Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 81/2003/QĐ-UB 

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

"VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG NỐI TIẾP TỪ KHU ĐỀN LỪ II ĐẾN ĐƯỜNG TRƯƠNG ĐỊNH - GIÁP BÁT,
(quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Tỷ lệ 1/500")

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Pháp Thủ đô Hà Nội;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý xây dựng đô thị;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTG ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc tại tờ trình số 48/TTr-QHKT ngày 27/2/2003,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường nối tiếp từ khu Đền Lừ II đến đường Trương Định - Giáp Bát (quốc lộ 1), quận Hai Bà Trưng, tỷ lệ 1/500 do Viện Nghiên cứu Kiến trúc - Bộ Xây dựng thiết kế với các nội dung chủ yếu như sau:

I. VỊ TRÍ, RANH GIỚI:

 Tuyến đường nối tiếp từ Đền Lừ II - đến đường Trương Định - Giáp Bát đi qua địa bàn các phường : Tân Mai, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ và Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng.

 - Phía Bắc giáp khu nhà ở Tương Mai

 - Phía Nam giáp khu nhà ở Tân Mai

 - Phía Đông : Giáp khu công viên cây xanh, công cộng và khu di dân Đền Lừ II.

 - Phía Tây: Giáp trục đường Kim Đồng và khu nhà ở làng Tám.

1.2. Quy mô: Là tuyến đường khu vực của Thành phố có chiều dài khoảng 1,1km. Tổng diện tích quy hoạch là 208.320m2. Quy mô dân số khoảng 8.000 người.

2. Nội dung quy hoạch chi tiết:

2.1. Mục tiêu:

 Tuyến đường nối tiếp từ khu Đền Lừ II đến đường Trương Định - Giáp Bát được xây dựng đồng bộ với các công trình kiến trúc hai bên đường, bố trí, sắp xếp lại dân cư, tạo một tuyến phố hiện đại, đóng góp vào bộ mặt cảnh quan đô thị khu vực phía Nam của Thành phố.

2.2. Quy hoạch sử dụng đất:

 Cơ cấu, phân khu chức năng sử dụng đất:

TT

Chức năng

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1

Đất công cộng

19.153

9,2

 

2

Đất hỗn hợp

10.421

5,0

 

3

Đất cây xanh

2.260

1,1

 

4

Đất trường học - Nhà trẻ

13.515

6,5

 

5

Đất Bệnh viện

18.993

9,1

 

6

Đất di tích lịch sử

2.207

1,1

 

7

Đất cơ quan

4.725

2,3

 

8

Đất ở

Gồm:

- Đất nhà ở giữ lại chỉnh trang theo quy hoạch

- Đất xây dựng nhà ở mới cao tầng kết hợp công trình công cộng

70.037

 

32.773

 

37.264

33,5

Bao gồm cả đất đường vào nhà

9

Đất giao thông

63.062

30,3

Tính từ đường có mặt cắt >=11,5m

10

Đất sông

3.947

1,9

 

 

Tổng cộng

208.320

100,0

 

 Dân số dự kiến theo quy hoạch khoảng 8.000 người.

 a) Đất xây dựng nhà ở:

 - Đất nhà ở hiện có được đầu tư cải tạo, chỉnh trang theo quy hoạch bao gồm 7 ô có ký hiệu NO1 đến NO7 với tổng diện tích đất là 32.773m2, mật độ xây dựng từ 40% đến 53%, tầng cao công trình từ 3 tầng đến 5 tầng, tổng diện tích đất xây dựng là 16.321m2.

 - Đất nhà ở xây dựng mới chủ yếu xây dựng nhà ở cao tầng phục vụ tái định cư tại chỗ bao gồm 07 ô có ký hiệu từ NO8 đến NO14 với tổng diện tích đất là 37.264m2, mật độ xây dựng từ 22% đến 47%, tầng cao công trình từ 5 tầng đến 15 tầng, tổng diện tích đất xây dựng là 9.611m2.

 b) Đất hỗn hợp:

 Đất hỗn hợp chủ yếu quy hoạch xây dựng các côgn trình công cộng kết hợp nhà ở phục vụ di dân GPMB hoặc tái định cư tại chỗ gồm 03 ô ký hiệu từ HH1-HH3 với tổng diện tích đất là 10.421m2, tổng diện tích đất xây dựng là 3.651m2.

 c) Đất công cộng, bệnh viện:

 - Đất công cộng gồm : đất dịch vụ côgn cộng, trụ sở phường, gồm 05 ô có ký hiệu từ CC1 đến CC5 với tổng diện tích đất là 19.153m2; Tổng diện tích đất xây dựng là 5.972m2.

 - Đất bệnh viện hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang gồm 01 ô có ký hiệu BV với tổng diện tích đất là : 18.993m2; Tổng diện tích đất xây dựng là 6.648m2

 d) Đất cây xanh bãi đỗ xe:

 Đất cây xanh kết hợp bãi đỗ xe gồm 02 ô có ký hiệu CX1, CX2 với tổng diện tích đất là 2.260m2.

 e) Đất trường học nhà trẻ:

 - Đất trường học hiện có được giữ lại và cải tạo, chỉnh trang có ký hiệu TH với tổng diện tích đất là 11.915m2; Tổng diện tích đất xây dựng là 3.575m2.

 - Đất nhà trẻ hiện có được giữ lại và cải tạo, chỉnh trang có ký hiệu NT với tổng diện tích đất là: 1.600m2; Tổng diện tích đất xây dựng là : 640m2.

 g) Đất di tích lịch sử: Đất di tích lịch sử gồm 02 ô có ký hiệu DT1 và DT2, với tổng diện tích đất là 2.207m2; Tổng diện tích đất xây dựng là 704m2.

 h) Đất cơ quan: Đất cơ quan gồm đất có ký hiệu CQ với tổng diện tích đất là 4.725m2; Tổng diện tích đất xây dựng là 1.600m2.

 2.3. Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan:

 - Hai bên tuyến đường nối tiếp từ khu Đền Lừ II đến đường Trương Định - Giáp Bát là đường khu vực của thành phố được bố trí các công trình nhà ở cao tầng, các công trình công cộng, cây xanh, cơ quan ...

 - Tại các nút giao thông lớn có không gian và tầm nhìn rộng, quy hoạch xây dựng các công trình cao tầng hợp khối với kiến trúc hiện đại, tạo điểm nhấn cho tuyến đường.

 - Các ô đất tiếp giáp mặt đường hiện có do dân cư đang sử dụng sẽ từng bước thực hiện di dân tái định cư tại chỗ để xây dựng nhà ở chung cư cao tầng theo quy hoạch. Tầng cao công trình từ 5 ¸15 tầng.

 - Lớp nhà phía trong ở hai bên đường là những cụm công trình nhà ở thấp tầng được cải tạo, chỉnh trang kiến trúc và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu sử dụng và cảnh quan đô thị.

 - Khu vực trường học, nhà trẻ, bệnh viện và khu vực di tích kết hợp cây xanh tạo không gian thoáng cho trục đường.

 - Các công trình: trụ sở, văn phòng giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, khu vui chơi giải trí phải có hình thức kiến thức phù hợp với quy mô trục đường, bố trí sân vườn, hệ thống cây xanh, chỗ để xe.

 - Cây xanh được trồng dọc theo tuyến đường trong các sân của tổ hợp nhà cao tầng, trong các trường học, bệnh viện tạo thành các chuỗi cây xanh liên tục cải tạo vi khí hậu và vệ sinh môi trường khu vực.

 2.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

 a) Giao thông:

 - Tuyến đường nối từ khu Đền Lừ II đến đường Trương Định - Giáp Bát có mặt cắt ngang rộng 40m vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng 7,25m, hai lòng đường xe chạy rộng 11,25m x 2 = 22,5m và giải phân cách trung tâm rộng 3,0m (Trong trường hợp khi bố trí đường sắt đô thị trên cao trên tuyến đường, thì giải phân cách trung tâm mở rộng thành 5,0m và hai bên sẽ thu hẹp lại).

 - Tuyến phố Trương Định được mở rộng trên cơ sở tuyến phố Trương Định hiện có với mặt cắt ngang rộng 40m gồm vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng 7,25, hai lòng đường xe chạy rộng 11,25mx2=22,5m và giải phân cánh trung tâm rộng 3,0m.

 - Cuối tuyến giáp với khu Đền Lừ II và III, tuyến kết thúc giao với đường quy hoạch nối từ khu Đền Lừ II xuống phía Nam đường Trương Định - Giáp Bát có mặt cắt ngang rộng 30m.

 - Mạng lưới đường nhánh trong khu nhà ở được bố trí đến các công trình cao tầng hai bên trục đường và được nối với mạng đường hiện có của các khu dân cư với quy mô mặt cắt ngang rộng từ 13,5m ¸ 17,5m. Lòng đường xe chạy rộng 7,5m.

 - Ngoài ra còn có một số tuyến đường nội bộ với mặt cắt ngang rộng £ 11,5m có bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật như: Điện, thoát nước, cấp nước...

 b) Chuẩn bị kỹ thuật:

 * San nền:

 - Cao độ san nền phải đảm bảo yêu cầu thoát nước của công trình và phù hợp với cao độ khống chế chung của khu vực.

 - Cao độ san nền thấp nhất: +6,30m.

 - Cao độ san nền cao nhất: +6,50m

 - Riêng ở đường Trương Định có cao độ san nền là: £+6,70m ( Để phù hợp với cao độ đường hiện có).

 * Thoát nước mưa:

- Lưu vực 1: Thoát nước mưa theo các tuyến cống xây dựng dọc theo các tuyến đường thoát ra sông Sét.

- Lưu vực 2: Thoát nước mưa chảy theo các tuyến cống xây dựng dọc theo các tuyến đường để xả vào mương thoát nước hiện có ở phía Đông (Giáp với khu Đền Lừ II) tuyến đường rồi chảy vào mương bao hồ Yên Sở.

Cao độ đặt cống: Phải đảm bảo thoát nước cho các công trình và cống thoát theo chế độ tự chảy.

Toàn bộ các tuyến cống thoát nước được bố trí ở dưới lòng đường.

Đối với các giải đất quy hoạch xây dựng giáp với khu dân cư hiện tại, nơi có cao độ thấp so với yêu cầu thoát nước phải xây dựng các tuyến rãnh có nắp đan để thoát vào các tuyến cống để không gây úng ngập trong khu vực dân cư.

c) Mạng cấp nước:

Nguồn nước được lấy từ tuyến ống truyền dẫn D600mm lắp đặt dọc theo trục đường 40m nối từ khu Đền Lừ II đến Kim Đồng. Trong đó:

- Phía Bắc trục đường 40m đặt tuyến ống phân phối chính D160mm cung cấp nước cho các công trình được xây dựng ở phía Bắc trục đường.

- Phía Nam trục đường 40m đặt tuyến ống phân phối chính D160mm cung cấp nước cho các công trình được xây dựng ở phía Nam trục đường.

Các điểm đầu nối đường ống D160mm được đấu vào tuyến ống D600mm trên trục đường.

Các công trình cao tầng: Được cấp nước thông qua trạm bơm, bể chứa.

Các công trình thấp tầng (3 tầng trở xuống): Được cấp nước trực tiếp từ các tuyến ống phân phối chính trong khu vực.

Dọc theo các tuyến ống truyền dẫn bố trí các họng cứu hoả với khoảng cách từ 100m đến 150m ở các vị trí thuận tiện về giao thông.

d) Cấp điện và thông tin bưu điện:

* Cấp điện:

- Nguồn cấp điện cho các phụ tải ở hai bên tuyến đường này là trạm biến thế 110/10/6KV Mai Động và một số trạm biến thế hiện có khác được cải tạo, nâng công suất.

- Vị trí các trạm biến thế được lắp đặt gần trung tâm phụ tải với bán kính phục vụ khoảng cách 300m và gần đường giao thông.

- Tuyến điện cao thế dẫn vào các trạm biến thế đi bằng cáp ngầm

- Lưới hạ thế có cấp điện áp 380/220KV.

- Từ các trạm biến thế có các lộ hạ thế cấp điện cho công trình và chiếu sáng đường phố, các tuyến hạ thế đi ngầm.

* Thông tin bưu điện: Phục vụ các thuê bao được lấy từ tổng đài Giáp Bát hiện có, mạng lưới bưu điện đi bằng cáp ngầm.

e) Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường

* Thoát nước bẩn: Nước thải sinh hoạt sau khi đã xử lý hồ sơ bộ được thoát vào đường cống riêng. Trước mắt khi chưa có hệ thống thoát nước thải độc lập, các tuyến cống này được đấu nối vào hệ thống cống thoát nước mưa tại một số điểm. Từ điểm đấu nối trở đi, hệ thống thoát nước là hệ thống cống chung.

* Vệ sinh môi trường:

- Đối với khu vực xây dựng nhà cao tầng quy định các điểm thu gom rác thải tại các bể chứa rác do đơn vị có chức năng làm công tác vệ sinh môi trường đô thị đến thu gom và vận chuyển đến khu xử lý rác của thành phố.

- Đối với khu dân cư hiện có hàng ngày rác thải được thu gom theo giờ quy định, thống nhất

- Đối với trường học, cơ quan, bệnh viện, công cộng phải bố trí bể rác hoặc thùng rác có nắp đậy kín và hợp đồng thu gom vận chuyển rác với đơn vị có chức năng về môi trường đô thị.

- Trên trục đường đặt các thùng rác nhỏ công cộng, khoảng cách của các thùng rác từ 60m ¸80m/1 thùng.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc kiểm tra xác nhận hồ sơ, bản vẽ thiết kế theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định này; chủ trì, phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức công khai quy hoạch chi tiết được duyệt để các tổ chức cơ quan và nhân dân biết, thực hiện.

- Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch được duyệt và xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với đồ án quy hoạch này theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt. Sở Quy hoạch Kiến trúc và Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện.

- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc các sở: Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông Công chính, Kế hoạch và Đầu tư, Địa chính Nhà đất, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Tài chính Vật giá; Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, Chủ tịch UBND các phường: Tân Mai, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ, Giáp Bát và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Nghiên

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 81/2003/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường nối tiếp từ khu Đền Lừ II đến đường Trương Định - Giáp Bát do Ủy ban Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 81/2003/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/07/2003
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Hoàng Văn Nghiên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/07/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản