Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/2002/QĐ-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TIẾN ĐỘ VÀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC DO THÀNH PHỐ QUẢN LÝ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chánh ngày 06 tháng 7 năm 1995 ;
-Căn cứ Nghị định số 48/CP ngày 05 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chánh trong lãnh vực quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị ;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh ;
Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giám định đầu tư trong nước ;
Theo Thông tư số 01/TT-BKH ngày 10 tháng 01 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác giám định đầu tư ;
Theo Quyết định số 17/QĐ-BXD ngày 02 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ;
Nhằm tăng cường công tác kiểm tra tiến độ và chất lượng các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do thành phố quản lý ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Đối tượng và phạm vi điều chỉnh :
1. Các chủ đầu tư đang triển khai thực hiện các công trình sử dụng vốn Nhà nước do thành phố quản lý sau đây phải thực hiện đúng theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng :
1.1- Các dự án do ngân sách thành phố đầu tư ;
1.2- Các dự án có vốn từ các quỹ phát triển hay ngân hàng trong nước hoặc nước ngoài mà ngân sách thành phố phải chi trả khi đáo hạn (các dự án BOT, BT, vốn vay ODA và quỹ kích cầu trích từ ngân sách thành phố) ;
1.3- Các dự án có vốn đầu tư từ các nguồn thu phí của các đơn vị sự nghiệp hay công ích của thành phố được phép để lại đầu tư phát triển, không nộp vào ngân sách thành phố.
2. Các chủ đầu tư phải báo cáo định kỳ cho các cơ quan chức năng của thành phố như sau :
2.1- Báo cáo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác giám định đầu tư theo Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giám định đầu tư, Thông tư số 01/TT-BKH ngày 10 tháng 01 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chỉ thị số 25/2000/CT-UB-DA ngày 16 tháng 10 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố.
2.2- Báo cáo Giám đốc Sở Xây dựng và Giám đốc Sở Quản lý chuyên ngành (đối với công trình chuyên ngành) về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo Quyết định số 17/QĐ-BXD ngày 02 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Điều 2.- Phân giao nhiệm vụ :
1. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện công tác giám định đầu tư, đấu thầu đầu tư và xây dựng ; kiến nghị xử phạt vi phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, Nghị định số 48/CP của Chính phủ và các quy định pháp luật có liên quan ; tổng hợp tình hình báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và thông báo cho Giám đốc Sở quản lý xây dựng chuyên ngành có liên quan để phối hợp thực hiện ; trước tiên kiểm tra các công trình và dự án chậm trễ theo tiến độ và kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Xây dựng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình trên địa bàn thành phố theo phân cấp tại Quyết định số 17/QĐ-BXD ngày 02 tháng 8 năm 2000 của Bô trưởng Bộ Xây dựng ; tăng cường hướng dẫn, tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ ; kiến nghị xử phạt các vi phạm hành chánh trong quản lý xây dựng theo Nghị định số 48/CP của Chính phủ và các quy định của pháp luật ; tổng hợp tình hình, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Xây dựng theo quy định ; đồng thời thông báo cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Giám đốc Sở quản lý xây dựng chuyên ngành có liên quan để phối hợp thực hiện.
3. Giao trách nhiệm cho Giám đốc các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành : Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công chánh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện (theo phân cấp quyết định đầu tư) hướng dẫn và thực hiện việc kiểm tra công tác quản lý tiến độ và chất lượng công trình của các dự án thuộc thẩm quyền ; kiến nghị xử phạt vi phạm hành chánh về quản lý, tiến độ và chất lượng công trình ; tổng hợp tình hình báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành có liên quan đúng quy định ; đồng thời thông báo cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Giám đốc Sở Xây dựng để phối hợp thực hiện.
Điều 3.- Xử lý vi phạm :
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước có liên quan đã phân công như trên, phải chịu trách nhiệm theo quy định Nhà nước nếu có những sai phạm xảy ra.
2. Đối với chủ đầu tư và các doanh nghiệp, tổ chức tham gia thực hiện, nếu có sai phạm về tiến độ và chất lượng công trình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chánh theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, Nghị định số 48/CP của Chính phủ ; phải đền bù thiệt hại (nếu có) theo quy định pháp luật ; Ủy ban nhân dân thành phố sẽ không cho tham gia các công trình của thành phố trong thời gian 02 (hai) năm kể từ khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền có kết luận về vi phạm ; nếu tái phạm, thời gian trên sẽ tăng gấp đôi.
3. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp danh sách và công bố công khai định kỳ 3 (ba) tháng một lần danh sách các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng (kể cả tổ chức tư vấn) vi phạm tại mục 2 của điều này.
Điều 4.- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 5.- Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở-Ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, các chủ dự án, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận :
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Chỉ thị 12/2006/CT-UBND về kiểm tra các dự án đầu tư, công trình xây dựng có sử dụng vốn Nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 25/2000/CT-UB-DA triển khai thực hiện công tác giám định đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 4Nghị định 48-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị
- 5Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 6Thông tư 01/2000/TT-BKH hướng dẫn về giám định đầu tư do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành
- 7Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 8Quyết định 17/2000/QĐ-BXD về quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
- 10Chỉ thị 08/2002/CT-TTg về tăng cường công tác giám định đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 85/2002/QĐ-UB về việc tăng cường công tác kiểm tra tiến độ và chất lượng xây dựng các công trình sử dụng vốn Nhà nước do thành phố quản lý do Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 85/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/07/2002
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/08/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra