- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài
- 3Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2014 thành lập Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 31-CT/TW năm 2013 tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014 - 2015 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Quyết định 506/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2015) và Quốc khánh nước Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2015) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 829/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2015 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị về việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015;
Căn cứ Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổ chức kỷ niệm các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2015);
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2015).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các thành viên Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014 -2015 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
MÍT TINH, DIỄU BINH, DIỄU HÀNH KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945 - 19/8/2015) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2015)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 829/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc; giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc.
2. Nhằm biểu dương lực lượng, giới thiệu những thành tựu to lớn của đất nước; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
3. Mít tinh, diễu binh, diễu hành được tổ chức trọng thể, hào hùng, bảo đảm an ninh và tuyệt đối an toàn.
B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÍT TINH, DIỄU BINH, DIỄU HÀNH
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Thành phố Hà Nội.
II. QUY MÔ TỔ CHỨC: Cấp Quốc gia.
1. Thời gian: Từ 7 giờ, ngày 02 tháng 9 năm 2015.
2. Địa điểm: Tại khu vực Quảng trường Ba Đình và một số tuyến phố trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
3. Ban Tổ chức cấp quốc gia chỉ đạo lập sơ đồ tuyến đường diễu binh, diễu hành.
IV. THÀNH PHẦN MỜI DỰ, THAM GIA MÍT TINH, DIỄU BINH, DIỄU HÀNH VÀ BỐ TRÍ VỊ TRÍ, KHU VỰC DỰ LỄ
1. Thành phần mời dự:
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Đại diện cán bộ lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các tướng lĩnh;
- Đại diện các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương;
- Đại diện các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thành viên Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014 - 2015;
- Đại diện Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tầng lớp nhân dân thành phố Hà Nội;
- Đại diện các tổ chức tôn giáo; nhân sỹ, trí thức;
- Đại diện các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia các cuộc kháng chiến cứu nước và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc;
- Đại diện các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với nước;
- Khách mời quốc tế;
- Đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
2. Vị trí, khu vực dự Lễ kỷ niệm của các đại biểu:
a) Khán đài A (Lễ đài Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh):
- Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
b) Khán đài A1 (Bên trái Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - phía Phủ Chủ tịch):
- Đại biểu lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; các tướng lĩnh;
- Đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương;
- Đại diện các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia các cuộc kháng chiến cứu nước và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc;
- Khách mời quốc tế; đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
c) Khán đài A2 (Bên phải Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - phía đường Chùa Một Cột):
- Đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Đại diện Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tầng lớp nhân dân thành phố Hà Nội;
- Đại diện các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với nước;
- Đại diện các tổ chức tôn giáo; nhân sỹ, trí thức.
3. Lực lượng diễu binh, diễu hành:
a) Các khối đứng:
- Các khối nghi lễ tại phía trước khán đài và khu vực sân cỏ đối diện khán đài, gồm:
+ Tiêu binh (Bộ Quốc phòng đảm nhận);
+ Các khối đứng lực lượng vũ trang (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đảm nhận);
+ Các khối đứng quần chúng, khối thiếu nhi cầm bóng bay (Thành phố Hà Nội đảm nhận).
- Lực lượng thanh niên mang Hồng kỳ (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm nhận).
Bộ Quốc phòng chủ trì lập sơ đồ các khối đứng.
b) Lực lượng diễu binh, diễu hành
- Khối Nghi trượng (Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với thành phố Hà Nội đảm nhận), gồm: Xe mô hình Quốc huy; khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc; xe rước ảnh Bác và xe mô hình biểu tượng 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Lực lượng diễu binh (Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an đảm nhận), gồm các khối đại diện các lực lượng vũ trang nhân dân, đi đội hình 16x10 (16 hàng dọc, 10 hàng ngang);
- Lực lượng diễu hành (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với một số Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đảm nhận), gồm các khối đại diện các tầng lớp nhân dân, mỗi khối có xe mô hình biểu tượng riêng, đi hàng 20 x 20 (20 hàng dọc, 20 hàng ngang) và khối diễu hành nghệ thuật.
Bộ Quốc phòng chủ trì lập sơ đồ thứ tự các khối diễu binh, diễu hành.
c) Các lực lượng khác:
- Lực lượng xếp hình, xếp chữ tại khu vực đường Độc Lập (Bộ Quốc phòng đảm nhận);
- Lực lượng rước Đuốc truyền thống (Bộ Quốc phòng đảm nhận);
- Lực lượng Pháo lễ (Bộ Quốc phòng đảm nhận);
- Lực lượng phục vụ (các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan và thành phố Hà Nội).
V. CHƯƠNG TRÌNH MÍT TINH, DIỄU BINH, DIỄU HÀNH
1. Chương trình Mít tinh
a) 7 giờ 00: Đoàn rước Đuốc từ Bảo tàng Hồ Chí Minh tiến về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắp lên Đài lửa (Bộ Quốc phòng đảm nhận, có kịch bản riêng).
b) 7 giờ 10: Khai mạc Mít tinh, diễu binh, diễu hành
- Chào cờ (bắn 21 loạt đại bác tại khu vực Hoàng Thành Thăng Long - Bộ Quốc phòng đảm nhận);
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Chủ tịch nước đọc Diễn văn kỷ niệm;
- Kết thúc Diễn văn, trình bày 01 bài hát cách mạng đồng thời thiếu nhi thả bóng bay (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, thành phố Hà Nội xây dựng kịch bản chi tiết).
2. Chương trình diễu binh, diễu hành
a) Lực lượng diễu binh do Bộ Quốc phòng đảm nhận, gồm:
- Khối Nghi trượng, gồm:
+ Xe mô hình Quốc huy;
+ Khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc, đội hình 16 x10 (16 hàng dọc, 10 hàng ngang);
+ Xe rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh;
+ Xe mô hình Biểu tượng 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xe Chỉ huy;
- Xe Tổ Quân kỳ toàn quân;
- Khối Quân nhạc;
- Khối Nam sỹ quan Lục quân;
- Khối Nam sỹ quan Chính trị;
- Khối Nam sỹ quan Hậu cần;
- Khối Nam sỹ quan Kỹ thuật;
- Khối Nam sỹ quan Phòng không - Không quân;
- Khối Nam sỹ quan Hải quân;
- Khối Nam sỹ quan Biên phòng;
- Khối Nam sỹ quan Cảnh sát biển;
- Khối Nữ sỹ quan Thông tin;
- Khối Nữ Sỹ quan Quân y;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Lục quân;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Chính trị;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Hậu cần;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Kỹ thuật;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Phòng không - Không quân;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Phi công;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Hải quân;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Biên phòng;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Đặc công;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Tăng thiết giáp;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Pháo binh;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Công binh;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Phòng hóa;
- Khối Học viên đào tạo sỹ quan Thông tin;
- Khối Chiến sỹ Bộ binh;
- Khối Chiến sỹ Đặc công;
- Khối Chiến sỹ Trinh sát Đặc nhiệm;
- Khối Chiến sỹ Đổ bộ đường không;
- Khối Chiến sỹ Phòng không - Không quân;
- Khối Chiến sỹ Hải quân;
- Khối Chiến sỹ Hải quân đánh bộ;
- Khối Chiến sỹ Biên phòng;
- Khối Chiến sỹ Cảnh sát biển;
- Khối Nam Tự vệ;
- Khối Nữ Tự vệ;
- Khối Nam Dân quân các dân tộc Việt Nam;
- Khối Nữ Dân quân các dân tộc Việt Nam;
- Khối Nữ Du kích miền Nam;
- Khối Nữ Dân quân miền Bắc;
- Khối Hồng kỳ.
b) Lực lượng diễu binh do Bộ Công an đảm nhận, gồm:
- Khối Nam sỹ quan An ninh nhân dân;
- Khối Nam sỹ quan Cảnh sát nhân dân;
- Khối Nữ sỹ quan Cảnh sát giao thông;
- Khối Nam sỹ quan Cảnh sát cơ động;
- Khối Nam sỹ quan Trinh sát kỹ thuật nghiệp vụ phòng, chống tội phạm;
- Khối Nữ chiến sỹ Cảnh sát đặc nhiệm;
- Khối Nam chiến sỹ Cảnh sát cơ động;
- Khối Nam chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy;
- Khối Nam chiến sỹ Thông tin Công an nhân dân;
- Khối Nam Công an xã.
c) Lực lượng diễu hành do Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đảm nhận gồm:
- Khối Cựu Chiến binh (Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam đảm nhận);
- Khối Công nhân (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đảm nhận);
- Khối Nông dân (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đảm nhận);
- Khối Trí thức (Bộ Khoa học và Công nghệ đảm nhận);
- Khối Thanh niên (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đảm nhận);
- Khối Phụ nữ (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đảm nhận);
- Khối Các dân tộc (Ủy ban Dân tộc đảm nhận);
- Khối nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch đảm nhận, có kịch bản riêng).
Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật khác tham gia Diễu binh, diễu hành (nếu có) thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
VI. ĐỊA ĐIỂM TẬP KẾT, TUYẾN ĐƯỜNG DIỄU BINH, DIỄU HÀNH VÀ VỊ TRÍ KẾT THÚC
1. Địa điểm tập kết
a) Khối Nghi trượng: Tập kết theo sơ đồ riêng.
b) Lực lượng diễu binh: Tập kết theo sơ đồ riêng.
c) Lực lượng diễu hành: Tập kết theo sơ đồ riêng.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ và thành phố Hà Nội lập sơ đồ bố trí địa điểm tập kết các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành.
2. Tuyến đường diễu binh, diễu hành
Bắt đầu từ đường Hùng Vương, qua Lễ đài đến đường Nguyễn Thái Học chia hai tuyến.
a) Tuyến 1: Kết thúc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám.
b) Tuyến 2: Kết thúc tại đường Kim Mã - Liễu Giai.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ và thành phố Hà Nội lập sơ đồ tuyến đường cụ thể.
VII. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG DIỄU BINH, DIỄU HÀNH
1. Lực lượng diễu binh thực hiện theo Điều lệnh.
2. Lực lượng tham gia diễu hành thể hiện tinh thần hồ hởi, phấn khởi; mang ảnh Bác, cờ, hoa, dải lụa các màu tạo không khí sinh động; sử dụng trang phục truyền thống.
3. Xe mô hình của các khối diễu hành là biểu tượng, biểu trưng tiêu biểu của khối; sử dụng loại xe tải 2,5 tấn; chiều cao của xe mô hình không quá 3,6 m. Trang phục của lực lượng diễu hành và ma-két xe mô hình do các Ban, Bộ, ngành đảm nhận chuẩn bị, có sự thống nhất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đạo cụ của các khối do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm thiết kế và cung cấp.
Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014 - 2015 chỉ đạo toàn diện Chương trình Mít tinh, diễu binh, diễu hành. Thường trực Ban Tổ chức cấp quốc gia là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Các Phó Trưởng Ban Tổ chức chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt các kế hoạch, chương trình cụ thể theo thẩm quyền sau khi lấy ý kiến các cơ quan liên quan. Trường hợp vượt thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau, báo cáo Trường Ban Tổ chức xem xét, quyết định.
1. Bộ Quốc phòng thành lập Tiểu ban Diễu binh, diễu hành do một đồng chí Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng Tiểu ban. Tiểu ban Diễu binh, diễu hành chịu trách nhiệm chung về công tác diễu binh, diễu hành,
2. Bộ Công an thành lập Tiểu ban An ninh do một đồng chí Thứ trưởng làm Trưởng Tiểu ban. Tiểu ban An ninh chịu trách nhiệm chung về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Là cơ quan thường trực tham mưu, đề xuất Trưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia điều hành giải quyết các công việc trong quá trình chuẩn bị và triển khai tổ chức Mít tinh, diễu binh, diễu hành theo phân công;
- Tham gia Tiểu ban Diễu binh, diễu hành;
- Là đầu mối đề xuất lịch trình thời gian, in và phát hành giấy mời các buổi sơ duyệt, tổng duyệt;
- Tổng hợp chung danh sách đại biểu khách mời, phân bổ số lượng giấy mời; thiết kế và in giấy mời, gửi các đầu mối để phát hành;
- Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ đón tiếp và bố trí chỗ ngồi của lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự Lễ kỷ niệm tại khu vực khán đài A;
- Lập sơ đồ vị trí, phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí chỗ ngồi cho các đại biểu tại khán đài A1, A2;
- Xây dựng kịch bản và thực hiện điều hành Chương trình Mít tinh;
- Chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thiết kế ma-két và tổ chức thực hiện trang trí khu vực Lễ đài và toàn cảnh khu vực Mít tinh, diễu binh, diễu hành, gồm: Dọc trục đường Hùng Vương, đường Bắc Sơn, đường Độc Lập và quanh khu vực Quảng trường Ba Đình;
- Phối hợp Bộ Quốc phòng xây dựng kịch bản âm nhạc tại Mít tinh, diễu binh, diễu hành;
- Tham gia góp ý nội dung thuyết minh các khối diễu binh, diễu hành;
- In phù hiệu, chuẩn bị đạo cụ (cờ Đảng, cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, hoa, dải lụa, ghế nhựa) dùng cho lực lượng diễu hành và khối đứng quần chúng;
- Chuẩn bị và cấp phát nước uống, thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác cho lực lượng diễu hành, lực lượng phục vụ;
- Xây dựng kịch bản văn học, kịch bản âm nhạc và tổ chức thực hiện khối diễu hành nghệ thuật;
- Thực hiện công tác khác do Trưởng Ban Tổ chức phân công.
2. Bộ Quốc phòng
- Thành lập Tiểu ban Diễu binh, diễu hành; chỉ đạo chung về công tác diễu binh, diễu hành;
- Lập Kế hoạch tổ chức lực lượng tham gia Mít tinh, diễu binh, diễu hành;
- Bảo đảm trang bị và tổ chức tập luyện cho các lực lượng quân đội tham gia diễu binh, tổ chức hướng dẫn các khối diễu hành tập luyện;
- Xây dựng kịch bản, tổ chức luyện tập và thực hiện nội dung xếp hình, xếp chữ;
- Tổ chức và huấn luyện lực lượng rước Đuốc truyền thống;
- Tổ chức luyện tập và thực hiện pháo lễ;
- Thiết kế, thi công và vận hành xe mô hình Quốc huy; xe rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh; xe mô hình biểu tượng 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đài lửa;
- Là đầu mối tổng hợp, dự thảo nội dung thuyết minh các khối diễu binh, diễu hành, gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý;
- Chủ trì lựa chọn 02 nam, 02 nữ làm thuyết minh viên Chương trình Mít tinh, diễu binh, diễu hành (có tổ chức luyện tập và các phương án dự bị);
- Xây dựng kịch bản và thực hiện điều hành Chương trình diễu binh, diễu hành;
- Chủ trì, phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kịch bản âm nhạc Mít tinh, diễu binh, diễu hành;
- Phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thiết kế ma-két và tổ chức thực hiện trang trí toàn cảnh khu vực Mít tinh, diễu binh, diễu hành;
- Lập danh sách khách mời đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tướng lĩnh quân đội dự Lễ kỷ niệm; tham gia công tác đón tiếp và bố trí chỗ ngồi cho đại biểu do Bộ Quốc phòng lập danh sách;
- Tham gia Tiểu ban An ninh;
- Phối hợp cùng các cơ quan hữu quan kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm.
3. Bộ Công an
- Thành lập Tiểu ban An ninh. Chủ trì, phối hợp với Quân đội và thành phố Hà Nội bảo đảm an ninh, trật tự; công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn;
- Chủ trì và phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng và thành phố Hà Nội lập danh mục các loại thẻ, phù hiệu an ninh; thiết kế, in và phát hành tới các đầu mối;
- Chủ trì, phối hợp thành phố Hà Nội bảo đảm an ninh, trật tự, phân luồng giao thông trong các buổi sơ duyệt, tổng duyệt và Lễ kỷ niệm;
- Chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng bố trí lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự, hướng dẫn các khối diễu binh, diễu hành ở các khu vực tập kết trước khi diễu binh, diễu hành; dọc các tuyến diễu hành trên đường và kết thúc diễu hành;
- Kiểm tra, phát hiện, xử lý chất nổ, chất hóa học... trên các xe tham gia diễu hành và trong khu vực diễu binh, diễu hành;
- Lập danh sách khách mời đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tướng lĩnh công an dự Lễ kỷ niệm; tham gia công tác đón tiếp và bố trí chỗ ngồi cho đại biểu do Bộ Công an lập danh sách;
- Tham gia Tiểu ban Diễu binh, diễu hành. Huy động trang bị và tổ chức tập luyện cho các lực lượng công an tham gia diễu binh; chuẩn bị nội dung thuyết minh của các khối Công an gửi về Tiểu ban Diễu binh, diễu hành;
- Phối hợp cùng các cơ quan hữu quan kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tham gia Tiểu ban Diễu binh, diễu hành;
- Hướng dẫn, tuyên truyền trong và ngoài nước;
- Thẩm định nội dung Diễn văn của Chủ tịch nước, thuyết minh của các khối diễu binh, diễu hành;
- Tham gia góp ý khẩu hiệu, ma-két trang trí ở khu vực Quảng trường Ba Đình; kịch bản chương trình diễu hành nghệ thuật;
- Phối hợp cùng các cơ quan hữu quan kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm.
5. Văn phòng Trung ương Đảng
- Lập danh sách và phát hành giấy mời lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự Lễ kỷ niệm;
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lập sơ đồ vị trí, đón tiếp và bố trí chỗ ngồi của lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự Lễ kỷ niệm tại khu vực khán đài A;
- Phối hợp thẩm định và báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị Diễn văn của Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm theo quy định;
- Phối hợp cùng các cơ quan hữu quan kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm.
6. Văn phòng Chủ tịch nước
- Đôn đốc các cơ quan chuẩn bị Diễn văn và phối hợp hoàn thiện Diễn văn tại Lễ kỷ niệm, báo cáo Chủ tịch nước;
- Tổ chức trang hoàng khuôn viên Phủ Chủ tịch trong dịp kỷ niệm;
- Phối hợp cùng các cơ quan hữu quan kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm.
7. Văn phòng Chính phủ
- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và đôn đốc việc thực hiện Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành;
- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sắp xếp các cuộc họp của Ban Tổ chức cấp quốc gia;
- Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập sơ đồ vị trí, đón tiếp và bố trí chỗ ngồi của lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự Lễ kỷ niệm tại khu vực khán đài A;
- Phối hợp cùng các cơ quan hữu quan kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm;
- Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của Trưởng Ban Tổ chức.
8. Văn phòng Quốc hội
- Tổ chức trang hoàng Nhà Quốc hội trong dịp kỷ niệm;
- Phối hợp cùng các cơ quan hữu quan kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm.
9. Ban Đối ngoại Trung ương
Đề xuất đại biểu khách mời quốc tế dự Lễ kỷ niệm, gửi Bộ Ngoại giao tổng hợp chung và tham gia đón tiếp đại biểu khách mời quốc tế theo quy định.
10. Bộ Ngoại giao
- Chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam lập danh sách đại biểu khách mời quốc tế báo cáo Ban Bí thư phê duyệt;
- Tiếp nhận, phát hành giấy mời, đón tiếp và bố trí chỗ ngồi cho khách mời quốc tế, đại diện các đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam dự Lễ kỷ niệm;
- Lập danh sách, quản lý, hướng dẫn phóng viên nước ngoài đến đưa tin, tác nghiệp; tiếp nhận và phát hành thẻ báo chí cho phóng viên nước ngoài;
- Dịch và in các chương trình, bài phát biểu song ngữ Việt - Anh và các tiếng nước ngoài khác (nếu có) cho đại biểu quốc tế dự Lễ kỷ niệm.
11. Bộ Nội vụ
- Chỉ đạo Ban Tôn giáo Chính phủ lập danh sách mời và phát hành giấy mời đại biểu đại diện các tổ chức tôn giáo;
- Chỉ đạo Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng cung cấp mẫu huân, huy chương cho lực lượng diễu binh.
12. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí đưa tin trước, trong và sau Lễ kỷ niệm;
- Chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương tiếp sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam truyền hình, phát thanh trực tiếp Lễ kỷ niệm;
- Lập danh sách, quản lý, hướng dẫn phóng viên trong nước đến đưa tin, tác nghiệp; tiếp nhận và phát hành thẻ báo chí cho phóng viên trong nước;
- Thành lập Trung tâm Báo chí, cung cấp thông tin, tạo điều kiện để phóng viên báo chí trong nước và nước ngoài tác nghiệp;
- Phối hợp Bộ Công an, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lập sơ đồ, xác định vị trí tác nghiệp cho phóng viên báo chí; lập danh sách và xác định số lượng hạn chế phóng viên báo chí tác nghiệp khu vực đặc biệt.
13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Tham gia Tiểu ban Diễu binh, diễu hành;
- Tham gia xây dựng và thẩm định nội dung thuyết minh diễu binh diễu hành.
14. Bộ Tài chính
Thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Đề án của các Ban, Bộ ngành đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
15. Bộ Y tế
Chủ trì, phối hợp thành phố Hà Nội lập kế hoạch, bố trí lực lượng y tế xe cứu thương thường trực tại các khu vực diễn ra Mít tinh, diễu binh diễu hành (trong cả quá trình sơ duyệt, tổng duyệt và tổ chức thực hiện).
16. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam
Xây dựng kịch bản chi tiết và tổ chức truyền hình, phát thanh trực tiếp Chương trình Mít tinh, diễu binh, diễu hành.
17. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Tham gia Tiểu ban Diễu binh, diễu hành;
- Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ Ban Tổ chức và các Tiểu ban đến chỉ đạo, kiểm tra các buổi tập, sơ duyệt và tổng duyệt tại Quảng trường Ba Đình và tại Lễ kỷ niệm;
- Bố trí địa điểm đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách mời
- Bảo đảm các vật dụng cần thiết cho đại biểu, khách mời tại các khán đài A, A1, A2;
- Thực hiện nghi lễ tiêu binh Lễ đài, Cột cờ, Đài lửa;
- Phối hợp, tạo điều kiện để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thiết kế, thi công khẩu hiệu, trang trí Lễ đài và trang trí toàn cảnh khu vực Quảng trường Ba Đình;
- Bảo đảm các cơ sở kỹ thuật: Xây dựng Sở chỉ huy Mít tinh, diễu binh diễu hành; bục phóng viên;
- Bảo đảm nguồn điện, hệ thống âm thanh, ánh sáng phục vụ Mít tinh, diễu binh, diễu hành tại khu vực Quảng trường Ba Đình;
- Phối hợp với Tiểu ban diễu binh, diễu hành và đơn vị có liên quan sắp xếp, lắp đặt vị trí, ghế ngồi cho bộ phận xếp hình, xếp chữ;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông bố trí, sắp xếp vị trí tác nghiệp cho truyền hình, phát thanh và các phóng viên báo chí;
- Phối hợp thành phố Hà Nội bảo đảm vệ sinh môi trường các buổi tập, sơ duyệt, tổng duyệt và Lễ kỷ niệm.
18. Thành phố Hà Nội
- Tham gia các Tiểu ban Diễu binh, diễu hành, Tiểu ban An ninh;
- Phối hợp với Bộ Công an bảo đảm an ninh, trật tự trong ngày lễ;
- Lập danh sách đại diện Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội; đại biểu cán bộ lão thành cách mạng, Anh hùng Lao động, Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong; đại diện gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với nước; đại diện nhân sỹ, trí thức thành phố Hà Nội dự Lễ kỷ niệm;
- Huy động lực lượng quần chúng, thiếu nhi tham dự Mít tinh, diễu binh, diễu hành theo kịch bản và bố trí thời gian địa điểm tập kết theo quy định, sau đó hướng dẫn các khối vào vị trí tại sân Quảng trường Ba Đình;
- Bảo đảm hệ thống loa đài phục vụ Mít tinh, diễu binh, diễu hành tại các tuyến phố theo sơ đồ tuyến đường diễu binh, diễu hành;
- Lắp đặt hệ thống màn hình LED tại một số địa điểm thích hợp để phục vụ nhân dân theo dõi truyền hình trực tiếp Mít tinh, diễu binh, diễu hành và phục vụ công tác điều hành lực lượng diễu binh, diễu hành.
19. Các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương được phân công đảm nhận tổ chức khối diễu hành quần chúng:
- Huy động lực lượng, xây dựng kế hoạch luyện tập, bảo đảm các điều kiện cho các khối tham gia Mít tinh, diễu binh, diễu hành theo phân công;
- Thiết kế ma-két và tổ chức vận hành xe mô hình, dự thảo bản thuyết minh gửi Bộ Quốc phòng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để góp ý, hoàn thiện trước khi thực hiện.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Quyết định này được ban hành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Đề án này xây dựng dự toán kinh phí gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- 1Công văn 7026/VPCP-KGVX về danh sách khách mời dự Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành và dự buổi chiêu đãi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2349/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2141/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Công văn 7026/VPCP-KGVX về danh sách khách mời dự Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành và dự buổi chiêu đãi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài
- 4Quyết định 2349/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2014 thành lập Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 31-CT/TW năm 2013 tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014 - 2015 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 2141/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 506/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2015) và Quốc khánh nước Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2015) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 829/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2015) và Quốc khánh nước Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2015) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 829/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/06/2015
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực