Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 877/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 19 tháng 4 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN SẮP XẾP, TỔ CHỨC LẠI MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2018-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ XIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 286/QĐ-TTg ngày 04/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chương trình số 26-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ và Chương trình số 26-CTr/TU của Tỉnh ủy; Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 13/3/2019 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh một số nội dung quy định tại Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 12/4/2018;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 42/TTr-SGDĐT ngày 02/4/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao triển khai tổ chức thực hiện Đề án đảm bảo mục tiêu, tiến độ đề ra.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Ban VHXH - HĐND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Phòng KGVX;
- Lưu: VT, TH (Ph 65b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




H’Yim Kđoh

 

ĐỀ ÁN

SẮP XẾP, TỔ CHỨC LẠI MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2018-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định s 877/QĐ-UBND ngày 43/4/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết của việc xây dựng Đề án

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Campuchia với chiều dài biên giới khoảng 73 km, phía Nam giáp tỉnh Đắk Nông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 13.125,5 km2. Tổ chức hành chính gồm có 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện, bao gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện Ea H’leo, Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’gar, Krông Búk, Ea Kar, M’Drắk, Krông Bông, Krông Pắc, Krông Ana, Lắk, Krông Năng và Cư Kuin với 184 xã, phường, thị trấn. Đắk Lắk là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát hiện.

Theo số liệu điều tra dân số năm 2017, dân số tỉnh Đắk Lắk là 1.834.800 người, bình quân 139,68 người/1km2. Trong đó, dân số đô thị chiếm 24,25%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 75,75%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như E Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.

Trong những năm qua giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu nổi bật như sau:

- Mạng lưới trường lớp học, quy mô giáo dục và đào tạo đã được phê duyệt theo quy hoạch qua quá trình triển khai thực hiện cơ bản phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh và quy hoạch dân cư, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân.

- Các thôn, buôn được ưu tiên đầu tư xây dựng điểm trường tiểu học, mầm non tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học, góp phần giảm tình trạng học sinh bỏ học, giũ vững chất lượng phổ cập... 14/15 huyện có Trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp dạy nghề, 99,46% xã, phường có Trung tâm học tập cộng đồng.

- Mạng lưới các trường trung học phổ thông được xây dựng đến cụm xã, mỗi huyện đều có ít nhất 02 trường trung học phổ thông.

- Cơ sở vật chất trường, lớp được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, các phòng được xây dựng kiên cố ngày càng tăng.

- 15/15 đơn vị cấp huyện có trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và được đầu tư đồng bộ.

- Phòng bộ môn, thí nghiệm ở các cơ sở giáo dục được quan tâm chú trọng đầu tư.

Bên cạnh những mặt đạt được, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông thời gian qua vẫn còn những hạn chế bất cập như sau: Định hướng chung về quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020 định hướng đến 2025 qua quá trình triển khai thực hiện đã xuất hiện những bất cập nhất định, vị trí của các cơ sở giáo dục và đào tạo tại một số xã, huyện chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân và khoảng cách quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường mầm non, tiểu học có nhiều điểm lẻ (05 điểm trường trở lên) vẫn còn nhiều đã ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cũng như việc bố trí đội ngũ lãnh đạo quản lý, giáo viên và nhân viên. Một số trường có quy mô lớp và học sinh nhỏ, tỉ lệ học sinh trên lớp thấp, hiện tượng thừa thiếu giáo viên cục bộ và thừa thiếu đội ngũ lãnh đạo quản lý đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cũng như công tác quản lý chung của ngành giáo dục và đào tạo.

Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi là Đề án) năm trong lộ trình tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Kế hoạch số 4345/KH-UBND ngày 22/6/2015 của UBND tỉnh triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2021.

Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án nhằm sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới các trường mầm non, trường phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, THCS, THPT) phù hợp với nhu cầu thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học, số lớp, số học sinh một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, mỗi vùng.

Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, phụ huynh, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp; đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng tỉnh Đắk Lắk.

Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án cũng đồng thời giúp tinh giản bộ máy biên chế, cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức, góp phần đổi mới công tác cải cách hành chính. Đặc biệt, việc sáp nhập một số đơn vị trường học sẽ nâng chất lượng giáo dục toàn diện và đảm bảo sự bình đẳng, công bằng cho học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn trong việc thụ hưởng chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

II. Cơ sở pháp lý

- Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức;

- Quyết định số 286/QĐ-TTg ngày 04/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 286/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025;

- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học.

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

- Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;

- Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND huyện thị xã, thành phố;

- Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non;

- Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú;

- Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

- Công văn số 3712/BGDĐT-CSVC ngày 24/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông;

- Nghị quyết số 94/NQ-HĐND ngày 19/7/2013 của HĐND tỉnh về quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011- 2020 định hướng đến năm 2025;

- Chương trình số 26-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh về Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chương trình số 26-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW; Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 13/3/2019 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh một số nội dung quy định tại Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 12/4/2018.

Phần II

THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NĂM 2018

I. Thực trạng mạng lưới trường, lớp, học sinh, đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất từ bậc mầm non đến phổ thông năm 2015 và năm 2018

1. Mạng lưới trường, lớp, học sinh:

Năm 2015, toàn ngành có 949 trường, 1.235 điểm trường, 15.439 lớp, 434.361 học sinh từ mầm non đến THPT công lập (trong đó học sinh dân tộc thiểu số: 154.830 học sinh).

Năm 2018, toàn ngành có 965 trường, 1.470 điểm trường, 15.00 lớp, 434.821 học sinh từ mầm non đến THPT công lập (trong đó học sinh dân tộc thiểu số: 156.621 học sinh).

(Chi tiết tại Phụ lục số 01)

2. Về đội ngũ lãnh đạo quản lý, giáo viên và nhân viên:

Năm 2015, toàn ngành có 35.229 lãnh đạo quản lý, giáo viên và nhân viên, thuộc các trường công lập. Trong đó: lãnh đạo quản lý: 2.317 người, giáo viên: 27.053 người, nhân viên: 5.859 người. Có 99,75% lãnh đạo quản lý và giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên (trong đó trên chuẩn đạt 61,3%), chưa đạt chuẩn là 0,25%.

Năm 2018, toàn ngành có 32.767 lãnh đạo quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó: lãnh đạo quản lý: 2.399 người, giáo viên: 25.958 người, nhân viên: 4,410 người. Đối với lãnh đạo quản lý và giáo viên 100% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 64,1%.

3. Quy mô phòng học, cơ sở vật chất:

Cơ bản các cơ sở giáo dục đảm bảo số phòng học 02 ca/ngày, nâng dần số trường tiểu học được học 02 buổi/ngày, không còn tình trạng phải học 03 ca/ngày. Việc đầu tư xây dựng trường, lớp học được thực hiện theo hướng kiên cố hóa, đạt chuẩn Quốc gia, các huyện đã xây dựng kế hoạch về quỹ đất cho phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020. Tổng số phòng học hiện có là 16.793 phòng học (trong đó có 10.870 phòng học kiên cố, đạt tỉ lệ 64,73%). Trong đó:

- Phòng học bộ môn, phòng thiết bị: 1.138 phòng.

- Nhà công vụ cho giáo viên: 1.334 phòng (trong đó có 560 phòng được đầu tư từ Chương trình Kiên cố hóa).

- Phòng thư viện: 475 phòng.

- Phòng y tế học đường: 420 phòng.

- Phòng hiệu bộ: 1.613 phòng.

- Phòng đa chức năng: 118 phòng.

II. Những thành tựu, kết quả nổi bật:

1. Về quy hoạch mạng lưới trường, lớp, đầu tư cơ sở vật chất:

- Phát triển mạng lưới và quy mô giáo dục và đào tạo theo quy hoạch được duyệt và cơ bản phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh và quy hoạch dân cư, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân.

- Các thôn, buôn được ưu tiên đầu tư xây dựng điểm trường tiểu học, mầm non tạo điều kiện cho học sinh đi học nhất là trong mùa mưa, góp phần giảm tình trạng học sinh bỏ học, giữ vững chất lượng phổ cập...

- Mạng lưới các trường trung học phổ thông được xây dựng đến cụm xã, quy mô học sinh, tỷ lệ lớp/trường hợp lý (31 lớp/trường).

- Cơ sở vật chất trường, lớp được xây dựng theo hướng đồng bộ, các phòng được xây dựng kiên cố tăng, đủ phòng học để học 02 ca/ngày, trang thiết bị ngày càng đáp ứng tốt hơn cho dạy học.

- 15/15 đơn vị cấp huyện có trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp THCS và được đầu tư đồng bộ.

- 100% trường THPT được xây dựng phòng bộ môn, thí nghiệm, phòng máy vi tính phục vụ dạy môn tin học.

2. Chất lượng giáo dục:

- Việc duy trì sĩ số, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường ở các cấp học tăng, tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm.

- Chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ đã có chuyển biến tích cực.

- Chất lượng giáo dục phổ thông được giữ vững đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

- Học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng ở mức cao.

- Chất lượng giáo dục mũi nhọn tăng.

- Hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.

3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên:

Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, trình độ trên chuẩn tăng nhanh, không còn giáo viên không đạt chuẩn.

III. Khó khăn, thách thức:

1. Thiếu giáo viên ở một số trường thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, thiếu giáo viên và nhân viên cấp dưỡng mầm non.

2. Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới phương pháp dạy học, tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Nguyên nhân là do vẫn còn thiếu về cơ sở vật chất, thiếu phòng học bộ môn để phát huy hiệu quả của các thiết bị dạy học.

3. Cơ sở vật chất trường lớp mặc dù đã được sự quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, chưa đủ phòng học để đáp ứng nhu cầu học 02 buổi/ngày ở các cấp học: Tiểu học, THCS; tỷ lệ thư viện, phòng vi tính, phòng học bộ môn đạt chuẩn ở các cấp học còn thấp.

4. Một số trường mầm non có nhiều phân hiệu nên việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, công trình vệ sinh, nước sạch và tổ chức cho trẻ ăn bán trú còn gặp nhiều khó khăn.

5. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học mầm non, THPT vẫn còn thấp, số lượng trường hàng năm tăng nhanh tập trung ở cấp học mầm non đã làm giảm tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia. Việc đáp ứng yêu cầu các trường phải có nhà vệ sinh và nguồn nước hợp vệ sinh gặp nhiều khó khăn vì nguồn kinh phí còn hạn chế, các phòng học chủ yếu là bán kiên cố, phòng tạm... Nhiều trường học vẫn chưa có nhà vệ sinh đạt chuẩn, nguồn nước chưa đảm bảo hợp vệ sinh, các trường chủ yếu sử dụng nguồn nước từ giếng đào, giếng khoan nên thường thiếu nước vào mùa khô.

6. Cơ sở vật chất, giáo viên cho địa bàn có di dân ngoài kế hoạch, tập quán sinh hoạt của học sinh dân tộc thiểu số, tiếng dân tộc cho giáo viên dạy mầm non 05 tuổi còn nhiều bất cập.

7. Việc thực hiện hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT vào hệ thống các trường dạy nghề còn chậm, học sinh hoàn thành THCS vào các trường trung cấp chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ còn thấp (8%).

Phần III

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ TRƯỜNG HỌC

I. Mục tiêu, phạm vi, nguyên tắc thực hiện

1. Mục tiêu:

Sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (Tiểu học, THCS, THPT) phù hợp với nhu cầu thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học, số lớp, số học sinh một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, mỗi vùng.

2. Phạm vi thực hiện Đề án:

Đề án được thực hiện đối với 15 huyện, thị xã, thành phố, từ bậc học mầm non đến phổ thông. Bắt đầu từ năm học 2018-2019 đến năm học 2029 - 2030.

3. Nguyên tắc thực hiện:

- Đảm bảo tính kế thừa và phát triển bền vững; giữ vững tính ổn định về mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục đào tạo và đảm bảo nhu cầu học tập của người dân, phù hợp với điều kiện thực tế; đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, tiết kiệm ngân sách Nhà nước và Nhân dân.

- Việc dồn và dịch chuyển các điểm trường, sáp nhập các điểm trường, trường có quy mô nhỏ phải được thực hiện trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- Khắc phục tình trạng trường lớp có quy mô nhỏ và chất lượng giáo dục chưa cao, từ đó có điều kiện tập trung đầu tư nguồn lực kể cả về đội ngũ lãnh đạo quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

- Đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định; đồng thời, có giải pháp phù hợp thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của học sinh khi đến trường; không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học do phải đi lại quá xa.

- UBND huyện, thị xã, thành phố có các cơ sở giáo dục thuộc diện dồn và dịch chuyển điểm lẻ cần chuẩn bị đủ cơ sở vật chất (phòng học, phòng ở bán trú nhà làm việc, nhà công vụ, các công trình bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước...), nhất là đối với các trường bán trú và cấp học mầm non, nhằm bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Chỉ sáp nhập đối với những trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thuận lợi về khoảng cách giữa các điểm trường; quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, lãnh đạo quản lý các trường sau sáp nhập.

- Chỉ sáp nhập các trường có quy mô nhỏ ở cùng địa bàn cấp xã; các trường tiểu học có quy mô dưới 10 lớp, xem xét ghép với trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn xã; các xã có 02 đến 03 trường tiểu học, xem xét sáp nhập thành một trường nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.

- Việc sáp nhập để hình thành các trường có nhiều cấp học phải phân khu vực riêng biệt cho từng cấp học nhằm đảm bảo tính đặc thù (về thời lượng tiết học, hình thức tổ chức dạy học...) tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của mỗi cấp học.

- Không sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non với các cơ sở giáo dục phổ thông.

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cơ sở vật chất tại những điểm trường được chuyển đi đảm bảo phù hợp với quy hoạch, hiệu quả, tránh lãng phí.

II. Nội dung phương án sáp nhập

Giai đoạn 2018 - 2030, tổng số trường sáp nhập là 115 trường (mầm non: 13 trường, tiểu học: 95 trường, THCS: 07 trường), số điểm trường xóa bỏ là 223 điểm (mầm non: 146 điểm, tiểu học: 76 điểm, THCS: 01 điểm), cụ thể:

- Đến 2021: Sáp nhập 61 trường (mầm non: 07 trường, tiểu học: 52 trường, THCS: 02 trường), xóa bỏ 184 điểm trường (mầm non: 122 điểm, tiểu học: 61 điểm, THCS: 01 điểm).

- Đến 2025: Sáp nhập 42 trường (mầm non: 05 trường, tiểu học: 32 trường, THCS: 05 trường), xóa bỏ 33 điểm trường (mầm non: 20 điểm, tiểu học: 13 điểm).

- Đến 2030: Sáp nhập 42 trường (mầm non; 01 trường, tiểu học: 11 trường), xóa bỏ 06 điểm trường (mầm non: 04 điểm, tiểu học: 02 điểm).

(Chi tiết của các huyện theo Phụ lục 2, 3, 4, 5 kèm theo)

III. Kế hoạch cụ thể theo địa bàn huyện, thị xã, thành phố từng giai đoạn

1. Đến năm 2021:

1.1. Bậc học mầm non: Sáp nhập 07 trường, xóa bỏ 122 điểm trường, bao gồm:

- Thành phố Buôn Ma Thuột: Xóa bỏ 10 điểm trường;

- Thị xã Buôn Hồ: Sáp nhập 01 trường, xóa bỏ 03 điểm trường;

- Huyện Cư Kuin: Xóa bỏ 35 điểm trường;

- Huyện Ba H’leo: Sáp nhập 01 trường, xóa bỏ 15 điểm trường;

- Huyện Krông Năng: Sáp nhập 01 trường, xóa bỏ 07 điểm trường;

- Huyện Krông Búk: Xóa bỏ 03 điểm trường;

- Huyện Krông Ana: Xóa bỏ 03 điểm trường;

- Huyện Lắk: Sáp nhập 01 trường, xóa bỏ 20 điểm trường;

- Huyện M’Drắk: Xóa bỏ 03 điểm trường;

- Huyện Cư M'gar: Sáp nhập 02 trường, xóa bỏ 06 điểm trường;

- Huyện Krông Pắc: Sáp nhập 01 trường;

- Huyện Ea Súp: Xóa bỏ 02 điểm trường;

- Huyện Buôn Đôn: Xóa bỏ 15 điểm trường.

1.2. Bậc học Tiểu học: Sáp nhập 52 trường, xóa bỏ 61 điểm trường, bao gồm:

- Thành phố Buôn Ma Thuột: Sáp nhập 03 trường;

- Huyện Buôn Đôn: Sáp nhập 02 trường, xóa bỏ 03 điểm trường;

- Huyện Ea H’leo: Sáp nhập 04 trường, xóa bỏ 04 điểm trường;

- Huyện Ea Súp: Sáp nhập 01 trường, xóa bỏ 01 điểm trường;

- Huyện Krông Bông: Sáp nhập 05 trường;

- Huyện Krông Ana: Sáp nhập 03 trường, xóa bỏ 03 điểm trường;

- Huyện Lắk: Sáp nhập 04 trường, xóa bỏ 17 điểm trường;

- Huyện M’Drắk: Sáp nhập 03 trường, xóa bỏ 01 điểm trường;

- Huyện Cư M'gar: Sáp nhập 05 trường, xóa bỏ 05 điểm trường;

- Huyện Krông Pắc: Sáp nhập 12 trường;

- Huyện Ea Kar: Sáp nhập 05 trường:

- Huyện Krông Năng: Sáp nhập 05 trường, xóa bỏ 02 điểm trường;

- Huyện Cư Kuin: Xóa bỏ 14 điểm trường;

- Huyện Krông Búk: Xóa bỏ 08 điểm trường;

- Thị xã Buôn Hồ: Xóa 03 điểm trường.

1.3. Bậc học THCS: Sáp nhập 02 trường, xóa bỏ 01 điểm trường, bao gồm:

- Huyện Cư M'gar: Sáp nhập 01 trường;

- Huyện Krông Ana: Sáp nhập 01 trường;

- Huyện Lắk: Xóa bỏ 01 điểm trường (Điểm trường của trường TH- THCS Lê Quý Đôn, xã Buôn Triết).

2. Đến năm 2025:

2.1. Bậc học mầm non: Sáp nhập 05 trường, xóa bỏ 20 điểm trường, bao gồm:

- Thành phố Buôn Ma Thuột: Xóa bỏ 05 điểm trường;

- Thị xã Buôn hồ: Xóa bỏ 01 điểm trường;

- Huyện Cư Kuin: Xóa bỏ 04 điểm trường;

- Huyện Ea H’leo: Sáp nhập 04 trường, xóa bỏ 03 điểm trường;

- Huyện Krông Năng: Sáp nhập 01 trường; xóa bỏ 03 điểm trường;

- Huyện Krông Búk: Xóa bỏ 03 điểm trường;

- Huyện Lắk: Xóa bỏ 01 điểm trường.

2.2. Bậc học Tiểu học: Sáp nhập 32 trường, xóa bỏ 13 điểm trường, bao gồm:

- Thành phố Buôn Ma Thuột: Sáp nhập 03 trường.

- Thị xã Buôn Hồ: Sáp nhập 01 trường, xóa bỏ 01 điểm trường.

- Huyện Buôn Đôn: Sáp nhập 01 trường.

- Huyện Cư Kuin: Sáp nhập 05 trường, xóa bỏ 02 điểm trường.

- Huyện Krông Búk: Sáp nhập 01 trường, xóa bỏ 03 điểm trường.

- Huyện Ea Sup: Sáp nhập 01 trường, xóa bỏ 01 điểm trường

- Huyện Krông Bông: Sáp nhập 03 trường.

- Huyện Krông Ana: Sáp nhập 04 trường.

- Huyện M’Drắk: Sáp nhập 02 trường.

- Huyện Krông Pắc: Sáp nhập 05 trường.

- Huyện Krông Năng: Sáp nhập 06 trường; xóa bỏ 03 điểm trường,

- Huyện Cư M'gar: Xóa bỏ 02 điểm trường.

- Huyện Lắk: Xóa bỏ 01 điểm trường

2.3. Bậc học THCS: Sáp nhập 05 trường, bao gồm:

- Huyện Cư Kuin: Sáp nhập 03 trường.

- Huyện Krông Pắc: Sáp nhập 02 trường.

3. Đến năm 2030:

3.1. Bậc học Mầm non: Sáp nhập 01 trường, xóa bỏ 04 điểm trường, bao gồm:

- Huyện Ea H’Leo: Xóa bỏ 04 điểm trường.

- Huyện Krông Năng: Sáp nhập 01 trường.

3.2. Bậc học Tiểu học: Sáp nhập 11 trường, xóa bỏ 02 điểm trường, bao gồm:

- Huyện Buôn Đôn: Sáp nhập 01 trường;

- Huyện Ea H’Leo: Xóa bỏ 02 điểm trường;

- Huyện Krông Búk: Sáp nhập 02 trường;

- Huyện Krông Bông: Sáp nhập 03 trường;

- Huyện M D’rắk: Sáp nhập 01 trường;

- Huyện Krông Năng: Sáp nhập 04 trường.

3.3. Bậc học THCS: Giữ nguyên không sáp nhập và không xóa bỏ trường, điểm trường.

(Danh mục chi tiết các đơn vị sáp nhập, xóa bỏ theo các Phụ lục số 6,7,8, 9, 10)

IV. Kết quả đạt được sau khi sáp nhập, xóa bỏ

1. Về mạng lưới trường, điểm trường:

- Đến năm 2021 tổng số trường là 906 trường (mầm non: 256 trường, tiểu học: 365 trường, THCS: 231 trường, THPT: 54 trường) và 1.210 điểm trường (mầm non: 719 điểm trường, tiểu học: 413 điểm trường; THCS: 78 điểm trường). So với năm 2015 giảm 42 trường và giảm 25 điểm trường.

- Đến năm 2025 tổng số trường là 864 trường (mầm non: 251 trường, tiểu học: 333 trường, THCS: 226 trường, THPT: 54 trường) và 1.180 điểm trường (mầm non: 699 điểm trường, tiểu học: 398 điểm trường; THCS: 83 điểm trường). So với năm 2021 giảm 42 trường và giảm 30 điểm trường.

- Đến năm 2030 tổng số trường là 852 trường (mầm non: 250 trường, tiểu học: 322 trường, THCS: 226 trường, THPT: 54 trường) và 1.177 điểm trường (mầm non: 693 điểm trường, tiểu học: 401 điểm trường; THCS: 83 điểm trường). So với năm 2025 giảm 12 trường và giảm 3 điểm trường.

2. Về đội ngũ lãnh đạo, giáo viên và nhân viên

- Đến năm 2021, tổng số lượng lãnh đạo, giáo viên và nhân viên giảm so với năm 2015 là 2.664 người. Trong đó: lãnh đạo quản lý tăng 24 người, giáo viên giảm 1.019 người, nhân viên giảm 1.669 người.

- Đến năm 2025, tổng số lượng lãnh đạo, giáo viên và nhân viên giảm so với năm 2021 là 239 người, trong đó lãnh đạo quản lý giảm 52 người, giáo viên giảm 165 người, nhân viên giảm 22 người.

- Đến năm 2030, tổng số lượng lãnh đạo, giáo viên và nhân viên tăng so với năm 2025 là 149 người. Trong đó: lãnh đạo quản lý tăng 27 người, giáo viên tăng 139 người, nhân viên giảm 17 người.

(Chi tiết tại Phụ lục số 1)

3. Kinh phí thực hiện Đề án:

Kinh phí thực hiện Đề án từ năm 2018 đến 2030 bao gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các dự án ODA, vốn trái phiếu Chính phủ) được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hàng năm theo phân cấp quản lý hiện hành; nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện các nội dung: xây mới, nâng cấp, cải tạo sửa chữa và mua sắm trang thiết bị dạy học, nguồn liệu dạy học và các nội dung khác nhằm bảo đảm việc thực hiện Đề án theo từng năm và giai đoạn.

4. Dự báo những thuận lợi, khó khăn:

4.1. Thuận lợi:

Công tác sáp nhập, sắp xếp mạng lưới trường lớp được Bộ Giáo dục và Đào tạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn triển khai kịp thời; các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan có trách nhiệm trong việc rà soát, phối hợp trong quá trình xây dựng Đề án.

4.2. Khó khăn:

- Đề án được xây dựng dựa trên Kế hoạch sáp nhập, sắp xếp mạng lưới trường lớp của 15 huyện, thị xã, thành phố. Chỉ tiêu về đầu mối các đơn vị sự nghiệp công lập phấn đấu giảm theo từng giai đoạn (đến 2021, 2025 và 2030) không đạt theo yêu cầu của Kế hoạch được ban hành theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh.

- Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ lãnh đạo quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục được sáp nhập, xóa bỏ sẽ có những khó khăn nhất định.

- Việc sáp nhập các trường sẽ giúp giảm bớt được số trường nhưng lại làm tăng điểm trường tại một số huyện (do không thể xóa bỏ mà chỉ chuyển từ trường chính thành điểm trường lẻ).

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để triển khai thực hiện Đề án trên phạm vi toàn tỉnh theo từng giai đoạn đến năm 2021, năm 2025 và năm 2030 cần tiến hành những nhóm giải pháp chính sau:

1. Nhóm giải pháp về quản lý:

1.1. Đổi mới cơ chế, chính sách giáo dục:

- Thu hút và đào tạo nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh. Tiếp tục có chính sách ưu đãi đối với học sinh, lãnh đạo quản lý, giáo viên có thành tích cao của trường THPT chuyên Nguyễn Du và các trường THPT trong toàn tỉnh.

- Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tăng cường công tác phân cấp quản lý cho các cơ sở đào tạo theo hướng bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập, đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng giáo dục đào tạo, bảo đảm quyền lợi của người học.

- Trên cơ sở đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo, có chính sách và biện pháp huy động sự đóng góp từ nguồn xã hội hóa, huy động từ các tổ chức cá nhân, các nguồn hợp pháp khác.

- Các huyện, thị xã, thành phố trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng hàng năm hàng năm phải có kế hoạch bố trí ưu tiên tạo điều kiện về tài chính, đất đai để xây dựng cơ sở giáo dục, các hạng mục phụ trợ nhằm đảm bảo cho các đơn vị sáp nhập, xóa bỏ.

1.2. Tăng cường công tác quản lý:

- Đổi mới phương thức quản lý hướng tới tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục kết hợp tăng cường công tác thanh tra và kiểm định chất lượng giáo dục.

- Tăng cường công tác thanh tra chuyên môn, thanh tra quản lý giáo dục, thanh tra tài chính, tài sản theo quy định. Tiếp tục chấn chỉnh nề nếp kỷ cương trong nhà trường.

- Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, tăng cường công tác quản lý học sinh, thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách, hạn chế đến mức thấp nhất học sinh bỏ học.

1.3. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục:

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền để các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các đơn vị công lập, ngoài công lập và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ, thực hiện có hiệu quả việc sáp nhập, xóa bỏ trường, điểm trường đã được phê duyệt theo Đề án của tỉnh và Kế hoạch cụ thể của từng địa phương đảm bảo mục tiêu của Đề án đã đề ra.

2. Nhóm giải pháp về những điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ:

2.1. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục:

Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới phòng học, các công trình kiến trúc ngoài phòng học (phòng thí nghiệm, thư viện, phòng để đồ dùng dạy học, nhà làm việc, nhà đa chức năng, công trình vệ sinh - nước sạch, v.v...) nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho việc sáp nhập, dồn ghép các trường và điểm trường. Giảm thiểu tối đa và dần dần xóa bỏ hoàn toàn các phòng học tạm, phòng học nhờ.

2.2. Các giải pháp về nguồn lực tài chính:

- Tranh thủ các nguồn đầu tư của Trung ương qua các chương trình mục tiêu, các dự án vay vốn quốc tế, liên doanh nước ngoài, vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng đầu tư để tăng cường nguồn lực tài chính thực hiện Đề án.

- Tăng nguồn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước từ nguồn xã hội hóa cho giáo dục và đào tạo và các nguồn huy động hợp pháp khác.

2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và lãnh đạo quản lý giáo dục:

- Tiếp tục đào tạo lãnh đạo quản lý, giáo viên theo chuẩn đáp ứng đủ số lượng, chuẩn về chất lượng, từng bước nâng cao tỷ lệ trình độ trên chuẩn. Tất cả lãnh đạo quản lý đều được đào tạo về quản lý, có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên nhằm bảo đảm yêu cầu dạy đủ môn học ở các bậc học, thực hiện giáo dục toàn diện ở các trường phổ thông bảo đảm cơ cấu giáo viên. Bố trí đủ giáo viên, nhân viên và lãnh đạo quản lý giáo dục theo cơ cấu mô hình trường sau khi sắp xếp mạng lưới; đảm bảo đủ về cơ cấu số lượng theo vị trí việc làm.

- Có kế hoạch triển khai tốt các chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho giáo viên mầm non, phổ thông.

3. Nhóm giải pháp về xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực hợp pháp:

3.1. Nâng cao nhận thức:

- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hóa giáo dục để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập, nhân dân có nhận thức đúng nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm thực hiện tốt mục tiêu của Đề án.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giáo dục, đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa giáo dục, trước hết cần đổi mới cơ chế chính sách, đổi mới tư duy và phương thức quản lý.

3.2. Huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục:

- Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo kế hoạch và bố trí đủ diện tích đất cho các trường chuẩn quốc gia.

- Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa, thu hút mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục phát triển.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện Đề án.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng văn bản hướng dẫn việc sắp xếp bố trí lãnh đạo quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư; phối hợp các Sở Tài chính tham mưu chính sách đối với lãnh đạo quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh để triển khai thực hiện Đề án.

- Phối hợp với các đơn vị mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên, nhân viên phải sắp xếp sang vị trí công tác khác theo Đề án.

- Trong quá trình triển khai Đề án tiếp tục rà soát, căn cứ điều kiện thực tế của các địa phương và quy định hiện hành, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh tỷ lệ sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới các cơ sở giáo dục, đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu đã đề ra tại Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh.

- Tham mưu tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện Đề án. Cuối mỗi giai đoạn (năm 2021, năm 2025 và năm 2030), tổ chức tổng kết việc triển khai Đề án, tham mưu UBND tỉnh có sự điều chỉnh, bổ sung (nếu có).

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Hướng dẫn thực hiện công tác đầu tư và xây dựng cơ bản trong quá trình triển khai Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện Đề án.

4. Sở Tài chính:

- Hướng dẫn xử lý tài chính, tài sản của các cơ sở giáo dục khi thực hiện sáp nhập, xóa bỏ theo Đề án.

- Phối hợp các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ tham mưu chính sách đối với lãnh đạo quản lý, giáo viên, người lao động, học sinh triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh cân đối nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện Đề án.

5. Sở Nội vụ:

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng văn bản hướng dẫn việc sắp xếp bố trí lãnh đạo quản lý, giáo viên, nhân viên sau khi sáp nhập trường, điểm trường; phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính tham mưu chính sách đối với lãnh đạo quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh triển khai thực hiện Đề án.

- Tổng hợp danh sách giáo viên, nhân viên có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để bố trí, sắp xếp sang vị trí công tác khác và nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non báo cáo UBND tỉnh.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định nhu cầu giáo viên cần bổ sung, báo cáo UBND tỉnh.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai trong quá trình thực hiện Đề án.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tỉnh:

Xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân đồng thuận, tích cực tham gia thực hiện Đề án.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong đội ngũ lãnh đạo quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục và Nhân dân về sự cần thiết trong thực hiện Đề án để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Ban hành Quyết định sáp nhập trường, điểm trường; phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ; xây dựng phương án sắp xếp, quản lý, sử dụng tài sản đối với các trường, điểm trường sáp nhập, xóa bỏ. Có trách nhiệm bố trí ngân sách nhằm đảm bảo yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các trường, điểm trường sáp nhập hoặc xóa bỏ đã được phê duyệt theo phân cấp quản lý. Quyết định sáp nhập, tổ chức lại các trường học phải được thực hiện khi đã kết thúc năm học (dịp nghỉ hè) để đảm bảo tính ổn định cho học sinh và giáo viên.

- Tổng hợp danh sách giáo viên, nhân viên có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để bố trí, sắp xếp sang vị trí công tác khác và nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Ban hành Kế hoạch triển khai thực Đề án đối với các nội dung liên quan đến địa phương. Đồng thời, tiếp tục rà soát, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và quy định hiện hành, báo cáo, đề xuất Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh tỷ lệ sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới các cơ sở giáo dục, đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu đã đề ra tại Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh.

- Cuối mỗi giai đoạn (năm 2021, năm 2025 và năm 2030), tổ chức tổng kết việc triển khai Đề án tại địa phương, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Trên đây là Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018 - 2030. Yêu cầu các sở, ban ngành, các UBND huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

QUY MÔ TRƯỜNG LỚP HỌC SINH NĂM 2015 VÀ 2018

(Biểu kèm theo Quyết định số 2877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phụ lục 1

Stt

Bậc học

Số trường

Số điểm trường

Số lớp

Học sinh

Học sinh dân tộc thiểu số

Ghi chú

Năm 2015

Tổng

948

1235

15439

434361

154830

 

1

Mầm non

248

825

2663

75752

29201

 

2

Tiểu học

416

389

7508

176738

70523

 

3

THCS

233

21

3682

119639

41213

 

4

THPT

51

0

1586

62232

13893

 

Năm 2018

Tổng

964

1385

15000

434821

156621

 

1

Mầm non

263

841

2752

80474

31577

 

2

Tiểu học

417

467

7046

176492

71506

 

3

THCS

232

77

3666

118779

40579

 

4

THPT

52

0

1536

59076

12959

 

 

DỰ KIẾN QUY MÔ TRƯỜNG THEO GIAI ĐOẠN

(Biểu kèm theo Quyết định số 2877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phụ lục 2

Stt

Đơn vị
(huyện/thị xã/thành phố)

Năm học 2018 - 2019

Đến năm 2021

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Số trường gim từ 2018 đến 2021

Số trưng giảm t2021 đến 2025

Số trưng giảm từ 2025 đến 2030

Số trưng giảm t2018 đến 2030

Tổng

MN

TH

THCS

THPT

Tổng

MN

TH

THCS

THPT

Tổng

MN

TH

THCS

THPT

Tổng

MN

TH

THCS

THPT

 

TỔNG

964

263

417

232

52

906

256

365

231

54

864

251

333

226

54

852

250

322

226

54

58

42

12

112

1

TP. BUÔN MA THUỘT

110

23

49

27

11

107

23

46

27

11

104

23

43

27

11

104

23

43

27

11

3

3

0

6

2

KRÔNG BÚK

41

11

18

10

2

41

11

18

10

2

40

11

17

10

2

38

11

15

10

2

0

1

2

3

3

THỊ XÃ BUÔN HỒ

56

18

24

11

3

55

17

24

11

3

54

17

23

11

3

54

17

23

11

3

1

1

0

2

4

KRÔNG PẮK

105

24

51

24

6

92

23

39

24

6

85

23

34

22

6

85

23

34

22

6

13

7

0

20

5

KRÔNG BÔNG

57

15

24

16

2

52

15

19

16

2

49

15

16

16

2

46

15

13

16

2

5

3

3

11

6

KRÔNG ANA

51

18

20

10

3

47

18

17

9

3

43

18

13

9

3

43

18

13

9

3

4

4

0

8

7

CƯ KUN

53

15

22

14

2

53

15

22

14

2

45

15

17

11

2

45

15

17

11

2

0

8

0

8

8

KRÔNG NĂNG

66

17

29

16

4

60

16

24

16

4

S3

15

18

16

4

48

14

14

16

4

6

7

5

18

9

EA H’LEO

73

19

32

18

4

68

18

28

18

4

64

14

28

18

4

64

14

28

18

4

5

4

0

9

10

EA SUP

48

15

19

12

2 .

47

15

18

12

2

46

15

17

12

2

46

15

17

12

2

1

1

0

2

11

EAKAR

84

24

37

19

4

80

24

32

19

5

80

24

32

19

5

80

24

32

19

5

4

0

0

4

12

LẮK

45

13

19

12

1

41

12

15

12

2

41

12

15

^ 12

2

41

12

15

12

2

4

0

0

4

13

M'ĐRẮK

51

15

21

13

2

49

15

18

14

2

47

15

16

14

2

46

15

15

14

2

2

2

1

5

14

CƯ M'GAR

86

24

36

22

4

78

22

31

21

4

78

22

31

21

4

78

22

31

21

4

8

0

0

8

15

BUÔN ĐÔN

38

12

16

8

2

36

12

14

8

2

35

12

13

8

2

34

12

12

8

2

2

1

1

4

 

DỰ KIẾN QUY MÔ ĐIỂM TRƯỜNG THEO GIAI ĐOẠN

(Biểu kèm theo Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phụ lục 3

Stt

Đơn vị
(h
uyện/thị xã/thành phố)

Năm học 2018 - 2019

Dự kiến đến năm 2021

Dự kiến đến năm 2025

Dự kiến đến năm 2030

Số điểm trưng giảm t 2018 đến 2021

Số điểm trường gim từ 2021 đến 2025

Số đim trường giảm t2025 đến 2030

Số điểm trường giảm từ 2018 đến 2030

Tổng

MN

TH

THCS

Tổng

MN

TH

THCS

Tổng

MN

TH

THCS

Tổng

MN

TH

THCS

 

TỔNG

1.385

841

467

77

1.212

719

413

78

1.180

699

398

83

1.177

693

401

83

173

32

3

208

1

BUÔN MA THUỘT

70

60

10

0

60

50

10

0

55

45

10

0

55

45

10

0

10

5

0

15

2

KRÔNG BÚK

34

20

14

0

23

17

6

0

18

14

4

0

18

14

4

0

11

5

0

16

3

THỊ XÃ BUÔN HỒ

30

21

9

0

27

18

9

0

26

17

9

0

26

17

9

0

3

1

0

4

4

KRÔNG PẮK

260

139

102

19

257

139

99

19

256

139

98

19

256

139

98

19

3

1

0

4

5

KRÔNG BÔNG

105

66

39

0

103

66

37

0

103

66

37

0

102

65

37

0

2

0

1

3

6

KRÔNG ANA

98

48

40

10

92

45

37

10

92

45

37

10

92

45

37

10

6

0

0

6

7

CƯ KUN

133

64

55

14

84

29

41

14

71

25

32

14

71

25

32

14

49

13

0

62

8

KRÔNG NĂNG

42

30

12

0

38

23

13

2

38

20

12

6

40

19

15

6

4

0

Tăng 2

2

9

EA H’LEO

87

68

18

1

68

53

14

1

65

50

14

1

59

46

12

1

19

3

6

28

10

EA SUP

50

39

10

1

47

37

9

1

46

37

8

1

48

37

10

1

3

1

Tăng 2

2

11

EA KAR

192

110

63

19

192

110

63

19

192

110

63

19

192

110

63

19

0

0

0

0

12

LẮK

71

30

28

13

33

10

11

12

31

9

10

12

31

9

10

12

38

2

0

40

13

M'DRẮK

62

41

21

0

58

38

20

0

58

38

20

0

58

38

20

0

4

0

0

4

14

CƯ M'GAR

104

67

37

 

101

61

38

 

100

61

38

1

100

61

38

1

3

1

0

4

15

BUÔN ĐÔN

47

38

9

0

29

23

6

0

29

23

6

0

29

23

6

 

18

0

0

18

Ghi chú: THPT không có điểm trường

 

SỐ LƯỢNG TRƯỜNG DỰ KIẾN SÁP NHẬP

(Biểu kèm theo Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phụ lục 4

Stt

Đơn vị
(
huyện/thị xã/thành phố)

Đến năm 2021

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Tổng theo huyện

Tổng

MN

TH

THCS

Tổng

MN

TH

THCS

Tổng

MN

TH

THCS

 

TỔNG

61

7

52

2

42

5

32

5

12

1

11

0

115

1

BUÔN MA THUỘT

3

0

3

0

3

0

3

0

0

0

0

0

6

2

KRÔNG BÚK

0

0

 

0

1

0

1

0

2

0

2

0

3

3

THỊ XÃ BUÔN HỒ

1

1

 

0

1

0

1

0

0

0

0

0

2

4

KRÔNG PẮK

13

1

12

0

7

0

5

2

0

0

0

0

20

5

KRÔNG BÔNG

5

0

5

0

3

0

3

0

3

0

3

0

11

6

KRÔNG ANA

4

0

3

1

4

0

4

0

0

0

0

0

8

7

CƯ KUN

0

0

 

0

8

0

5

3

0

0

0

0

8

8

KRÔNG NĂNG

6

1

5

0

7

1

6

0

5

1

4

0

18

9

EA H'LEO

5

1

4

0

4

4

0

0

0

0

0

0

9

10

EA SUP

1

0

1

0

1

0

1

0

0

0

0

0

2

11

EA KAR

5

0

5

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

12

LẮK

5

1

4

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

13

M'ĐRẮK

3

0

3

0

2

0

2

0

1

0

1

0

6

14

CƯ M'GAR

8

2

5

1

0

0

0

0

0

0

0

0

8

15

BUÔN ĐÔN

2

0

2

0

1

0

1

0

1

0

1

0

4

 

SỐ LƯỢNG ĐIỂM TRƯỜNG DỰ KIẾN XÓA BỎ

(Biểu kèm theo Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phụ lục 5

Stt

 

Đơn vị
(huyện/thị xã/thành phố)

Đến năm 2021

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Tổng theo huyện

Tổng

MN

TH

THCS

Tổng

MN

TH

THCS

Tổng

MN

TH

THCS

 

TỔNG

184

122

61

1

33

20

13

0

6

4

2

0

223

1

BUÔN MA THUỘT

10

10

0

0

5

5

0

0

0

0

0

0

15

2

KRÔNG BÚK

11

3

8

0

6

3

3

0

0

0

0

0

17

3

THỊ XÃ BUÔN HỒ

6

3

3

0

2

1

1

0

0

0

0

0

8

4

KRÔNG PẮK

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

KRÔNG BÔNG

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

KRÔNG ANA

6

3

3

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

7

CƯ KUN

49

35

14

0

6

4

2

0

0

0

0

0

55

8

KRÔNG NĂNG

9

7

2

0

6

3

3

0

0

0

0

0

15

9

EA H'LEO

19

15

4

0

3

3

0

0

6

4

2

0

28

10

EASUP

3

2

1

0

1

0

1

0

0

0

0

0

4

11

EAKAR

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

12

LẮK

38

20

17

1

2

1

1

0

0

0

0

0

40

13

M'ĐRẮK

4

3

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4

14

CƯ M'GAR

12

6

5

0

0

0

2

0

0

0

0

0

12

15

BUÔN ĐÔN

18

15

3

0

0

0

0

0

0

0

0

0

18

 

DANH MỤC CÁC TRƯỜNG MẦM NON SÁP NHẬP THEO TỪNG GIAI ĐOẠN

(Biểu kèm theo Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phụ lục 6

Stt

Huyện

Đến 2021

Đến 2025

Đến 2030

Tổng số trường sáp nhập theo huyện

Trường sáp nhập

Trường được sáp nhập

Khoảng cách giữa hai trường (km)

Năm học sáp nhập

Trường sáp nhập

Trường được sáp nhập

Khoảng cách giữa hai trường (kin)

Năm học sáp nhập

Trường sáp nhập

Trường được sáp nhập

Khoảng cách giữa hai trường (kin)

Năm học sáp nhập

1

Ea Hleo

MN Vàng Anh

MG Ea Nam

4

2019-2020

MN Hoa Mai

MG Hoa Cúc

6

2022-2023

 

 

 

 

5

MN Hoa Pơ Lang

MG Họa My

4

2023-2024

 

 

 

 

MN Hoa Lan

MG Ea Răl

5

2024-2025

 

 

 

 

MN Bình Minh

MN Thị trấn EaDrăng

3

2025-2026

 

 

 

 

2

Lắk

MN Sơn Ca

MG Liên Sơn

1

2020-

2021

 

 

 

 

 

 

1

3

Cư Mgar

MN Hoa Anh Đào

MN Ea Drơng

2

2018-2019

 

 

 

 

 

 

2

MN Búp Sen Hồng

MN Cư Dliê Mnông

3,5

2019-2020

4

Krông Pắc

MG Mầm non

MN Thị trấn Phước An

1,5

2019- 2020

 

 

 

 

 

 

1

5

Krông Năng

MG Hoa Tang Bi

MN Hoa Hồng

1

2020- 2021

MN Hương Bình MG Hương Giang

4

2024- 2025

MG Hoa Ly

MG Hoa Ban Trắng

5

2025-2026

3

6

Thị xã Buôn Hồ

MG Hoa Pơ Lang

MN Hoa Hồng

0,5

2020-2021

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Tổng số trường sáp nhập từ 2018 đến 2030

 

13

 

DÀNH MỤC CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC SÁP NHẬP THEO TỪNG GIAI ĐOẠN

(Biểu kèm theo Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phụ lục 7

Stt

Huyện

Đến năm 2021

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Tổng số trường sáp nhập theo huyện

Trường sáp nhập

Trường được sáp nhập

Khong cách giữa hai trường (km)

Năm học sáp nhập

Trường sáp nhập

Trường được sáp nhập

Khoảng cách giữa hai trường (km)

Năm học sáp nhập

Trường sáp nhập

Trường đưc sáp nhập

Khong cách giữa hai trường (km)

Năm học sáp nhập

1

Thành phố Buôn Ma Thuột

TH Ngô Gia Tự

TH Nguyễn Huệ

1

2019-2020

TH Lê Lai

THCS Lê Lợi

1

2021-

 

 

 

 

6

TH Mạc Đĩnh Chi

TH La Văn Cầu

3

2019-2020

TH Phan Bội Châu

TH Phan Đình Phùng

2

2025-2026

TH Mạc Thị Bưởi

THCS EaTu

0,5

2019-2020

TH Nguyễn Tri Phương

TH Thái Phiên

3

2021-2022

2

Thị xã Buôn Hồ

 

 

 

 

TH Võ Thị Sáu

THCS Trần Phú

0,5

2025-2026

 

 

 

 

1

3

Buôn Đôn

TH Lý Thường Kiệt

TH Hoàng Văn Thụ

0,3

2020-2021

TH Nguyễn Trãi

TH Nguyễn Bỉnh Khiêm

liền kề

2025-2026

TH Lương Thế Vinh

THCS Hồ Tùng Mậu

liền kề

2029-2030

4

TH Ngô Thì Nhậm

TH Lê Văn Tám

0,2

2020-2021

4

Cư Kuin

 

 

 

 

TH Bế Văn Đàn

THCS Cư Êwi

0,5

2021-2022

 

 

 

 

5

TH Ea Mta

TH Nguyễn Văn Bé

2

2025-2026

TH Ngô Quyền

TH Y Jut

3

2021-2022

TH Nguyễn Du

THCS Việt Đức

0,8

2021-2022

TH Nguyễn Đức Cảnh

TH Trần Văn Ơn

2

2021-2022

5

Ea Hleo

TH Trần Phú

TH Nguyễn Khuyến

4

2018-2019

 

 

 

 

 

 

 

 

4

TH Võ Thị Sáu

THCS Huỳnh Thúc Kháng

liền kề

2019-2020

 

 

 

 

TH Bùi Thị Xuân

TH Nguyễn Trường Tộ

5

2020-2021

THEa Khăl

THCS Hùng Vương

4

2020-2021

6

Krông Búk

 

TH Trần Quang Diệu

TH Hoàng Hoa Thám

5

 2025

TH A Ma Pui

Gia Tự

1,5

2016-  2027

3

TH Mai Thúc Loan

THCS Phan Bội Châu

0,5

2026­2027

7

Ea Súp

TH Hoàng Văn Thụ

TH Nguyễn Văn Trỗi

4

2020-2021

TH Trần Quốc Toản

TH Nguyễn Đức Cảnh

6

2023­2024

 

 

 

 

2

8

Krông Bông

TH Nguyễn Thị Minh Khai

THCS Quang Trung

0,3

2019-2020

TH Sơn Phong

TH Cẩm Phong

3

2022­2023

TH Nhân Giang

TH Yang Mao

3

2026­2027

11

TH Trần Phú

THCS Phan Chu Trinh

0,1

2019-2020

TH Trung Lễ

THCS Hòa Lễ

0

2022­2023

TH Yang Hăn

THCS Cư Đrăm

2

2027-2028

TH Hòa Tân

THCS Nguyễn Văn Trỗi

0,3

2019-2020

TH Cầm Phong

TH Sơn Phong

3

2023­2024

TH Cư Đrăm

THCS Cư Đrăm

 

 

TH Kim Đồng

THCS Hòa Lễ

3

2019-2020

TH Hòa Thành

THCS Lý Tự Trọng

0,3

2019-2020

9

Krông Ana

TH Tình Thương

TH Hà Huy Tập

4

2019-2021

TH Trung Vương

TH Trần Quốc Toàn

3

2022­2023

 

 

 

 

7

TH Lê Lợi

TH Nguyễn Viết Xuân

5

2020-2021

TH Võ Thị Sáu

TH Nguyễn Thị Minh Khai

2

2023­2024

TH Phan Bội Châu

TH Trần phú

0,5

2020-2021

TH Đinh Tiên Hoàng

TH Lý Tự Trọng

3

2024­2025

Hoàng Văn Thụ

TH Y Ngông

3

2025­2026

10

Lắk

TH Nguyễn Chí Thanh

TH Hoàng Văn Thụ

1

2020-2021

 

 

 

 

 

 

 

 

4

TH Đặng Thùy Trâm

TH Nguyễn Thị Minh Khai

2

2020-2021

TH Trần Văn Ơn

TH Lê Thị Hồng Gấm

2

2021-2022

TH Lê Văn Tám

TH Quang Trung

5

2021-2022

11

M Đ'rắk

TH Hoàng Diệu

TH Lê Hồng Phong

5

2018-2019

TH Lê Lợi

TH Võ Thị Sáu

1

2021­2022

TH Nơ Trang Long

PTDTBT TH Trần Quốc Toản

5

2025-2026

6

TH Phan Chu Trinh

TH Nguyễn Văn Bé

3

2019-2020

TH Nguyễn Bỉnh Khiêm

THCS Hoàng Văn Thụ

2

2023-2024

TH Nguyễn Huệ

THCS Trần Phú

0,1

2020-2021

12

Cư Mgar

TH Nguyễn Du

TH Chu Văn An

4

2018-2019

 

 

 

 

 

 

 

 

5

TH Nguyễn Viết Xuân

TH Lê Đình Chinh

1

2019-2020

TH Tô Hiệu

TM Ama Trang Long

1,5

2019-2020

TH Nguyễn Đình Chiểu

TH Nguyễn Khuyến

 

 

13

Krông Pắc

TH Đặng Thùy Trâm

Sát nhập thành 2 trường

1,5

2019-2020

TH Y Jút

TH Lê Lợi

2

2021-2022

 

 

 

 

17

TH Nguyễn Bá Ngọc

TH Cao Thắng

TH Thăng Trị

TH Trần Bình Trọng

2

2019-2020

TH Cù Chính Lan

TH Nguyễn Văn Trỗi

3

2022-2023

TH Mạc Thị Bưởi

TH Kim Đồng

2

2019-2020

TH Đoàn Thị Điểm

TH Hà Huy Tập

2

2019-2020

TH Bế Văn Đàn

TH Ngô Quyền

4

2020-2021

TH Hòa Tiến

TH Nguyễn Viết Xuân

1,5

2021-2022

TH Hùng Vương

TH Nguyễn Đức Cảnh

3

2020-2021

TH Tân Tiến

TH Ngô Gia Tự

2

2020-2021

TH Nguyễn Chí Thanh

TH Tô Hiệu

0,5

2020-2021

TH Buôn Puăn

TH Phước Thọ

1,5

2022-2023

TH Phạm Văn Đồng

TH Lê Quý Đôn

1

2020-2021

TH Lý Thường Kiệt

TH Krông Búk

2

2020-2021

TH Lê Văn Tám

THCS Ea Knuếc

0,1

2020-2021

TH Ea Kly

TH Nguyễn Du

3

2022-2023

TH Trần Phú

THCS Hòa An

0,1

2020-2021

 

DANH MỤC CÁC TRƯỜNG THCS SÁP NHẬP THEO TỪNG GIAI ĐOẠN

(Biểu kèm theo Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phụ lục 8

Stt

Huyện

Đến năm 2021

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Tổng số trường sáp nhập theo huyện

Trường sáp nhập

Trường được sáp nhập

Khoảng cách giữa hai trường (km)

Năm sáp nhập

Trường sáp nhập

Trường được sáp nhập

Khoảng cách giữa hai trường (km)

Năm sáp nhập

Trường sáp nhập

Trường được sáp nhập

Khoảng cách giữa hai trường (km)

Năm sáp nhập

1

Krông Ana

THCS Băng Adrênh

THCS Dur Kmăn

3

2021- 2022

 

 

 

 

 

1

2

Cư Kuin

 

 

 

 

THCS Chư Quynh

THCS Ea Hnin

2

2021- 2025

 

3

THCS Ea Bhok

THCS Nguyễn Đình Chiểu

1,5

2021- 2025

THCS Ea Tiêu

THCS 19/8

3

2021- 2025

3

Krông Pắc

 

 

 

 

THCS Lê Đình Chinh

THCS Tháng 10

2

2021- 2022

 

2

THCS Nguyễn Văn Trỗi

THCS Ea Yông

1

2021-2022

4

Cư Mgar

THCS Trần Hưng Đạo

THCS Ngô Quyền

1

2018-2019

 

 

 

 

 

1

Tổng số trường sáp nhập

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON XÓA BỎ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN

(Biểu kèm theo Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phụ lục 9

Stt

Huyện

Điểm trường xóa bỏ đến năm 2021

Điểm trường xóa bỏ đến năm 202S

Điểm trường xóa bỏ đến năm 2030

Tổng số điểm trường xóa bỏ theo huyện

 

Tên điểm lẻ xóa bỏ

Khoảng cách từ điểm lẻ xóa bỏ đến điểm chính (km)

m học dự kiến xóa bỏ

Tên điểm lẻ xóa bỏ

Khoảng cách từ điểm lẻ xóa bỏ đến điểm chính (km)

m học dự kiến xóa bỏ

Tên điểm lẻ xóa bỏ

Khoảng cách từ điểm lẻ xóa bỏ đến điểm chính (km)

m học dự kiến xóa bỏ

 

 

 

1

Tp Buôn Ma Thuột

Điểm học tổ Dân phố 5, Tổ dân phố 7 trường MN Khánh Xuân

2

2020-2021

Điểm Tổ Dân phố 10, trường MN Tân Lập

1,5

2024-2025

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điểm học tổ Dân phố 8, trường MN Tân An

3

2020-2021

Điểm Thôn 1, trường MN Hòa Xuân

1

2024-2025

 

 

 

 

Điểm Hoàng Diệu, trường MN Thắng Lợi

0,2

2020-2021

Điểm Tổ Dân Phố 8, trường MN Tân Hòa

3

2024-2025

 

 

 

 

Điểm thôn 11, trường MN Hòa Phú

3

2020-2021

Điểm Buôn Tuôr, trường Mn Hòa Phú

1

2024-2025

 

 

 

 

Điểm Buôn Bông, trường MN EaKao

3

2020-2021

Điểm Thôn 8, trường MN Hòa Thuận

2

2024-2025

 

 

 

 

Điểm tổ Dân phố 9, trường MN Tân Lợi

7

2020-2021

 

 

 

 

 

 

 

Điểm thôn 3, trường MN Cư Êbur

2

2020-2021

 

 

 

 

 

 

 

Điểm Buôn Cuor Kap, trường MN Hòa Thắng

5

2020-2021

 

 

 

 

 

 

 

Điểm Buôn Krông B, trường MN EaTu

3

2020-2021

 

 

 

 

 

 

 

2

Thị trấn Buôn Hồ

Điểm Bình Thành 3 và Bình Minh 3 của trường Mẫu giáo Hoa Ngọc Lan, xã Bình Thuận

1

2020-2021

 

 

 

Điểm trường Tổ dân phố 2, phường An Bình của trường mẫu giáo Bình Minh

2

2026-2027

4

 

điểm trường thôn 9 xã Cư Bao của trường Mẫu giáo Hoa Đào

3

2019-2020

 

 

 

3

Kuin

điểm trường (thôn 3, thôn 6 và thôn 86) của trường Mầm non Hoa Cúc, xã Ea Tiêu

2

2018-2019

Điểm trường thôn 4, trường Mầm non Anh Đào, xã Cư Êwi

1,5

2021-2022

 

 

 

 

 

 

2 điểm trường (thôn 1A, thôn 1B) của trường Mầm non Hoa Hồng, xã Cư Êwi

1

2018-2019

 

Điểm trường thôn 7 của trường Mầm non Hoa Lan, xã Ea Ning

2

2018-2019

Điểm trường thôn 18, trường Mầm non Họa Mi, xã Ea Ktur

2

2021-2022

 

 

 

39

 

 

 

 

 

Điểm trường thôn 14, buôn Jung B của trường Mầm non Họa Mi, xã Ea Ktur, điểm trường thôn 8 của Mầm non Hoa Pơ Lang và điểm trường thôn 7 của Mầm non Măng Non, xã Ea Bhok

2

2018-2019

 

Điểm trường thôn 13, thôn 9 của trường Mầm non Sơn Ca, xã Ea Ktur

2

2018-2019

Điểm trường thôn 5, trường Mầm non Vàng Anh, xã Ea Hu

1,5

 

2021-2022

 

 

2 điểm trường (Thôn Hiệp Tân, thôn Mới) của trường Mầm non Vành Khuyên, xã Hòa Hiệp

2

2018-2019

 

Điểm trường thôn 14, thôn 4 Mầm non Hoa Lan và điểm trường thôn 17, thôn 23 Mầm non Bông Sen, xã Ea Ning

2

2019-2020

Điểm trường Buôn Tắk Mnga trường Mầm non Hoa Hồng, xã Cư Êwi

2

2021-2022

 

 

Điểm trường Ea Tiêu 1 và Ea Tiêu 2 của trường Mầm non Hướng Dương, điểm trường thôn 11 của Mầm non Tuổi Thơ, xã Ea Tiêu

1,5

2020-2021

 

4

Ea Hleo

Điểm trường Buôn Tung Sê và Buôn Tung Thăng của Truông Mẫu giáo xã Ea Răl

4

2022-2023

Điểm trường Thôn 4 xã Ea Khăl, của Trường mẫu giáo Hoa Cúc

 

 

4

 

 

2024-2025

 

 

Điểm trường Thôn Tri C3 xã Dliê Yang, của Trường mẫu giáo Hoa Pơ Lang

4

2026-2027

 

 

22

 

 

 

 

 

 

Điểm trường Thôn 1, Thôn 2, Thôn 5 và Thôn 8 của Trường Mẫu giáo xã Cư Mốt

4

 

2021-2022

 

điểm trường Thôn 6 xã Ea Hiao của Trường mẫu giáo Ea Hiao

 

4

 

Điểm trường Buôn Chứ, B. Kry xã Ea Sol của Trường Mầm non Hoa Sen

4

2020-2021

Điểm trường Buôn Bir, xã Ea Hiao, của Trường Mẫu giáo Ea Hiao

4

2024-2025

điểm trường Thôn Ea Ksô, xã Ea Nam của Trường Mẫu giáo xã Ea Nam

4

2028-2029

 

Điểm trường Thôn 1, Thôn 3 của Trường Mẫu giáo Ea Hiao, xã Ea Hiao

4

2020-2021

 

 

 

điểm trường Buôn Tang xã Ea Sol của Trường mẫu giáo Ea SoL

5

2029-2030

 

Điểm trường Thôn Ea Ksô, Buôn Kdruh, thôn Ea Sia, Thôn 3, Buôn Kdruh A của Trường Mẫu giáo xã Ea Nam

4

2021-2022

Điểm trường Thôn 3 xa Cư Môt, của Trường mẫu giáo xã Cư Mốt

4

2024-2025

Điểm trường Buôn Taly xã Ea Sol của Trường mầm non Hoa Sen

5

2029-2030

 

5

Krông Năng

Xóa điểm Thôn Ea Bi thuộc trường MG Hoa Sen

18

2018-2019

Gom các điểm lẻ tại thôn Tân Bắc, Tân An, Tân Tiến, Buôn Kai của trường MN Hoa Lan vào thành 1 điểm lẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2021-2022

 

 

 

 

Gom các điểm lẻ tại thôn Giang Thanh trường MG Hoa Cúc Trắng vào 1 điểm lẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1025-2026

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

Xóa điểm lẻ Buôn Đét, Ea Blong thuộc trường MG Hoa Huệ

5

2018-2019

 

Xóa điểm trường Lộc Thái - MG Phú Lộc

17

2018-2021

 

Xóa bỏ điểm trường Công ty cao su, trường MN Hoa Hồng

2,5

2019-2020

 

Gom 4 điểm trường Xuân Thủy, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Xuân Mỹ thuộc Trường MN Hoa Mai thành 01 điểm trường

 

2018-2019

 

6

Krông Búk

Điểm trường Buôn Trang, Tân lập 4, xã Pơng Drang của Trường Mầm non Vành Khuyên

2

2019-2020

Điểm trường Buôn Tơng Mai của trường Mầm non Vành Khuyên, Buôn Tơng Mai, Xã Pơng Drang

3

2022-2023

 

 

 

 

6

 

Điểm trường Thôn Eakram của Trường Mẫu giáo Bông Sen

0,4

2019-2020

Điểm trường Thôn Nam Anh của trường Mẫu giáo xã Chứ Kbô

3

2024-2025

 

Điểm trường Buôn Ea Klok của Trường Mầm non Sơn Ca

2

2019-2020

Điểm trường chính của trường Mầm non Ban Mai, Thôn An Bình, xã Chứ Kbô

3

2024-2025

 

7

Krông Ana

Điểm trường Mầm non Krông Ana, Tổ dân phố 6, thị trấn Buôn Trap của trường MN Krông Ana

1

2018-2019

 

 

 

 

 

 

3

 

Điểm trường buôn Kmăn của trường Mầm non Hoa Pơ Lang

2

2020-2021

 

Điểm trường Buôn Cũah của trường Mầm non Ea Na

3,5

2020-2021

 

8

Lắk

Điểm Buôn Drung, Buôn Băp, Buôn Năm Pă của trường Mẫu giáo Hoa Sen xã Yang tao; điểm Yên Thành của trường Mẫu giáo Hoa Cúc; Điểm Buôn Mạ MG Họa Mi xã BKRang; Điểm Tơ Lông, Tuh Mah MG Hoa Mai xã Đak Phoi; Điểm Lách Dơng MG Hoa Pơ Lang xã K. rông Nô;

2

2018-2019

 B Yuk MN Hoa Hồng

 

 

 2

 

 

 2022-2023

 

 

 

 

 

21

 

Điểm Buôn Cuôr, Buôn Dơng Guôl MG Hoa Sen; Điểm trường Sơn Ca; Điểm Jê Yuk, Suôn Năm MG Hoa Mai; Điểm Đak Tro, Lách Yơng MG Hoa Pơ Lang; Điém BLê MG Liên Son

2

2019-2020

 

Điểm Btung 3 MN Vanh Khuyên; Điểm Kdiê, buôn Dhăm MG Hoa Cúc;

3

2020-2021

 

Điểm B Kam của trường mầm non Hoa Hồng

2

2021-2022

 

9

M Đ’rắk

Điểm trường thôn 6 của trường Mẫu giáo Hoa Đào

5

2018-2019

 

 

 

 

 

 

3

 

Điểm trường Buôn Ak, Buôn M’ Leng của trường Mẫu giáo Hoa Sen

1

2018-2019

 

10

Cư Mgar

Điểm trường Buôn Dhung

điểm Thôn 2

điểm Thôn 3 của trường Mẫu giáo Cư Mgar

1

2019-2020

 

 

 

 

 

 

6

 

2,5

2020-2021

 

3

2020-2021

 

Điểm trường thôn 1B của trường Mẫu giáo xã EaM'Nang

1,5

2019-2020

 

Điểm trường buôn Ea Mấp của trường Mầm non Tuổi Ngọc

2,5

2020-2021

 

Điểm Kroa C của trường Mẫu giáo 30/4 Buôn Kroa C, xã Cuôr Đăng

 

2018-2019

 

11

Ea Súp

Điểm trường Thôn Án, Xã la Lốp của trường Mẫu giáo Hoa Sen

4

2018-2019

 

 

 

 

 

 

2

 

Điểm trường Thôn 2 của trường Mầm non Ia JLơi

2

2019-2020

 

12

Buôn Đôn

Điểm trường Buôn Đôn, xã Krông Na của trường MN Họa Mi

1

2019-2020

 

 

 

 

 

 

15

 

Điểm trường Buôn A, xã Ea Wer của trường MN Hoa Anh Đào

0,8

2019-2020

 

Điểm trường Thôn 1, Thôn 5, xã Cuôr Knia của trường MN Hoa Mai

1

2020-2021

 

Điểm trường Thôn 11, xã Cuôr Knia của trường MN Hoa Hướng Dương

1,5

2020-2021

 

Điểm trường Thôn 16, Thôn 17A, xã Ea Bar của trường MN Hoa Ban

1

2019-2020

 

Điểm trường Thôn 8, Thôn 9 xã Ea Bar của trường MN Hoa Lan

1

2021-2022

 

Điểm trường Buôn Knia 1, Buôn Knia 3,Thôn Hòa Nam 2, Thôn Hòa An 1, xã Ea Bar của trường MN Hoa Thiên Lý

0,5

2019-2020

 

Tổng số điểm trường xóa bỏ từ 2018 đến 2030

 

 

146

 

 

DANH MỤC CÁC ĐIỂM TRƯỜNG TIỂU HỌC XÓA BỎ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN

(Biểu kèm theo Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phụ lục 10

Stt

Huyện

Điểm trường xóa bỏ đến năm 2021

Điểm trường xóa bỏ đến năm 2025

Điểm trường xóa bỏ đến năm 2030

Tổng số trường xóa bỏ theo huyện

Tên điểm lẻ xóa bỏ

Khoảng cách từ điểm lẻ xóa bỏ đến điểm chính (km)

m học dự kiến xóa bỏ

Tên điểm lẻ xóa bỏ

Khoảng cách từ điểm lẻ xóa bỏ đến điểm chính (km)

m học dự kiến xóa bỏ

Tên điểm lẻ xóa bỏ

Khoảng cách từ điểm lẻ xóa bỏ đến điểm chính (km)

m học dự kiến xóa bỏ

1

Kuin

Điểm trường Thôn 85 của TH Kpa Klong, xã Ea Tiêu

1,5

2018-2019

Điểm trường Thôn 3, của trường Tiểu học Bế Văn Đàn, điểm trường Buôn Tắk Mnga của trường Tiểu học Nguyễn Huệ, xã Cư Êwi

2

2021-2025

 

 

 

18

Điểm trường TH Ngô Gia Tự tại Thôn 23 và Buôn Puk Brông; điểm trường TH Nguyễn Chí Thanh tại Thôn 10, xã Ea Ning

1,5

2018-2020

Điểm trường Buôn Ciêt của trường Tiểu học Kim Đồng, xã Ea Tiêu

2

2021-2025

 

 

Điểm trường TH Nguyễn Du tại Thôn 6, điểm trường TH Nguyễn Đức Cảnh lại Thôn 14; điểm trường TH Quang Trung tại Thôn 1 và Thôn 5; điểm trường TH Trần Văn Ơn tại Thôn 13, xã Ea Ktur

2

2018-2020

Điểm trường TH Nguyễn Huệ tại Thôn 2, xã Cư Êwi

1,5

2018-2019

Điểm trường Thôn 3 của trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, xã Ea Hu

2

2021-2025

 

 

điểm trường TH Nguyễn Văn Bé tại Buôn Ea Bhok và tại Thôn 2; điểm trường TH Phạm Hồng Thái tại Buôn Ea Kmar và tại Buôn Kô Êmong, xã Ea Bhok

1,5

2018-2021

2

Ea Hleo

điểm trường Thôn 10B xã Cư A Mung của trường TH Lê Đình Chinh, điểm trường Thôn Ea Sia, Buôn Kdruh và thôn Ea Ksô, xã Ea Nam của trường TH Lê Duẩn

3

2019-2020

 

 

 

điểm trường thôn 3, thị trấn Ea Drăng của trường Tiểu học Thuần Mẫn

6

2028-2029

6

điểm trường Buôn Sek xã Dliê Yang của trường Tiểu học Dliê Yang

6

2029-2030

3

Krông Năng

Xóa điểm trường Buôn A Lê thuộc trường TH Ea Hồ

1.5

2020-2021

Xóa bỏ 2 điểm trường thôn Tam Hòa, Tam An - TH Kim Đồng

4,1

2021-2022

 

 

 

5

Xóa điểm trường Buôn Trang thuộc trường TH Ea Hồ

1,5

2019-2020

Xóa bỏ điểm lẻ thôn Ea Blong, trường TH Nguyễn Khuyến

3,5

2021-2022

4

Krông Búk

Điểm trường Ea Tút của Trường TH Lê Lợi, xã Pơng Drang

1,5

2019-2020

02 điểm trường chính và điểm trường Cư Blang

2

2024-2025

 

 

 

10

điểm trường Buôn-Ea Đriết của Trường TH A Ma Pui, xã Cư Pơng

1

2019-2020

điểm trường thôn Tâng Mai của Trường TH Y Jút Thôn Tâng Mai-Pơng Drang

2

2020-2021

điểm trường Buôn Cư Juốt của Trường TH Nguyễn Chí Thanh, Buôn Cư Juốt xã Cư Pơng

2,5

2020-2021

2 điểm trường Thôn Hợp Thành; thôn Kim Phú của Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai xã Chứ Kbô

7

2020-2021

điểm trường Buôn Kô của Trường TH Hoàng Diệu

2

2020-2021

điểm trường Buôn Cư Hiam của trường TH La Vân Cầu, xã Cư Pơng

20

2020-2021

6

Lắk

Điểm Buôn Mạ trường TH Đặng Thùy Trâm; điểm Làm Trường của trường TH Nguyễn Chí Thanh; Điểm Đoàn Kết 1 TH Nguyễn Bỉnh Khiêm; Điểm RCaiA TH Lê Văn Tám

2

2018-2019

Điểm Buôn Tung3, trường TH Phan Chu Trinh

4

2021-2022

 

 

 

18

Điểm Dong Yang của trường TH Y Yút; Điểm Hăng Ya, Đak Yu TH Trần Phú; Điểm Mê Linh TH Nguyễn Bỉnh Khiêm; Điểm Yên Thành, Buôn Kdiê1 TH Lý Tự Trọng; Điểm Tái định cư TH Quang Trung; Điểm Trang Yuk TH Lê Văn Tám

2

2020-2021

Điểm cao bằng, Liêng Ông, Bu Yuk, Du Mah, Tơ Lông TH Lê Thị Hồng Gấm

3

2020-2021

7

M Đ’rắk

Điểm trường thôn 3 của trường TH Nguyễn Huệ

3

2020-2021

 

 

 

 

 

 

1

8

Mgar

điểm trường thôn Hiệp Đạt tại xã Quảng Hiệp của trường TH Nguyễn Văn Trỗi

4

2020-2021

Điểm Buôn Brăh, trường TH Lê Quý Đôn

4

2021-2022

 

 

 

7

Điểm trường thôn 3 tại xã Ea Kpam của trường TH Nguyễn Chí Thanh

2,5

2020-2021

điểm trường Buôn Pôk B của trường TH Trần Quốc Toản

2

2018-2019

Điểm buôn H Luh, trường TH Lý Tự Trọng

4

2021-2022

điểm trường Buôn Ea Sut của trường TH Lê Văn Tám

2

2019-2020

điểm trường Thôn Đồng Tâm của trường TH Huỳnh Thúc Kháng

4

2018-2019

9

Buôn Đôn

Điểm lẻ trường TH Trần Quốc Toản tại Buôn Kô Đung; Buôn Niêng 3

2

2019-2020

 

 

 

 

 

 

3

Điểm lẻ trường TH Nguyễn Du tại Buôn Nà ven

6

2019-2020

10

Krông Ana

Điểm trường buôn KaLa của trường TH Tình Thương

5

2019-2020

 

 

 

 

 

 

3

Điểm trường Buôn Trấp của trường TH Trần Phú

1

2020-2021

Điểm trường Phan Bội Châu

0,5

2020-2021

11

Thị Buôn Hồ

Phân hiệu Nhơn Bình - trường TH Quang Trung

2

2018-2019

Phân hiệu Buôn Ale Gõ, trường TH Trần Quốc Toản

2,2

2024-2025

 

 

 

3

Phân hiệu thôn 2 - trường TH Tô Hiệu

2

2019-2020

Phân hiệu buôn H’Né trường TH Trần Quốc Toản

3

2020-2021

12

Ea Súp

Phân hiệu thôn Án - trường TH Nguyễn Trãi

2

2018-2019

Phân hiệu thôn 2, trường TH Lê Văn Tám

2

2021-2022

 

 

 

2

Tổng số điểm trường xóa bỏ từ 2018 đến 2030

 

 

76

 

SỐ LƯỢNG LÃNH ĐẠO, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

(Biểu kèm theo Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phụ lục 11

Stt

Đơn vị
(huyện/thị xã/thành phố)

Năm học 2018 - 2019

Dự kiến Đến năm 2021

Dự kiến Đến năm 2025

Dự kiến Đến năm 2030

Số CB, GV, NV giảm từ 2018 đến 2021

Số CB, GV, NV gim từ 2021 đến 2025

Số CB, GV, NV từ 2025 đến 2030

Tổng

CBQL

GV

NV

Tổng

CBQL

GV

NV

Tổng

CBQL

GV

NV

Tổng

CBQL

GV

NV

 

TỔNG

32.767

2.399

25.958

4.410

32.565

2.341

26.034

4.190

32.326

2.289

25.869

4.168

32.475

2.316

26.008

4.151

202

239

tăng 149

1

TP. BUÔN MA THUỘT

4323

284

3601

438

4551

291

3797

463

4531

283

3797

451

4531

283

3797

451

tăng 228

20

0

2

KRÔNG BÚK

1251

91

934

226

1243

93

926

224

1243

93

926

224

1229

93

922

214

8

0

14

3

THỊ XÃ BUÔN HỒ

1725

134

1387

204

1714

132

1380

202

1700

130

1372

198

1699

130

1371

198

11

14

1

4

KRÔNG PẮK

4041

281

3210

550

3993

261

3285

447

3997

240

3314

443

4068

240

3367

461

48

tăng 4

tăng 71

5

KRÔNG BÔNG

1744

136

1317

291

1647

132

1286

229

1663

128

1268

267

1629

121

1254

254

97

tăng 16

34

6

KRÔNG ANA

1703

120

1328

255

1665

117

1298

250

1626

113

1268

245

1588

110

1238

240

38

39

38

7

CƯ KUN

2133

134

1666

333

2133

134

1666

333

2042

134

1575

333

2042

134

1575

333

0

91

0

8

KRÔNG NĂNG

2267

199

1808

260

2229

191

1803

235

2202

186

1796

220

2470

225

2013

232

38

27

tăng 268

9

EA H’LEO

2265

166

1821

278

2134

159

1722

253

1947

153

1564

230

1808

152

1447

209

131

187

139

10

EA SUP

1734

127

1322

285

1732

125

1325

282

1729

122

1329

278

1729

122

1329

278

2

3

0

11

EAKAR

2389

192

1911

286

2280

185

1825

270

2389

190

1919

280

2419

191

1944

284

109

tăng 109

tăng 30

12

LẮK

1296

95

965

236

1296

95

965

236

1296

95

965

236

1296

95

965

236

0

0

0

13

M'ĐRẮK

1382

122

1083

177

1377

117

1083

177

1370

113

1083

174

1366

111

1083

172

5

7

4

14

CƯ M'GAR

3113

218

2466

429

3188

210

2544

434

3208

210

2564

434

3218

210

2574

434

tăng 75

tăng 20

tăng 10

15

BUÔN ĐÔN

1401

100

1139

162

1383

99

1129

155

1383

99

1129

155

1383

99

1129

155

18

0

0