Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 840/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 04 tháng 10 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;

Thực hiện Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về thống kê, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 07 thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 17/4/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo .

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT,VP6,VP7.
ĐN_VP 7_QĐ_2024

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Song Tùng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày    tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)

PHẦN I. DANH MỤC TTHC

STT

Tên TTHC nội bộ

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I

TTHC CẤP TỈNH

1

Phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh

Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

2

Điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh

Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

3

Phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

4

Công nhận thư viện trường THPT đạt tiêu chuẩn mức độ 1

Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

5

Công nhận thư viện trường THPT đạt tiêu chuẩn mức độ 2

Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

II

TTHC CẤP HUYỆN

1

Công nhận thư viện trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn mức độ 1

Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện

2

Công nhận thư viện trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn mức độ 2

Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TTHC I. TTHC CẤP TỈNH

1. Phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

1.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Hội đồng) giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.

- Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (sau đây gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 (mười) lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 (năm) người;

- Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư kí và các ủy viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu; trong trường hợp người đứng đầu không được tham gia Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này và các trường hợp vắng mặt vì lý do bất khả kháng thì Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn. Thư kí Hội đồng được chọn trong số các ủy viên Hội đồng.

Bước 2. Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

- Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn: Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện; Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó; Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa; Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất. Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản; Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

- Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên theo quy định của bước tổ chuyên môn; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

- Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT - BGDĐT.

Bước 3. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).

Bước 4. Thẩm định hồ sơ, phê duyệt kết quả lựa chọn sách giáo khoa

- Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy; báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý lựa chọn.

- Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định; rà soát báo cáo của các Phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn theo quy định; tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn (kèm theo hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư số 27), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.

Bước 5. Căn cứ vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các c ơ sở giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.

Bước 6. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục lựa chọn.

Bước 7. Công bố danh mục SGK được phê duyệt

- Ủy ban nhân dân tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục tại địa phương;

- Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo đến các cơ sở giáo dục danh mục sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn phê duyệt và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thông báo danh mục sách giáo khoa được phê duyệt đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.

Bước 8. Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục sách giáo khoa được lựa chọn; cung cấp thông tin bằng văn bản cho các tổ chức, nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn về danh mục, số lượng sách giáo khoa mỗi tổ chức, nhà xuất bản cần cung ứng cho các cơ sở giáo dục tại địa phương cùng thời điểm công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 27.

1.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp, trực tuyến trên hệ thống văn bản quản lý và điều hành của tỉnh.

1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ

1.3.1 Thành phần

- Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục;

- Biên bản họp Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều, Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT;

- Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm GDTX, tin học và Ngoại ngữ, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

1.6. Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm GDTX, tin học và Ngoại ngữ, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình

1.7. Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

1.8. Phí, lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai : Không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Đảm bảo nguyên tắc lựa chọn theo đúng nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa quy định tại Điều 2 Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.

- Bám sát các tiêu chí lựa chọn được quy định tại Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND ngày 27/3/2024 Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Tiêu chí 1: Phù hợp năng lực của học sinh

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực, đúng trọng tâm kiến thức, dễ sử dụng hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

- Cấu trúc sách giáo khoa tạo cơ hội tự học, phát triển khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.

- Sách giáo khoa được trình bày đảm bảo tính thẩm mĩ; tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học.

Tiêu chí 2: Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá

- Các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế mở, tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

- Sách giáo khoa có các chủ đề, nội dung kiến thức phong phú, đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp giúp giáo viên dạy học gắn với thực tiễn.

- Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Tiêu chí 3: Phù hợp với đặc thù của địa phương

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lý của tỉnh Ninh Bình; với đối tượng học sinh theo từng huyện, thành phố; với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị tại cơ sở giáo dục.

- Cấu trúc nội dung sách giáo khoa tạo cơ hội, điều kiện để các nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động sát với thực tiễn của tỉnh Ninh Bình.

- Sách giáo khoa có giá bán hợp lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh.

Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa

- Có nguồn tài nguyên số, học liệu, sách điện tử, thiết bị dạy học đi kèm sách giáo khoa phù hợp, đảm bảo chất lượng.

- Có kế hoạch tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý sử dụng sách giáo khoa.

- Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

- Thông tư số 27/2023/TT- BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;

- Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND ngày 27/3/2024 Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

2. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

2.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục thành lập Hội đồng điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Hội đồng) giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức việc điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.

- Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (sau đây gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 (mười) lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 (năm) người;

- Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư kí và các ủy viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu; trong trường hợp người đứng đầu không được tham gia Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này và các trường hợp vắng mặt vì lý do bất khả kháng thì Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn. Thư kí Hội đồng được chọn trong số các ủy viên Hội đồng.

Bước 2. Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng

- Tổ chức điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn: Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện; Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó; Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa; Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất. Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản; Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

- Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên theo quy định của bước tổ chuyên môn; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

- Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT - BGDĐT.

Bước 3. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).

Bước 4. Thẩm định hồ sơ, phê duyệt kết quả điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa

- Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định; báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý lựa chọn.

- Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định; rà soát báo cáo của các Phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn theo quy định; tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn (kèm theo hồ sơ điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư số 27), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.

Bước 5. Căn cứ vào kết quả điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.

Bước 6. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục lựa chọn.

Bước 7. Công bố danh mục SGK được phê duyệt

- Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục tại địa phương;

- Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo đến các cơ sở giáo dục danh mục sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn phê duyệt và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thông báo danh mục sách giáo khoa được phê duyệt đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.

Bước 8. Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về d anh mục sách giáo khoa được lựa chọn; cung cấp thông tin bằng văn bản cho các tổ chức, nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn về danh mục, số lượng sách giáo khoa mỗi tổ chức, nhà xuất bản cần cung ứng cho các cơ sở giáo dục tại địa phương cùng thời điểm công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 27.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, trực tuyến trên hệ thống văn bản quản lý và điều hành của tỉnh.

2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ

2.3.1 Thành phần

- Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục;

- Biên bản họp Hội đồng theo quy định tại Thông tư số 27/2023/TT - BGDĐT;

- Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn điều chỉnh, bổ sung của cơ sở giáo dục.

2.3.2.Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

2.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm GDTX, tin học và Ngoại ngữ, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

2.6. Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm GDTX, tin học và Ngoại ngữ, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình

2.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

2.8. Phí, lệ phí; Không.

2.9. Tên mẫu đơn, tờ khai : Không.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Đảm bảo nguyên tắc lựa chọn theo đúng nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa quy định tại Điều 2 Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.

- Bám sát các tiêu chí lựa chọn được quy định tại Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND ngày 27/3/2024 Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Tiêu chí 1: Phù hợp năng lực của học sinh

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực, đúng trọng tâm kiến thức, dễ sử dụng hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

- Cấu trúc sách giáo khoa tạo cơ hội tự học, phát triển khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.

- Sách giáo khoa được trình bày đảm bảo tính thẩm mĩ; tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học.

Tiêu chí 2: Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá

- Các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế mở, tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

- Sách giáo khoa có các chủ đề, nội dung kiến thức phong phú, đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp giúp giáo viên dạy học gắn với thực tiễn.

- Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Tiêu chí 3: Phù hợp với đặc thù của địa phương

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lý của tỉnh Ninh Bình; với đối tượng học sinh theo từng huyện, thành phố; với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị tại cơ sở giáo dục.

- Cấu trúc nội dung sách giáo khoa tạo cơ hội, điều kiện để các nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động sát với thực tiễn của tỉnh Ninh Bình.

- Sách giáo khoa có giá bán hợp lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh Ninh Bình.

Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa

- Có nguồn tài nguyên số, học liệu, sách điện tử, thiết bị dạy học đi kèm sách giáo khoa phù hợp, đảm bảo chất lượng.

- Có kế hoạch tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý sử dụng sách giáo khoa.

- Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

- Thông tư số 27/2023/TT- BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;

- Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND ngày 27/3/2024 Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

3. Phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị chuyên dùng trong các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

3.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Phòng Kế hoạch -Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị cho các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh.

Bước 2. Phòng Kế hoạch tài chính trình Giám đốc Sở Giáo dục ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bước 3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, trực tuyến trên hệ thống văn bản quản lý và điều hành của tỉnh.

3.3. Thành phần và số lượng hồ sơ

3.3.1 Thành phần

- Tờ trình ban hành Quyết định

- Dự thảo Quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh

3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

3.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm GDTX, tin học và Ngoại ngữ, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

3.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện: Phòng Kế hoạch tài chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

3.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

3.8. Phí, lệ phí: Không.

3.9. Tên mẫu đơn, tờ khai : Không.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Đảm bảo quy định tại Điều 4 Thông tư số 16/2019/TT-BGDĐT ngày 04/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo

3.10.1. Tiêu chuẩn thiết bị

+ Thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

+ Thiết bị không có trong danh mục thiết bị dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:

- Thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp, khu ở nội trú phục vụ cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ và học sinh;

- Thiết bị phục vụ cho công tác thi và tuyển sinh, đánh giá, kiểm định chất lượng;

- Máy tính, phương tiện kết nối mạng máy tính, các phần mềm hỗ trợ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học, các thiết bị nghe nhìn, hệ thống bàn, ghế, bảng, tủ/giá, kệ được lắp đặt trong các phòng học và các phòng chức năng bao gồm: phòng họp, phòng sinh hoạt tổ chuyên môn, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng khoa học - công nghệ, phòng tin học, phòng ngoại ngữ, phòng bộ môn, thư viện, phòng đa chức năng, phòng hoạt động đoàn đội, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập, phòng tư vấn học sinh và nhà đa năng;

- Thiết bị vệ sinh trong khu vệ sinh của học sinh;

- Thiết bị phục vụ cho công tác y tế trường học;

- Thiết bị, dụng cụ hoạt động thể dục thể thao trường học;

- Thiết bị phục vụ cho các trường chuyên biệt;

- Thiết bị khác phục vụ cho các hoạt động dạy và học.

3.10.2. Định mức thiết bị

Để xác định định mức thiết bị, các cơ sở giáo dục cần căn cứ theo các nguyên tắc sau:

+ Đối với thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:

Căn cứ quy mô học sinh, số lớp và các quy định trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định số lượng, đảm bảo đủ thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học, giáo dục và chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục.

+ Đối với thiết bị không có trong danh mục thiết bị dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần căn cứ theo các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với nội dung chương trình và các hoạt động giáo dục;

- Theo định hướng phát triển của cơ sở giáo dục để đạt được các mức độ đạt chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị trong từng giai đoạn;

- Quy mô học sinh, số lớp;

- Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học;

- Nhu cầu sử dụng thực tế;

- Điều kiện về cơ sở vật chất để lắp đặt, bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị.

3.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

- Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;

- Thông tư số 16/2019/TT-BGDĐT ngày 04/10/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

- Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND ngày 15/9/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại, số lượng) của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tỉnh Ninh Bình;

4. Công nhận thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn Mức độ 1

4.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Người làm công tác thư viện báo cáo tự đánh giá hoạt động thư viện của trường trung học phổ thông.

Bước 2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông kiểm tra, phê duyệt báo cáo và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thẩm định và công nhận;

Bước 3. Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho phòng Giáo dục Trung học chủ trì tham mưu thành lập Đoàn Đánh giá thư viện trường trung học phổ thông; Đoàn Đánh giá tổ chức thực hiện đánh giá và công nhận thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn mức độ I và trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận.

Bước 4. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn Mức độ 1

4.2. Cách thức thực hiện: qua các phương thức sau:

- Thông qua báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động của thư viện;

- Đoàn Đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện của trường THPT;

- Trực tuyến thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu.

4.3. Thành phần và số lượng hồ sơ

4.3.1. Thành phần

- Báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động của thư viện của trường THPT

- Báo cáo kết quả đánh giá của Đoàn Đánh giá

4.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.4. Thời hạn giải quyết

Thư viện trường THPT tự đánh giá hoạt động hằng năm vào cuối năm học theo các quy định tại Thông tư số 16/2022/TT -BGDĐT và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá về Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất 60 ngày sau khi kết thúc năm học.

4.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh

4.6. Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục Trung học

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

4.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định công nhận thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn Mức độ 1

4.8. Phí, lệ phí: Không

4.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Đảm bảo quy định tại Khoản 1 các Điều 15,16,17,18,19 Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông

4.10.1. Tiêu chuẩn về tài nguyên thông tin

- Có đủ tài nguyên thông tin, bảo đảm phù hợp với học sinh phổ thông; đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của học sinh và yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu của giáo viên; phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện; Trường trung học phổ thông: Mỗi học sinh có ít nhất 05 bản sách, mỗi giáo viên có ít nhất 01 bộ sách theo bộ môn giảng dạy;

- Các yêu cầu tài nguyên thông tin bảo đảm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 của văn bản này.

4.10.2. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất

- Thư viện trường trung học phổ thông được bố trí tại khu vực thuận lợi cho việc tiếp cận và sử dụng của học sinh, đặc biệt đối với học sinh khuyết tật; ưu tiên bố trí tại tầng một (tầng trệt) gần khối phòng học;

- Diện tích thư viện được xác định đối với 30% đến 50% tổng số học sinh toàn trường và bảo đảm định mức tối thiểu 0,60 m2/học sinh. Tổng diện tích thư viện không nhỏ hơn 60 m2 (không tính diện tích không gian mở);

- Các khu chức năng của thư viện có thể bố trí trong một phòng hoặc bố trí các phòng riêng biệt và liền kề nhau. Diện tích các khu chức năng của thư viện được quy định như sau:

+ Không gian đọc có tối thiểu một phòng đọc cho học sinh và giáo viên. Không gian mở được bố trí xung quanh hoặc bên ngoài thư viện, bảo đảm thoáng mát, yên tĩnh và cách xa các khu vực dễ gây ô nhiễm, an toàn, thuận lợi cho người sử dụng thư viện;

+ Khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin bảo đảm đủ diện tích để chứa các tài nguyên thông tin, có thể bố trí phòng riêng hoặc bố trí trong phòng đọc và tại các không gian mở, bảo đảm việc quản lý, phù hợp với đặc thù của từng loại tài nguyên thông tin;

+ Khu vực mượn trả và quản lý được bố trí riêng hoặc chung với phòng đọc;

- Các yêu cầu kỹ thuật bảo đảm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 của văn bản này.

4.10.3. Tiêu chuẩn về thiết bị chuyên dùng

- Có đủ thiết bị chuyên dùng, bao gồm: Tủ, kệ, giá sách, bàn, ghế cho học sinh; bàn, ghế cho giáo viên; bàn, ghế, tủ cho người làm công tác thư viện; tủ hoặc hộp mục lục, sổ mục lục, bảng giới thiệu sách; hướng dẫn sử dụng thư viện và các thiết bị khác;

- Các yêu cầu thiết bị chuyên dùng bảo đảm kích thước phù hợp lứa tuổi học sinh trung học và quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của văn bản này.

4.10.4. Tiêu chuẩn về hoạt động thư viện

- Tra cứu và mượn trả tài nguyên thông tin

+ Hệ thống tra cứu tài nguyên thông tin được thực hiện trực tiếp tại thư viện, bảo đảm tra cứu dễ dàng, thuận tiện đồng thời có thể truy xuất được dữ liệu liên quan;

+ Hệ thống mượn trả được thực hiện theo hình thức dùng phiếu hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện tổ chức của thư viện;

- Nội dung hoạt động thư viện

+ Các hoạt động giới thiệu, hướng dẫn thực hiện nội quy và sử dụng thư viện, bao gồm: Hướng dẫn người sử dụng thư viện tuân thủ các nội quy, hiểu các bảng biểu chỉ dẫn, ký hiệu; cách tìm kiếm, tra cứu danh mục, chọn lọc tài nguyên thông tin, truy cập dữ liệu (đối với thư viện có nguồn tài nguyên thông tin số) phù hợp với trình độ, nhu cầu đọc, học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức , giải trí của học sinh và yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu của giáo viên;

+ Các hoạt động khuyến đọc, hình thành và phát triển thói quen đọc, bao gồm: Đọc sách tại thư viện, không gian mở và mượn sách về nhà; tổ chức tiết đọc tại thư viện với nhiều hình thức khác nhau, sắp xếp linh hoạt trong thời khóa biểu hoặc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác; tổ chức tiết học tại thư viện được thực hiện theo từng môn học, hoạt động giáo dục hoặc liên môn; tổ chức ngày đọc sách, tuần đọc sách, đọc sách theo chủ đề, thi kể chuyện theo sách, viết về sách; tổ chức hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hằng năm;

+ Các hoạt động hỗ trợ học tập, kết nối, bao gồm: Tra cứu theo chủ đề; viết, vẽ, tự làm sách, làm sách cùng tác giả, giao lưu cùng tác giả, họa sỹ, khách mời trong lĩnh vực sách thiếu niên; làm việc nhóm; tương tác giữa các khối lớp; tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm chia sẻ sách, tài liệu về truyền thống, văn hóa và lịch sử địa phương;

+ Các hoạt động tương tác và phát triển nghiệp vụ cho giáo viên, bao gồm: Giới thiệu danh mục tài liệu phù hợp theo môn học hoặc chủ đề; tư vấn cho giáo viên trong việc sử dụng tài nguyên thông tin để thiết kế bài giảng;

- Liên thông thư viện: Thư viện trường trung học thực hiện liên thông thư viện theo quy định tại Điều 4 của văn bản này.

4.10.5. Tiêu chuẩn về quản lý thư viện

- Quản lý về tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng và hoạt động thư viện

+ Có kế hoạch bảo quản, lưu trữ, kiểm kê, thanh lọc và phát triển tài nguyên thông tin; quản lý cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng; hoạt động thư viện do Hiệu trưởng trường trung học phê duyệt hằng năm;

+ Có hệ thống hồ sơ, sổ sách, nội quy thư viện bảo đảm quản lý về tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng và hoạt động thư viện;

+ Tài nguyên thông tin được đánh giá định kỳ hằng năm làm cơ sở cho việc bảo quản, lưu trữ, kiểm kê, thanh lọc và phát triển tài nguyên thông tin. Phát triển tài nguyên thông tin được thực hiện với các hình thức đặt mua trên thị trường (bao gồm cả mua quyền truy cập cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin số); tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tài trợ và trao tặng; các nguồn truy cập mở và liên thông thư viện;

+ Cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế kịp thời. Được kiểm kê, đánh giá tình trạng sử dụng định kỳ hằng năm làm cơ sở cho việc thanh lý tài sản, bố trí kinh phí sửa chữa, thay thế hoặc đầu tư bổ sung. Phần mềm quản lý thư viện bảo đảm điều kiện vận hành, nâng cấp phù hợp với yêu cầu hoạt động thư viện;

+ Hoạt động thư viện được phổ biến đến người sử dụng thư viện; được tổ chức theo kế hoạch phê duyệt và đánh giá hiệu quả hoạt động thư viện hằng năm;

- Trách nhiệm các bên liên quan

+ Hiệu trưởng trường trung học có trách nhiệm:

Ban hành các văn bản quy định về quản lý, khai thác, sử dụng thư viện; hệ thống hồ sơ, sổ sách và nội quy của thư viện. Phê duyệt kế hoạch quản lý tài nguyên thông tin; kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng; kế hoạch tài chính và hoạt động của thư viện; thời gian biểu cho các hoạt động thư viện;

Bố trí người làm công tác thư viện chuyên trách hoặc kiêm nhiệm phù hợp với kế hoạch hoạt động và thời khóa biểu đã xây dựng;

Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động thư viện; báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên theo quy định;

+ Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện gắn với kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học;

+ Người làm công tác thư viện có trách nhiệm:

Lập kế hoạch bảo quản, lưu trữ, kiểm kê, thanh lọc và phát triển tài nguyên thông tin theo quy trình nghiệp vụ thư viện; sửa chữa những thiết bị đơn giản, tiêu hủy thiết bị hỏng, hết hạn sử dụng;

Quản lý, lưu giữ và sử dụng hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo quản thư viện;

Phối hợp xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện theo tuần, tháng, học kỳ và năm học;

Chủ trì, phối hợp với giáo viên triển khai các hoạt động của thư viện theo quy định; bảo đảm các điều kiện về an toàn, phòng chống cháy nổ trong quá trình diễn ra các hoạt động tại thư viện;

Xây dựng nội dung và tổ chức các tiết đọc tại thư viện; chuẩn bị tài nguyên thông tin và các thiết bị chuyên dùng theo yêu cầu của từng lĩnh vực giáo dục trung học có sử dụng tiết đọc tại thư viện;

Lập báo cáo định kỳ, thường xuyên về công tác thư viện; Tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

+ Giáo viên có trách nhiệm:

Phối hợp xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện theo theo tuần, tháng, học kỳ và năm học;

Chủ trì, phối hợp với người làm công tác thư viện triển khai các hoạt động của thư viện;

Xây dựng nội dung và tổ chức các tiết học tại thư viện; chuẩn bị tài nguyên thông tin và các thiết bị chuyên dùng theo yêu cầu của từng lĩnh vực giáo dục có sử dụng tiết học tại thư viện;

- Người làm công tác thư viện

+ Có trình độ từ trung cấp trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc chuyên ngành tương đương; chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

+ Người làm công tác thư viện được hưởng lương, chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp; chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật;

- Kinh phí hoạt động

+ Kinh phí hoạt động hằng năm của thư viện được sử dụng để duy trì, phát triển tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng và tổ chức hoạt động thư viện. Quản lý sử dụng kinh phí hoạt động hằng năm của thư viện theo đúng quy định của pháp luật;

+ Kinh phí hoạt động hằng năm của thư viện được xây dựng dựa trên nhu cầu của thư viện, khả năng của trường đồng thời phù hợp với quy chế chi tiêu nội bộ của trường;

+ Kinh phí hoạt động hằng năm của thư viện được bố trí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên hằng năm của nhà trường; nguồn thu từ dịch vụ thư viện; nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp từ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.

4.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

5. Công nhận thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn Mức độ 2

5.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Người làm công tác thư viện báo cáo tự đánh giá hoạt động thư viện của trường trung học phổ thông.

Bước 2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông kiểm tra, phê duyệt báo cáo và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thẩm định và công nhận;

Bước 3. Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho phòng Giáo dục Trung học chủ trì tham mưu thành lập Đoàn Đánh giá thư viện trường trung học phổ thông; Đoàn Đánh giá tổ chức thực hiện đánh giá và công nhận thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn mức độ 2 và trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận.

Bước 4. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn Mức độ 2

5.2. Cách thức thực hiện: qua các phương thức sau:

- Thông qua báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động của thư viện;

- Đoàn Đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện của trường THPT;

- Trực tuyến thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu.

5.3. Thành phần và số lượng hồ sơ

5.3.1 Thành phần

- Báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động của thư viện trường THPT

- Báo cáo kết quả đánh giá của Đoàn Đánh giá

5.3.2.Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.4. Thời hạn giải quyết

Thư viện trường THPT tự đánh giá hoạt động hằng năm vào cuối năm học theo các quy định tại Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá về Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất 60 ngày sau khi kết thúc năm học.

5.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh

4.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục Trung học

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

5.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định công nhận thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn Mức độ 2

5.8. Phí, lệ phí: Không

5.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

5.10. Y êu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Đảm bảo quy định tại Khoản 2 các Điều 15,16,17,18,19 Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông

5.10.1.Tiêu chuẩn về tài nguyên thông tin

Thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn tài nguyên thông tin Mức độ 2 bảo đảm quy định tiêu chuẩn mức độ 1 và các quy định sau:

+ Có tài nguyên thông tin mở rộng: Kiến thức chuyên môn; phương pháp giáo dục trung học trong nước và ngoài nước; bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên và người làm công tác thư viện; sách tham khảo theo môn học; sách in, tranh, ảnh, bản đồ , báo, tạp chí, bản ghi âm, ghi hình, truyện, mô hình, học liệu điện tử bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc (nếu có); sách chữ nổi cho học sinh khuyết tật (nếu có); Trường trung học phổ thông: Mỗi học sinh có ít nhất 06 bản sách; 06 tên báo, tạp chí, mỗi tên có ít nhất 03 bản;

+ Kho tài nguyên thông tin được thể hiện qua mục lục điện tử thay cho mục lục truyền thống. Bảo đảm 35% vốn tài nguyên thông tin của thư viện là học liệu điện tử.

5.10.2. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất

Thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất Mức độ 2 bảo đảm quy định của tiêu chuẩn mức độ 1 và các quy định sau:

+ Có phòng đọc cho học sinh tối thiểu 45 chỗ, phòng đọc cho giáo viên tối thiểu 20 chỗ, bảo đảm diện tích một chỗ ngồi trong phòng đọc không nhỏ hơn 2,4 m2/chỗ;

+ Khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin bảo đảm diện tích kho sách kín 2,5 m2/1000 đơn vị tài nguyên thông tin; kho sách mở 4,5 m2/1000 đơn vị tài nguyên thông tin;

+ Khu vực mượn trả và quản lý không nhỏ hơn 06 m2/người làm công tác thư viện.

5.10.3. Tiêu chuẩn về thiết bị chuyên dùng

Thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn thiết bị chuyên dùng Mức độ 2 bảo đảm quy định của tiêu chuẩn mức độ 1 và các quy định sau:

+ Có đầy đủ thiết bị chuyên dùng bảo đảm các hoạt động thư viện tại phòng đọc cho học sinh, phòng đọc cho giáo viên, khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin, khu vực mượn trả và quản lý;

+ Có máy tính kết nối internet, máy in, phương tiện nghe nhìn, thiết bị số hóa tài nguyên thông tin bảo đảm các hoạt động thư viện tại phòng đọc cho học sinh, phòng đọc cho giáo viên, khu vực mượn trả và quản lý;

+ Có phần mềm quản lý thư viện bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều 4 của văn bản này;

+ Có các thiết bị công nghệ thông tin khác.

5.10.4. Tiêu chuẩn về hoạt động thư viện

Thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 2 bảo đảm quy định của tiêu chuẩn mức độ 1 và các quy định sau:

+ Tra cứu và mượn trả tài nguyên thông tin: Hệ thống tra cứu tài nguyên thông tin và hệ thống mượn trả được thực hiện qua hệ thống phần mềm quản lý thư viện;

+ Nội dung hoạt động thư viện:

- Hoạt động tiết đọc tại thư viện bảo đảm tối thiểu 03 tiết/học kỳ/lớp, nội dung do Hiệu trưởng trường trung học quy định phù hợp với chương trình giáo dục;

- Hoạt động tiết học tại thư viện bảo đảm tối thiểu 01 tiết/học kỳ/môn học hoặc liên môn do Hiệu trưởng trường trung học quy định phù hợp với chương trình giáo dục;

- Bảo đảm tỷ lệ 100% giáo viên và tối thiểu 80% học sinh toàn trường đọc sách tại thư viện và mượn sách về nhà hằng năm;

+ Liên thông thư viện: Thực hiện liên thông thư viện bằng hình thức luân chuyển tài nguyên thông tin dưới dạng in ấn hoặc chia sẻ tài nguyên thông tin số theo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học.

5.10.5. Tiêu chuẩn về quản lý thư viện

Thư viện trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn quản lý thư viện Mức độ 2 bảo đảm quy định của tiêu chuẩn mức độ 1 và các quy định sau:

+ Người làm công tác thư viện làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quy định của Hiệu trưởng trường trung học hoặc theo quy định về định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục. Trong trường hợp kiêm nhiệm, người làm công tác thư viện phải bảo đảm thời gian theo quy định dành cho thư viện;

+ Kinh phí chi hoạt động hằng năm của thư viện bảo đảm tối thiểu 03% tổng ngân sách chi thường xuyên hằng năm của nhà trường.

5.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

1. Công nhận thư viện trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn Mức độ 1

1.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Người làm công tác thư viện báo cáo tự đánh giá hoạt động thư viện của trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở).

Bước 2. Hiệu trưởng trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) kiểm tra, phê duyệt báo cáo và gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị thẩm định và công nhận;

Bước 3. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập Đoàn Đánh giá thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở).

- Đoàn Đánh giá tổ chức thực hiện đánh giá và công nhận thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở). Trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn mức độ 1 và trình Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận.

Bước 4. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn Mức độ 1

1.2. Cách thức thực hiện: qua các phương thức sau:

- Thông qua báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động của thư viện nhà trường;

- Đoàn Đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện của trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở).

- Trực tuyến thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu.

1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ

1.3.1 Thành phần

- Báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động của thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở).

- Báo cáo kết quả đánh giá của Đoàn Đánh giá

1.3.2.Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết

Thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) tự đánh giá hoạt động hằng năm vào cuối năm học theo các quy định tại Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá về Phòng Giáo dục và Đào tạo chậm nhất 60 ngày sau khi kết thúc năm học.

1.5. Đối tượng thực hiện TTHC

Trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) trong toàn tỉnh

1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

- Đơn vị trực tiếp thực hiện: Các bộ phận tham mưu của Phòng GDĐT

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo

1.7. Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định công nhận thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn Mức độ 1

1.8. Phí, lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn,tờ khai: Không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Đảm bảo quy định tại Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, cụ thể như sau

1.10.1.Đối với tiêu chuẩn thư viện trường mầm non: Đảm bảo quy định tại Khoản 1, Điều 5,6,7,8,9 Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT

1.10.2.Đối với tiêu chuẩn thư viện trường Tiểu học: Đảm bảo quy định tại Khoản 1, Điều 10,11,12,13,14 Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT

1.10.3.Đối với tiêu chuẩn thư viện trường trung học cơ sở: Đảm bảo quy định tại Khoản 1, Điều 15,16,17,18,19 Thông tư số 16/2022/TT -BGDĐT

1.10.4..Đối với tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở): Đảm bảo quy định tại Khoản 1, Điều 20.21,22,23,24 Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT

1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông

2. Công nhận thư viện trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn Mức độ 2

2.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Người làm công tác thư viện báo cáo tự đánh giá hoạt động thư viện của trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở).

Bước 2. Hiệu trưởng trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) kiểm tra, phê duyệt báo cáo và gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị thẩm định và công nhận;

Bước 3. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập Đoàn Đánh giá thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở).

- Đoàn Đánh giá tổ chức thực hiện đánh giá và công nhận thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở). Trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn mức độ 2 và trình Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận.

Bước 4. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định c ông nhận thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn Mức độ 2

2.2. Cách thức thực hiện: qua các phương thức sau:

- Thông qua báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động của thư viện nhà trường;

- Đoàn Đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện của trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở).

- Trực tuyến thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu.

2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ

2.3.1 Thành phần

- Báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động của thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở).

- Báo cáo kết quả đánh giá của Đoàn Đánh giá

2.3.2.Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết

Thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) tự đánh giá hoạt động hằng năm vào cuối năm học theo các quy định tại Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá về Phòng Giáo dục và Đào tạo chậm nhất 60 ngày sau khi kết thúc năm học.

2.5. Đối tượng thực hiện TTHC

Trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) trong toàn tỉnh

2.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

- Đơn vị trực tiếp thực hiện: Các bộ phận tham mưu của Phòng GDĐT

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo

2.7. Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định công nhận thư viện trường mầm non/ trường tiểu học/ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn Mức độ 2

2.8. Phí, lệ phí: Không

2.9. Tên mẫu đơn,tờ khai: Không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Đảm bảo quy định tại Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, cụ thể như sau

2.10.1.Đối với tiêu chuẩn thư viện trường mầm non: Đảm bảo quy định tại Khoản 2, Điều 5,6,7,8,9 Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT

2.10.2.Đối với tiêu chuẩn thư viện trường Tiểu học: Đảm bảo quy định tại Khoản 2, Điều 10,11,12,13,14 Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT

2.10.3.Đối với tiêu chuẩn thư viện trường trung học cơ sở: Đảm bảo quy định tại Khoản 2, Điều 15,16,17,18,19 Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT

2.10.4..Đối với tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở): Đảm bảo quy định tại Khoản 2, Điều 20,21,22,23,24 Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT

2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 840/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình

  • Số hiệu: 840/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/10/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Trần Song Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản