Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 875/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 09 tháng 3 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy ngày 03/6/2008;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
Căn cứ Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Quyết định số 1640/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 548/TTr-SLĐTBXH ngày 03/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Kế hoạch thực hiện quy hoạch mạng lưới Cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các Trung tâm có chức năng cai nghiện trên địa bàn tỉnh và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THỰC HIỆN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 875/QĐ- UBND ngày 09/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
Thực hiện Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp nhận, cắt cơn, giải độc, tư vấn, giáo dục văn hóa, dạy nghề, cho người nghiện ma túy phù hợp với quan điểm tiếp cận của Đảng và Nhà nước về nghiện ma túy và cai nghiện trong tình hình mới;
- Giảm đầu mối cơ quan quản lý các Cơ sở cai nghiện bắt buộc, đảm bảo tính thống nhất cơ quan trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật; nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp nhận, quản lý và tổ chức cai nghiện, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
- Đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật nhằm cung cấp dịch vụ điều trị nghiện và phục hồi cho người nghiện ma túy; đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác điều trị nghiện, tăng cường hỗ trợ người nghiện ma tuý tái hoà nhập cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, gia đình và người nghiện trong công tác cai nghiện ma túy và huy động nguồn lực cho công tác cai nghiện.
2. Yêu cầu
- Chuyển đổi, hình thành và phát triển mạng lưới các Cơ sở cai nghiện bắt buộc, Cơ sở cai nghiện tự nguyện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý, điều trị nghiện cho người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; đảm bảo tính kế thừa, phát huy cở sở vật chất và con người hiện có tại các Trung tâm có chức năng cai nghiện.
- Thực hiện kế hoạch chuyển đổi, hình thành và phát triển mạng lưới các Cơ sở cai nghiện bắt buộc, Cơ sở cai nghiện tự nguyện phải phù hợp với tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng, quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.
- Giảm số lượng Cơ sở cai nghiện có chức năng cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh từ 08 Cơ sở xuống còn 03 Cơ sở; chuyển đổi các cơ sở cai nghiện còn lại thành Cơ sở cai nghiện tự nguyện;
- Từng bước giảm dần tỷ lệ đối tượng nghiện ma túy thuộc diện áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc; tăng cường quản lý và hỗ trợ điều trị người nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện tự nguyện, tại gia đình, cộng đồng và điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone;
- 90% cơ sở cai nghiện đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực,..theo quy định của pháp luật để tổ chức điều trị nghiện cho người nghiện ma túy;
- 100% cán bộ, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở cai nghiện đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ điều trị nghiện ma túy.
- Chuyển đổi 01 Cơ sở cai nghiện bắt buộc sang Cơ sở cai nghiện tự nguyện;
- Duy trì 02 Cơ sở cai nghiện bắt buộc; 06 Cơ sở cai nghiện tự nguyện;
- 100% Cơ sở cai nghiện đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực,..theo quy định của pháp luật để tổ chức điều trị nghiện cho người nghiện ma túy.
3. Nội dung quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở cai nghiện
a) Các cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Chuyển đổi Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội II, Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy tỉnh và Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội huyện Tương Dương thành Cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; 03 Trung tâm này được phân bố theo khu vực và tuyến đường, cụ thể:
+ Khu vực thành phố, đồng bằng: Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội II;
+ Khu vực miền núi thuộc tuyến đường 07: Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội huyện Tương Dương;
+ Khu vực miền núi thuộc tuyến đường 48: Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy tỉnh (đóng tại xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn)
- Tên gọi các Cơ sở cai nghiện bắt buộc:
(1) Đổi tên Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy tỉnh thành Cơ sở cai nghiện ma túy số I tỉnh Nghệ An;
(2) Đổi tên Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội II thành Cơ sở cai nghiện ma túy số II tỉnh Nghệ An;
(3) Đổi tên Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội huyện Tương Dương thành Cơ sở cai nghiện ma túy số III tỉnh Nghệ An.
- Chức năng, nhiệm vụ của Cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc:
+ Tiếp nhận, điều trị cắt cơn nghiện ma túy, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lây nhiễm khác cho người nghiện ma túy bị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc (có hoặc không có nơi cư trú ổn định);
+ Thực hiện các liệu pháp tâm lý, giáo dục phục hồi hành vi, vật lý trị liệu phục hồi sức khỏe. Tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, tư vấn hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu, rèn luyện thể chất; tư vấn và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng; tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống nghiện ma túy và cai nghiện ma túy; tư vấn sử dụng các biện pháp phòng, chống tái nghiện;
+ Tiếp nhận người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định vào lưu trú tạm thời để cắt cơn, giải độc và quản lý trong thời gian lập hồ sơ, chờ Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét quyết định đưa vào cơ sở điều trị cai nghiện bắt buộc.
- Quy mô tiếp nhận
Đến năm 2020, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho 03 Cơ sở cai nghiện bắt buộc để tiếp nhận 1.200 người nghiện ma túy vào điều trị, trong đó:
+ Cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc I: 500 đối tượng/01năm;
+ Cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc II: 400 đối tượng/01năm;
+ Cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc III: 300 đối tượng/01 năm.
Đến năm 2030, căn cứ vào quy định của pháp luật và tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh để có điều chỉnh về quy mô tiếp nhận cho phù hợp.
- Thời gian chuyển đổi: bắt đầu quý I năm 2017
b) Các cơ sở cai nghiện tự nguyện
- Chuyển đổi Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Phúc Sơn, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Thành phố Vinh và Trung tâm giáo dục lao động xã hội huyện: Quế Phong, Kỳ Sơn thành Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện với mô hình hoạt động đa chức năng.
- Tên gọi
(1) Đổi tên Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội I thành Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Hưng Lộc.
(2) Đổi tên Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Thành phố Vinh thành Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Hưng Đông;
(3) Đổi tên Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Phúc Sơn thành Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Phúc Sơn;
(4) Đổi tên Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Quế Phong thành Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Quế Phong;
(5) Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Kỳ Sơn thành Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Kỳ Sơn.
- Thời gian chuyển đổi: Bắt đầu từ quý I năm 2017
- Chức năng, nhiệm vụ của Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
+ Tiếp nhận điều trị nghiện ma túy theo hình thức tự nguyện đối với người nghiện ma túy (có hoặc không có nơi cư trú ổn định và không phân biệt nơi cư trú của người nghiện ma túy), thực hiện điều trị cho người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone;
+ Tiếp nhận người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định vào lưu trú tạm thời để cắt cơn, giải độc và quản lý trong thời gian lập hồ sơ, chờ Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét quyết định đưa vào cơ sở điều trị cai nghiện bắt buộc;
+ Tiếp nhận điều trị theo hình thức tự nguyện đối với người nghiện ma túy đăng ký cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; tham gia hỗ trợ điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ cai nghiện tại cộng đồng.
+ Cung cấp các công cụ và dịch vụ điều trị ban đầu hoặc khẩn cấp cho người nghiện ma túy: Điều trị cắt cơn nghiện ma túy, dò liều, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, liên thông xét nghiệm,..
+ Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng: Tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, tư vấn hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu, rèn luyện thể chất; tư vấn và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng; tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống nghiện ma túy và cai nghiện ma túy; tư vấn sử dụng các biện pháp phòng, chống tái nghiện.
- Để thực hiện chức năng trên, các Cơ sở cai nghiện tự nguyện phải được xây dựng quy hoạch theo hướng hình thành các khu hoạt động tương đối độc lập, liên hoàn, thuận lợi trong công tác quản lý, điều trị nghiện cho các loại đối tượng:
+ Khu cai nghiện bắt buộc (duy trì trong giai đoạn 2017-2020, do 03 Cơ sở cai nghiện bắt buộc đang được đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất) tiếp nhận người nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật;
+ Khu cai nghiện tự nguyện;
+ Khu điều trị nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone;
+ Khu tiếp nhận đối tượng xã hội (người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định và người nghiện ma túy có nơi cư trú vào lưu trú tạm thời).
- Thời gian thực hiện
+ Giai đoạn 2017-2020: Thực hiện chức năng của Cơ sở cai nghiện tự nguyện và một phần cai nghiện bắt buộc;
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Chỉ thực hiện chức năng của Cơ sở cai nghiện tự nguyện
c) Cơ quan quản lý các Cơ sở cai nghiện
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý các Cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc và Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Hưng Lộc;
- Tỉnh đoàn, UBND Thành phố Vinh và UBND các huyện: Quế Phong, Kỳ Sơn tiếp tục quản lý các Cơ sở cai nghiện ma túy trực thuộc sau chuyển đổi (như hiện nay).
- Thời gian chuyển giao Cơ sở cai nghiện bắt buộc Tương Dương về trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong năm 2017.
4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới Cơ sở cai nghiện
a) Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác cai nghiện, nguồn nhân lực tại cơ sở cai nghiện
- Tiến hành đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, công trình, trang thiết bị phục vụ cho công tác cai nghiện và nguồn nhân lực tại các Cơ sở cai nghiện: tổng giá trị tài sản được đầu tư, giá trị tài sản đã sử dụng được khấu hao theo quy định và ước tính giá trị tài sản còn lại hiện đang sử dụng và đội ngũ, cán bộ viên chức, người lao động (trình độ chuyên môn, vị trí việc làm) để tiến hành chuyển đổi;
- Trên cơ sở quỹ đất hiện có của các Cơ sở cai nghiện xây dựng phương án, kế hoạch đầu tư nâng quy mô tiếp nhận đối với Cơ sở cai nghiện bắt buộc, quy hoạch các khu riêng biệt đối với Cơ sở cai nghiện tự nguyện.
b) Sử dụng nguồn nhân lực
- Sắp xếp bố trí lại và sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ cán bộ, viên chức và hợp đồng lao động trong các Cơ sở cai nghiện nhằm đáp ứng đủ nhân lực cho yêu cầu đổi mới công tác điều trị nghiện;
- Trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi, Giám đốc các Cơ sở cai nghiện căn cứ chức năng nhiệm vụ, quy mô hoạt động, rà soát lại đội ngũ viên chức và hợp đồng lao động để bố trí cán bộ cho phù hợp với nhiệm vụ mới. Số cán bộ còn thiếu hoặc dôi dư Trung tâm lập phương án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Luân chuyển, điều động công chức, viên chức và người lao động giữa các Cơ sở có chức năng cai nghiện để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ và không để phát sinh thêm biên chế.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hiện có tại các Cơ sở cai nghiện, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chuyển đổi, cụ thể:
+ Đào tạo cơ bản về dự phòng và điều trị nghiện ma túy;
+ Đào tạo về tư vấn điều trị nghiện;
+ Đào tạo về điều trị thay thế, điều trị hội chứng cai và các rối loạn tâm thần, thể chất ở người nghiện;
+ Tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị nghiện cho cán bộ y tế tại các Trung tâm;
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và các Đoàn đi học tập kinh nghiệm các mô hình cai nghiện tại các tỉnh bạn để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ về điều trị nghiện.
c) Bố trí nguồn lực tài chính
- Tăng cường hỗ trợ và đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với các Cơ sở có chức năng cai nghiện nói riêng và công tác cai nghiện nói chung
+ Ngân sách nhà nước đảm bảo cho quá trình chuyển đổi của các Trung tâm có chức năng cai nghiện trên địa bàn tỉnh như: nâng qui mô tiếp nhận, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoạt động của bộ máy,..cho các Trung tâm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Hỗ trợ kinh phí trong quá trình cai nghiện cho người nghiện ma túy theo quy định của pháp luật;
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích xã hội hóa công tác điều trị nghiện
+ Huy động sự đóng góp của người nghiện ma túy, gia đình có người nghiện ma túy và các tổ chức trong và ngoài nước;
+ Khuyến khích các tổ chức Phi Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các cá nhân tham gia đầu tư, thành lập các cơ sở tư vấn dự phòng và điều trị nghiện ma túy, thành lập các cơ sở điều trị nghiện tự nguyện;
+ Khuyến khích Đội tình nguyện cấp xã, các tổ chức, các câu lạc bộ, nhóm giáo dục đồng đẳng, các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia hỗ trợ giúp đỡ người nghiện ma túy tham gia điều trị nghiện và quản lý sau cai.
d) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác cai nghiện
- Đối với 03 Cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu tiếp nhận người nghiện ma túy theo kế hoạch;
- Đối với 05 Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện: Đầu tư kinh phí xây dựng phân thành các khu riêng biệt để thực hiện Cơ sở cai nghiện đa chức năng: tiếp nhận, quản lý và điều trị nghiện ma túy cho người nghiện thuộc diện khác nhau được đưa vào Cơ sở cai nghiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng phòng dạy nghề, phòng thực hành và phòng thăm gặp,...
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị, công cụ phục vụ cho công tác cai nghiện để đáp ứng yêu cầu cai nghiện trong tình hình mới đặc biệt: trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh, phục vụ công tác dạy nghề, thực hành nghề, giáo dục hành vi, nhân cách và lao động trị liệu...
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể liên quan và địa phương triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch này;
- Xây dựng Đề án tổ chức lại các Cơ sở cai nghiện trực tiếp quản lý, trình UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời tiếp nhận Cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc số III về trực tiếp quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành tham mưu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về dự phòng và điều trị nghiện ma túy; đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ người nghiện trong học nghề, tạo việc làm và tiếp cận các dịch vụ xã hội;
- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra các Cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch; định kỳ sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Công an tỉnh
- Hướng dẫn, chỉ đạo Công an cấp huyện, xã lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; tổ chức đưa người có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương quản lý đối tượng trong thời gian chờ làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Chỉ đạo Công an các huyện, thành, thị phối hợp với các Cơ sở cai nghiện đóng trên địa bàn trong việc bảo đảm an ninh trật tự và truy tìm đối tượng cai nghiện bỏ trốn;
- Tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy đang ở Trại Tạm giam;
- Tổ chức khảo sát, thống kê, lập hồ sơ quản lý người nghiện ma túy; rà soát, theo dõi di chuyển, biến động người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật và kiểm tra công tác điều trị cắt cơn nghiện trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận xác định nghiện ma túy, điều trị cắt cơn nghiện cho y, bác sỹ tại các Cơ sở cai nghiện nói riêng và tại địa phương nói chung; hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy, điều trị, hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy và quản lý các hoạt động y tế tại các Cơ sở cai nghiện;
- Kiểm tra việc tuân thủ phác đồ điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại các Cơ sở cai nghiện.
- Chỉ đạo, quản lý điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadon trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định các nội dung liên quan về chuyển đổi, sáp nhập, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế và số lượng người làm việc cho các đơn vị theo quy định của pháp luật tại các Cơ sở cai nghiện trên địa bàn tỉnh
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu nguồn vốn đầu tư, phát triển từ ngân sách tỉnh để tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở cai nghiện phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.
6. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách đối với người nghiện ma túy được tổ chức cai nghiện và người làm công tác cai nghiện tại các Cơ sở cai nghiện và địa phương; hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, nội dung, định mức thu, chi và kiểm tra, giám sát, quản lý kinh phí, nguồn kinh phí được cấp để thực hiện Kế hoạch.
7. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về dự phòng và điều trị nghiện ma túy; chế độ, chính sách cho người nghiện ma túy và cán bộ làm công tác cai nghiện trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác giáo dục cho học viên tại cơ sở cai nghiện; hướng dẫn, kiểm tra chất lượng học tập, tổ chức thi cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng cho học viên; hỗ trợ sách giáo khoa, tập huấn giáo viên giảng dạy tại cơ sở cai nghiện; chuyển gửi người nghiện ma túy hoàn thành chương trình cai nghiện tiếp tục học văn hóa tại nơi cư trú.
9. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức về nghiện, các biện pháp dự phòng và điều trị nghiện ma túy; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông triển khai các hoạt động truyền thông về dự phòng và điều trị nghiện ma túy.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên: Tuyên truyền, vận động hội viên, các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tham gia vào công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy, hỗ trợ giúp đỡ người nghiện ma túy trong quá trình điều trị; giám sát, kiểm tra các cơ quan, tổ chức trong việc triển khai công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy.
11. Tỉnh Đoàn, UBND thành phố Vinh, UBND huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương
- Xây dựng Đề án tổ chức lại các Cơ sở cai nghiện trực tiếp quản lý, theo mô hình Cơ sở cai nghiện tự nguyện (đa chức năng) trình UBND tỉnh phê duyệt
- Tiếp tục quản lý các Cơ sở cai nghiện ma túy sau chuyển đổi
- UBND thành phố Vinh, UBND huyện Quế Phong, Kỳ Sơn thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại mục 12, phần III của Kế hoạch này.
12. UBND huyện Tương Dương
- UBND huyện Tương Dương phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc bàn giao Cơ sở Cai nghiện ma túy bắt buộc số III (Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, người lao động,..) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý
- Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại mục 13, phần III của Kế hoạch này
13. UBND các huyện, thị xã còn lại
- Chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp xã lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc và tổ chức đưa người đi cai nghiện bắt buộc tại các Trung tâm cai nghiện bắt buộc; Vận động, thuyết phục gia đình có người nghiện ma túy, người nghiện ma túy đăng ký cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng hoặc tại Cơ sở cai nghiện tự nguyện;
- Lồng ghép vào các Chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo để hỗ trợ dạy nghề, vay vốn và tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau cai, huy động, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế đóng trên địa bàn tham gia tạo việc làm, giúp đỡ người nghiện ma túy sau cai hòa nhập cộng đồng bền vững;
14. Các Cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh
- Căn cứ vào nội dung Kế hoạch, xây dựng Đề án tổ chức lại đúng lộ trình và đảm bảo tiến độ;
- Rà soát, sắp xếp, bố trí lại và sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ cán bộ, viên chức và hợp đồng lao động tại Trung tâm nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với chính quyền cơ sở, gia đình để quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy sau cai nghiện tại nơi cư trú.
- Định kỳ, đột xuất báo cáo về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1640/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Cơ sở cai nghiện ma túy triển khai thực hiện nghiêm túc. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để chỉ đạo, hướng dẫn./.
- 1Quyết định 55/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và phục hồi chức năng tâm thần tỉnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng do tỉnh Hà Nam
- 2Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2017 triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 12/2017/QĐ-UBND về quy định mức trợ cấp đặc thù cho công, viên chức, người lao động làm việc tại Cơ sở Cai nghiện ma túy đa chức năng tỉnh Kiên Giang
- 4Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 5Quyết định 2298/QĐ-UBND năm 2017 về tổ chức lại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội thành Cơ sở cai nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 15/2017/QĐ-UBND tổ chức lại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thành Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Vĩnh Phúc trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 2Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008
- 3Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 4Quyết định 2596/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2014 tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 1640/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 55/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và phục hồi chức năng tâm thần tỉnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng do tỉnh Hà Nam
- 9Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2017 triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 10Quyết định 12/2017/QĐ-UBND về quy định mức trợ cấp đặc thù cho công, viên chức, người lao động làm việc tại Cơ sở Cai nghiện ma túy đa chức năng tỉnh Kiên Giang
- 11Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 12Quyết định 2298/QĐ-UBND năm 2017 về tổ chức lại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội thành Cơ sở cai nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định
- 13Quyết định 15/2017/QĐ-UBND tổ chức lại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thành Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Vĩnh Phúc trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Quyết định 875/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện quy hoạch mạng lưới Cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 875/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Lê Xuân Đại
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra