Hệ thống pháp luật

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phc
---------------

Số: 813/QĐ-TLĐ

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HOÁ LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Căn cứ Nghị định của Đoàn Chủ tịch TLĐ Tổng Liên đoàn về quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động các Nhà văn hoá lao động (số 01/NQ-TLĐ ngày 19/5/2004);

Xét đề nghị của Ban Tuyên giáo, Ban Tài chính và Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế tổ chức và hoạt động Nhà văn hoá lao động tỉnh, thành phố.

Điều 2. Ban Tuyên giáo, Tổ chức, Tài chính, Văn phòng TLĐ, LĐLĐ các tỉnh, thành phố, các công đoàn ngành TW, các Cung văn hoá, Nhà văn hoá lao động chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.

Quyết định này thay thế Quyết định số 01/QĐ-TLĐ ban hành ngày 15 tháng 4 năm 1991.

 

 

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TLĐ TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN
PHÓ CHỦ TỊCH





Đỗ Đức Ngọ

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HOÁ LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 813/QĐ-TLĐ ngày 31tháng 5 năm 2004 của Đoàn Chủ tịch TLĐ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà văn hoá lao động này áp dụng đối với các Cung văn hoá, Nhà văn hoá lao động cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam do ngân sách Nhà nước đầu tư, viện trợ quốc tế và kinh phí công đoàn hỗ trợ (sau đây gọi chung là Nhà văn hoá lao động, viết tắt: NVHLĐ).

Điều 2. Nhà văn hoá lao động do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đại diện chủ sở hữu là đơn vị sự nghiệp có thu được thành lập trên cơ sở các quy định tại điều 3 và điều 4 của bản quy chế này, Nhà văn hoá lao động nằm trong hệ thống thiết chế văn hoá của Tổng Liên đoàn, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và hướng dẫn nghiệp vụ của Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Nhà văn hoá lao động có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Chương 2.

THÀNH LẬP - TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ

Điều 3. Điều kiện thành lập

Nhà văn hoá lao động được thành lập khi đảm bảo các điều kiện cơ bản sau đây:

- Căn cứ vào nhu cầu phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch pht triển kinh tế - x hội của địa phương và yêu cầu tập hợp, giáo dục CNVCLĐ của tổ chức công đoàn.

- Có đội ngũ cán bộ, công chức theo chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý v tổ chức hoạt động.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo các yêu cầu cơ bản để tc- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo các yêu cầu cơ bản để tổ chức hoạt động.

- Các điều kiện tài chính theo quy định.

Điều 4. Thủ tục và hồ sơ thành lập

1. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành phố. công đoàn ngành TW trực thuộc TLĐ tổ chức xây dựng đề án và hoàn chỉnh hồ sơ, trình Đoàn Chủ tịch TLĐ Tổng Liên đoàn, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc lãnh đạo Bộ (nếu có).

2. Hồ sơ thành lập:

- Tờ trình xin thnh lập (bao gồm cc nội dung như điều 3)

- Đề án thành lập bao gồm, nội dung chính: Mục đích, mục tiêu, quy mô, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, địa điểm, cơ sở vật chất, nguồn cán bộ, nguồn tài chính, dự kiến chức danh Giám đốc, hiệu quả kinh tế, văn hoá, xã hội.

Điều 5. Xếp hạng

Nhà văn hoá lao động được xếp hạng và áp dụng các chế độ chính sách tương ứng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 6. Tổ chức lại

Việt sát nhập, hợp nhất, chia tách hoặc giải thể của Nhà văn hoá lao động phải tính đến sự ổn định về tổ chức, cán bộ đảm bảo phát triển sự nghiệp văn hoá của tổ chức công đoàn và do Tổng Liên đoàn quyết định. Hồ sơ sát nhập, hợp nhất, chia tách như hồ sơ khi thành lập.

Chương 3.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG

Điều 7. Nhà văn hoá lao động là trung tâm hoạt động văn hoá thể thao, trung tâm tạp hợp giáo dục CNVCLĐ, trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ và hạt nhân trong phong trào cơ sở, nơi thu hút đông đảo CNVCLĐ đến vui chơi, giải trí nhằm hưởng thụ và sáng tạo văn hoá lành mạnh.

Điều 8. Nhà văn hoá lao động có nhiệm vụ:

a) Tuyên truyền, phục vụ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, x hội trong nước và quốc tế do Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức công đoàn yêu cầu.

b) Tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao, vui chơi giải trí, các hình thức bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, tài năng và sở thích lành mạnh của CNVCLĐ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hoá của mọi đối tượng trong quần chúng, bồi dưỡng cán bộ hạt nhân cho phong trào cơ sở.

c) Tổ chức và phục vụ các hoạt động có thu trên các lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao, hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụ và các dịch vụ văn hoá khác... để bổ sung kinh phí hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên.

Điều 9. Quyền lợi của Nhà văn hoá lao động:

a) Được xếp hạng theo quy định của Nhà nước, xếp lương theo tiêu chuẩn của tổ chức Công đoàn (vận dụng tương đương với tiêu chuẩn quy định của ngành Văn hoá thông tin. Thể dục thể thao...). Cán bộ nhân viên hoạt động ở Nhà văn hoá lao động trong khung biên chế được Tổng Liên đoàn duyệt là cán bộ công chức của hệ thống Công đoàn.

b) Được ngân sách Nhà nước và kinh phí Công đoàn hỗ trợ khi trùng tu bảo dưỡng lớn, xây dựng cơ bản và một phần kinh phí hoạt động cho những nơi thật sự khó khăn. Những nơi tự cân đối thu chi được áp dụng theo Nghị định số 10/CP của Chính phủ.

Điều 10. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động dịch vụ... của Nhà văn hoá lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật.

Nhà văn hoá lao động có nghĩa vụ và quyền lợi bình đẳng như một đơn vị văn hoá Nhà nước cấp tương đương.

Chương 4.

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 11. Tổ chức bộ máy của Nhà văn hoá lao động do LĐLĐ tỉnh, thành phố và công đoàn ngành TW trình, Tổng Liên đoàn quyết định về biên chế và mô hình tổ chức, gồm:

- Giám đốc và các Phó Giám đốc.

- Phòng Nghiệp vụ văn hoá - thể thao.

- Phòng hoạt động dịch vụ

- Phòng Tổ chức hành chính.

Những Nhà văn hoá lớn có thể lập thêm các phòng chuyên môn nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu tổ chức và hoạt động.

Điều 12. Giám đốc Nhà văn hoá lao động có quyền hạn và nhiệm vụ sau:

a) Điều hành hoạt động Nhà văn hoá theo chế độ thủ trưởng, có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả tòan bộ tài sản của Nhà văn hoá được công đoàn giao theo điều 4 của Quy chế này; chủ động, xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động của Nhà văn hoá, lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra và yêu cầu của công đoàn cấp trên.

b) Tổ chức bộ máy tinh gọn có hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với chức năng nhiệm vụ và khả năng tài chính; được quyền bố trí sắp xếp cán bộ, nhân viên và bổ nhiệm trưởng, phó phòng nghiệp vụ.

c) Quản lý công tác tài chính - kế toán theo đúng chế độ chính sách đã quy định của Nhà nước và Tổ chức Công đoàn.

Điều 13. Giám đốc Nhà văn hoá lao động tỉnh, thành phố, ngành do Ban Thường vụ công đoàn cấp quản lý trực tiếp bổ nhiệm và miễn nhiệm (sau khi đã thống nhất với Ban Tuyên giáo Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn), chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ công đoàn cấp quản lý trực tiếp và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Nhà văn hoá.

Phó Giám đốc Nhà văn hoá lao động do Giám đốc đề nghị và Ban Thường vụ công đoàn cấp quản lý trực tiếp bổ nhiệm, là người giúp Giám đốc điều hành các công việc cụ thể, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công, uỷ quyền.

Giám đốc và Phó Giám đốc Nhà văn hoá lao động phải có trình độ chính trị cao cấp, chuyên môn nghiệp vụ đại học, có kinh nghiệm quản lý hoạt động giáo dục văn hoá.

Điều 14. Biên chế bộ máy Nhà văn hoá lao động tỉnh, thành phố, ngành do công đoàn cấp quản lý trực tiếp xét duyệt theo chỉ tiêu biên chế của Tổng Liên đoàn. Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu công việc và khả năng tự cân đối thu chi mà giám đốc Nhà văn hoá có quyền ký hợp đồng theo thời hạn với số lao động cần thiết trên cơ sở có phương án được Ban Thường vụ công đoàn cấp quản lý trực tiếp chấp thuận.

Cán bộ nhân viên công tác tại Nhà văn hoá lao động phải được tuyển chọn có nghiệp vụ theo chức danh đáp ứng với yêu cầu tổ chức hoạt động và quản lý văn hoá. Việc tuyển dụng phải theo quy chế, tiêu chuẩn và dân chủ, công khai.

Chương 5.

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Điều 15. Tài sản của Nhà văn hoá lao động bao gồm tài sản cố định, tài sản lưu động do ngân sách Nhà nước, ngân sách Công đoàn đầu tư, người lao động đóng góp, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước - là tài sản thuộc quyền sở hữu của tổ chức công đoàn. Tổng Liên đoàn giao cho các LĐLĐ địa phương, công đoàn ngành TW quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao.

Điều 16. Nhà văn hoá lao động thực hiện chế độ tài chính - kế toán theo mô hình sự nghiệp có thu theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.

Nhà văn hoá lao động phải xây dựng dự toán hàng năm trên cơ sở kế hoạch hoạt động và khai thác các nguồn thu, chi để báo cáo công đoàn cấp trên duyệt.

Điều 17. Định kỳ 6 tháng và một năm, Giám đốc Nhà văn hoá lao động có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động nói chung và công tác tài chính với công đoàn cấp quản lý trực tiếp, chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan tài chính Nhà nước, Công đoàn và của Uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp quản lý trực tiếp.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Quy chế này thay thế Quyết định số 01/QĐ-TLĐ ngày 15/4/1991 của Ban Thư ký Tổng Lin đoàn lao động Việt Nam (nay là Đoàn Chủ tịch TLĐ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam), áp dụng cho tất cả các Nhà văn hoá lao động thuộc hệ thống Công đoàn và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ban Thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, công đoàn TCTy trực thuộc Tổng Liên đoàn có nhiệm vụ triển khai tổ chức, chỉ đạo các Nhà văn hoá lao động trực thuộc thực hiện tốt quy chế này. Định kỳ 6 tháng và 1 năm có trách nhiệm báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của Nhà văn hoá lao động về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tuyên giáo).

Điều 19. Các Ban Tổ chức, Tuyên giáo, Tài chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thi hành và định kỳ kiểm tra hoạt động của các Nhà văn hoá lao động theo bản Quy chế này để hoạt động của Nhà văn hoá lao động luôn đúng hướng, đạt hiệu quả.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 813/QĐ-TĐL năm 2004 về Quy chế tổ chức và hoạt động Nhà văn hoá lao động tỉnh, thành phố do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 813/QĐ-TĐL
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/05/2004
  • Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Người ký: Đỗ Đức Ngọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/05/2004
  • Ngày hết hiệu lực: 17/11/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản