Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 881/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 25 tháng 02 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 293/SKHĐT-DN ngày 31/01/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 01/01/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2019 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 881/QĐ-UBND ngày 25/02/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung chủ yếu như sau:
Đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Năm 2019, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội, cụ thể như sau:
- Đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian và chi phí Khởi sự kinh doanh, rút ngắn thời gian khởi sự kinh doanh xuống 11 ngày (Phụ lục 1); giảm thời gian Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan (Phụ lục 2); Tiếp cận điện năng giảm thời gian xuống 18 ngày (Phụ lục 3); giảm thời gian Đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản (Phụ lục 4).
- Đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục, rút ngắn thời gian Nộp thuế và bảo hiểm xã hội; trong đó, thời gian trung bình hoàn thành các thủ tục khai thuế, nộp thuế dưới 119 giờ; Thời gian trung bình hoàn thành thủ tục nộp bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp dưới 49 giờ.
- Đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục, rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện Giao dịch thương mại qua biên giới, trong đó, thời gian thực hiện thủ tục xuất khẩu dưới 70 giờ, thời gian thực hiện thủ tục nhập khẩu dưới 90 giờ.
- Nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian Giải quyết tranh chấp hợp đồng; bảo vệ nhà đầu tư; nâng cao tỷ lệ phục hồi doanh nghiệp và rút ngắn thời gian Giải quyết phá sản doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, y tế, chăm sóc sức khỏe, an ninh và an toàn, vệ sinh môi trường các khu, địa điểm du lịch; Nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực các dịch vụ logistics.
- Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Đến hết năm 2019, các dịch vụ công liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và 4 (đạt ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4).
- 100% các trường học, bệnh viện, công ty điện, công ty cấp, thoát nước, công ty vệ sinh môi trường, các công ty viễn thông, bưu chính trên địa bàn thành phố phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện,... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.
- Phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan chuyên ngành, đảm bảo không quá 01 lần/năm/ doanh nghiệp trên tinh thần hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
II. GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
- Các Sở, ban, ngành, UBND các quận huyện chủ động làm việc với Bộ, ngành trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao (theo ngành dọc được phân công tại Điều 1, Mục III, Nghị quyết 02/NQ-CP) để xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
- Chủ động cập nhật tài liệu hướng dẫn các bộ, cơ quan về các bộ chỉ số, nhóm chỉ số, chỉ số thành phần, các mục tiêu, mẫu biểu báo cáo trên Trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan để có cách hiểu đúng, thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Quyết định số 4844/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của UBND thành phố (thay thế Kế hoạch đã ban hành kèm theo Quyết định số 2822/QĐ-UBND ngày 06/7/2018 của Chủ tịch UBND thành phố) ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được chi trả lương, thu nhập qua tài khoản ngân hàng thực hiện triệt để thanh toán các loại phí sinh hoạt định kỳ hàng tháng như tiền điện, tiền điện thoại, internet, truyền hình cáp, tiền nước, ... (nếu có) qua hình thức trích nợ tự động từ tài khoản ngân hàng (ủy thác thanh toán).
- Văn phòng UBND thành phố:
+ Chủ trì theo dõi công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính; rà soát, chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện đảm bảo thực thi đầy đủ điều kiện kinh doanh đã bị bãi bỏ, những nội dung được đơn giản hóa của các quy định về điều kiện kinh doanh; không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh trái quy định của pháp luật; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định mới về điều kiện kinh doanh.
+ Công bố đầy đủ các thủ tục hành chính đã thực hiện việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong năm 2018 để các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện thực hiện theo quy định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Cục Thuế thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội thành phố kiểm soát các thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời gian và chi phí của quy trình khởi sự kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra tại Phụ lục 1.
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng tiếp tục rà soát, cải cách quy trình, thủ tục hành chính về cấp Giấy phép xây dựng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện trực tuyến các thủ tục cấp phép xây dựng nhằm giảm thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan (gồm thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng, thủ tục về thẩm định PCCC, thủ tục về môi trường,...) để giảm chi phí, nhất là chi phí không chính thức và nhằm đạt được mục tiêu đề ra tại Phụ lục 2.
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan nghiên cứu thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” giữa điện lực và các cơ quan quản lý nhà nước để tổ chức đồng thời các công việc liên quan đến chỉ tiêu Tiếp cận điện năng nhằm đạt được mục tiêu đề ra tại Phụ lục 3; theo dõi, đánh giá và giám sát việc cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng tại Phụ lục 3 nêu trên.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện liên thông, kết nối điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, giảm thời gian và đơn giản hóa hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, đăng ký đất đai, giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, có giải pháp cần thiết để giảm thời gian đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản nhằm đạt được mục tiêu đề ra tại Phụ lục 4.
- Văn phòng UBND thành phố rà soát, bãi bỏ, chấm dứt việc quy định thủ tục hành chính trong công văn hướng dẫn. Hoàn thành trong Quý I năm 2019.
- Các sở chuyên ngành: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Ban Qlý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, Cục Thuế thành phố, Cục Hải quan thành phố, UBND các quận, huyện theo dõi danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành đã cắt giảm (kèm theo mã HS) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ công bố công khai trên trang điện tử của các bộ quản lý chuyên ngành để đảm bảo thực thi đầy đủ các quy định về cắt giảm danh mục mặt hàng và cải cách thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên ngành.
4. Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4
- Sở Thông tin và Truyền thông:
+ Chủ động cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử của thành phố theo đúng các phiên bản của Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, tham mưu UBND thành phố xem xét, quyết định trong Quý II năm 2019.
+ Chủ trì, tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, hoàn thành trong tháng 12/2019.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và đôn đốc 100% các trường học ở các quận trên địa bàn thành phố, 50% các trường học ở huyện Hòa Vang phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.
- Sở Y tế chỉ đạo và đôn đốc 100% các bệnh viện ở các quận trên địa bàn thành phố, 50% các bệnh viện ở huyện Hòa Vang phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian ưu tiên thực hiện thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ, đạt 50% giao dịch thanh toán; đồng thời vận động người dân đi thăm khám bệnh không dùng tiền mặt để thanh toán.
- Sở Công Thương yêu cầu và đôn đốc Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng tiếp tục phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu tiền điện bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ đạt 80-90% ở các quận của thành phố, 70-75% ở huyện Hòa Vang.
- Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu và đôn đốc Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu tiền xử lý rác thải bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ đạt 70-80%.
- Sở Thông tin và Truyền thông yêu cầu và đôn đốc các Công ty viễn thông, bưu chính trên địa bàn thành phố phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu tiền các dịch vụ liên quan bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ đạt 70-80%.
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, các công ty cung cấp dịch vụ công ích,... của thành phố đáp ứng đầy đủ hạ tầng kỹ thuật cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ đẩy mạnh thanh toán điện tử mà Nghị quyết 02/NQ-CP đã đề ra.
- Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện phải quán triệt đến từng cán bộ, công chức người lao động đầy đủ nguyên tắc:
+ Tuyệt đối không sử dụng các công cụ hành chính can thiệp vào hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.
+ Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm; tăng cường vai trò nghiên cứu của các trường đại học.
+ Hệ thống thể chế phải khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, tham gia nghiên cứu và phát triển (R&D) và trí tuệ nhân tạo.
- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Hội đồng Điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố vận động, khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, nhất là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
- Hội đồng Điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, Sở Công Thương đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo; tạo thuận lợi tối đa và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển thị trường.
- Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND thành phố có kế hoạch làm việc với 01 đến 02 Tập đoàn (doanh nghiệp) lớn thành lập và đầu tư tại Đà Nẵng để thực hiện vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng Điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố tăng cường tổ chức các hoạt động sáng tạo, trải nghiệm khoa học.
1. Căn cứ nội dung, nhiệm vụ được phân công tại Mục II Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đoàn thể, đơn vị chủ động triển khai thực hiện đạt hiệu quả, đảm bảo tiến độ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực theo dõi tình hình thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP trên địa bàn thành phố. Định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện từ các đơn vị, báo cáo UBND thành phố.
3. Thực hiện nghiêm quy định chế độ báo cáo: các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện định kỳ hằng quý (trước ngày 10 của tháng cuối quý) và báo cáo năm (trước ngày 10 tháng 12), tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện quý, cả năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND thành phố báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần điều chỉnh, bổ sung, các đơn vị phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đề xuất UBND thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 1246/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Kế hoạch 2266/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 991/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và những năm tiếp theo do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 4Quyết định 214/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi năm 2019 và định hướng đến năm 2021
- 5Kế hoạch 2541/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo do Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1246/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Kế hoạch 2266/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Quyết định 991/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và những năm tiếp theo do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7Quyết định 214/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi năm 2019 và định hướng đến năm 2021
- 8Kế hoạch 2541/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Quyết định 881/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 881/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/02/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Hồ Kỳ Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/02/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra