Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 85/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 11 ĐIỀU 6 NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2007/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hiện đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, lực lượng vũ trang.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cụ thể hoá danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để thực hiện việc kê khai tài sản theo quy định tại Nghị định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Căn cứ vào Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo quyết định này, đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan Trung ương của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập để thực hiện việc kê khai tài sản theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành và địa phương phản ảnh về Bộ Nội vụ để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

DANH MỤC

NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ)

Nhóm A. Những người trực tiếp làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước bao gồm:

I. Người đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Hội đồng nhân dân được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí làm việc ở những vị trí công tác sau đây:

1. Kế toán.

2. Thủ quỹ

3. Thủ kho.

4. Mua sắm vật tư, tài sản, phương tiện.

5. Cấp phát vật tư, nhiên liệu và trang thiết bị.

II. Người đang làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền bố trí làm việc ở những vị trí công tác sau đây:

1. Nhân viên: quản lý, tài chính từ cấp tiểu đoàn và tương đương trở lên.

2. Nhân viên, thủ kho: vũ khí, khí tài, quân nhu, xăng dầu, doanh trại từ cấp Trung đoàn và tương đương trở lên.

3. Trợ lý Hậu cần từ cấp Tiểu đoàn và tương đương trở lên.

4. Trợ lý: tài chính, quân nhu, xăng dầu, doanh trại từ cấp Trung đoàn và tương đương trở lên.

5. Nhân viên và trợ lý bảo đảm vật chất, vật tư kỹ thuật từ cấp Sư đoàn và tương đương trở lên.

6. Nhân viên, thủ kho: vật tư, trang thiết bị, dược các bệnh viện.

7. Nhân viên: giám sát, kế toán và trợ lý các Ban Quản lý dự án.

8. Thủ quỹ, kế toán tổng hợp, theo dõi vốn, ngân sách các doanh nghiệp.

9. Đội trưởng đội thi công, Chủ nhiệm công trình, Xưởng trưởng, Trạm trưởng của các doanh nghiệp.

10. Tổ trưởng Điện nước, Tổ Chế biến; Xưởng trưởng Xưởng in, Xưởng Sửa chữa của các nhà trường và tương đương.

III. Người đang làm việc trong Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền bố trí làm việc ở những vị trí công tác sau đây:

1. Thủ kho.

2. Thủ quỹ.

3. Quản lý vốn.

4. Quản lý vật tư, tài sản, phương tiện.

5. Quản lý dự án.

6. Thẩm định dự án.

7. Quản lý công trình.

8. Kế hoạch đầu tư.

9. Mua sắm, cấp phát.

10. Quản lý vũ khí, khí tài.

11. Quản lý trang cấp.

Nhóm B. Những người trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong các lĩnh vực sau đây:

I. Tổ chức cán Bộ

1. Phân bổ kế hoạch kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán Bộ, công chức.

2. Tổ chức tuyển dụng cán Bộ, công chức, viên chức.

3. Tổ chức thi nâng ngạch các ngạch công chức, viên chức.

4. Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán Bộ, công chức.

5. Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức Bộ máy và biên chế.

6. Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức phi chính phủ, Hội nghề nghiệp.

7. Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp.

8. Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

II. Tài chính, ngân hàng

1. Quản lý các đối tượng nộp thuế.

2. Thu thuế, kiểm soát thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT), quyết toán thuế, quản lý và cấp phát ấn chỉ.

3. Kiểm hóa hàng hoá xuất nhập khẩu.

4. Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách.

5. Cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng.

6. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại các tổ chức tín dụng nhà nước; thẩm định và cho vay tín dụng.

7. Xử lý công nợ, các khoản nợ xấu; hoạt động mua và bán nợ; thẩm định, định giá trong đấu giá.

8. Cấp phát tiền, hàng thuộc Kho bạc Nhà nước và dự trữ quốc gia.

9. Thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

10. Cấp phép hoạt động ngoại hối.

11. Giám sát hoạt động ngân hàng.

III. Công thương

1. Cấp các loại giấy phép liên quan đến xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại.

2. Cấp giấy phép liên quan đến việc bảo đảm tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

3. Kiểm soát thị trường.

IV. Xây dựng

1. Cấp giấy phép trong lĩnh vực xây dựng.

2. Thẩm định dự án xây dựng.

3. Quy hoạch xây dựng.

4. Theo dõi và quản lý các công trình xây dựng.

5. Thẩm định, giám định chất lượng các công trình xây dựng.

6. Theo dõi, thẩm định, lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, điều phối, đền bù, giải phóng mặt bằng, quyết toán kinh phí thuộc các Ban Quản lý dự án công trình xây dựng.

V. Giao thông

1. Giám định kỹ thuật các công trình giao thông, đăng kiểm các loại phương tiện giao thông thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường sắt, đường Bộ, đường thuỷ.

2. Quản lý công trình giao thông.

3. Theo dõi, thẩm định, lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, điều phối, đền bù, giải phóng mặt bằng, quyết toán kinh phí thuộc các Ban Quản lý dự án công trình giao thông.

4. Giải quyết các vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ, quyền, lợi ích của người tham gia giao thông và quy định về bảo đảm an toàn đối với các phương tiện tham gia giao thông.

VI. Y tế

1. Cấp giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm.

2. Cấp giấy chứng nhận hành nghề y, dược.

3. Cấp phép giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm.

4. Cấp giấy phép nhập khẩu thuốc tân dược.

5. Cấp giấy phép nhập khẩu hoá chất diệt côn trùng, khử trùng.

6. Cấp giấy chứng nhận nhập khẩu mỹ phẩm.

7. Kiểm định tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.

8. Theo dõi, quản lý, giám sát, cung ứng các loại thuốc; dược liệu, dụng cụ, thiết bị vật tư y tế; các loại sản phẩm màu liên quan đến việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ con người và lợi ích xã hội.

9. Thẩm định và định giá các loại thuốc tân dược.

VII. Văn hoá - Thể thao và Du lịch

1. Cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

2. Cấp giấy phép công nhận cơ sở lưu trú du lịch.

3. Cấp giấy phép công nhận di tích lịch sử xếp hạng cấp quốc gia.

4. Cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.

5. Cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.

6. Cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.

7. Cấp giấy phép xuất nhập khẩu và phổ biến các ấn phẩm văn hoá.

8. Thẩm định hồ sơ xếp hạng khách sạn.

9. Thẩm định và cấp phép chương trình, tiết mục, vở diễn của các tổ chức cá nhân Việt Nam đi biểu diễn ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn tại Việt Nam.

10. Thẩm định, phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật.

11. Phê duyệt hoặc thoả thuận việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.

VIII. Thông tin và Truyền thông

1. Cấp giấy phép hoạt động về Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Báo chí và Xuất bản.

2. Cấp và phân bổ tài nguyên thông tin (kho số, tần số, tài nguyên Internet và quỹ đạo vệ tinh).

3. Quản lý các chương trình quảng cáo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình và trên Internet.

4. Phân bổ, thẩm định và quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

IX. Tài nguyên và Môi trường

1. Cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.

2. Cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

3. Cấp giấy phép xử lý, vận chuyển chất thải nguy hại.

4. Cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

5. Cấp giấy phép về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.

6. Xử lý hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng sử dụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.

7. Bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất và giao hạn mức đất; quản lý việc áp dụng đền bù, xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng bồi thường, được hỗ trợ; mức bồi thường, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng.

8. Xử lý vi phạm về môi trường.

X. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Cấp giấy cho thuê đất, giao đất; quản lý động vật thuộc danh mục quý hiếm.

2. Kiểm dịch động vật.

3. Kiểm lâm.

4. Kiểm soát thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh động vật và gia súc, gia cầm.

5. Theo dõi, quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.

XI. Đầu tư và Ngoại giao

1. Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đần tư của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.

2. Thẩm định dự án.

3. Đấu thầu và quản lý đấu thầu.

4. Lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn.

5. Quản lý quy hoạch.

6. Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất.

7. Quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh.

8. Quản lý ODA.

9. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ lãnh sự.

XII. Tư pháp

1. Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự ở các cấp.

2. Thẩm tra viên thi hành án dân sự.

3. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, đăng ký giao dịch bảo đảm.

4. Cải chính tư pháp, chứng nhận tư pháp.

XIII. Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việt ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Thẩm định hồ sơ thành lập các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề; phân bổ chỉ tiêu, kinh phí dạy nghề.

3. Thẩm định hồ sơ người có công; dự toán, duyệt, cấp phát kinh phí trả trợ cấp ưu đãi, kinh phí thực hiện ưu đãi ngoài trợ cấp và các chương trình ưu đãi xã hội khác đối với người có công.

XIV. Khoa học và Công nghệ

1. Hợp tác, trao đổi khoa học và công nghệ có yếu tố nước ngoài.

2. Thẩm định hồ sơ, thủ tục có liên quan đến việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký trong phạm vi quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật.

3. Thẩm định, giám định công nghệ đối với các dự án đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.

4. Thẩm định và tư vấn cấp các văn bằng sở hữu trí tuệ.

XV. Giáo dục và Đào tạo

1. Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập (các trường do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên).

2. Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài.

3. Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

4. Thẩm định sách giáo khoa, giáo cụ giảng dạy và các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu

5. Thẩm định hồ sơ thành lập các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

6. Quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.

7. Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.

XVI. Quốc phòng

1. Trợ lý chính sách Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã,

2. Trưởng ban thuộc Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, trung đoàn và tương đương.

3. Giám đốc trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

4. Trạm trưởng, Phó trạm trưởng thuộc Đồn biên phòng.

5 . Trợ lý quân lực, trợ lý cán Bộ cấp Trung đoàn trở lên.

6. Trợ lý quản lý học viên, tuyển sinh, chính sách, bảo hiểm của các nhà trường.

XVII. Công an

1. Cấp hộ chiếu, quản lý xuất nhập cảnh, nhập cư, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam.

2. Kiểm soát cửa khẩu.

3. Đăng ký và cấp biển số các loại phương tiện giao thông đường Bộ; tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý về an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt.

4. Đăng ký, quản lý hộ khẩu.

5. Đăng ký, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

6. Trinh sát (các lĩnh vực Kinh tế, Hình sự, Ma tuý, Môi trường, chống tham nhũng).

7. Duyệt thiết kế phòng cháy; kiểm tra an toàn phòng cháy.

8. Tuyển công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân, tuyển sinh, tuyển dụng cán Bộ, công chức.

9. Xử lý vi phạm và trật tự an toàn xã hội.

10. Giám thị và Quản giáo tại các trại giam, trại tạm giam, Trung tâm Giáo dưỡng và Phục hồi nhân phẩm.

XVIII. Thanh tra và Phòng, chống tham nhũng

1. Làm công tác thanh tra trên tất cả các lĩnh vực được quy định tại Quyết định này trừ những người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên (đã có quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập tại khoản 10 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập).

2. Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân.

3. Làm công tác phòng, chống tham nhũng.

Trên đây là Danh mục những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 85/2008/QĐ-TTg về danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại khoản 11 điều 6 Nghị định 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 85/2008/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/07/2008
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 407 đến số 408
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản