Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/2005/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2005 |
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL ngày 20 tháng 5 năm 1957 quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi)
Hội những người sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam (gọi tắt là Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 5 năm 2005.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ NỘI VỤ |
HỘI NHỮNG NGƯỜI SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU, PHỔ BIẾN VÀ TRUYỀN DẠY VĂN HÓA VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM.(GỌI TẮT LÀ HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM)
(Ban hành theo Quyết định số 85/2005/QĐ-BNV ngày
TÊN GỌI, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
Hội lấy tên là Hội những người sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam.
Tên của Hội gọi tắt là HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM.
Tên của Hội dịch ra tiếng Anh là ASSOCIATION OF VIETNAMESE FOLKLORISTS, Viết tắt là (AVF).
1. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những công dân Việt Nam tự nguyện hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến, truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian (VHVNDG) và tích cực tham gia các hoạt động của Hội.
2. Hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hoạt động theo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, chịu sự quản lý của Nhà nước và tuân theo pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết những người hoạt động về văn hóa văn nghệ dân gian để giúp đỡ nhau tiến hành các hoạt động nghề nghiệp với tinh thần tự nguyện nhằm giữ gìn, phát huy, kế thừa những tinh hoa VHVNDG phong phú, quý báu của các dân tộc, các địa phương trong cả nước, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mở rộng các hoạt động giao lưu giới thiệu ở trong nước và quốc tế di sản tinh hoa văn hóa Việt Nam nhằm góp phần phát triển sự nghiệp nền văn hóa tiến bộ của nhân loại, củng cố và tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước, các dân tộc vì nền hòa bình lâu dài trên trái đất.
Điều 4. Phạm vi hoạt động của Hội
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam hoạt động trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có quan hệ với các tổ chức quốc tế để trao đổi và tiến hành các hoạt động về văn hóa, văn nghệ dân gian theo quy định của luật pháp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 5. Nguyên tắc và tổ chức hoạt động của Hội
1. Hội tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, quyết định theo đa số và thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, được cụ thể hóa bằng các quy chế do Ban Chấp hành Hội phê duyệt.
2. Hội hoạt động theo nguyên tắc tự quản, tự trang trải và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí.
1. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam là thành viên của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam.
2. Có quan hệ phối hợp với các ngành, các cơ quan Nhà nước hữu quan ở Trung ương và địa phương để thực hiện các chương trình hoạt động của Hội.
3. Có quan hệ trao đổi, hợp tác hữu nghị với các tổ chức quốc tế hữu quan và cá nhân những người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động về văn hóa văn nghệ dân gian trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Điều 7. Trụ sở, tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản của Hội
1. Trụ sở của cơ quan Hội đặt tại Thủ đô Hà Nội.
2. Hội hoạt động có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng (dấu tròn ướt, dấu tròn nổi, dấu tròn ướt thu nhỏ) .
1. Tập hợp, đoàn kết, tổ chức những người hoạt động văn nghệ dân gian chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, những người làm công tác nghiên cứu, sưu tầm, truyền dạy văn hóa, văn nghệ dân gian nhằm gìn giữ, phát huy và kế thừa những tinh hoa văn hóa, văn nghệ dân gian phong phú, quý báu của các dân tộc trong cả nước, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
2. Phát triển hội viên và tổ chức cơ sở của Hội; nâng cao trình độ nhận thức và nghiệp vụ cho hội viên; giới thiệu thành tựu nghiên cứu khoa học và kiến thức về văn hóa văn nghệ dân gian cho nhân dân, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian;
3. Phối hợp với các ngành, các cơ quan Nhà nước hữu quan ở Trung ương và địa phương tiến hành các chương trình, đề tài sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến, truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian nhằm gắn hoạt động của Hội với các hoạt động của Nhà nước;
4. Thực hiện tư vấn, phản biện, giám định xã hội về văn hóa văn nghệ dân gian;
5. Đề xuất với Đảng, Nhà nước các cơ chế, chính sách trong việc sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến, truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian.
1. Quản lý các cơ quan trực thuộc Hội, các tổ chức cơ sở trong toàn quốc;
2. Hợp tác với các tổ chức quốc tế hữu quan của các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế để trao đổi và tiến hành các hoạt động về văn hóa văn nghệ dân gian;
3. Tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài đáp ứng yêu cầu tìm hiểu, thưởng thức, đóng góp về văn hóa văn nghệ dân gian và hướng sự quan tâm của lớp người này về Tổ quốc theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4. Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, đề xuất và kiến nghị với Đảng, Nhà nước các chế độ, chính sách đối với hội viên và sự nghiệp gìn giữ, kế thừa, phát huy vốn văn hóa văn nghệ dân gian;
5. Tiến hành các dịch vụ khoa học phù hợp với chức năng của Hội, từng bước tiến tới tự chủ về tài chính, nhằm chủ động phát triển sự nghiệp của Hội.
6. Quyết định những vấn đề tài chính, tài sản của Hội;
7. Khen thưởng và kỷ luật đối với các tổ chức thuộc Hội và hội viên theo quy định của Điều lệ và pháp luật của Nhà nước;
8. Được quyền thành lập các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Công dân Việt Nam có thành tích trong hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến, truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian, tán thành Điều lệ của Hội và tự nguyện gia nhập Hội đều có thể trở thành hội viên.
Điều 11. Thủ tục kết nạp hội viên
1. Hồ sơ xin vào Hội gồm:
a) Đơn xin vào Hội có xác nhận và giới thiệu của hai hội viên. Nơi có Chi hội cần có văn bản đề nghị của Chi Hội trưởng.
b) Bản sơ yếu lý lịch (nêu rõ quá trình, thành tích hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian) có chứng nhận của cơ quan đang làm việc hoặc chính quyền nơi thường trú, kèm theo bản chụp toàn bộ (hoặc một phần đối với trường hợp quá nhiều số trang) những tiểu luận, công trình về văn hóa văn nghệ dân gian đã công bố.
2. Trình tự kết nạp:
Ở những nơi có chi hội, chi hội xét đơn xin vào Hội và đề nghị Ban Chấp hành Hội xét kết nạp. Ở nơi chưa có chi hội thì Ban Chấp hành xét trực tiếp.
1.Tích cực đóng góp vào việc gìn giữ, phát huy, kế thừa vốn văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, chấp hành điều lệ nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Hội; tích cực tham gia các hoạt động của Hội;
2. Bồi dưỡng và giới thiệu hội viên mới;
3. Hàng năm báo cáo với Hội các hoạt động nghề nghiệp của bản thân;
4. Đóng hội phí đầy đủ theo quy định;
5. Luôn có ý thức, hành động mở rộng ảnh hưởng, nâng cao uy tín của Hội.
1. Được cấp thẻ hội viên, được Hội giúp đỡ tiến hành các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến, truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian hợp pháp, được tham dự các giải thưởng hàng năm của Hội;
2. Được ứng cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội; được tham dự Đại hội toàn thể hoặc ứng cử, bầu cử đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội, được giới thiệu hội viên mới;
3. Được hưởng các quyền lợi vật chất, tinh thần theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội;
4. Có quyền phê bình, chất vấn các cá nhân lãnh đạo và các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Hội và yêu cầu được trả lời trong phạm vi có tổ chức;
5. Có quyền đề nghị bằng văn bản được ngừng sinh hoạt Hội theo thủ tục quy định;
6. Hội viên từ 70 tuổi trở lên có thể đề nghị Ban Chấp hành Hội cho phép ngừng sinh hoạt Hội nhưng vẫn được hưởng mọi quyền lợi của hội viên.
1. Trung ương Hội
2. Chi hội là tổ chức cơ sở của Hội
Việc thành lập các tổ chức cơ sở của Hội do Ban Chấp hành quyết định và được các cơ quan quản lý Nhà nước chấp thuận theo luật định.
3. Hội thành viên: các Hội Văn nghệ dân gian ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Văn phòng Hội
5. Tạp chí Nguồn sáng dân gian
6. Trung tâm Hỗ trợ và phát triển nghề thủ công truyền thống
Điều 15. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu toàn quốc.
2. Đại hội toàn quốc gồm hai cấp: Đại hội cơ sở và Đại hội đại biểu toàn quốc.
3. Nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu toàn quốc là 5 năm. Có thể triệu tập Đại hội bất thường nếu có quá nửa số hội viên hoặc 3/4 số ủy viên Ban Chấp hành Hội yêu cầu.
4. Nội dung chính của Đại hội đại biểu toàn quốc:
a) Thảo luận và thông qua Báo cáo kết quả công tác Hội, Báo cáo của Ban Kiểm tra, Báo cáo tự kiểm điểm của Ban Chấp hành nhiệm kỳ.
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ sửa đổi (nếu có).
c) Đề ra nhiệm vụ nhiệm kỳ mới.
d) Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới.
Điều 16. Thể thức bầu, bãi miễn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc
1. Các đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc là các đại biểu chính thức.
2. Đại biểu chính thức là đại biểu được bầu, đại biểu đương nhiên và đại biểu chỉ định.
Đại biểu được bầu là đại biểu được tín nhiệm từ Đại hội của chi hội hoặc hội thành viên. Mỗi hội viên chỉ được tham dự ở một Đại hội cơ sở nơi hội viên đó sinh hoạt và có quyền ghi tên trong danh sách để bầu. Trong trường hợp có nhiều người bằng phiếu mà chỉ lấy một người thì ai có tuổi hội nhiều hơn sẽ trúng cử.
Đại biểu đương nhiên gồm ủy viên Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ.
Ban Chấp hành được chỉ định một số đại biểu chính thức dự Đại hội toàn quốc, số đại biểu chỉ định không vượt quá 5% tổng số đại biểu.
Khi khuyết đại biểu chính thức thì Ban tổ chức Đại hội hoặc Chủ tịch đoàn Đại hội quyết định mời đại biểu dự khuyết (theo thứ tự số phiếu bầu đại biểu dự khuyết của đơn vị bầu cử, nơi đại biểu chính thức vắng mặt).
3. Số lượng đại biểu Đại hội toàn quốc được phân bổ theo tỷ lệ chung (do Ban tổ chức Đại hội quy định) trên cơ sở số lượng hội viên của từng chi hội, hội thành viên.
4. Thể thức bãi miễn đại biểu: khi Ban kiểm tra tư cách đại biểu phát hiện ra đại biểu vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đại biểu, được Chủ tịch đoàn và Đại hội đồng ý thì bãi miễn quyền đại biểu.
5. Các đại biểu chính thức có quyền phát biểu ý kiến, đề cử, ứng cử và bầu cử tại Đại hội.
1. Ban Chấp hành là tập thể lãnh đạo cao nhất của Hội giữa hai kỳ Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ban Chấp hành họp thường kỳ mỗi năm hai lần, ngoài ra có thể họp bất thường nếu có quá nửa số ủy viên yêu cầu hoặc do Ban Thường vụ triệu tập khi cần thiết. Kết quả cuộc họp Ban Chấp hành phải được thông báo đến các tổ chức cơ sở của Hội.
2. Ban Chấp hành có nhiệm vụ lãnh đạo việc thực hiện nghị quyết của Đại hội, quyết định chương trình công tác và kinh phí hàng năm của Hội, kết nạp và khai trừ hội viên, khen thưởng và kỷ luật, phân công, bổ sung hoặc miễn nhiệm các thành viên trong cơ quan lãnh đạo Hội, thành lập hoặc công nhận việc thành lập các tổ chức cơ sở và chuyên môn của Hội.
3. Ủy viên Ban Chấp hành là những hội viên có nhiệt tình đóng góp cho sự nghiệp của Hội, có năng lực chuyên môn, uy tín, khả năng và điều kiện điều hành công tác Hội, được Đại hội tín nhiệm bầu ra theo quy định. Ngoài việc tham gia lãnh đạo tập thể, mỗi ủy viên Ban Chấp hành được phân công chịu trách nhiệm từng phần việc của Hội.
4. Thể thức bầu Ban Chấp hành: Đại hội đại biểu bầu Ban Chấp hành bằng hình thức bỏ phiếu kín. Số lượng ủy viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định.
5. Trong nhiệm kỳ công tác, nếu khuyết ủy viên Ban Chấp hành, theo đề nghị của Chủ tịch Hội, Ban Chấp hành được bầu bổ sung bằng phiếu kín. Người được bổ sung phải được sự tán thành ít nhất 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành. Số lượng ủy viên được bầu bổ sung không được quá 1/4 số lượng ủy viên Ban Chấp hành.
6. Việc miễn nhiệm ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ phải được sự đồng ý của ít nhất 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành và phải thông báo ngay cho các cơ sở Hội.
7. Thể thức bầu Chủ tịch Hội và các chức danh khác:
Trong phiên họp đầu tiên, người có số phiếu cao nhất được quyền triệu tập họp Ban Chấp hành để bầu Chủ tịch. Sau đó Chủ tịch điều hành phiên họp để bầu các Phó Chủ tịch, các thành viên khác trong Ban Thường vụ và Trưởng ban Ban Kiểm tra.
1. Ban Thường vụ là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành, gồm Chủ tịch, một hoặc hai Phó Chủ tịch và một số ủy viên khác. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Việc bổ sung hoặc miễn nhiệm ủy viên Ban Thường vụ phải được quá bán số ủy viên Ban Chấp hành tán thành bằng phiếu kín.
2. Ban Thường vụ họp ba tháng một lần, có nhiệm vụ điều hành mọi công việc của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành. Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Thường vụ và sự phân công trong Ban Thường vụ do Chủ tịch Hội đề xuất, thông qua Ban Chấp hành.
Kết quả các cuộc họp Ban Thường vụ phải được thông báo đến các ủy viên Ban Chấp hành.
1. Chủ tịch Hội là người đứng đầu cơ quan Hội, là đại diện về mặt pháp lý của Hội chịu trách nhiệm điều hành chung các hoạt động của Hội, phê duyệt các văn bản của Hội.
2. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số ủy viên Ban Chấp hành bằng phiếu kín và phải được quá bán số phiếu bầu.
3. Chủ tịch Hội là chủ tài khoản của Hội, quản lý tài sản, tài chính của Hội
4. Chủ tịch Hội có quyền ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch hoặc ủy viên Ban Thường vụ thường trực thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội trong phạm vi công việc và thời hạn nhất định.
5. Phó Chủ tịch Hội là người thực hiện những việc mà Chủ tịch Hội phân công chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về sự điều hành và kết quả công việc được giao.
1. Ban Kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các cơ quan hội, các đơn vị trực thuộc và các tổ chức cơ sở của Hội, kiểm tra các vụ việc vi phạm quyền lợi, trách nhiệm hội viên hoặc xâm phạm tài sản của Hội.
Nếu thấy cần thiết Ban Kiểm tra có thể mời thêm các thành viên khác để đảm bảo kết quả công việc được khách quan, trung thực, sáng tỏ.
2. Ban Kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, họp thường kỳ mỗi năm một lần, khi cần thiết có thể họp bất thường.
3. Trưởng ban Ban Kiểm tra Hội là một ủy viên Ban Chấp hành được Ban Chấp hành bầu ra.
4. Số lượng các ủy viên Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành Hội quy định.
5. Thể thức bầu các ủy viên khác của Ban Kiểm tra;
Trưởng ban Kiểm tra đề nghị một danh sách gồm những hội viên có đạo đức, năng lực về hành chính, pháp luật và không phải là ủy viên Ban Chấp hành,được Ban Chấp hành bỏ phiếu kín tán thành.
Điều 21. Hội đồng Tư vấn khoa học
Hội đồng Tư vấn khoa học của Hội gồm những nhà khoa học có trình độ và uy tín chuyên môn cao, đại diện cho các lĩnh vực hoạt động VHVNDG và các lĩnh vực liên quan, được Ban Chấp hành Hội mời làm cố vấn cho các hoạt động chuyên môn của Hội. Chủ tịch Hội trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn khoa học.
Điều 22. Tổ chức của cơ sở Hội
1. Chi hội là tổ chức cơ sở của Hội được thành lập ở các cơ quan, các địa phương khi có 3 hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trở lên. Việc thành lập chi hội theo quy định của pháp luật. Ở các tỉnh, thành,chi hội VNDG tự nguyện tham gia là thành viên của Hộì Liên hiệp Văn học Nghệ thuật.
2. Chi hội bầu ra Chi hội trưởng, nếu Chi hội có 5 hội viên trở lên có thể bầu chi hội phó; trường hợp có nhiều hội viên hơn có thể bầu Ban Chấp hành để tổ chức, điều hành hoạt động của Chi hội.
3. Ở những nơi chưa đủ điều kiện thành lập chi hội, các hội viên đăng ký sinh hoạt ở chi hội gần nhất; trường hợp đặc biệt, hội viên liên lạc trực tiếp với Ban Thường vụ để được hướng dẫn sinh hoạt Hội.
4. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể thành lập Hội Văn nghệ dân gian địa phương. Việc thành lập Hội Văn nghệ dân gian tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) được tiến hành theo quy định của pháp luật. Hội Văn nghệ dân gian tỉnh tự nguyện là thành viên của Hộì Văn nghệ dân gian Việt Nam và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Hội Văn nghệ dân gian tỉnh có thể ban hành Điều lệ hội mình và được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Điều lệ này không trái với Điều lệ Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Hội Văn nghệ dân gian tỉnh có thể là thành viên tự nguyện của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật tỉnh.
Các hội viên, các chi hội, hội thành viên và các tổ chức, cơ quan khác của Hội có thành tích trong công tác Hội và trong sự nghiệp gìn giữ, phát huy, kế thừa nền VHVNDG đều được Hội xét khen thưởng bằng các hình thức khen thưởng của Hội hoặc được Hội đề nghị theo Luật Thi đua khen thưởng. Quy chế và hình thức khen thưởng do Ban Chấp hành Hội quyết định.
Các hội viên, các chi hội, hội thành viên và các tổ chức, cơ quan khác của Hội vi phạm Điều lệ Hội đều bị xét thi hành kỷ luật. Quy chế và hình thức kỷ luật do Ban chấp hành Hội quyết định.
Điều 25. Nguồn tài chính của Hội gồm
1. Hội phí do hội viên đóng góp;
2. Quỹ tự có do các hoạt động dịch vụ hợp pháp của Hội;
3. Các khoản ủng hộ bằng tiền và hiện vật của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;
4. Ngân sách của Nhà nước cấp, hỗ trợ;
5. Các khoản thu khác.
Điều 26. Sử dụng nguồn kinh phí của hội
1. Phát triển sự nghiệp gìn giữ, phát huy, kế thừa nền văn hóa văn nghệ dân gian của đất nước;
2. Trả lương cho các cán bộ, viên chức Văn phòng Hội;
3. Bảo đảm hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra và cơ quan Hội;
4. Chăm lo, bồi dưỡng đời sống tinh thần, vật chất và nâng cao trình độ nghề nghiệp của hội viên.
Điều 27. Quản lý tài sản, tài chính
1. Việc quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Hội được thực hiện theo quy định của Nhà nước.
2. Trong trường hợp Hội giải thể, việc xử lý tài sản, tài chính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Hội giải thể trong các trường hợp: Hội tự giải thể hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc giải thể. Việc giải quyết tài sản, tài chính của Hội khi Hội giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.
HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU LỆ VÀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ
Điều 28. Sửa đổi và bổ sung Điều lệ
Chỉ có Đại hội toàn thể hay Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam mới có quyền sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ Hội.
- 1Quyết định 1627/QĐ-BVHTTDL năm 2016 về tổ chức mở lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho dân tộc Cống tại tỉnh Điện Biên do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Quyết định 1628/QĐ-BVHTTDL năm 2016 về tổ chức mở lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho dân tộc Lô Lô tại tỉnh Hà Giang do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Luật về quyền lập hội 1957
- 2Nghị định 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 3Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
- 4Quyết định 1627/QĐ-BVHTTDL năm 2016 về tổ chức mở lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho dân tộc Cống tại tỉnh Điện Biên do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Quyết định 1628/QĐ-BVHTTDL năm 2016 về tổ chức mở lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho dân tộc Lô Lô tại tỉnh Hà Giang do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Quyết định 85/2005/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ (sửa đổi) Hội những người sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam (gọi tắt là Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành
- Số hiệu: 85/2005/QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/08/2005
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Đặng Quốc Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 43
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra