa điểm, phạm vi, sự cần thiết, hình thức thực hiện, thời gian dự kiến thực hiện và các nội dung khác;

- Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ liên quan chứng minh năng lực của nhà đầu tư như hợp đồng, liên doanh, liên kết);

- Hồ sơ năng lực tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm của nhà đầu tư. Báo cáo tài chính 03 (ba) năm liền kề gần nhất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan thuế hoặc cơ quan tài chính) hoặc văn bản cam kết tài chính thực hiện dự án;

- Hồ sơ năng lực thực hiện dự án tương tự của nhà đầu tư: (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định (đối với trường hợp có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện 01 (một) dự án);

- 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầu tiên đầy đủ theo quy định (trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng đăng ký thực hiện 01(một) dự án).

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải; UBND cấp tỉnh;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giao thông vận tải; UBND cấp tỉnh;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Văn bản đăng ký thực hiện dự án.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông Đường thủy nội địa năm 2004;

- Thông tư số 37/2013/TT-BGTVT ngày 24/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm.

 

Mẫu: Văn bản đăng ký thực hiện dự án

 

VĂN BẢN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

……..(1)…….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………./..…(2)……..
V/v: ….(4) …

……..(3)……, ngày… tháng… năm….

 

Kính gửi: ………………………………………

………………………………………………..(5) ..........................................................

.................................................................................................................................

…………………………………………………………………/.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, …(7)…

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (6)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức trình.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước.

(3) Địa danh.

(4) Trích yếu nội dung văn bản ngắn gọn, rõ ràng.

(5) Nội dung văn bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5.

(6) Thẩm quyền ký là cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước; trường hợp cấp phó được giao ký thay người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản.

(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần)./.

 

6. Phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án thực hiện đầu tư nạo vét theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước trên các tuyến đường thủy nội địa

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Trong thời hạn 45 (bốn lăm) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận thực hiện dự án của cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa, nhà đầu tư có trách nhiệm tiến hành khảo sát, lập và gửi hồ sơ đề xuất dự án đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi là Cơ quan quản lý đường thủy nội địa).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan quản lý đường thủy nội địa tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn để nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ;

- Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý đường thủy nội địa, thẩm định các yếu tố pháp lý, năng lực về tài chính, năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm thực hiện dự án và phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư. Trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án.

- Phương án đề xuất dự án với những nội dung chính sau đây:

+ Mục đích sử dụng sản phẩm tận thu được trong quá trình nạo vét;

+ Xác định địa điểm, quy mô, phạm vi thi công; xác định khối lượng nạo vét theo chuẩn tắc thiết kế đã được công bố hoặc phân tích, đề xuất thông số kỹ thuật, chuẩn tắc thi công;

+ Biện pháp thi công, trình tự thi công, kế hoạch và tiến độ thực hiện thi công;

biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng và tiến độ thực hiện;

+ Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;

+ Xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư của dự án và thời hạn thực hiện dự án;

- Bản vẽ thiết kế: bản vẽ tổng mặt bằng (bình đồ khảo sát địa hình, tuyến luồng hoặc khu nước, vùng nước; vị trí tập kết phương tiện, vị trí tập kết sản phẩm nạo vét…); bản vẽ mặt bằng phạm vi khu vực nạo vét; bản vẽ chi tiết mặt cắt nạo vét; tọa độ mép luồng, vùng nước trước bến tại mặt cắt và các bản vẽ khác có liên quan;

- Văn bản cam kết thực hiện dự án bao gồm: cam kết về bố trí nhân lực, thiết bị đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án và giải quyết khắc phục hậu quả nếu thực hiện dự án không đúng theo quy định;

- Bảo lãnh tài chính hoặc bảo đảm thực hiện dự án phù hợp;

- Các tài liệu khác cần thiết cho việc giải trình hồ sơ đề xuất thực hiện dự án (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đường thủy nội địa VN, Sở Giao thông vận tải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đường thủy nội địa VN, Sở Giao thông vận tải;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản Phê duyệt.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông Đường thủy nội địa năm 2004;

- Thông tư số 37/2013/TT-BGTVT ngày 24/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm.

 

III. Các thủ tục hành chính thuộc Lĩnh vực hàng hải

7. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã đăng ký (Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định; trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

- Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo mẫu;

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đối với trường hợp bị hư hỏng. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã đăng ký;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã đăng ký;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có):

- Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bị mất: 10 % mức thu đăng ký chính thức (Mức thu đăng ký chính thức: đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng); đối với tàu có dung tích đăng ký từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT- lần; đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.601 đến 3.000 GT là 2.000 đồng/GT- lần; đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.001 GT trở lên là 1.500 đồng/GT lần).

- Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bị hư hỏng: 5% mức thu đăng ký chính thức (Mức thu đăng ký chính thức: đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng); đối với tàu có dung tích đăng ký từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT- lần; đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.601 đến 3.000 GT là 2.000 đồng/GT- lần; đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.001 GT trở lên là 1.500 đồng/GT lần).

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp lại trong trường hợp bị mất, hư hỏng.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

-------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

APPLICATION FOR RE-ISSUE CERTIFICATE OF REGISTRY

Kính gửi: …………………………………….. (Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To ..................................................................................................................

Chủ tàu (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu tàu): ………………………………………………………

Shipowner (name, address, ratio of ownership)

…………………………………………………………………………………………………

Đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký cho tàu biển có các thông số dưới đây:

Kindly re-issue the certificate for the ship with the following particulars

Tên tàu: ……………………………………………………………………………………….

Ship’s name

Hô hiệu/Số IMO:

………………………………………………………………………………………….

Call sign/IMO number

Số Giấy chứng nhận đăng ký: ……………………………….; Ngày đăng ký: ………………

Number of registration                                                        Date of registration

Lý do đề nghị cấp lại: ………………………………………………………………………...

Reason of re-issue

Tài liệu liên quan kèm theo (nếu có): …………………………………………………………

Relevance documents attachment (if any)

 

 

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

8. Phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bao gồm:

+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm là di sản văn hóa dưới nước, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm và phân cấp cho các cơ quan sau đây:

· Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức thăm dò, trục vớt;

· Cảng vụ, đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm xác định được chủ tài sản chìm đắm trên các tuyến đường thủy nội địa, trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam, do chủ tài sản chìm đắm tổ chức thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm;

Trường hợp tài sản chìm đắm là di sản văn hóa dưới nước hoặc liên quan đến quốc phòng, an ninh thì trước khi phê duyệt phương án trục vớt phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm không thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng và phân cấp cho các cơ quan sau đây:

· Sở Giao thông vận tải phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm trong tuyến đường thủy nội địa địa phương đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ trực thuộc Sở Giao thông vận tải tổ chức thăm dò, trục vớt;

· Cảng vụ trực thuộc Sở Giao thông vận tải phê duyệt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm đã xác định được chủ tài sản chìm đắm.

+ Trước khi phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm trong khu vực gây ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí hoặc gây cản trở đến hoạt động bình thường, gây ảnh hưởng đến an ninh, an toàn của công tác thăm dò, khai thác dầu khí, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định phải lấy ý kiến bằng văn bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, thành phần hồ sơ trong các trường hợp sau đây:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả theo quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

- Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận và thực hiện các bước tiếp theo. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gửi văn bản thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;

- Trong thời hạn quy định, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có văn bản phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình của tổ chức, cá nhân lập phương án;

- Phương án thăm dò, phương án trục vớt theo quy định

+ Phương án thăm dò tài sản bị chìm đắm gồm các nội dung cơ bản sau::

· Tên, loại tài sản chìm đắm;

· Số lượng, loại hàng chở trên tàu, dầu nhiên liệu của tàu, dầu nhớt của tàu (nếu là tàu thuyền);

· Địa điểm tài sản bị chìm đắm;

· Cơ quan, đơn vị thực hiện;

· Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc;

· Phương tiện tham gia và biện pháp thăm dò;

· Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình thăm dò có ý kiến của đơn vị, tổ chức có chức năng bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực trục vớt;

· Bàn giao kết quả thăm dò cho cơ quan có thẩm quyền;

· Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

· Biện pháp phòng, chống cháy, nổ;

· Dự toán chi phí thăm dò;

· Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân trục vớt (nếu cần).

+ Phương án trục vớt tài sản chìm đắm gồm các nội dung cơ bản sau:

· Tên, loại tài sản chìm đắm;

· Số lượng, loại hàng chở trên tàu (nếu là tàu thuyền);

· Căn cứ tổ chức việc trục vớt;

· Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản chìm đắm (nếu có);

· Địa điểm tài sản bị chìm đắm;

· Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc;

· Phương tiện tham gia và biện pháp trục vớt;

· Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình trục vớt có ý kiến của đơn vị, tổ chức có chức năng bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực trục vớt;

· Biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong quá trình trục vớt;

· Biện pháp bảo quản tài sản bị chìm đắm sau khi được trục vớt;

· Bàn giao tài sản được trục vớt;

· Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

· Biện pháp phòng, chống cháy, nổ;

· Dự toán chi phí trục vớt;

· Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân trục vớt (nếu cần).

+ Đối với phương án thăm dò, phương án trục vớt do chủ tài sản lập và thực hiện trục vớt thì không cần dự toán chi phí thăm dò, chi phí trục vớt.

- Ý kiến của Cảng vụ (trừ trường hợp Cảng vụ đề nghị phê duyệt phương án);

- Các tài liệu, giấy tờ cần thiết có liên quan khác (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

a) Đối với phương án thăm dò: Không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định;

b) Đối với phương án trục vớt: Không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định. Trường hợp phương án trục vớt phức tạp thì thời hạn phê duyệt không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc;

c) Đối với phương án trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải tổ chức phê duyệt ngay trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ thời điểm nhận được hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

d) Cơ quan phối hợp: Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản phê duyệt.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Có đăng ký kinh doanh hoặc được cấp phép hoạt động thăm dò, trục vớt theo quy định.

b) Có kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, trục vớt.

c) Có đội ngũ nhân viên và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của hoạt động thăm dò, trục vớt phù hợp với quy mô của phương án thăm dò, trục vớt đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 128/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

 

9. Đăng ký thực hiện dự án nạo vét tuyến luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Nhà đầu tư gửi hồ sơ đề nghị đăng ký thực hiện dự án trong danh mục dự án đã công bố hoặc dự án chưa có trong danh mục đã công bố đến Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả (nếu nhận hồ sơ trực tiếp).

- Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp theo quy định, chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ.

- Đối với dự án đã có trong danh mục dự án đã công bố: Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời dự án đã có bao nhiêu nhà đầu tư hoặc chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện gửi đến nhà đầu tư; đồng thời, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

- Đối với dự án chưa có trong danh mục dự án đã công bố:

+ Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương bổ sung vào danh mục dự án và điều chỉnh kế hoạch nạo vét sử dụng ngân sách nhà nước hàng năm (nếu cần phải điều chỉnh);

+ Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án đi qua;

+ Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc hết hạn nhưng không nhận được văn bản tham gia ý kiến, Bộ Giao thông vận tải tiến hành thẩm định, quyết định bổ sung vào danh mục dự án khuyến khích thực hiện xã hội hóa nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước và điều chỉnh kế hoạch nạo vét sử dụng ngân sách nhà nước hàng năm (nếu cần phải điều chỉnh), trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

+ Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời cho nhà đầu tư.

- Trường hợp nhà đầu tư gửi hồ sơ đề nghị thực hiện dự án đến Bộ Giao thông vận tải, chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi Cục Hàng hải Việt Nam xem xét giải quyết theo quy định.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đăng ký thực hiện dự án theo mẫu;

- Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các hợp đồng hợp tác, liên doanh, liên kết có liên quan, nếu có);

- Hồ sơ năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm, trừ trường hợp doanh nghiệp thành lập mới để thực hiện dự án; giấy tờ chứng minh nguồn vốn của doanh nghiệp hoặc văn bản cam kết tài chính thực hiện dự án;

- Quyết định hoặc hợp đồng thực hiện dự án tương tự của nhà đầu tư (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với dự án có trong danh mục dự án đã công bố: Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định;

- Đối với dự án chưa có trong danh mục dự án đã công bố:

+ Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương bổ sung vào danh mục dự án và điều chỉnh kế hoạch nạo vét sử dụng ngân sách nhà nước hàng năm (nếu cần phải điều chỉnh);

+ Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án đi qua;

+ Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc hết hạn nhưng không nhận được văn bản tham gia ý kiến, Bộ Giao thông vận tải tiến hành thẩm định, quyết định bổ sung vào danh mục dự án khuyến khích thực hiện xã hội hóa nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước và điều chỉnh kế hoạch nạo vét sử dụng ngân sách nhà nước hàng năm (nếu cần phải điều chỉnh), trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

+ Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời cho nhà đầu tư.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản trả lời.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Văn bản đăng ký thực hiện dự án.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Thông tư 25/2013/TT-BGTVT ngày 29/8/2013 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước và quản lý nhà nước về hàng hải đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải.

 

Mẫu: Văn bản đăng ký thực hiện dự án

TÊN NHÀ ĐẦU TƯ
Số:……………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Vv: Đăng ký thực hiện dự án....

 

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Tên nhà đầu tư:

Người đại diện theo pháp luật:

Đăng ký kinh doanh số: …………ngày …. tháng .... năm .... tại …………..

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Căn cứ Thông tư số 25/2013/TT-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ văn bản số …… của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt danh mục các dự án khuyến khích thực hiện nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước.

Xét năng lực và nhu cầu hiện tại, Công ty .... đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam giải quyết thủ tục cho phép Công ty tham gia xã hội hóa thực hiện nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước với nội dung chính như sau:

- Tên dự án.

- Vị trí, địa điểm thực hiện dự án.

- Dự kiến phạm vi thực hiện dự án.

- Lý do, sự cần thiết thực hiện dự án.

- Hình thức thực hiện.

- Dự kiến thời gian thực hiện.

- Các nội dung liên quan khác.

Công ty ….. kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, chấp thuận./.

 

 

NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

10. Đề xuất thực hiện dự án nạo vét tuyến luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam, nhà đầu tư có trách nhiệm tiến hành khảo sát, lập và gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt đề xuất thực hiện dự án đến Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề xuất thực hiện dự án theo quy định và cấp giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả (nếu nhận hồ sơ trực tiếp). Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp theo quy định tại, chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, đánh giá hồ sơ đề xuất thực hiện dự án và năng lực của nhà đầu tư:

+ Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án thì báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định hồ sơ, đánh giá nhà đầu tư để xem xét, chấp thuận.

+ Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng đề xuất thực hiện một dự án. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thẩm định hồ sơ, đánh giá nhà đầu tư dựa trên các yếu tố năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực trang thiết bị, kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự và đề xuất cụ thể việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận.

- Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục Hàng hải Việt Nam trình, Bộ Giao thông vận tải thẩm định và ra văn bản chấp thuận lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị phê duyệt đề xuất dự án theo mẫu;

- Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư (nếu có thay đổi, bổ sung so với khi nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án);

- Hồ sơ năng lực tài chính của nhà đầu tư: bổ sung văn bản bảo lãnh tài chính theo quy định (nếu nguồn vốn doanh nghiệp không đủ thực hiện dự án);

- Báo cáo thuyết minh đề xuất thực hiện dự án với những nội dung chính sau đây:

+ Phân tích sự cần thiết và những lợi thế trong việc thực hiện dự án nạo vét theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm so với các hình thức đầu tư khác; các điều kiện thuận lợi và khó khăn; mục đích sử dụng sản phẩm tận thu được trong quá trình nạo vét;

+ Xác định địa điểm, quy mô, phạm vi thi công; xác định khối lượng nạo vét theo chuẩn tắc thiết kế đã được công bố (nếu có) hoặc phân tích, đề xuất thông số kỹ thuật, chuẩn tắc thi công; dự kiến khối lượng đăng ký tận thu, phương án và vị trí đổ thải đối với sản phẩm nạo vét không tận thu;

+ Phân tích, đề xuất dự kiến biện pháp thi công, trình tự thi công, kế hoạch thi công;

+ Dự kiến việc lập và trình phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

+ Xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư của dự án và thời gian, tiến độ thực hiện dự án;

+ Dự kiến các điều kiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng, giám sát, nghiệm thu, phương thức chuyển giao và tiếp nhận công trình sau khi hoàn thành;

+ Đề xuất biện pháp ưu đãi, hỗ trợ chuyên môn cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án (nếu cần thiết) liên quan đến bảo đảm an toàn hàng hải, bố trí báo hiệu hàng hải, điều tiết giao thông, kiểm tra, giám sát, thông báo hàng hải;

+ Bản vẽ thiết kế: Bản vẽ tổng mặt bằng (tuyến luồng hoặc khu nước, vùng nước; vị trí tập kết phương tiện, vị trí tập kết sản phẩm nạo vét...); bản vẽ mặt bằng phạm vi khu vực nạo vét, bản vẽ chi tiết mặt cắt nạo vét.

- Văn bản cam kết thực hiện dự án bao gồm: cam kết về bố trí nhân lực, thiết bị, bảo đảm tiến độ và chất lượng dự án; dự kiến chính sách bảo hiểm về nhân sự và thiết bị khi tham gia thực hiện dự án;

- Văn bản thẩm tra đề xuất thực hiện dự án của đơn vị tư vấn đủ năng lực theo quy định;

- Hồ sơ năng lực thực hiện dự án tương tự của nhà đầu tư (nếu có thay đổi, bổ sung so với khi nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án);

- Các tài liệu khác cần thiết cho việc giải trình đề xuất thực hiện dự án. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, đánh giá hồ sơ đề xuất thực hiện dự án và năng lực của nhà đầu tư;

- Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục Hàng hải VIệt Nam trình, Bộ Giao thông vận tải thẩm định và ra văn bản chấp thuận lựa chọn nhà đầu tư.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ

Giao thông vận tải;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản phê duyệt.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Văn bản đề nghị phê duyệt.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Thông tư 25/2013/TT-BGTVT ngày 29/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước và quản lý nhà nước về hàng hải đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải.

 

Mẫu: Văn bản đề nghị phê duyệt

TÊN NHÀ ĐẦU TƯ
Số:……………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Vv: Đề nghị phê duyệt đề xuất dự án xã hội hóa thực hiện nạo vét…

………, ngày… tháng… năm 20.….

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Tên nhà đầu tư:

Người đại diện theo pháp luật:

Đăng ký kinh doanh số: …………ngày …. tháng .... năm .... tại …………..

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Căn cứ Thông tư số 25/2013/TT-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ văn bản số …… của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt danh mục các dự án (công trình) khuyến khích thực hiện nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước.

Căn cứ văn bản số …… của Cục Hàng hải Việt Nam, Công ty đã tiến hành lập hồ sơ đề xuất tham gia xã hội hóa thực hiện nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách đối với dự án ……...

Nội dung chính của hồ sơ đề xuất bao gồm:

- Tên dự án.

- Vị trí, địa điểm thực hiện dự án.

- Dự kiến phạm vi thực hiện dự án.

- Lý do, sự cần thiết thực hiện dự án.

- Hình thức thực hiện.

- Dự kiến thời gian thực hiện.

- Các nội dung liên quan khác theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 25/2013/TT-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

- Hồ sơ kèm theo.

Công ty …… kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, phê duyệt làm cơ sở đàm phán, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện dự án theo quy định của pháp luật./.

 

 

NHÀ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

11. Chấp thuận đặt tên tàu biển

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trả lời chủ tàu bằng văn bản về việc chấp thuận tên tàu biển do chủ tàu lựa chọn; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển theo mẫu;

- Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Đơn đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

 

Mẫu: Đơn đề nghị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN ĐẶT TÊN TÀU BIỂN

APPLICATION FOR REGISTRATION OF NAME OF SHIP

Kính gửi: (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: (Name of the Regional Registrar of ship)

Chủ tàu (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu tàu): …………………………………………

Shipowner (name, address, ratio of ownership)

Đề nghị đặt tên là: ………………………………………………………………

To request the ship under name

cho tàu biển với các thông số thiết kế dưới đây:

The ship with the following designed particulars:

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Dung tích thực dụng: …………………

Call sign/IMO number                                         Net tonnage

Loại tàu: …………………………….                      Tổng dung tích: ………………………

Type of ship                                                      Gross tonnage

Chiều dài lớn nhất: ……………………                 Trọng tải toàn phần: …………………

Length over all                                                   Dead weight

Chiều rộng: …………………………                      Ngày đặt ky: …………………………

Breadth                                                             Date of the keel laid

Mớn nước: ……………………………                   Nơi đóng: ……………………………

Draft                                                                 Place of building

Công suất máy chính: ……………

M.E. power

 

 

………….., ngày … tháng … năm …….
place …..Date… month… year .......
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

12. Đăng ký tàu biển không thời hạn

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đăng ký tàu biển không thời hạn đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

- Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính);

- Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

- Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí đăng ký tàu biển:

+ Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT- lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng);

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.601 đến 3.000 GT là 2.000 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.001 GT trở lên là 1.500 đồng/GT lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

a) Tàu biển đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam phải có tuổi tàu biển theo quy định sau đây:

+ Tàu khách không quá 10 tuổi;

+ Các loại tàu biển khác không quá 15 tuổi.

b) Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại Điểm a không áp dụng đối với tàu biển thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.

c) Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được chuyển đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, nếu tại thời điểm ký hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định tại Điểm a.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BGTVT ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Tờ khai đăng ký tàu biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness

--------------

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

APPLICATION FOR REGISTRATION OF SHIP

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số dưới đây:

Kindly register the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                        Trọng tải toàn phần: ………………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Tổng dung tích: ……………………

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                       Dung tích thực dụng: ………………

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                     Năm đóng: …………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng: …………………………                      Nơi đóng: ……………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                      Cảng đăng ký: ………………………

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                  Tổ chức đăng kiểm: ………………..

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung đăng ký:                     - Đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam

                                                Registration for flying Vietnamese flag

                                                - Đăng ký quyền sở hữu tàu biển

                                                Registration for ownership

Hình thức đăng ký: …………………………………………………………

Kind of registration

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): …………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm …
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

IV. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khác

13. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở chế tạo, kiểu sản phẩm thiết bị áp lực giao thông vận tải

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Cơ sở chế tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở chế tạo, kiểu sản phẩm thiết bị áp lực giao thông vận tải đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, hướng dẫn cho cơ sở hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiến hành đánh giá, kiểm tra thực tế.

- Căn cứ hồ sơ của cơ sở Đăng kiểm thực hiện đánh giá, kiểm tra các quy trình công nghệ chế tạo, hệ thống quản lý, quy trình kiểm soát chất lượng thiết bị của cơ sở chế tạo; chứng kiến việc kiểm tra và thử các thiết bị do cơ sở chế tạo hoặc cơ sở thử nghiệm tiến hành trên cơ sở các đặc tính kỹ thuật và hồ sơ kỹ thuật liên quan của thiết bị. Đối với chứng nhận kiểu thiết bị, nếu các tổng thành, bộ phận chính sử dụng để chế tạo thiết bị đã có các báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm đạt yêu cầu của cơ sở thử nghiệm được Đăng kiểm chứng nhận hoặc thừa nhận thì không yêu cầu thử lại hoặc chỉ thử xác suất nếu cần thiết. Đăng kiểm thực hiện đánh giá, kiểm tra trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.

- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành đánh giá, kiểm tra cơ sở chế tạo, thử nghiệm kiểu sản phẩm thiết bị áp lực, Đăng kiểm sẽ lập báo cáo kiểm tra cho loại hình kiểm tra tương ứng. Nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định, Đăng kiểm sẽ cấp cho cơ sở chế tạo Giấy chứng nhận cơ sở chế tạo và Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm tương ứng theo loại hình kiểm tra với thời hạn hiệu lực tối đa không quá 05 (năm) năm. Trường hợp không cấp phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cơ sở chế tạo, kiểu thiết bị được cấp giấy chứng nhận sẽ được đưa vào “Danh mục các cơ sở chế tạo, kiểu sản phẩm được Đăng kiểm chứng nhận”.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chứng nhận;

- Tài liệu giới thiệu về thiết bị sản xuất, quy trình sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng của cơ sở chế tạo;

- Đặc tính kỹ thuật, bản kê các tổng thành, bộ phận chính và hồ sơ kỹ thuật liên quan của thiết bị;

- Hồ sơ thiết kế thiết bị;

- Hồ sơ, báo cáo và giấy chứng nhận khác còn hiệu lực về năng lực để chế tạo các thiết bị áp lực và kiểm soát chất lượng trong phạm vi được chứng nhận (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đăng kiểm thực hiện đánh giá, kiểm tra trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định;

- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành đánh giá, kiểm tra cơ sở chế tạo, thử nghiệm kiểu sản phẩm thiết bị áp lực, Đăng kiểm sẽ lập báo cáo kiểm tra cho loại hình kiểm tra tương ứng;

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định, Đăng kiểm sẽ cấp cho cơ sở chế tạo Giấy chứng nhận cơ sở chế tạo và Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm tương ứng theo loại hình kiểm tra.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Công nghiệp - Cục Đăng kiểm Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Đơn vị tính phí, biểu mức thu phí, phương pháp tính phí và mức phí, lệ phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 165/2013/TT- BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 24/2013/TT-BGTVT ngày 27/8/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải;

- Thông tư số 165/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

 

14. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở chế tạo, kiểu sản phẩm thiết bị áp lực

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Trước khi giấy chứng nhận hết hạn hiệu lực, cơ sở chế tạo gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đến Cục Đăng kiểm Việt Nam và thông báo những thay đổi, bổ sung đối với sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng nếu có.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện kiểm tra, đánh giá theo lịch thống nhất với cơ sở chế tạo, lập báo cáo kiểm tra ngay sau khi đã kiểm tra, thử theo quy định.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định, Đăng kiểm sẽ cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở chế tạo và Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm tương ứng theo loại hình kiểm tra với thời hạn hiệu lực tối đa không quá 05 (năm) năm. Trường hợp không cấp lại thì trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chứng nhận;

- Tài liệu giới thiệu về thiết bị sản xuất, quy trình sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng của cơ sở chế tạo;

- Đặc tính kỹ thuật, bản kê các tổng thành, bộ phận chính và hồ sơ kỹ thuật liên quan của thiết bị;

- Hồ sơ thiết kế thiết bị;

- Hồ sơ, báo cáo và giấy chứng nhận khác còn hiệu lực về năng lực để chế tạo các thiết bị áp lực và kiểm soát chất lượng trong phạm vi được chứng nhận (nếu có).

- Những thay đổi, bổ sung kiểu loại sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện kiểm tra, đánh giá theo lịch thống nhất với cơ sở chế tạo.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở chế tạo và Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Công nghiệp - Cục Đăng kiểm Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Đơn vị tính phí, biểu mức thu phí, phương pháp tính phí và mức phí, lệ phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 165/2013/TT- BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 24/2013/TT-BGTVT ngày 27/8/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải;

- Thông tư số 165/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

 

15. Cấp Giấy chứng nhận chứng nhận cơ sở thử nghiệm

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Cơ sở chế tạo nộp đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở thử nghiệm đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, hướng dẫn cho cơ sở hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiến hành đánh giá, kiểm tra thực tế.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định, Đăng kiểm cấp cho cơ sở Giấy chứng nhận cơ sở thử nghiệm với thời hạn hiệu lực tối đa không quá 05 (năm) năm. Trường hợp không cấp phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cơ sở thử nghiệm được cấp Giấy chứng nhận sẽ được đưa vào “Danh mục các cơ sở thử nghiệm được Đăng kiểm chứng nhận”.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị chứng nhận;

- Tài liệu giới thiệu về cơ sở thử nghiệm, các quy trình thử nghiệm và hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở thử nghiệm;

- Danh mục thiết bị kiểm tra, thử nghiệm; Danh sách các cán bộ, nhân viên của cơ sở thử nghiệm;

- Hồ sơ và giấy chứng nhận khác còn hiệu lực về năng lực của cơ sở thử nghiệm (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, hướng dẫn cho cơ sở hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiến hành đánh giá, kiểm tra thực tế.

- 05 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt nam cấp Giấy chứng nhận cơ sở thử nghiệm.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Công nghiệp – Cục Đăng kiểm Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Đơn vị tính phí, biểu mức thu phí, phương pháp tính phí và mức phí, lệ phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 165/2013/TT- BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 24/2013/TT-BGTVT ngày 27/8/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải;

- Thông tư số 165/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

 

16. Cấp lại Giấy chứng nhận chứng nhận cơ sở thử nghiệm

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Trước khi Giấy chứng nhận hết hạn hiệu lực, cơ sở thử nghiệm gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra, đánh giá theo lịch thống nhất với cơ sở thử nghiệm, lập báo cáo kiểm tra ngay sau khi đã kiểm tra, thử theo quy định.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định, Đăng kiểm sẽ cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở thử nghiệm với thời hạn hiệu lực tối đa không quá 05 (năm) năm. Trường hợp không cấp lại thì trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị chứng nhận;

- Tài liệu giới thiệu về cơ sở thử nghiệm, các quy trình thử nghiệm và hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở thử nghiệm;

- Danh mục thiết bị kiểm tra, thử nghiệm; Danh sách các cán bộ, nhân viên của cơ sở thử nghiệm;

- Hồ sơ và giấy chứng nhận khác còn hiệu lực về năng lực của cơ sở thử nghiệm (nếu có);

- Những tài liệu liên quan đến việc thay đổi, bổ sung của cơ sở thử nghiệm. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra, đánh giá theo lịch thống nhất với cơ sở thử nghiệm.

- 05 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Công nghiệp – Cục Đăng kiểm Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Đơn vị tính phí, biểu mức thu phí, phương pháp tính phí và mức phí, lệ phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 165/2013/TT- BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 24/2013/TT-BGTVT ngày 27/8/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải;

- Thông tư số 165/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

 

17. Cấp Giấy chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra bằng các phương pháp DT, NDT

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Cơ sở chế tạo, cơ sở thử nghiệm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra bằng các phương pháp DT, NDT đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, tiến hành đánh giá kiểm tra (thời hạn đánh giá kiểm tra là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá, kiểm tra, Đăng kiểm viên sẽ lập báo cáo kiểm tra. Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi văn bản thông báo và nêu rõ lý do đối với những thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra không đạt kết quả kiểm tra theo quy định.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp Giấy chứng nhận cho thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra bằng các phương pháp DT, NDT với thời hạn hiệu lực tối đa không quá 5 (năm) năm. Trường hợp không cấp phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị chứng nhận kèm theo danh sách;

- 02 ảnh mầu cỡ 4 x 6 (cm) chụp trong thời gian không quá 06 tháng trở lại (mặt sau có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh);

- Hồ sơ và giấy chứng nhận khác đã được cấp (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, tiến hành đánh giá kiểm tra trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định;

- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá, kiểm tra, Đăng kiểm viên sẽ lập báo cáo kiểm tra;

- 05 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cho thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên đạt kết quả kiểm tra.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Công nghiệp – Cục Đăng kiểm Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Đơn vị tính phí, biểu mức thu phí, phương pháp tính phí và mức phí, lệ phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 165/2013/TT- BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/ 11/2007;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 24/2013/TT-BGTVT ngày 27/8/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải;

- Thông tư số 165/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

 

18. Cấp lại Giấy chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra bằng các phương pháp DT, NDT

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Trước khi giấy chứng nhận hết hạn hiệu lực, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đến Cục Đăng kiểm Việt Nam và yêu cầu thay đổi, bổ sung đối với lĩnh vực đã được chứng nhận nếu có.

b) Giải quyết TTHC:

- Đăng kiểm viên thực hiện đánh giá, kiểm tra theo lịch thống nhất với cơ sở, lập báo cáo kiểm tra ngay sau khi đã kiểm tra, thử theo quy định.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định, Đăng kiểm sẽ cấp lại Giấy chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra bằng các phương pháp DT, NDT với thời hạn hiệu lực tối đa không quá 5 (năm) năm. Trường hợp không cấp lại thì trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị chứng nhận kèm theo danh sách;

- 02 ảnh mầu cỡ 4 x 6 (cm) chụp trong thời gian không quá 06 tháng trở lại (mặt sau có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh);

- Hồ sơ và giấy chứng nhận khác đã được cấp (nếu có).

- Những tài liệu liên quan đến việc thay đổi, bổ sung của lần kiểm tra. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đăng kiểm viên thực hiện đánh giá, kiểm tra theo lịch thống nhất với cơ sở.

- 05 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Công nghiệp – Cục Đăng kiểm Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Đơn vị tính phí, biểu mức thu phí, phương pháp tính phí và mức phí, lệ phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 165/2013/TT- BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/ 11/2007;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 24/2013/TT-BGTVT ngày 27/8/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải;

- Thông tư số 165/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

 

Phần II- NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ SỬA ĐỔI

I. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Đường bộ

1. Cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô (B-BGT-227869-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân được chấp thuận chủ trương xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô tiến hành xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe, gửi hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô đến Sở Giao thông vận tải.

b) Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.

- Trong thời gian không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề ở địa phương tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo.

- Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu;

- Văn bản chấp thuận chủ trương xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô của Sở Giao thông vận tải (bản sao chụp);

- Quyết định thành lập cơ sở dạy nghề có chức năng đào tạo lái xe của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có chứng thực);

- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe của giáo viên (bản sao có chứng thực);

- Giấy đăng ký xe (bản sao có chứng thực), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn (bản sao chụp), giấy phép xe tập lái (bản sao chụp).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Sở Giao thông vận tải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo trong thời gian không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.

- Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giao thông vận tải;

d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý dạy nghề tại địa phương.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép đào tạo lái xe.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Báo cáo đề nghị cấp Giấy phép đào tạo lái xe.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe;

- Cơ sở đào tạo lái xe phải phù hợp với quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

- Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

 

Mẫu: Báo cáo đề nghị cấp Giấy phép đào tạo lái xe

BỘ, UBND...
TRƯỜNG (TRUNG TÂM)…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE

I - GIỚI THIỆU CHUNG

1. Tên cơ sở đào tạo (Trường hoặc Trung tâm):

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng (Giám đốc, Phó Giám đốc), các phòng ban.....

Địa chỉ liên lạc:............................................................................................

Điện thoại:.............................. Fax:.............................................................

2. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:

3. Quyết định thành lập số, ngày, của...

4. Giới thiệu tóm tắt cơ sở, các nghề đào tạo, quy mô đào tạo /năm.

II - BÁO CÁO VỀ ĐÀO TẠO LÁI XE

1. Đào tạo lái xe từ năm.......... loại xe (xe con, xe tải...tấn, xe khách, xe kéo rơ moóc...) theo văn bản số...........ngày ... tháng.......năm 20....của................

Từ đầu đến nay đã đào tạo được.................. học sinh, lái xe loại................

2. Hiện nay đào tạo lái xe loại...., thời gian đào tạo....tháng (đối với từng loại, số học sinh mỗi loại).

(Trường hợp chưa đào tạo không nêu các điểm 1, 2 phần II)

3. Tổng số phòng học hiện có, số phòng học chuyên môn, diện tích (m2), đủ hay thiếu phòng học.

Đánh giá cụ thể từng phòng học chuyên môn và các thiết bị dạy học: cabin, mô hình vật thực, phim, đèn chiếu hoặc thiết bị, dụng cụ tháo lắp ... (đối chiếu với quy định để báo cáo); chất lượng từng phòng học.

4. Mục tiêu, kế hoạch giảng dạy và từng mục: giáo trình, giáo án, hệ thống bài ôn luyện và thiết bị kiểm tra (thống kê và trình bày hiện vật).

5. Đội ngũ giáo viên:

- Số lượng giáo viên dạy lý thuyết:..........

- Số giáo lượng viên dạy thực hành:..........

 

DANH SÁCH TRÍCH NGANG GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH (HOẶC LÝ THUYẾT) LÁI XE

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Số Chứng minh nhân dân

Đơn vị công tác

Hình thức tuyển dụng

Trình độ

Hạng Giấy phép lái xe

Ngày trúng tuyển

Thâm niên dạy lái

Ghi chú

Biên chế

Hợp đồng (thời hạn)

Văn hoá

Chuyên môn

Sư phạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Xe tập lái: Số lượng xe tập lái hiện có, thiếu hay đủ để học sinh tập.

- Chủng loại: Số xe thông dụng; số xe kiểu cũ.

- Tình trạng chất lượng kỹ thuật (còn bao nhiêu %); tỉ lệ đổi mới.

- Thiết bị dạy lái trên xe.

- Số xe có Giấy chứng nhận kiểm định, giấy phép xe tập lái.

 

DANH SÁCH XE TẬP LÁI

Số TT

Số đăng ký xe

Mác xe

Hạng xe

Năm sản xuất

Chủ sở hữu/hợp đồng

Hệ thống phanh phụ (có, không)

Giấy phép xe tập lái (có, không)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Danh sách sắp xếp thứ tự các hạng B, C, D, E, F gửi kèm bản photocopy có chứng thực hoặc công chứng giấy đăng ký từng xe.

7. Sân tập lái: diện tích: ……........m2

- Đã tạo lập các tình huống để tập lái trên bãi tập.

- Có hiện trường tập lái thực tế.

8. Đánh giá chung, đề nghị.

 

 

HIỆU TRƯỞNG (GIÁM ĐỐC)
(Ký tên, đóng dấu)

 

2. Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô (B-BGT-227870-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ VN quản lý).

b) Giải quyết TTHC:

- Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp lại theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra.

- Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra đạt kết quả, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu;

- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe của giáo viên (bản sao có chứng thực);

- Giấy đăng ký xe (bản sao có chứng thực), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn (bản sao chụp), giấy phép xe tập lái (bản sao chụp).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp lại theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra;

- Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra đạt kết quả, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý dạy nghề tại địa phương.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép đào tạo lái xe.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe;

- Cơ sở đào tạo lái xe phải phù hợp với quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

- Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

 

Mẫu: Báo cáo đề nghị cấp Giấy phép đào tạo lái xe

BỘ, UBND...
TRƯỜNG (TRUNG TÂM)…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE

I - GIỚI THIỆU CHUNG

1. Tên cơ sở đào tạo (Trường hoặc Trung tâm):

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng (Giám đốc, Phó Giám đốc), các phòng ban.....

Địa chỉ liên lạc:...........................................................................................

Điện thoại:.............................. Fax:.............................................................

2. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:

3. Quyết định thành lập số, ngày, của...

4. Giới thiệu tóm tắt cơ sở, các nghề đào tạo, quy mô đào tạo /năm.

II - BÁO CÁO VỀ ĐÀO TẠO LÁI XE

1. Đào tạo lái xe từ năm.......... loại xe (xe con, xe tải...tấn, xe khách, xe kéo rơ moóc...) theo văn bản số...........ngày ... tháng.......năm 20....của................

Từ đầu đến nay đã đào tạo được.................. học sinh, lái xe loại................

2. Hiện nay đào tạo lái xe loại...., thời gian đào tạo....tháng (đối với từng loại, số học sinh mỗi loại).

(Trường hợp chưa đào tạo không nêu các điểm 1, 2 phần II)

3. Tổng số phòng học hiện có, số phòng học chuyên môn, diện tích (m2), đủ hay thiếu phòng học.

Đánh giá cụ thể từng phòng học chuyên môn và các thiết bị dạy học: cabin, mô hình vật thực, phim, đèn chiếu hoặc thiết bị, dụng cụ tháo lắp ... (đối chiếu với quy định để báo cáo); chất lượng từng phòng học.

4. Mục tiêu, kế hoạch giảng dạy và từng mục: giáo trình, giáo án, hệ thống bài ôn luyện và thiết bị kiểm tra (thống kê và trình bày hiện vật).

5. Đội ngũ giáo viên:

- Số lượng giáo viên dạy lý thuyết:..........

- Số giáo lượng viên dạy thực hành:..........

 

DANH SÁCH TRÍCH NGANG GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH (HOẶC LÝ THUYẾT) LÁI XE

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Số Chứng minh nhân dân

Đơn vị công tác

Hình thức tuyển dụng

Trình độ

Hạng Giấy phép lái xe

Ngày trúng tuyển

Thâm niên dạy lái

Ghi chú

Biên chế

Hợp đồng (thời hạn)

Văn hoá

Chuyên môn

Sư phạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Xe tập lái: Số lượng xe tập lái hiện có, thiếu hay đủ để học sinh tập.

- Chủng loại: Số xe thông dụng; số xe kiểu cũ.

- Tình trạng chất lượng kỹ thuật (còn bao nhiêu %); tỉ lệ đổi mới.

- Thiết bị dạy lái trên xe.

- Số xe có Giấy chứng nhận kiểm định, giấy phép xe tập lái.

 

DANH SÁCH XE TẬP LÁI

Số TT

Số đăng ký xe

Mác xe

Hạng xe

Năm sản xuất

Chủ sở hữu/hợp đồng

Hệ thống phanh phụ (có, không)

Giấy phép xe tập lái (có, không)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Danh sách sắp xếp thứ tự các hạng B, C, D, E, F gửi kèm bản photocopy có chứng thực hoặc công chứng giấy đăng ký từng xe.

7. Sân tập lái: diện tích: ……........m2

- Đã tạo lập các tình huống để tập lái trên bãi tập.

- Có hiện trường tập lái thực tế.

8. Đánh giá chung, đề nghị.

 

 

HIỆU TRƯỞNG (GIÁM ĐỐC)
(Ký tên, đóng dấu)

 

II. Các thủ tục hành chính thuộc Lĩnh vực Hàng hải

3. Xóa đăng ký tàu biển Việt Nam (B-BGT-184001-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển Việt Nam đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây (Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

- Tàu biển Việt Nam được xoá đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

+ Bị phá hủy hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt sử dụng lại được;

+ Mất tích;

+ Không còn đủ điều kiện để được mang cờ quốc tịch Việt Nam;

+ Không còn tính năng tàu biển;

+ Theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển. b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định; trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

- Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai xóa đăng ký tàu biển theo mẫu;

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển (bản chính). Trường hợp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bị mất, chủ tàu phải nêu rõ lý do;

- Trường hợp tàu biển đang thế chấp phải được sự chấp thuận bằng văn bản của người nhận thế chấp và phải xóa đăng ký thế chấp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Tờ khai xóa đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

 

Mẫu: Tờ khai xóa đăng ký tàu biển Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

 

TỜ KHAI XÓA ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM

APPLICATION FOR DEREGISTRATION OF SHIP

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị xóa đăng ký tàu biển Việt Nam với các thông số dưới đây kể từ ngày ..tháng ...năm

Kindly deregister the ship with the following particulars from date …………………….

Tên tàu: ……………………………………….          Hô hiệu/số IMO: …………………………

Ship's name                                                      Call sign/IMO number

Chủ tàu (tên, địa chỉ và tỉ lệ sở hữu tàu): ……………………………………………………

Shipowner (name, address and ratio of ownership)

Người đề nghị xóa đăng ký (tên, địa chỉ): ……………………………………………………

Applicant (name, address)

Cảng đăng ký: …………………………………………………………………………………

Port of registry

Số đăng ký: ……………………..…………………; Ngày đăng ký: ………………………

Number of registration                                        Date of registration

Cơ quan đăng ký: ……………………………………………………………………………

The Registrar of ship

Lý do xin xóa đăng ký ………………………………………………………………………

Reasons to deregister

 

 

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

4. Đăng ký tàu biển loại nhỏ (B-BGT-183996-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị Đăng ký tàu biển loại nhỏ đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ .

- Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

- Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng hoặc biên bản bàn giao tàu đối với tàu biển đóng mới (bản chính);

- Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

- Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có):

- Lệ phí đăng ký:

+ Tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500GT: 3.000 đồng/GT-lần (Mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng).

+ Tàu có dung tích đăng ký từ 501 đến 1.600GT: 2.500 đồng/GT-lần.

+ Tàu có dung tích đăng ký từ 1.601 đến 3.000 GT: 2.000 đồng/GT-lần.

+ Tàu có dung tích đăng ký từ 3.001 GT trở lên: 1.500 đồng/GT-lần.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

a) Tàu biển đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam phải có tuổi tàu biển theo quy định sau đây:

- Tàu khách không quá 10 tuổi;

- Các loại tàu biển khác không quá 15 tuổi.

b) Đối với tàu biển thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền thì không áp dụng tuổi tàu theo quy định tại điểm a.

c) Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được chuyển đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, nếu tại thời điểm ký hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định tại điểm a.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Tờ khai đăng ký tàu biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

APPLICATION FOR REGISTRATION OF SHIP

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số dưới đây:

Kindly register the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                        Trọng tải toàn phần: ……………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Tổng dung tích: …………………

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                       Dung tích thực dụng: ……………

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                     Năm đóng: ………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng: …………………………                      Nơi đóng: ………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                      Cảng đăng ký: ……………………

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                  Tổ chức đăng kiểm: ………………

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung đăng ký:                     - Đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam

                                                Registration for flying Vietnamese flag

                                                - Đăng ký quyền sở hữu tàu biển

                                                Registration for ownership

Hình thức đăng ký: ……………………………………………………………

Kind of registration

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): ……………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

5. Đăng ký tàu biển đang đóng (B-BGT-183983-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đăng ký tàu biển đang đóng đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định; trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

- Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

- Hợp đồng đóng mới tàu biển (bản chính);

- Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm (bản chính);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

 

Mẫu: Tờ khai đăng ký tàu biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

APPLICATION FOR REGISTRATION OF SHIP

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số dưới đây:

Kindly register the ship with the following particulars:

Tên tàu:                                                            Trọng tải toàn phần:

……………………………………………                 …………………………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO:                                                Tổng dung tích:

………………………………..                               ……………………………….

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu:                                                           Dung tích thực dụng:

………………………………………….                   ………………………….

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất:                                            Năm đóng:

……………………………..                                  ………………………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng:                                                       Nơi đóng:

……………………………………..                         ………………………………………..

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước:                                                       Cảng đăng ký:

………………………………………                       ………………………………….

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính:                                Tổ chức đăng kiểm:

……………………                                              ……………………………

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung đăng ký:                     - Đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam

                                                Registration for flying Vietnamese flag

                                                - Đăng ký quyền sở hữu tàu biển

                                                Registration for ownership

Hình thức đăng ký:

………………………………………………………………………………………

Kind of registration

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu):

………………………………………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

6. Cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam (B-BGT-183626-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam đến một trong các Cơ quan đại diện Việt Nam nơi mua tàu hoặc nơi bàn giao tàu.

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đại diện Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định; trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đại diện Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

- Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đại diện Việt Nam cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

- Giấy chứng nhận xóa đăng ký đối với trường hợp tàu biển đã qua sử dụng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với trường hợp nhận tàu đóng mới ở nước ngoài để đưa tàu về Việt Nam (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực);

- Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đại diện Việt Nam nơi mua tàu hoặc nơi bàn giao tàu;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện Việt Nam nơi mua tàu hoặc nơi bàn giao tàu;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

a) Tàu biển đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam phải có tuổi tàu biển theo quy định sau đây:

- Tàu khách không quá 10 tuổi;

- Các loại tàu biển khác không quá 15 tuổi.

b) Đối với tàu biển thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền thì không áp dụng tuổi tàu theo quy định tại điểm a.

c) Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được chuyển đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, nếu tại thời điểm ký hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định tại điểm a.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

 

Mẫu: Tờ khai đăng ký tàu biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

APPLICATION FOR REGISTRATION OF SHIP

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số dưới đây:

Kindly register the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                      Trọng tải toàn phần: ………………

Ship's name                                                    Dead weight

 

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                   Tổng dung tích: ……………………

Call sign/IMO number                                       Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                     Dung tích thực dụng: ……………

Type of ship                                                    Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                   Năm đóng: ………………………

Length over all                                                 Year of building

Chiều rộng: …………………………                    Nơi đóng: ………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                    Cảng đăng ký: ……………………

Draft                                                               Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                Tổ chức đăng kiểm: ………………

M.E. power                                                      Classification Agency

Nội dung đăng ký:             - Đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam

                                        - Registration for flying Vietnamese flag

                                        - Đăng ký quyền sở hữu tàu biển

                                        Registration for ownership

Hình thức đăng ký: ………………………………………………………

Kind of registration

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): ………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

7. Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải (B-BGT-174662-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải đến Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Chậm nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn của tổ chức hoa tiêu hàng hải theo mẫu;

- Tờ khai theo mẫu;

- 03 phiếu sát hạch khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu hàng hải hạng Ba (02 phiếu sát hạch đối với hoa tiêu hàng hải hạng Nhì, hạng Nhất và Ngoại hạng) theo mẫu;

- 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 06 tháng trở lại (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh);

- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: 50.000 VNĐ/Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Công văn của tổ chức hoa tiêu hàng hải;

- Tờ khai;

- Phiếu sát hạch khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải;

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

a) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng Ba:

- Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản;

- Đã thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Ba với số lượt dẫn tàu an toàn 400 lượt hoặc thời gian ít nhất 36 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu 200 lượt và được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận;

Trường hợp hoa tiêu tập sự đã đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 500 GT trở lên thì phải có số lượt thực tập dẫn tàu an toàn tối thiểu 200 lượt hoặc thời gian ít nhất 24 tháng với số lượt thực tập dẫn tàu an toàn tối thiểu 100 lượt và được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.

b) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hạng Nhì đối với hoa tiêu hàng hải đã có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hạng Ba:

- Đã độc lập dẫn tàu an toàn ít nhất 300 lượt với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Ba hoặc có thời gian đảm nhiệm tốt công việc của hoa tiêu hàng hải hạng Ba ít nhất 24 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu 200 lượt và được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận;

- Có ít nhất 50 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích từ 4000 GT và chiều dài tối đa từ 115 mét trở lên hoặc có thời gian thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhì ít nhất 12 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu 30 lượt và được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.

c) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hạng Nhì đối với người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên và đã có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tương ứng ít nhất 36 tháng:

- Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản;

- Có ít nhất 200 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích từ 4000 GT và chiều dài tối đa từ 115 mét trở lên với chức danh thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhì hoặc có thời gian thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhì ít nhất 12 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu 100 lượt và được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.

d) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hạng Nhất:

- Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao;

- Có ít nhất 50 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích từ 10.000 GT và chiều dài tối đa từ 145 mét trở lên hoặc thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhất ít nhất 06 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu 30 lượt dưới sự hướng dẫn của hoa tiêu hàng hải có GCNKNCMHTHH từ hạng Nhất trở lên và được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.

đ) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu Ngoại hạng:

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hạng Nhất;

- Đã độc lập dẫn tàu an toàn ít nhất 300 lượt với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Nhất hoặc có thời gian đảm nhiệm tốt công việc của hoa tiêu hàng hải hạng Nhất ít nhất 36 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu 200 lượt và được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập, Cảng vụ hàng hải tại khu vực xác nhận;

- Có ít nhất 50 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích từ 20.000 GT hoặc 06 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu 30 lượt dưới sự hướng dẫn của hoa tiêu hàng hải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu Ngoại hạng và được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Thông tư số 36/2013/TT-BGTVT ngày 23/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Công văn của công ty hoa tiêu

Tên Công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/CTyHTHH................
"V/v: Cấp GCNKNCMHTHH, GCNVHĐHTHH"

......., ngày...... tháng...... năm.........

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số …../2013/TT-BGTVT ngày /2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải. Công ty ................... đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải cho các ông (bà) có tên dưới đây:

1. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh................. Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản theo Quyết định số…/QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Số GCNKNCM (Đại phó) thuyền trưởng tàu biển từ 3000GT trở lên:...cấp ngày: …………………………………………………………………………..

Thời gian đảm nhiệm chức danh (Đại phó) thuyền trưởng tàu biển: .............tháng

Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Ba: ....tháng; số lượt thực tập dẫn tàu hạng Ba:………………………………………………………………………………

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Ba

Được dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải: ................................................ ....

2. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh..................

Số GCNKNCMHTHH hạng Ba: ............................................ cấp ngày: ...........

Số GCNVHĐHTHH hiện có: ................................................. cấp ngày: ..........

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ............................... (nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian dẫn tàu hạng Ba: .........tháng; số lượt dẫn tàu hạng Ba an toàn: .........

Số GCNKNCM (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển từ 3000GT trở lên: ............... cấp ngày:................................................................................................................

Thời gian đảm nhiệm chức danh (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển từ 3000GT trở lên: ........tháng

Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Nhì: ........tháng; số lượt thực tập dẫn tàu hạng Nhì: ....................................................................................................................

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhì

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ............................... (nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

3. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh..................

Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản theo Quyết định số ........./QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Số GCNKNCMHTHH hạng Nhì: ............................................ cấp ngày: ..........

Số GCNVHĐHTHH hiện có: ................................................. cấp ngày: ............

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ................................ (nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu hạng Nhất an toàn: .................................................................................................................

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhất

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ................................. (nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

4. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh....................

Số GCNKNCMHTHH hạng Nhất: ............................................ cấp ngày: ..........

Số GCNVHĐHTHH hiện có: ................................................. cấp ngày: .............

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: .................................. (nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian dẫn tàu hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu hạng Nhất an toàn:………………………………………………………………………………

Thời gian thực tập dẫn tàu Ngoại hạng: ........................tháng; số lượt thực tập dẫn tàu hạng Ngoại hạng: ......................................................................................

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: Ngoại hạng

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ................................. (nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Hồ sơ kèm theo gồm có:………………………………………………………….

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: .............

Thủ trưởng Công ty
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, tương ứng với hạng hoa tiêu đề nghị

 

Mẫu: Tờ khai danh sách tàu biển, thời gian dẫn tàu an toàn, thời gian thực tập dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải

Tên Công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…….., ngày… tháng… năm….

 

TỜ KHAI

Họ và tên hoa tiêu hàng hải: ......................................................................... .

Sinh ngày: ...........tháng............... năm....................... Nơi sinh: .................... .

Đơn vị công tác: ........................................................................................... .

Số GCNKNCMHTHH: .........................................................ngày cấp:......... .

Số GCNVHĐHTHH:.............................................................ngày cấp: ......... .

Khu vực được phép dẫn tàu: ......................................................................... .

..................................................................................................................... .

..................................................................................................................... .

..................................................................................................................... .

Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian dẫn tàu hạng ................. an toàn của hoa tiêu hàng hải ...............................................................:  c

Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian thực tập dẫn tàu Ngoại hạng (hạng...................) của hoa tiêu hàng hải....................................................: c

TT

Ngày dẫn tàu

Tên tàu

Tổng dung tích

Chiều dài tàu

Tuyến dẫn tàu

Ghi chú

Từ

Đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của Cảng vụ hàng hải khu vực
(Nhận xét, ký tên và đóng dấu)

Thủ trưởng Công ty
(Ký tên và đóng dấu)

 

Ghi chú: tích dấu ü vào ô c  tương ứng và điền đầy đủ thông tin yêu cầu

 

Mẫu: Phiếu sát hạch khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải

Tên Công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......., ngày...... tháng...... năm.........

 

PHIẾU SÁT HẠCH KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

Họ và tên hoa tiêu sát hạch:..........................................................................

Chức danh: ...................................................................................................

Số GCNKNCMHTHH của hoa tiêu sát hạch: ................................... ngày cấp:

.....................................................................................................................

Số GCNVHĐHTHH của hoa tiêu sát hạch: ...................................... ngày cấp:

.....................................................................................................................

Họ và tên người được sát hạch: ....................................................................

Sinh ngày: .............tháng.............năm.......................... Nơi sinh: ..................

Đơn vị công tác: ...........................................................................................

Chức danh: ...................................................................................................

Số GCNKNCMHTHH: ............................................ ngày cấp: ....................

Số GCNVHĐHTHH:................................................ ngày cấp:.....................

Ngày sát hạch dẫn tàu: ................................. thời gian từ: ........................ đến: ..

Tên tàu: .............................................. GT: ................................ LOA: ........m

Tuyến sát hạch dẫn tàu: ................................................................................

.....................................................................................................................

Kết quả sát hạch:

Khả năng giao tiếp: tiếng Việt: .....................điểm; tiếng Anh: ...................điểm

Tuân thủ Quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển: ..........điểm

Kỹ năng điều động tàu: ................................................................................điểm

Tư thế, tác phong: .................................................................................... …

Nhận xét khác: ........................................................................................... ..

 

 

Người sát hạch
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

8. Gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải (B-BGT-174690-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải đến Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải. Trường hợp không đủ điều kiện gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của người đứng đầu tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc cơ quan có thẩm quyền theo mẫu;

- Bản chính Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải cần gia hạn;

- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;

- 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 06 tháng trở lại (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh);

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: 50.000 VNĐ/Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải được gia hạn nếu đã hết thời hạn sử dụng và phải đáp ứng các điều kiện như sau:

a) Có Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;

b) Hoa tiêu hàng hải đã đảm nhiệm chức danh hoa tiêu hàng hải phù hợp với Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu được cấp từ 24 tháng trở lên trong vòng 05 năm. Trường hợp không đủ 24 tháng thì phải qua thời gian thực tập lại ít nhất 03 tháng.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Thông tư số 36/2013/TT-BGTVT ngày 23/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Đơn đề nghị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......., ngày...... tháng...... năm.........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Họ và tên: ........................................................... Nam, nữ: ..........................

Sinh ngày: ........................................................... Nơi sinh: .........................

Chức danh: ..................................................................................................

Đơn vị công tác: ..........................................................................................

GCNKNCMHTHH: ............................ Số: ....................... ngày cấp:............

GCNVHĐHTHH:................................. Số: ...................... ngày cấp: ............

Được dẫn tàu trong vùng HTHH:

.....................................................................................................................

Đề nghị:

1. Gia hạn                     c GCNKNCMHTHH                               c GCNVHĐHTHH ..c

Thời gian đảm nhiệm chức danh HTHH hạng: .................... là ................ tháng

Thời gian thực tập lại chức danh HTHH hạng: .................... là ................ tháng

2. Cấp lại c GCNKNCMHTHH    c GCNVHĐHTHH ..c

Lý do đề nghị cấp lại (mất, hư hỏng,..... ): ...................................................

3. Thay đổi vùng hoạt động HTHH ...........................................................

Được dẫn tàu trong trên các tuyến trong vùng HTHH:

.....................................................................................................................

(Nêu rõ tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian thực tập dẫn tàu: ............... tháng; số lượt dẫn tàu an toàn: ..........

Hồ sơ kèm theo gồm có: ..............................................................................

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 

Xác nhận của công ty hoa tiêu
(Xác nhận, ký tên và đóng dấu)

Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: tích dấu ü vào ô c tương ứng và điền đầy đủ thông tin yêu cầu

 

9. Cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải (B-BGT-174690-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải đến Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải. Trường hợp không đủ điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của người đứng đầu tổ chức hoa tiêu hàng hải theo mẫu;

- Bản chính Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải cần cấp lại (trường hợp giấy chứng nhận bị hỏng);

- 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 06 tháng trở lại (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh);

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: 50.000 VNĐ/Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải được cấp lại trong trường hợp bị hỏng, mất nhưng còn hạn sử dụng và phải đáp ứng điều kiện sau:

- Hoa tiêu hàng hải đã đảm nhiệm chức danh hoa tiêu hàng hải phù hợp với Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải được cấp từ 24 tháng trở lên trong vòng 05 năm. Trường hợp không đủ 24 tháng thì phải qua thời gian thực tập lại ít nhất 03 tháng.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Thông tư số 36/2013/TT-BGTVT ngày 23/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Đơn đề nghị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......., ngày...... tháng...... năm.........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Họ và tên: ........................................................... Nam, nữ: ..........................

Sinh ngày: ........................................................... Nơi sinh: .........................

Chức danh: ..................................................................................................

Đơn vị công tác: ..........................................................................................

GCNKNCMHTHH: ............................ Số: ....................... ngày cấp:............

GCNVHĐHTHH:................................. Số: ...................... ngày cấp: ............

Được dẫn tàu trong vùng HTHH:…………………………………………….

Đề nghị:

1. Gia hạn                     c GCNKNCMHTHH                   c GCNVHĐHTHH ..c

Thời gian đảm nhiệm chức danh HTHH hạng: .................... là ................ tháng

Thời gian thực tập lại chức danh HTHH hạng: .................... là ................ tháng

2. Cấp lại                      c GCNKNCMHTHH                   c GCNVHĐHTHH ..c

Lý do đề nghị cấp lại (mất, hư hỏng,..... ): ...................................................

3. Thay đổi vùng hoạt động HTHH ...........................................................

Được dẫn tàu trong trên các tuyến trong vùng HTHH:

.....................................................................................................................

(Nêu rõ tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian thực tập dẫn tàu: ............... tháng; số lượt dẫn tàu an toàn: ..........

Hồ sơ kèm theo gồm có: ..............................................................................

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 

Xác nhận của công ty hoa tiêu
(Xác nhận, ký tên và đóng dấu)

Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: tích dấu ü vào ô c tương ứng và điền đầy đủ thông tin yêu cầu

 

10. Cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải (B-BGT-174678-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đến Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn của tổ chức hoa tiêu hàng hải theo mẫu;

- Tờ khai theo mẫu;

- Bản sao chụp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải;

- 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 06 tháng trở lại (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: 50.000 VNĐ/Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Công văn của tổ chức hoa tiêu hàng hải;

- Tờ khai.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

a) Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải;

b) Đối với hoa tiêu hàng hải dẫn tàu tại cảng dầu khí ngoài khơi để được cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải thì phải thực tập dẫn tàu an toàn ít nhất 05 lượt tại tuyến dẫn tàu vùng hoa tiêu hàng hải đó và được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Thông tư số 36/2013/TT-BGTVT ngày 23/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Công văn của công ty hoa tiêu

Tên Công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /CTyHTHH................
"V/v: Cấp GCNKNCMHTHH, GCNVHĐHTHH"

…….., ngày… tháng… năm….

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số /2013/TT-BGTVT ngày /2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải. Công ty ................... đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải cho các ông (bà) có tên dưới đây:

1. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh.................

Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản theo Quyết định số…/QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Số GCNKNCM (Đại phó) thuyền trưởng tàu biển từ 3000GT trở lên:...cấp ngày: …………………………………………………………………………..

Thời gian đảm nhiệm chức danh (Đại phó) thuyền trưởng tàu biển: .............tháng

Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Ba: ....tháng; số lượt thực tập dẫn tàu hạng Ba:………………………………………………………………………………

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Ba

Được dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải: ................................................ ....

2. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh..................

Số GCNKNCMHTHH hạng Ba: ............................................ cấp ngày: ...........

Số GCNVHĐHTHH hiện có: ................................................. cấp ngày: ..........

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ...............................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian dẫn tàu hạng Ba: .........tháng; số lượt dẫn tàu hạng Ba an toàn: .........

Số GCNKNCM (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển từ 3000GT trở lên: ............... cấp ngày:................................................................................................................

Thời gian đảm nhiệm chức danh (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển từ 3000GT trở lên: ........tháng

Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Nhì: ........tháng; số lượt thực tập dẫn tàu hạng Nhì: ....................................................................................................................

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhì

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ...............................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

3. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh..................

Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản theo Quyết định số ........./QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Số GCNKNCMHTHH hạng Nhì: ............................................ cấp ngày: ..........

Số GCNVHĐHTHH hiện có: ................................................. cấp ngày: ............

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ................................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu hạng Nhất an toàn: .................................................................................................................

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhất

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: .................................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

4. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh....................

Số GCNKNCMHTHH hạng Nhất: ............................................ cấp ngày: ..........

Số GCNVHĐHTHH hiện có: ................................................. cấp ngày: .............

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ..................................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian dẫn tàu hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu hạng Nhất an toàn:………………………………………………………………………………

Thời gian thực tập dẫn tàu Ngoại hạng: ........................tháng; số lượt thực tập dẫn tàu hạng Ngoại hạng: ......................................................................................

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: Ngoại hạng

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: .................................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Hồ sơ kèm theo gồm có:………………………………………………………….

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: .............

Thủ trưởng Công ty
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, tương ứng với hạng hoa tiêu đề nghị

 

Mẫu: Tờ khai

Tên Công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......., ngày...... tháng...... năm.........

 

TỜ KHAI

Họ và tên hoa tiêu hàng hải: ......................................................................... .

Sinh ngày: ...........tháng............... năm....................... Nơi sinh: .................... .

Đơn vị công tác: ........................................................................................... .

Số GCNKNCMHTHH: .........................................................ngày cấp:......... .

Số GCNVHĐHTHH:.............................................................ngày cấp: ......... .

Khu vực được phép dẫn tàu: ......................................................................... .

..................................................................................................................... .

..................................................................................................................... .

..................................................................................................................... .

Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian dẫn tàu hạng ................. an toàn của hoa tiêu hàng hải ...............................................................: c

Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian thực tập dẫn tàu Ngoại hạng (hạng...................) của hoa tiêu hàng hải....................................................: c

TT

Ngày dẫn tàu

Tên tàu

Tổng dung tích

Chiều dài tàu

Tuyến dẫn tàu

Ghi chú

Từ

Đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của Cảng vụ hàng hải khu vực
(Nhận xét, ký tên và đóng dấu)

Thủ trưởng Công ty
(Ký tên và đóng dấu)

 

Ghi chú: tích dấu ü vào ô c tương ứng và điền đầy đủ thông tin yêu cầu

 

11. Cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu chuyển vùng hoạt động (B-BGT-175123-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu chuyển vùng hoạt động đến Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu chuyển vùng hoạt động. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu chuyển vùng hoạt động theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn của tổ chức hoa tiêu hàng hải theo mẫu;

- Tờ khai theo mẫu;

- Bản sao chụp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải;

- 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 06 tháng trở lại (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: 50.000 VNĐ/Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Công văn của tổ chức hoa tiêu hàng hải;

- Tờ khai.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

a) Hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động phải có thời gian thực tập dẫn tàu ít nhất 06 tháng tại vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải nơi chuyển đến với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu (được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận) theo quy định dưới đây:

- 100 lượt đối với các vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải: Quảng Ninh (trừ tuyến dẫn tàu vào khu chuyển tải Vạn Gia), Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định (trừ tuyến dẫn tàu vào các cảng biển Thái Bình, Nam Định), thành phố Hồ Chí Minh

- Đồng Nai - Bình Dương - Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu - sông Tiền (trừ tuyến dẫn tàu quá cảnh qua sông Tiền);

- 30 lượt đối với các vùng hoa tiêu hàng hải còn lại.

b) Đối với hoa tiêu hàng hải có Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải tại 02 vùng trở lên khi quá 12 tháng quay lại vùng hoạt động cũ thì phải thực tập với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu 30 lượt đối với từng hạng hoa tiêu.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Thông tư số 36/2013/TT-BGTVT ngày 23/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Công văn của công ty hoa tiêu

Tên Công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………../CTyHTHH................
"V/v: Cấp GCNKNCMHTHH, GCNVHĐHTHH"

......., ngày...... tháng...... năm.........

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số 36 /2013/TT-BGTVT ngày 23/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải. Công ty ................... đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải cho các ông (bà) có tên dưới đây:

1. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh.................

Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản theo Quyết định số…/QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Số GCNKNCM (Đại phó) thuyền trưởng tàu biển từ 3000GT trở lên:...cấp ngày: …………………………………………………………………………..

Thời gian đảm nhiệm chức danh (Đại phó) thuyền trưởng tàu biển: .............tháng

Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Ba: ....tháng; số lượt thực tập dẫn tàu hạng Ba:………………………………………………………………………………

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Ba

Được dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải: ................................................ ....

2. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh..................

Số GCNKNCMHTHH hạng Ba: ............................................ cấp ngày: ...........

Số GCNVHĐHTHH hiện có: ................................................. cấp ngày: ..........

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ...............................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian dẫn tàu hạng Ba: .........tháng; số lượt dẫn tàu hạng Ba an toàn: .........

Số GCNKNCM (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển từ 3000GT trở lên: ............... cấp ngày:................................................................................................................

Thời gian đảm nhiệm chức danh (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển từ 3000GT trở lên: ........tháng

Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Nhì: ........tháng; số lượt thực tập dẫn tàu hạng Nhì: ....................................................................................................................

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhì

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ...............................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

3. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh..................

Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản theo Quyết định số ........./QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Số GCNKNCMHTHH hạng Nhì: ............................................ cấp ngày: ..........

Số GCNVHĐHTHH hiện có: ................................................. cấp ngày: ............

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ................................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu hạng Nhất an toàn: .................................................................................................................

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhất

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: .................................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

4. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh....................

Số GCNKNCMHTHH hạng Nhất: ............................................ cấp ngày: ..........

Số GCNVHĐHTHH hiện có: ................................................. cấp ngày: .............

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ..................................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian dẫn tàu hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu hạng Nhất an toàn:………………………………………………………………………………

Thời gian thực tập dẫn tàu Ngoại hạng: ........................tháng; số lượt thực tập dẫn tàu hạng Ngoại hạng: ......................................................................................

Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: Ngoại hạng

Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: .................................

(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Hồ sơ kèm theo gồm có:………………………………………………………….

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: .............

Thủ trưởng Công ty
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, tương ứng với hạng hoa tiêu đề nghị

 

Mẫu: Tờ khai

 

Tên Công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......., ngày...... tháng...... năm.........

 

TỜ KHAI

Họ và tên hoa tiêu hàng hải: ......................................................................... .

Sinh ngày: ...........tháng............... năm....................... Nơi sinh: .................... .

Đơn vị công tác: ........................................................................................... .

Số GCNKNCMHTHH: .........................................................ngày cấp:......... .

Số GCNVHĐHTHH:.............................................................ngày cấp: ......... .

Khu vực được phép dẫn tàu: ......................................................................... .

..................................................................................................................... .

..................................................................................................................... .

..................................................................................................................... .

Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian dẫn tàu hạng ................. an toàn của hoa tiêu hàng hải ...............................................................: c

Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian thực tập dẫn tàu Ngoại hạng (hạng...................) của hoa tiêu hàng hải....................................................: c

TT

Ngày dẫn tàu

Tên tàu

Tổng dung tích

Chiều dài tàu

Tuyến dẫn tàu

Ghi chú

Từ

Đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của Cảng vụ hàng hải khu vực
(Nhận xét, ký tên và đóng dấu)

Thủ trưởng Công ty
(Ký tên và đóng dấu)

 

Ghi chú: tích dấu ü vào ô c tương ứng và điền đầy đủ thông tin yêu cầu

 

12. Gia hạn Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải (B-BGT-174703-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đến Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam gia hạn Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải. Trường hợp không đủ điều kiện gia hạn Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của người đứng đầu tổ chức hoa tiêu hàng hải theo mẫu;

- Bản chính Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải cần gia hạn;

- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;

- 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 06 tháng trở lại (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: 50.000 VNĐ/Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải được gia hạn trong trường hợp hết thời hạn sử dụng và phải đảm bảo các điều kiện như sau:

a) Có Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;

b) Hoa tiêu hàng hải đã đảm nhiệm chức danh hoa tiêu hàng hải phù hợp với Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải được cấp từ 24 tháng trở lên trong vòng 05 năm. Trường hợp không đủ 24 tháng thì phải qua thời gian thực tập lại ít nhất 03 tháng.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Thông tư số 36/2013/TT-BGTVT ngày 23/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Đơn đề nghị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......., ngày...... tháng...... năm.........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Họ và tên: ........................................................... Nam, nữ: ..........................

Sinh ngày: ........................................................... Nơi sinh: .........................

Chức danh: ..................................................................................................

Đơn vị công tác: ..........................................................................................

GCNKNCMHTHH: ............................ Số: ....................... ngày cấp:............

GCNVHĐHTHH:................................. Số: ...................... ngày cấp: ............

Được dẫn tàu trong vùng HTHH:…………………………………………….

Đề nghị:

1. Gia hạn                     c GCNKNCMHTHH                   c GCNVHĐHTHH ..c

Thời gian đảm nhiệm chức danh HTHH hạng: .................... là ................ tháng

Thời gian thực tập lại chức danh HTHH hạng: .................... là ................ tháng

2. Cấp lại                      c GCNKNCMHTHH                   c GCNVHĐHTHH ..c

Lý do đề nghị cấp lại (mất, hư hỏng,..... ): ...................................................

3. Thay đổi vùng hoạt động HTHH ...........................................................

Được dẫn tàu trong trên các tuyến trong vùng HTHH:

.....................................................................................................................

(Nêu rõ tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian thực tập dẫn tàu: ............... tháng; số lượt dẫn tàu an toàn: ..........

Hồ sơ kèm theo gồm có: ..............................................................................

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 

Xác nhận của công ty hoa tiêu
(Xác nhận, ký tên và đóng dấu)

Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: tích dấu ü vào ô c tương ứng và điền đầy đủ thông tin yêu cầu

 

13. Cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải (B-BGT-174709-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đến Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải. Trường hợp không đủ điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của người đứng đầu tổ chức hoa tiêu hàng hải theo mẫu;

- Bản chính Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải cần cấp lại (trường hợp giấy chứng nhận bị hỏng);

- 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 06 tháng trở lại (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: 50.000 VNĐ/Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải được cấp lại trong trường hợp bị hỏng, mất nhưng còn hạn sử dụng và phải đảm bảo điều kiện sau:

- Hoa tiêu hàng hải đã đảm nhiệm chức danh hoa tiêu hàng hải phù hợp với Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải được cấp từ 24 tháng trở lên trong vòng 05 năm. Trường hợp không đủ 24 tháng thì phải qua thời gian thực tập lại ít nhất 03 tháng.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Thông tư số 36/2013/TT-BGTVT ngày 23/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Đơn đề nghị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......., ngày...... tháng...... năm.........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Họ và tên: ........................................................... Nam, nữ: ..........................

Sinh ngày: ........................................................... Nơi sinh: .........................

Chức danh: ..................................................................................................

Đơn vị công tác: ..........................................................................................

GCNKNCMHTHH: ............................ Số: ....................... ngày cấp:............

GCNVHĐHTHH:................................. Số: ...................... ngày cấp: ............

Được dẫn tàu trong vùng HTHH:…………………………………………….

Đề nghị:

1. Gia hạn                     c GCNKNCMHTHH                   c GCNVHĐHTHH ..c

Thời gian đảm nhiệm chức danh HTHH hạng: .................... là ................ tháng

Thời gian thực tập lại chức danh HTHH hạng: .................... là ................ tháng

2. Cấp lại                      c GCNKNCMHTHH                   c GCNVHĐHTHH ..c

Lý do đề nghị cấp lại (mất, hư hỏng,..... ): ...................................................

3. Thay đổi vùng hoạt động HTHH ...........................................................c

Được dẫn tàu trong trên các tuyến trong vùng HTHH:

.....................................................................................................................

(Nêu rõ tên vùng và các tuyến dẫn tàu)

Thời gian thực tập dẫn tàu: ............... tháng; số lượt dẫn tàu an toàn: ..........

Hồ sơ kèm theo gồm có: ..............................................................................

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 

Xác nhận của công ty hoa tiêu
(Xác nhận, ký tên và đóng dấu)

Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: tích dấu ü vào ô c tương ứng và điền đầy đủ thông tin yêu cầu

 

14. Đăng ký tàu biển có thời hạn (B-BGT-183687-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đăng ký tàu biển có thời hạn đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê mua tàu hoặc thuê tàu trần, bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính);

+ Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);

+ Biên bản bàn giao tàu (bản chính);

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính).

- Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính);

+ Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);

+ Biên bản bàn giao tàu (bản chính);

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí đăng ký tàu biển: 30% mức thu đăng ký chính thức

- Mức thu đăng ký chính thức:

+ Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT- lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng);

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.601 đến 3.000 GT là 2.000 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.001 GT trở lên là 1.500 đồng/GT lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

a) Tàu biển đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam phải có tuổi tàu biển theo quy định sau đây:

+ Tàu khách không quá 10 tuổi;

+ Các loại tàu biển khác không quá 15 tuổi.

b) Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại Điểm a không áp dụng đối với tàu biển thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.

c) Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được chuyển đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, nếu tại thời điểm ký hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định tại Điểm a.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Tờ khai đăng ký tàu biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

APPLICATION FOR REGISTRATION OF SHIP

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số dưới đây:

Kindly register the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                        Trọng tải toàn phần: ………………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Tổng dung tích: ……………………

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                       Dung tích thực dụng: ………………

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                     Năm đóng: …………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng: …………………………                      Nơi đóng: ……………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                      Cảng đăng ký: ………………………

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                  Tổ chức đăng kiểm: ………………..

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung đăng ký:                     - Đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam

                                                Registration for flying Vietnamese flag

                                                - Đăng ký quyền sở hữu tàu biển

                                                Registration for ownership

Hình thức đăng ký: …………………………………………………………

Kind of registration

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): …………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm …
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

15. Đăng ký lại tàu biển (B-BGT-183699-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đăng ký lại tàu biển đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Hồ sơ đăng ký lại tàu biển không thời hạn bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính);

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

- Hồ sơ đăng ký lại tàu biển có thời hạn bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính);

+ Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);

+ Biên bản bàn giao tàu (bản chính);

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính).

- Hồ sơ đăng ký lại tàu biển đang đóng bao gồm:

+ Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm (bản chính);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

- Hồ sơ đăng ký lại tàu biển loại nhỏ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng hoặc biên bản bàn giao tàu đối với tàu biển đóng mới (bản chính);

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí đăng ký lại tàu biển:

+ Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT- lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng);

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.601 đến 3.000 GT là 2.000 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.001 GT trở lên là 1.500 đồng/GT lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Tờ khai đăng ký tàu biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

APPLICATION FOR REGISTRATION OF SHIP

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số dưới đây:

Kindly register the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                        Trọng tải toàn phần: ………………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Tổng dung tích: ……………………

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                       Dung tích thực dụng: ………………

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                     Năm đóng: …………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng: …………………………                      Nơi đóng: ……………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                      Cảng đăng ký: ………………………

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                  Tổ chức đăng kiểm: ………………..

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung đăng ký:                     - Đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam

                                                Registration for flying Vietnamese flag

                                                - Đăng ký quyền sở hữu tàu biển

                                                Registration for ownership

Hình thức đăng ký: …………………………………………………………

Kind of registration

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): …………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm …
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

16. Đăng ký thay đổi tên chủ tàu biển (B-BGT-183660-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi tên chủ tàu biển đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây (Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính).

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm (bản chính);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

 

Mẫu: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

 

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI

APPLICATION FOR CHANGING REGISTRATION

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số và thay đổi dưới đây:

Kindly register change of the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                        Trọng tải toàn phần: ………………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Tổng dung tích: ……………………

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                       Dung tích thực dụng: ………………

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                     Năm đóng: …………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng: …………………………                      Nơi đóng: ……………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                      Cảng đăng ký: ………………………

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                  Tổ chức đăng kiểm: ………………..

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung thay đổi: ………………………………………………………………

Change in

Lý do thay đổi: …………………………………………………………………

Reasons to change

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): ……………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

17. Đăng ký thay đổi tên tàu biển (B-BGT-183886-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi tên tàu biển đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây (Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm (bản chính);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

 

Mẫu: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

 

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI

APPLICATION FOR CHANGING REGISTRATION

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số và thay đổi dưới đây:

Kindly register change of the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                        Trọng tải toàn phần: ………………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Tổng dung tích: ……………………

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                       Dung tích thực dụng: ………………

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                     Năm đóng: …………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng: …………………………                      Nơi đóng: ……………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                      Cảng đăng ký: ………………………

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                  Tổ chức đăng kiểm: ………………..

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung thay đổi: ………………………………………………………………

Change in

Lý do thay đổi: …………………………………………………………………

Reasons to change

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): ……………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

18. Đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển (B-BGT-183895-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã đăng ký trước đây (Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp).

- Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);

+ Biên bản bàn giao tàu (bản chính);

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp).

- Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp).

- Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

 

Mẫu: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

 

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI

APPLICATION FOR CHANGING REGISTRATION

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số và thay đổi dưới đây:

Kindly register change of the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                        Trọng tải toàn phần: ………………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Tổng dung tích: ……………………

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                       Dung tích thực dụng: ………………

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                     Năm đóng: …………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng: …………………………                      Nơi đóng: ……………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                      Cảng đăng ký: ………………………

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                  Tổ chức đăng kiểm: ………………..

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung thay đổi: ………………………………………………………………

Change in

Lý do thay đổi: …………………………………………………………………

Reasons to change

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): ……………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

19. Đăng ký thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển (B-BGT-183909-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã đăng ký trước đây (Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Hợp đồng đóng mới tàu biển (bản chính);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí đăng ký thay đổi bằng 5% mức thu đăng ký chính thức.

- Mức thu đăng ký chính thức là:

+ Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT- lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng);

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.601 đến 3.000 GT là 2.000 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.001 GT trở lên là 1.500 đồng/GT-lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

 

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI

APPLICATION FOR CHANGING REGISTRATION

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số và thay đổi dưới đây:

Kindly register change of the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                        Trọng tải toàn phần: ………………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Tổng dung tích: ……………………

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                       Dung tích thực dụng: ………………

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                     Năm đóng: …………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng: …………………………                      Nơi đóng: ……………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                      Cảng đăng ký: ………………………

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                  Tổ chức đăng kiểm: ………………..

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung thay đổi: ………………………………………………………………

Change in

Lý do thay đổi: …………………………………………………………………

Reasons to change

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): ……………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

20. Đăng ký thay đổi cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (B-BGT-183917-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);

+ Biên bản bàn giao tàu (bản chính);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính);

+ Bản chính giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Hợp đồng đóng mới tàu biển (bản chính);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

 

Mẫu: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

 

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI

APPLICATION FOR CHANGING REGISTRATION

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số và thay đổi dưới đây:

Kindly register change of the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                        Trọng tải toàn phần: ………………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Tổng dung tích: ……………………

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                       Dung tích thực dụng: ………………

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                     Năm đóng: …………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng: …………………………                      Nơi đóng: ……………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                      Cảng đăng ký: ………………………

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                  Tổ chức đăng kiểm: ………………..

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung thay đổi: ………………………………………………………………

Change in

Lý do thay đổi: …………………………………………………………………

Reasons to change

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): ……………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

21. Đăng ký thay đổi tổ chức đăng kiểm tàu biển (B-BGT-183966-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi tổ chức đăng kiểm tàu biển đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây ( Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm (bản chính);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

- Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo mẫu;

+ Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

 

Mẫu: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

 

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI

APPLICATION FOR CHANGING REGISTRATION

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số và thay đổi dưới đây:

Kindly register change of the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                        Trọng tải toàn phần: ………………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Tổng dung tích: ……………………

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                       Dung tích thực dụng: ………………

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                     Năm đóng: …………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng: …………………………                      Nơi đóng: ……………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                      Cảng đăng ký: ………………………

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                  Tổ chức đăng kiểm: ………………..

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung thay đổi: ………………………………………………………………

Change in

Lý do thay đổi: …………………………………………………………………

Reasons to change

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): ……………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

22. Đăng ký tàu biển tạm thời (B-BGT-183971-TT)

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đăng ký tàu biển tạm thời đến cơ quan một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính);

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

- Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

- Trường hợp thử tàu đóng mới, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

- Trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí đăng ký tàu biển bằng 30% mức thu đăng ký chính thức.

- Mức thu đăng ký chính thức là:

+ Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT- lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng);

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.601 đến 3.000 GT là 2.000 đồng/GT-lần;

+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.001 GT trở lên là 1.500 đồng/GT-lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

a) Tàu biển đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam phải có tuổi tàu biển theo quy định sau đây:

+ Tàu khách không quá 10 tuổi;

+ Các loại tàu biển khác không quá 15 tuổi.

b) Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại Điểm a không áp dụng đối với tàu biển thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.

c) Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được chuyển đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, nếu tại thời điểm ký hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định tại Điểm a.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

Mẫu: Tờ khai đăng ký tàu biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness

--------------

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

APPLICATION FOR REGISTRATION OF SHIP

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)

To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số dưới đây:

Kindly register the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………                        Trọng tải toàn phần: ………………

Ship's name                                                      Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ……………………                     Tổng dung tích: ……………………

Call sign/IMO number                                         Gross tonnage

Loại tàu: ……………………………                       Dung tích thực dụng: ………………

Type of ship                                                      Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: …………………                     Năm đóng: …………………………

Length over all                                                   Year of building

Chiều rộng: …………………………                      Nơi đóng: ……………………………

Breadth                                                             Place of building

Mớn nước: …………………………                      Cảng đăng ký: ………………………

Draft                                                                 Port of registry

Tổng công suất máy chính: …………                  Tổ chức đăng kiểm: ………………..

M.E. power                                                        Classification Agency

Nội dung đăng ký:                     - Đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam

                                                Registration for flying Vietnamese flag

                                                - Đăng ký quyền sở hữu tàu biển

                                                Registration for ownership

Hình thức đăng ký: …………………………………………………………

Kind of registration

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): …………………………………

Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

 

 

………….., ngày … tháng … năm …
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 883/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố bổ sung sửa đổi thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải

  • Số hiệu: 883/QĐ-BGTVT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/03/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Đinh La Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản