Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/2012/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 29 tháng11 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ, QUY TRÌNH, THỦ TỤC XÉT, CÔNG NHẬN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành điều lệ sáng kiến;
Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Xét đề nghị của: Sở Tư pháp (Báo cáo thẩm định số 652/BCTĐ-STP ngày 12/10/2012); Sở Nội vụ (Tờ trình số 196/TTr-SNV ngày 15/11/2012) và đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về tiêu chí, quy trình, thủ tục xét, công nhận đề tài, sáng kiến cấp tỉnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh; Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng thuộc tỉnh; Giám đốc các doanh nghiệp; các tập thể và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHÍ, QUY TRÌNH, THỦ TỤC XÉT, CÔNG NHẬN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
(Kèm theo Quyết định số: 83/2012/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh)
Chương I
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC MỤC ĐÍCH XÉT, CÔNG NHẬN
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định tiêu chuẩn, quy trình thủ tục công nhận đề tài sáng kiến cấp tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng:
- Các cá nhân được xét công nhận đề tài sáng kiến, giải pháp công tác, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới hoặc mưu trí sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
- Các thành viên của Hội đồng Khoa học sáng kiến cấp tỉnh.
Điều 2. Nguyên tắc mục đích xét, công nhận
- Bảo đảm tính khoa học, chính xác, công khai, công bằng và khách quan,
- Hàng năm xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp tỉnh để làm cơ sở đề nghị xét công nhận các danh hiệu: "Chiến sỹ Thi đua cấp tỉnh", "Chiến sỹ Thi đua Toàn quốc"
Chương II
TIÊU CHÍ XÉT ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
Điều 3. Tiêu chí chung xét đề tài, sáng kiến cấp tỉnh
Một đề tài, sáng kiến được Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp tỉnh công nhận phải đảm bảo các nội dung, tiêu chí sau:
1. Đề tài, sáng kiến là những giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp).
2. Có tính mới trong phạm vi cơ sở (theo quy định tại Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành điều lệ sáng kiến).
Một sáng kiến được công nhận là mới nếu trước ngày đăng ký, sáng kiến đó đảm bảo các điều kiện sau:
- Không trùng với nội dung của một giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước.
- Chưa bị bộc lộ công khai các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó để thực hiện ngay được.
- Không trùng với các giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến.
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
3. Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích xã hội hoặc hiệu quả kinh tế thiết thực.
4. Không thuộc các đối tượng sau đây:
- Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội.
- Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định
của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.
5. Đề tài, sáng kiến phải đăng ký đầu năm và được Hội đồng khoa học sáng kiến cấp cơ sở quyết định công nhận.
Điều 4. Phân nhóm đề tài, sáng kiến cấp tỉnh
1. Nhóm đề tài, sáng kiến áp dụng cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, có mức độ ảnh hưởng trên phạm vi toàn tỉnh.
- Quyết định ban hành các v¨n b¶n vÒ chủ trương, cơ chế chính sách, chương trình, dự án, đề án... phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh của huyện, ngµnh và toàn tỉnh.
- Quyết định ban hành chiến lược, chương trình, dự án... trong sản xuất kinh doanh làm lợi cho doanh nghiệp và đóng góp cho địa phương, tỉnh.
- Có giải pháp, biện pháp cải cách thủ tục hành chính, cải tiến lề lối làm việc; tổ chức sắp xếp, bố trí cán bộ hợp lý góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác.
2. Nhóm đề tài, sáng kiến đối với cán bộ, CCVC, người lao động có mức độ ảnh hưởng trên phạm vi toàn tỉnh
- Là sáng kiến, giải pháp công vụ, cải tiến kỹ thuật đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả, có giá trị cao phục vụ trong phạm vi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và có thể ứng dụng cho đơn vị khác trên địa bàn tỉnh trên tất cả các lĩnh vực công tác như: công tác đảng, đoàn thể, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, công thương, kinh tế, kỹ thuật, khoa học, công nghệ, môi trường...v.v..
- Trực tiếp hoặc tham gia soạn thảo văn bản Quy phạm pháp luật mới (hoặc sửa đổi có nội dung mới) về chủ trương, cơ chế, chính sách, về chuyên ngành, lĩnh vực phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh của huyện, tỉnh; các đề án, dự án, công trình được cấp có thẩm quyền quyết định đưa vào thực hiện trên địa bàn huyện, ngµnh, tỉnh.
- Đề tài hoặc bài viết có giá trị sử dụng, ứng dụng trong thực tiễn, được đăng trên các Tạp chí chuyên ngành cấp tỉnh và Trung ương được cấp giấy phép hoạt động.
- Đề tài, công trình, sáng kiến, bài viết...v.v.. đạt giải hội thi cấp tỉnh, khu vực (trong nước).
3. Nhóm đề tài, sáng kiến đã được các cấp thẩm quyền xét, công nhận trước đó, gồm:
- Đề tài khoa học như: Luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa I, Bác sỹ chuyên khoa II và các đề tài khác được Hội đồng khoa học cấp thẩm quyền quyết định công nhận.
- Đề tài, sáng kiến được Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương công nhận.
- Đề tài, công trình, sáng kiến khoa học, công nghệ cấp tỉnh (nằm trong danh mục đề tài, dự án Khoa học, công nghệ của tỉnh) được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu cho triển khai thực hiện; các đề tài, công trình, sáng kiến đạt giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ cấp tỉnh hàng năm.
- Đạt giải thưởng trong cuộc thi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Được tặng Bằng Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương đoàn TNCSHCM và được tặng Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Điều 5. Tiêu chí của đề tài, sáng kiến cấp toàn quốc
1. Được xét chọn trong số các đề tài, sáng kiến đạt cấp tỉnh.
2. Có giá trị ứng dụng cao, mức độ ảnh hưởng, áp dụng trong phạm vi toàn quốc.
Điều 6. Phạm vi thời gian của đề tài, sáng kiến cấp tỉnh
1. Đề tài, sáng kiến có giá trị trong ba năm đối với xét tặng danh hiệu “chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” tính đến thời điểm đề nghị.
2. Đề tài, sáng kiến có giá trị trong sáu năm đối với xét tặng danh hiệu “chiến sỹ thi đua toàn quốc” tính đến thời điểm đề nghị. Trong sáu năm đó, có hai đề tài, sáng kiến đạt cấp tỉnh.
3. Phạm vi thời gian áp dụng đối với các đề tài, sáng kiến cấp tỉnh để xét đề nghị tặng thưởng các danh hiệu khác theo hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.
Chương III
QUY TRÌNH, THỦ TỤC HỒ SƠ
Điều 7. Quy trình xét duyệt
1. Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh) nhận hồ sơ đề nghị của các đơn vị, tiến hành thẩm định, tổng hợp, gửi tài liệu cho các thành viên Hội đồng trước khi họp từ 5 -7 ngày.
2. Hội đồng tiến hành họp xét khi có trên 50% số thành viên của tổng số thành viên Hội đồng có mặt (trong trường hợp thành viên vắng mặt sẽ được xin ý kiến bằng phiếu bầu).
3. Các đề tài, sáng kiến được công nhận là “đề tài, sáng kiến cấp tỉnh” và có ảnh hưởng toàn quốc phải có ít nhất 70% phiếu biểu quyết tán thành trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng.
4. Sau khi có kết quả bỏ phiếu của Hội đồng, cơ quan Thường trực của Hội đồng tổng hợp kết quả, hoàn chỉnh thủ tục trình Chủ tịch Hội đồng quyết định công nhận.
5. Đối với nhóm đề tài quy định tại khoản 3, điều 4 của Quy định này tùy từng trường hợp cụ thể Hội đồng sẽ xem xét công nhận tương đương đề tài sáng kiến cấp tỉnh và cấp toàn quốc.
Điều 8. Thủ tục hồ sơ
1. Tờ trình, trích biên bản và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp cơ sở.
2. Báo cáo tóm tắt đề tài, sáng kiến khoảng 1- 2 trang, (theo mẫu kèm theo quy định này).
3. Quyết định công nhận đề tài sáng kiến cấp cơ sở.
4. Riêng các đối tượng (quy định tại điểm 3, Điều 4, Quy định này) phô tô đề tài, sáng kiến đã được duyệt; quyết định, giấy chứng nhận hoặc các văn bản liên quan khác để chứng minh đã có đề tài, sáng kiến được cấp thẩm quyền công nhận.
5. Số lượng bộ hồ sơ
Hồ sơ làm thành 01 bộ bản chính gửi về cơ quan Thường trực Hội đồng Khoa học sáng kiến cấp tỉnh (Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh, ngõ số 9, nhà 1, đường Nguyễn Thị Minh khai, TP. Vinh), riêng báo cáo tóm tắt phô tô gửi kèm 15 bản.
Điều 9. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ
Hạn cuối nhận hồ sơ vào ngày 15/2 hàng năm đối với các đơn vị thuộc khối kinh tế - xã hội và vào ngày 15/8 hàng năm đối với khối Giáo dục – Đào tạo.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
1. Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh) cơ quan Thường trực Hội đồng Khoa học sáng kiến cấp tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, việc thực hiện quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ảnh về cơ quan Thường trực Hội đồng khoa học sáng kiến cấp tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Mẫu: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 83/2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh)
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| .........., ngày ….. tháng ….. năm |
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
1. Sơ yếu lý lịch:
- Họ và tên:................, Nam/Nữ............, sinh năm:..........., dân tộc..........,tôn giáo...
- Quê quán:
- Chức vụ, đơn vị công tác ( ghi rõ cả chức vụ Đảng, Đoàn thể nếu có):.................
- Trình độ lý luận chính trị:................
- Trình độ chuyên môn (ghi rõ học hàm, học vị nếu có) :..........
2. Tóm tắt nội dung đề tài, sáng kiến:
Căn cứ đăng ký đầu năm, tôi đã thực hiện xong đề tài sáng kiến, với tên gọi
“..........”.
a. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của sáng kiến.....(nêu rõ tính cấp thiết và việc ra đời của sáng kiến nhằm để giải quyết vấn đề gì?...)
b. Tóm tắt nội dung sáng kiến.........
c. Những giá trị, đóng góp của đề tài, sáng kiến:
Sáng kiến đã giải quyết tốt những vấn đề gì, khả năng áp dụng trong thực tế, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến?
3. Kết luận:
+ Khẳng định sản phẩm có giá trị, được áp dụng trong thực tiễn, được Hội đồng KHSK cấp cơ sở (hoặc cấp nào đã công nhận trước đó)?
+ Đề xuất công nhận đề tài, sáng kiến ở cấp tỉnh.
Xác nhận của Chủ tịch HĐKHSK cấp cơ sở (Ký ghi rõ họ tên) | Tác giả (hoặc đồng tác giả, trưởng nhóm) (Ký ghi rõ họ tên) |
- 1Quyết định 43/2013/QĐ-UBND Quy định tổ chức xét, công nhận sáng kiến và biện pháp thúc đẩy hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 154/QĐ-UBND năm 2012 về xét, công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 30/2014/QĐ-UBND quy định Quy trình công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 05/2015/QĐ-UBND về Quy định công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 5149/QĐ-UBND năm 2015 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2014 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 6Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 1Quyết định 05/2015/QĐ-UBND về Quy định công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 5149/QĐ-UBND năm 2015 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2014 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 4Thông tư 02/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP về Luật thi đua, khen thưởng và Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Nghị định 13/2012/NĐ-CP về Điều lệ Sáng kiến
- 6Quyết định 43/2013/QĐ-UBND Quy định tổ chức xét, công nhận sáng kiến và biện pháp thúc đẩy hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 154/QĐ-UBND năm 2012 về xét, công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 8Quyết định 30/2014/QĐ-UBND quy định Quy trình công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 83/2012/QĐ-UBND về Quy định tiêu chí, quy trình, thủ tục xét, công nhận đề tài, sáng kiến cấp tỉnh của tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 83/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/11/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Xuân Đường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra