Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 804/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 28 tháng 5 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG, HỒ SƠ LƯU TRỮ, THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC ĐỐI VỚI KHU DÂN CƯ, XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ, CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP, NHÀ TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG ĐẢM BẢO AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”;

Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 839/TTr-CAT-PV05 ngày 25/4/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về nguyên tắc, quy trình xây dựng, hồ sơ lưu trữ, thẩm quyền xét duyệt, tiêu chí đánh giá phân loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (ANTQ) đối với khu dân cư, xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các văn bản trước đây quy định tiêu chí đánh giá phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTTở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT BCĐ thực hiện PTTDBVANTQ TW (V05 BCA);
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Chủ tịch UBMTTQ tỉnh;
- Các đ/c thành viên BCĐ 138 tỉnh;
- Lưu: CVP, NC, VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tử Quỳnh

 

QUY ĐỊNH

VỀ NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG, HỒ SƠ LƯU TRỮ, THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ ANTQ ĐỐI VỚI KHU DÂN CƯ, XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP, NHÀ TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG ĐẢM BẢO ANTT Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định  số 804/QĐ-UBND ngày  28/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về nguyên tắc, quy trình xây dựng, hồ sơ lưu trữ, thẩm quyền xét duyệt, tiêu chí đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) đối với khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT)ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quyết định này áp dụng đối với:

1. Thôn, khu phố và đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là khu dân cư); xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).

2. Cơ quan, doanh nghiệp.

3. Nhà trường, gồm: các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, chính quy và giáo dục thường xuyên, ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đó là cơ sở giáo dục mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo), cơ sở giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề), cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tham mưu, xét duyệt, xây dựng, duy trì hoạt động, nhân rộng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT, đánh giá,phân loại mô hình và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Thống nhất hiểu một số từ ngữ trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ như sau:

1. Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

Phong trào bảo vệ ANTQ là hoạt động tự giác, có tổ chức, lôi cuốn đông đảo quần chúng Nhân dân tích cực, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ANTT; tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và tính mạng, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân; xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ ANTT.

2. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là tổng hợp các nội dung, hình thức, biện pháp (điều tra nghiên cứu; xây dựng kế hoạch; tuyên truyền; xây dựng mô hình, điển hình; xây dựng lực lượng nòng cốt; phối hợp các lực lượng; sơ kết, tổng kết...) do các chủ thể sử dụng để đạt được phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

3. Mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT

Mô hình tổ chức quần chúng đảm bảoANTT là hình thức liên kết tập hợp quần chúng ở địa bàn dân cư, trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội; quản lý, giáo dục những người lầm lỗi, nhằm giữ gìn ANTT, an toàn xã hội ở cơ sở.

4. Công tác xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT

Công tác xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT là hoạt động của các cơ quan, tổ chức (cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội) và cá nhân có liên quan trong việc xây dựng, quản lý, hướng dẫn hoạt động của mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT ở cơ sở.

5. Mô hình điển hình, điển hình tiên tiến, xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

- Điển hình là cái tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng cùng loại.

- Điển hình tiên tiến là sự tiêu biểu cho xu thế mới, phát triển theo chiều hướng đi lên, phù hợp với sự vận động của quy luật.

Điển hình tiên tiến có thể là một tập thể (đơn vị, khu dân cư, tổ chức quần chúng) hay một cá nhân. Điển hình tiên tiến cũng có thể là điển hình toàn diện hoặc là điển hình một mặt cụ thể hay điển hình một số mặt.

- Mô hình điển hình tiên tiến, xuất sắc trong trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là những hình mẫu, khuôn mẫu của những tập thể, tổ chức ở vị trí hàng đầu, có tính chất tiêu biểu về hình thức triển khai các biện pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vận động toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ được đúc kết từ thực tiễn do cấp (cơ quan) có thẩm quyền công nhận hoặc thành lập nhằm kịp thời ngăn chặn, không để tội phạm, tệ nạn xã hội xảy ra hoặc nếu có xảy ra phải được phát hiện, xử lý theo quy định.

6. Công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến

Công tác xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTT là việc phổ biến kinh nghiệm điển hình, động viên phong trào thi đua với điển hình. Đó chính là phương pháp lấy người tốt, việc tốt để thúc đẩy trung bình vươn lên; lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, xoá bỏ yếu kém.

7. Công tác phát hiện, xây dựng, củng cố, nhân rộng điển hình tiên tiến, xuất sắc

Công tác phát hiện, xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến, xuất sắc trong trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành tìm ra, tạo lập ra, làm cho bền vững hơn những hình mẫu, khuôn mẫu của những tổ chức, tập thể có vị trí hàng đầu, có tính chất tiêu biểu nhằm áp dụng hoặc hỗ trợ áp dụng các biện pháp do Nhà nước quy định hoặc Nhà nước không cấm, không để tội phạm, tệ nạn xã hội xảy ra hoặc nếu có xảy ra phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tại một địa bàn, lĩnh vực, nhóm đối tượng nhất định. Sau đó, sử dụng những hình mẫu, khuôn mẫu này có thể áp dụng cho các lĩnh vực, địa bàn, nhóm đối tượng khác một cách phù hợp, sáng tạo.

Điều 4. Nguyên tắc chung

1. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQđược chỉ đạo và tổ chức thực hiện thường xuyên từtỉnh đến khu dân cư và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.

2. Việc đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nói chung, mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTTnói riêng phải được tiến hành định kỳ hàng năm vào dịp tổng kết công tác năm (trường hợp đột xuất sẽ có chỉ đạo riêng) và phải bảo đảm công khai, dân chủ, chính xác theo tiêu chí đã quy địnhnhằm thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phát triển.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Tiêu chí đánh giá phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với khu dân cư, cấp xã, cấp huyện

1. Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”(Tối đa 50 điểm)

Phải đảm bảođủ các yêu cầu sau:

- Hàng năm, cấp uỷ Đảng có nghị quyết, chính quyền có kế hoạch về công tác bảo đảm ANTT và bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; 100% hộ gia đình trên địa bàn ký cam kết giao ước thi đua xây dựng khu dân cư “An toàn về ANTT”.

- Triển khai, thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có mô hình tự quản về ANTT.

- Không để xảy ra các hoạt động chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng;tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; gây rối ANTT;mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ Nhân dân; khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.

- Thực hiện các hoạt động phòng ngừa các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác, gồm:kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác so với năm trước;không để xảy ra tội phạm nghiêm trọng và không có công dân của địa phương phạm tội nghiêm trọng trở lên, nếu xảy ra tội phạm phải được phát hiện và báo cáo ngay cấp có thẩm quyền để xử lý kịp thời;không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng;không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng do công dân của địa phương gây ra ở cộng đồng.

- Hàng năm, Bảo vệ dân phố và tương đương, lực lượng Công an cùng cấp phải đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên; không có cá nhân Bảo vệ dân phố và tương đương, Công an chính quy bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

- Có 70% trở lên số đầu mối trên địa bàn được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.

2. Thực hiện tốt công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc , các ngành, đoàn thể và xây dựng các mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT. (Tối đa 41 điểm)

- Hàng năm Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tham gia tích cực, có hiệu quả công tác vận động quần chúng, thực hiện tốt các chương trình phối hợp, quy chế phối hợp, kế hoạch liên ngành về đảm bảo ANTT đã ký kết với lực lượng Công an cùng cấp.

- Kịp thời phát hiện hòa giải các mẫu thuẫn trong nội bộ Nhân dân và giải quyết các vụ việc về lĩnh vực ANTT thuộc thẩm quyền của địa phương đạt từ 80% trở lên.

- Thực hiện tốt công tác phát động và tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người.

- Thực hiện tốt công tác xây dựng các mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT.

- Tích cực vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú; Nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi, người chấp hành xong án phạt tù, đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngỳ 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

3. Tổ chức Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh. (Tối đa 6 điểm)

- Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ cơ sở.

- Không có cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham ô, hối lộ…, suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.

- Nội bộ đoàn kết, thống nhất.

4. Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học.(Tối đa 3 điểm)

Điều 6. Tiêu chí đánh giá phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối vớicơ quan, doanh nghiệp, nhà trường

1. Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”. (Tối đa 50 điểm)

Phải đảm bảo đủ các yêu cầu sau:

- Hàng năm, cấp uỷ Đảng có nghị quyết (đối với nơi có tổ chức Đảng), Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có kế hoạch về công tác bảo đảm ANTT; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; có nội quy, quy chế bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý, giáo dục người học; phòng, chống cháy nổ và 100% cán bộ,giáo viên, công nhân viên, người học từ cấp THCS trở lên ký cam kết giao ước thi đua thực hiện tốt các nội quy, quy chế và xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” gắn với các phong trào thi đua của Ngành.

- Triển khai, thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm ANTT, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn (đối cới cơ quan, doanh nghiệp); có kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường - chính quyền địa phương - gia đình người học (nếu người học là học sinh phổ thông) trong công tác bảo đảm ANTT trường học và quản lý, giáo dục người học (đối với nhà trường); có mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, ký túc xá, nhà trọ; tự bảo vệ vật tư, tài sản trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.

- Không để xảy ra các hoạt động gây rối, biểu tình, lập các hội, nhóm tuyên truyền phát triển đạo, khiếu kiện và tụ tập đông người, đình công trái với quy định của pháp luật; mất trộm tài sản, để lộ công nghệ, bí mật nhà nước; tội phạm và bạo lực học đường; cháy nổ, tai nạn lao động nghiêm trọng; không có cán bộ, công nhân viên, giáo viên, người học phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội.

- Xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách (nếu có) trong sạch, vững mạnh; hàng năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

- Có 70% số đầu mối trực thuộc (khoa, phòng, ban, tổ, đội, bộ môn…) trở lên đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.

2. Thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. (Tối đa 41 điểm)

- Thực hiện tốt công tác phát động và tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người.

- Thực hiện tốt công tác phối hợp với lực lượng Công an cùng cấp về nhiệm vụ đảm bảo ANTT.

- Thực hiện tốt công tác xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT.

- Tích cực vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú; Nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng.

3. Tổ chức Đảng (nơi có tổ chức Đảng), chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh. (Tối đa 6 điểm)

- Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ cơ sở.

- Không có cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham ô, hối lộ…, suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.

- Nội bộ đoàn kết, thống nhất.

4. Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học.(Tối đa 3 điểm)

Điều 7. Tiêu chí phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

Căn cứ vào mức độ đạt Tiêu chí đánh giá phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của các chủ thể quy định tại các Điều 5, 6 Quy định này chia thành 05 loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình và yếu. Cụ thể:

1. Loại xuất sắc đảm bảo các yêu cầu sau:

- Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước đó và năm đó) được xếp loại tốt về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

- Về khen thưởng trong năm:

+ Đối với khu dân cư: được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp huyện và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).

+ Đối với cấp huyện và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường:được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).

- Về danh hiệu thi đua của lực lượng chức năng, chuyên trách và bán chuyên trách trong năm:

+ Công an cùng cấp phải đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

+ Lực lượng bảo vệ chuyên trách của cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trở lên (nếu có); không có cá nhân bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

+ Đối với khu dân cư: Không có cá nhân cán bộ chủ chốt, công an viên bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

2. Loại tốt: Đạt từ 95 điểm đến 100 điểm.

3. Loại khá: Đạt từ 80 điểm đến dưới 95 điểm.

4. Loại trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm.

5. Loại yếu: Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” hoặc đạt dưới 50 điểm.

(Có biểu điểm kèm theo).

Điều 8. Tiêu chí đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT

1. Mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắcphải đảm bảo đủ các yêu cầu sau:

1.1. Bảo đảm tính thực tiễn:

Mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT điển hình tiêu biểu, xuất sắc phải gắn với giải quyết nhiệm vụ bảo vệ ANTT trên địa bàn, lĩnh vực, phạm vi hoạt động của mô hình; phải gắn với giải quyết các tiêu chí về ANTT do pháp luật và cấp có thẩm quyền quy định.

1.2. Bảo đảm tính hợp pháp:

- Mô hình phải do cấp có thẩm quyền (có đủ tư cách pháp nhân) quyết định thành lập hoặc quyết định công nhận bằng văn bản, trong đó: phải xác định rõ tên gọi mô hình, nguồn gốc của mô hình (thành lập mới hoặc nhân rộng từ mô hình sẵn có), thời gian thành lập, chủ thể được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động của mô hình (chủ thể chính); đơn vị phối hợp; xác định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, địa bàn, đối tượng tác động của mô hình; thành lập ban chủ nhiệm (ban chỉ đạo, ban chỉ huy, ban tổ chức, ban điều hành, ban vận động…, sau đây gọi chung là ban chủ nhiệm) để điều hành hoạt động của mô hình (nếu cần thiết).

- Tên gọi của mô hình phải phù hợp với phân loại về mô hình.

- Quy chế hoạt động (nội quy hoạt động, điều lệ hoạt động, quy ước hoạt động..., sau đây gọi chung là quy chế hoạt động) không trái với quy định của pháp luật, trong đó phải xác định rõ nguyên tắc, chế độ, nội dung hoạt động; nguồn kinh phí; phân công trách nhiệm của các thành viên; mối quan hệ phối hợp với các chủ thể có liên quan…

- Một số thành viên chính tham gia mô hình (thành viên nòng cốt) đã được tham gia các lớp hướng dẫn, tập huấn về nghiệp vụ phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội do các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể tổ chức hoặc đã có kinh nghiệm, đã từng tham gia công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

1.3. Bảo đảm tính hiệu quả:

- Mô hình được xây dựng, nhân rộng đáp ứng tốt yêu cầu phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở mức độ được đánh giá là ở vị trí nổi bật, hàng đầu trong toàn bộ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

- Mô hình phải được hoạt động thường xuyên, liên tục đảm bảo theo quy chế hoạt động.

- Trong 01 năm mô hình phải trực tiếp hoặc tham gia giải quyết có hiệu quả ít nhất từ 01 vụ việc có liên quan đến ANTT.

- Khu dân cư, cấp xã, cấphuyện, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường nơi có mô hình hoạt động hàng năm phải đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.

1.4. Về xếp loại và khen thưởng hàng năm:

- Ít nhất 02 năm liền trở lên(năm liền trước và năm đó) mô hình được xếp loại xuất sắc.

- Trong năm mô hình đó hoặc thành viên trong mô hình được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).

1.5.Về hồ sơ lưu trữ: đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định, sạch sẽ, gọn gàng, khoa học.

2. Mô hình xuất sắc đảm bảo đủ các yêu cầu sau:

- Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước và năm đó) mô hình được xếp loại tốt.

- Trong năm mô hình hoặc thành viên trong mô hình được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).

- Không có thành viên nào của mô hình bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên, không để người thân vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố trước pháp luật;

- Hồ sơ đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định, sạch sẽ, gọn gàng, khoa học.

3. Mô hình hoạt động tốt đảm bảo đủ các yêu cầu sau:

- Duy trì hoạt động tích cực thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch, quy chế hoạt động.

- Kết quả hoạt động được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường ghi nhận.

- Định kỳ hàng năm có sơ kết, tổng kết và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.

- Trong năm mô hình đó hoặc thành viên trong mô hình được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp huyện và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).

- Không có thành viên của mô hình nào bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không để người thân vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố trước pháp luật.

- Hồ sơ đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định, khoa học.

4. Mô hình hoạt động khá đảm bảo đủ các yêu cầu sau:

- Duy trì hoạt động tích cực thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch, quy chế hoạt động.

- Kết quả hoạt động được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường ghi nhận.

- Định kỳ hàng năm có sơ kết, tổng kết và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.

- Trong năm mô hình đó hoặc thành viên trong mô hình được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp xã và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).

- Hồ sơ đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định, khoa học.

5. Mô hình hoạt động trung bình

- Mô hình hoạt động chưa tích cực, mang tính thời vụ (các dịp lễ, Tết).

- Định kỳ hàng năm có sơ kết, tổng kết và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.

- Được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường ghi nhận.

- Trong năm không được khen thưởng.

- Hồ sơ đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định.

6. Mô hình hoạt động yếu

- Mô hình không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng kém hiệu quả.

- Định kỳ hàng năm không sơ kết, tổng kết và không có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.

- Không có hồ sơ hoặc hồ sơ không đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định.

Điều 9. Tiêu chí xác định loại hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT

Phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT khá phong phú, đa dạng, không có hình mẫu chung. Do đó thống nhất phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninhtheo 03 loại hình cơ bản sau:

1. Loại hình các tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT có chức năng tư vấn, chỉ đạo

- Đặt dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.

- Đây là các tổ chức không chuyên trách có nhiệm vụ tư vấn cho cấp ủy, chính quyền, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đề ra chủ trương, biện pháp và chỉ đạo công tác ANTT trên địa bàn, trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.

- Các thành viên là người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, do người đứng đầu cấp ủy Đảng hoặc chính quyền làm trưởng, người đứng đầu cơ quan (đơn vị, bộ phận) chức năng làm thường trực.

- Ví dụ: Ban Chỉ đạo, Hội đồng bảo vệ ANTT, Hội đồng ANTT...

2. Loại hình các tổ chức quần chúng đảmbảo ANTT có chức năng vừa quản lý, vừa thực hành

- Đặt dưới sự chỉ đạo của lực lượng chức năng về ANTT (Công an cấp xã).

- Có ban điều hành do người có uy tín, người có chức danh đứng đầu, được thành lập theo quyết định của chính quyền cơ sở.

- Có trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động cụ thể.

- Ví dụ: Ban Bảo vệ dân phố, Ban ANTT, Tổ dân phòng theo Quyết định 181 của UBND tỉnh...

3. Loại hình các tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT có chức năng thực hành, mang tính chất tự quản (tổ chức quần chúng tự quản về ANTT)

Đây là loại hình mô hình được thành lập tại địa bàn dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ ANTT ở cơ sở:

- Theo cơ cấu ở các cụm dân cư, khu phố, số nhà, như: Tổ ANND, tổ liên gia, hộ gia đình tự quản, số nhà tự quản, chung cư tự quản, khu nhà trọ an toàn...

- Theo vị trí địa lý, liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức bảo vệ ANTT, như: Cụm an ninh giáp ranh, liên kết Trường - Công an cấp xã, liên kết giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương đóng trên cùng một địa bàn...

- Theo cơ cấu ở các tổ, đội sản xuất, phân xưởng, phòng, ban, như: Tổ dân phòng, tổ an ninh công nhân...

- Theo lĩnh vực chuyên đề cụ thể hoặc mang tính mục tiêu, khẩu hiệu, như: Đội dân phòng PCCC, “Quản lý, giáo dục, cảm hóa và giúp đỡ chị em phụ nữ lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng”, “2 giảm, 4 giữ”, “2 không, 2 phòng”; “Tuyên truyền, vận động Nhân dân, con em trong gia đình không vi phạm pháp luật”…

- Nhằm thu hút đối tượng cụ thể vào hoạt động bảo vệ ANTT, như: Cựu chiến binh tham gia bảo đảm TTATGT, Đội thanh niên xung kích an ninh, Tuổi trẻ với công tác phòng chống tội phạm trên truyến giao thông, “CLB Phụ nữ tham gia công tác phòng chống tội phạm và TNXH”, Quỹ “Doanh nhân với ANTT”, Đội thiếu niên sao đỏ...

Điều 10. Quy trình xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT

1. Bước 1: Khảo sát, đánh giá tình hình địa bàn.

- Nghiên cứu chọn địa điểm: Chọn địa điểm để xây dựng mô hình cần tập trung ở các khu vực, điểm phức tạp về an toàn giao thông, ANTT.

- Đánh giá tình hình chung có liên quan: Đặc điểm địa bàn về địa lý, phân bổ dân cư, phong tục tập quán, tôn giáo, dân tộc.

- Tình hình ANTT trên địa bàn: Âm mưu, hoạt động của kẻ địch, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các loại đối tượng trên địa bàn; những vụ việc gần đây.

- Tình hình Nhân dân: Chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật; những mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân.

- Tình hình hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở: Đảng, chính quyền, các đoàn thể; sự nhất trí, mâu thuẫn; các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, vi phạm dân chủ.

- Tình hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, lực lượng nòng cốt, mô hình, ý thức cảnh giác, phòng ngừa của Nhân dân.

- Những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách mà các tội phạm có thể lợi dụng.

2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch, tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia mô hình.

- Sau khi đã chọn địa điểm xây dựng mô hình, đề xuất cấp ủy cấp xã, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường ra nghị quyết chuyên đề chỉ đạo.

- Cơ quan (đơn vị) chức năng hoặc bộ phận được giao việc có trách nhiệm tham mưu xây dựng các văn bản liên quan đến xây dựng mô hình.

+ Kế hoạch xây dựng mô hình, cần thể hiện rõ mục tiêu, yêu cầu đạt được; tên gọi, tiêu chí của mô hình; đối tượng tham gia và tiêu chuẩn những người tham gia; nội dung mà mô hình tập trung giải quyết; hình thức, phương pháp tiến hành; công tác sơ, tổng kết; giải pháp, thời gian, kinh phí, phương tiện thực hiện và phân công, phân nhiệm cụ thể...).

+ Xây dựng quy chếhoạt động của mô hình xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, phương thức hoạt động;trách nhiệm của từng cá nhân và các mối quan hệ của tổ chức, cá nhân; các hình thức khuyến khích và kỷ luật; quy định về các khoản thu - chi duy trì hoạt động của mô hình đảm bảo đúng quy định của pháp luật...

+ Chương trình hành động, giao ước thi đua(quy chế phối hợp)...

- Tổ chức phát động tập trung, vận động cá biệt và tuyên truyền trên phương tiện truyền thanh, báo, truyền hình… giới thiệu về mục đích, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, hình thức động viên khen thưởng… một cách công khai, rộng rãi trong Nhân dân.

- Tổ chức họp Nhân dân: Thảo luận, lấy ý kiến của Nhân dân về kế hoạch, quy chế hoạt động, giao ước thi đua (quy chế phối hợp)... và lập danh sách các thành viên tham gia, dự kiến ban chủ nhiệm, các chức danh (chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, trưởng ban, phó trưởng ban, tổ trưởng, tổ phó...) và lực lượng nòng cốttrên cơ sở tự nguyện và tín nhiệm của Nhân dân.

- Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung trên với cấp có thẩm quyền (UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường)để ra quyết định công nhận mô hình.

- Chuẩn bị dự thảo quyết định thành lập mô hình, ban chủ nhiệm, danh sách thành viên.

- Hoàn thiện các tài liệu cần có trong hồ sơ của một mô hình, trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.

- Chuẩn bị công cụ hỗ trợ trang bịcho mô hình

- Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết để ra mắt mô hình.

3. Bước 3: Tổ chức lễ phát động và ra mắt mô hình.

Sau khi cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập mô hình thì tổ chức lễ phát động và ra mắt mô hình. Đây là thủ tục cần thiết vừa mang tính chất tuân thủ pháp luật, vừa động viên khích lệ các thành viên tham gia mô hình, đồng thời gắn trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên với tổ chức mà mình tham gia, trang bị phương tiện vật chất cần thiết để họ tổ chức lễ phát động ra mắt mô hình một cách trang trọng, tạo khí thế ban đầu.

- Xây dựng kế hoạch ra mắt mô hình báo cáo cấp có thẩm quyền.

- Tổ chức quán triệt trong cán bộ chủ chốt, các đoàn thể cùng cấp.

- Tổ chức họp dân (buổi lễ, hội nghị) ra mắt mô hình, tiến hành các công việc sau:

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

+ Trình bày báo cáo khảo sát, đánh giá tình hình địa bàn; kế hoạch xây dựng mô hình.

+ Công bố nghị quyết của cấp ủy chỉ đạo xây dựng mô hình và quyết định của Chủ tịch UBND về thành lập (công nhận) mô hình, ban chủ nhiệm và các chức danh.

+ Thông qua quy chế hoạt động mô hình, chương trình hành động.

+ Ban chủ nhiệm và các thành viên mô hình ra mắt.

+ Trao công cụ hỗ trợ, sổ tay ghi chép, văn phòng phẩm cho ban chủ nhiệm mô hình (nếu có).

+ Ký kết giao ước thi đua (quy chế phối hợp).

+ Đại diện Lãnh đạo cấp trên phát biểu.

+ Kết thúc buổi họp (buổi lễ, hội nghị).

4. Bước 4: Triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra, đánh giá.

- Tiếp tục tổ chức phát động tập trung, vận động cá biệt và tuyên truyền trên phương tiện truyền thanh, báo, truyền hình… giới thiệu về mục đích, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, hình thức động viên khen thưởng; đồng thời vận động Nhân dân tự nguyện xin tham gia mô hình.

- Triển khai thực hiện các nội dung đã nêu trong nghị quyết, kế hoạch và những nội dung đã nêu trong quy chế hoạt động.

- Tổ chức tập huấn về nội dung, quy chế, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp hoạt động và những quyền hạn của tổ chức theo những quy định chung; đồng thời cơ quan chuyên môn phải tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên, truyền đạt những kinh nghiệm xử lý đối với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thi hành nhiệm vụ.

- Thường xuyên xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát địa bàn xây dựng mô hình.

- Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; biểu dương, đề nghị các cấp khen thưởng, động viên, nhân điển hình.

- Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng mô hình.

- Củng cố, kiện toàn ban chủ nhiệm, các chức danh và thành viên mô hình.

- Xây dựng kế hoạch, điều chỉnh các nội dung thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Điều 11. Phương pháp nhân rộng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT vàđiển hình tiến tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

- Tổ chức hội nghị tổng kết để rút kinh nghiệm, tôn vinh các điển hình và phát động phong trào thi đua với điển hình.

- Tổ chức hội thảo để trao đổi kinh nghiệm của điển hình và áp dụng kinh nghiệm đó vào địa phương, đơn vị mình.

- Tổ chức Hội nghị ký kết thi đua với điển hình; hội nghị bình chọn điển hình.

- Tổ chức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng; gửi thông báo kinh nghiệm, gương điển hình tiên tiên qua báo, Đài phát thanh, bản tin, trang website…

Điều 12. Quy trình thanh loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT

1. Bước 1: Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình hiện có (dựa vào tiêu chí đánh giá, phân loạimô hình tổ chức quần chúng đảm bảoANTT quy định tại Điều 8 của Quy định này).

2. Bước 2: Đề xuất cấp có thẩm quyền thanh loại mô hình.

3. Bước 3: Quyết định thanh loại mô hình.

- Việc thanh loại chỉ thực hiện đối với mô hình phân loại hoạt động yếu hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương từ 02 năm liền trở lên.

- Sau khi có Quyết định thanh loại mô hình cần phải báo cáo với cơ quan Công an cấp trên và thông báo trên hệ thống truyền thanh về việc thanh loại, chấm dứt hoạt động của mô hình.

Điều 13. Hồ sơ mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT

Gồm các loại tài liệu sau:

- Báo cáo khảo sát tình hình ANTT trên địa bàn xây dựng mô hình.

- Tờ trình, báo cáo đề xuất xây dựng mô hình.

- Nghị quyết của Đảng ủy (Chi bộ) chỉ đạo xây dựng mô hình.

- Kế hoạch xây dựng mô hình.

- Quyết định thành lập ban chủ nhiệm mô hình và các chức.

- Quyết định công nhận mô hình và danh sách thành viên mô hình.

- Quy chế hoạt động mô hình (Quyết định ban hành Quy chế hoạt động).

- Chương trình hành động.

- Quyết định kiện toàn ban chủ nhiệm mô hình và các chức danh (khi có thay đổi).

- Quyết định kiện toàn mô hình khi có thay đổi thành viên tham gia mô hình.

- Các quyết định khen thưởng, kỷ luật.

- Các kế hoạch, báo cáo định kỳ theo Quy chế hoạt động mô hình và sơ kết, tổng kết hàng năm hoặc sổ nhật trình ghi chép đầy đủ quá trình hoạt động của mô hình.

- Các văn bản đánh giá, phân loại mô hình.

- Sổ theo dõi thu - chi quỹ (nếu có quỹ).

- Các tài liệu khác (nếu có).

Điều 14. Hồ sơ công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ(bao gồm cả công tác dân vận của lực lượng Công an; công tác phối hợp với các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, tổ chức đoàn thể; công tác công an xây dựng nông thôn mới...)

- Các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

- Các văn bản triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện.

- Các văn bản báo cáo kết quả triển khai thực hiện của cấp dưới.

(Chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình, hướng dẫn, quyết định, báo cáo, thông báo, công văn, văn bản đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT...).

Điều 15.Mốc tính thời gian đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và mô hình tổ chức quần chúng đảm bảoANTT

Để phù hợp với thời gian xét thi đua khen thưởng tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hàng năm, mốc thời gian đánh giá, phân loại mô hình và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được tính từ ngày 16/10 năm trước đến ngày 15/10 năm sau (Riêng nhà trường mốc thời gian tính từ ngày tổng kết năm học trước đến trước tổng kết năm học sau).

Điều 16. Thẩm quyền xét duyệt thành lập, thanh loại, đánh giá,phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

1. Thẩm quyền đánh giá,phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

Định kỳ, đột xuất, cấp ủy, chính quyền khu dân cư, cấp xã, cấp huyện và Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường chỉ đạo; lực lượng chức năng cùng cấp (Công an, bảo vệ) hoặc bộ phận được giao việc tham mưu đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với địa bàn, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý và theo sự phân công, phân cấp cũng như đối với địa bàn, lĩnh vực của mình (bằng văn bản) để kịp thời đưa ra các giải pháp thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phát triển, đồng thời phục vụ công tác xét duyệt thi đua khen thưởng tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hàng năm và trong các dịp sơ kết, tổng kết chuyên đề. Cụ thể như sau:

1.1. Bí thư chi bộ, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban công tác Mặt trận, Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có trách nhiệm tự đánh giá,phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn khu dân cư,cơ quan, doanh nghiệp, nhà trườngmà mình là người đứng đầu.

1.2. UBNDcấp xã có thẩm quyền đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với các khu dân cư,nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và địa bàn xã mình.

1.3. UBND cấp huyện có thẩm quyền đánh giá,phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với các xã; cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý; các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan cấp tỉnh đóng trên địa bàn huyện theo sự phân công, phân cấp và địa bàn huyện mình.

1.4. UBND cấp tỉnh có thẩm quyền đánh giá,phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với cấpxã, cấp huyện, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh theo sự phân công, phân cấp và trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh.

2. Thẩm quyền xét duyệt xây dựng, thanh loại, đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT

2.1. Định kỳ, ban chủ nhiệm mô hình có trách nhiệm tự đánh giá,phân loại mô hình của mình.

2.2.Cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường, các tổ chức đoàn thể cùng cấp với cơ quan (đơn vị) chức năng hoặc bộ phận được giao việctham mưu đề nghị xây dựng mô hình có thẩm quyền xét duyệt, ra quyết định thành lập, thanh loạivà đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT trên địa bàn.

Chương 3

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Điều 17. Khen thưởng

Những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nói chung, trong xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT nói riêng được đơn vị chức năng (bộ phận được giao việc) cùng cấp lựa chọn đề nghị các cấp biểu dương, khen thưởng đột xuất và định kỳ (sơ kết, tổng kết các chuyên đề, các chương trình phối hợp về thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT và tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hàng năm) theo hướng dẫn cụ thể của từng cấp, từng ngành về đối tượng, tiêu chuẩn, số lượngvà hình thức khen thưởng.

Điều 18. Kỷ luật

- Tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật thì tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

- Thành viên của mô hình vi phạm quy chế hoạt động của mô hình thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hình thức cao nhất là khai trừ ra khỏi mô hình.

Điều 19. Kinh phí hoạt động

Chính quyền các cấp, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường căn cứ tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị, cân đối ngân sách bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội cũng như thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nói chung, công tác xây dựng, duy trì hoạt động, nhân rộng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT trên địa bàn, trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường theo quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính; đồng thời có thể vận động các tầng lớp Nhân dân, các tập thể, cá nhân có lòng hảo tâm tự nguyện tham gia công tác này theo hướng xã hội hóa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (Ban Chỉ đạo 138) các cấp có trách nhiệm tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này.

2. Chủ tịch UBND cấp huyện có thể điều chỉnh, bổ sung tiêu chí hoặc quy định mức đạt các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không được thấp hơn mức quy định tại Quy định này; Đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này ở địa bàn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnhđóng trên địa bàn.

3. Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có thể điều chỉnh, bổ sung tiêu chí hoặc quy định mức đạt các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường nhưng không được thấp hơn mức quy định tại Quy định này; Đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường do mình là người đứng đầu.

4. Lực lượng Công an các cấp là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này ở địa bàn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của cấp trên đóng trên địa bàn.

5. Công an tỉnh có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnhđánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của cấp huyện và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Đồng thời thẩm định kết quả đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của khu dân cư, cấp xã, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc quyền quản lý của cấp xã, cấp huyện phục vụ công tác thi đua khen thưởng.

6. Quy định này được thực hiện thống nhất từ khu dân cư đếncấp tỉnh và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Trong quá trình thực hiện Quy định này có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh (Công an tỉnh - Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ - PV05) để được hướng dẫn kịp thời./.

 

……………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……...……,  ngày .......... tháng ........ năm 20........

 

BIỂU ĐIỂM

Đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm .....................

(Đối với khu dân cư, cấp xã, cấphuyện)

Mục

Tiêu chí đánh giá, phân loại

Điểm

 

Tối đa

Chấm điểm

 

I.

Tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”

50

 

 

1.

Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”

0

 

 

2.

Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”

45

 

 

3.

Định kỳ đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với 100% địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý và theo phân công, phân cấp(nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,5 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)

5

 

 

II.

Thực hiện công tác phối hợp và xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT

41

 

 

1.

Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với Quân sự, MTTQ, Dân vận, Hội Người Cao tuổi, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân cùng cấp

(4)

 

 

0

 

 

- Không có kế hoạch và báo cáo hàng năm

 

- Có đầy đủ kế hoạch, báo cáo hàng năm (cứ thiếu 01 văn bản trừ 0,25 điểm)

4

 

 

2.

Giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền:

(5)

 

 

- Không có vụ việc xảy ra

5

 

 

- Kịp thời phát hiện hòa giải thành công 100% các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân (nếu giảm cứ mỗi 10%  trừ 0,25 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)

2,5

 

 

- Giải quyết vụ việc về lĩnh vực ANTT thuộc thẩm quyền của địa phương đạt từ 80% trở lên (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,5 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)

2,5

 

 

3.

Thực hiện công tác phát động, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Chương trình quốc gia PCTP, ma túy, buôn bán người

(13)

 

 

0

 

 

- Không thực hiện

 

- Có tổ chức phát động, tuyên truyền

(03)

1

 

 

+ Tổ chức phát động 

 

+ Tổ chức tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức, hệ thống loa truyền thanh, viết tin bài... 

1

 

 

+ Tổ chức tuyên truyền thông qua các kỳ tập huấn

1

 

 

+ Tổ chức tuyên truyền tập trung chuyên đề về ANTT: 

(10)

3

 

 

-> Từ 01 buổi đến 03 buổi

 

-> Từ 04 buổi đến 08 buổi

6

 

 

 

-> Từ 09 buổi trở lên

10

 

 

4.

Xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT

(14)

 

0

 

 

- Không có mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT hoặc có nhưng 100% hoạt động yếu, hình thức

 

 - Có mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT hoạt động trung bình (Có mô hình yếu cứ 10% trừ 1 điểm, làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)

8

 

 

+ Có tỷ lệ mô hình đạt khá trở lên trên 50%

2

 

 

+ Có mô hình đạt xuất sắc, mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc

2

 

 

- Định kỳ đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT ở cơ sở đối với 100% mô hình hiện có trên địa bàn, thuộc lĩnh vực phụ trách (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,2 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)

2

 

 

 

 

4.

Vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú và quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

(5)

 

 

0

 

 

- Không nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

 

- Có nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

 

1

 

 

+ Chưa có người tiến bộ

 

+ Có người tiến bộ

2

 

 

+ Có người tiến bộ không tái phạm

3

 

 

- Vận động được đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú

 

 

 

+ Không vận động được

0

 

 

+ Có vận động được

2

 

 

III.

Tổ chức Đảng (nơi có tổ chức Đảng), chính quyền, ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh

6

 

 

1.

Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ

4

 

 

2.

Không có cán bộ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên

1

 

 

3.

Nội bộ đoàn kết, thống nhất

1

 

 

IV.

Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học

3

 

 

1.

Đầy đủ theo quy định

2

 

 

2.

Sắp xếp khoa học, sạch sẽ, gọn gàng

1

 

 

Tổng cộng:

100

 

 

Xếp loại:

 

 

Xếp loại năm liền trước:

 

Khen thưởng trong năm:

 

Kết luận xếp loại:

 

 

CƠ QUAN (ĐƠN VỊ) THAM MƯU
(BỘ PHẬN ĐƯỢC GIAO VIỆC)
(Chữ ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, họ tên)

PHÊ DUYỆT CỦA CẤP
CÓ THẨM QUYỀN
(Chữ ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, học tên
)

Ghi chú:

(1) Xếp loại phong trào xuất sắc: Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước và năm đó) được xếp loại tốt về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; trong năm được cấp có thẩm quyền khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng), từ UBND cấp huyện và tương đương trở lên (đối với khu dân cư), từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên (đối với cấp xã, cấp huyện); năm đó Công an cùng cấp phải đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” trở lên, không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên; không có cá nhân cán bộ chủ chốt, công an viên của khu dân cư bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. (2) Xếp loại phong trào tốt: Đạt từ 95 điểm đến 100 điểm.(3) Xếp loại phong trào khá: Đạt từ 80 điểm đến dưới 95 điểm. (4) Xếp loại phong trào trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm. (5) Xếp loại phong trào yếu: Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” hoặc đạt dưới 50 điểm./.

 

……………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……...……,  ngày .......... tháng ........ năm 20........

 

BIỂU ĐIỂM

Đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm .....................

(Đối với cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường)

Mục

Tiêu chí đánh giá, phân loại

Điểm

Tối đa

Chấm điểm

I.

Tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”

50

 

1.

Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”

0

 

2.

Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”

45

 

3.

Định kỳ đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với 100% địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,5 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)

5

 

II.

Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

41

 

(15)

 

0

 

1.

Thực hiện công tác phát động, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Chương trình quốc gia PCTP, ma túy, buôn bán người

- Không thực hiện

- Có tổ chức phát động, tuyên truyền

(3)

1

 

+ Tổ chức phát động 

+ Tổ chức tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức, hệ thống loa truyền thanh, viết tin bài... 

1

 

+ Tổ chức tuyên truyền thông qua các kỳ tập huấn

1

 

+ Tổ chức tuyên truyền tập trung chuyên đề về ANTT:

(12)

3

 

-> Từ 01 buổi đến 03 buổi

-> Từ 04 buổi đến 08 buổi

8

 

-> Từ 09 buổi trở lên

12

 

2.

Thực hiện tốt công tác phối hợp với lực lượng Công an cùng cấp về nhiệm vụ đảm bảo ANTT

(2)

 

- Không có kế hoạch và báo cáo hàng năm

0

 

- Có đầy đủ kế hoạch, báo cáo hàng năm (cứ thiếu 01 văn bản trừ 1 điểm)

2

 

3.

 

Xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT

(14)

 

0

 

- Không có mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT hoặc có nhưng 100% hoạt động yếu, hình thức

- Có mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT hoạt động trung bình(Có mô hình yếu cứ 10% trừ 1 điểm, làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)

8

 

+ Có tỷ lệ mô hình đạt khá trở lên trên 50%

2

 

+ Có mô hình đạt xuất sắc, mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc

2

 

- Định kỳ đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT ở cơ sở đối với 100% mô hình hiện có trong cơ quan, đơn vị (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,1 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)

2

 

 

4.

Vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú và quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

(10)

 

 

0

 

- Không nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

- Có nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

 

 

3

 

+ Chưa có người tiến bộ

+ Có người tiến bộ

5

 

+ Có người tiến bộ không tái phạm

7

 

- Có vận động được đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú

3

 

III.

Tổ chức Đảng (nơi có tổ chức Đảng), chính quyền, ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh

6

 

1.

Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ

4

 

2.

Không có cán bộ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên

1

 

3.

Nội bộ đoàn kết, thống nhất

1

 

IV.

Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học

3

 

1.

Đầy đủ theo quy định

2

 

2.

Sắp xếp khoa học, sạch sẽ, gọn gàng

1

 

Tổng cộng:

100

 

Xếp loại:

 

 

Xếp loại năm liền trước:

 

 

Khen thưởng trong năm:

 

 

Kết luận xếp loại.:

 

 

 

CƠ QUAN (ĐƠN VỊ) THAM MƯU
(BỘ PHẬN ĐƯỢC GIAO VIỆC)
(Chữ ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, họ tên)

PHÊ DUYỆT CỦA CẤP
CÓ THẨM QUYỀN
(Chữ ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, học tên
)

Ghi chú:

(1) Xếp loại phong trào xuất sắc: Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước và năm đó) được xếp loại tốt về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; trong năm được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng); năm đó lực lượng bảo vệ chuyên trách đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trở lên (nếu có), không có cá nhân bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. (2) Xếp loại phong trào tốt: Đạt từ 95 điểm đến 100 điểm. (3) Xếp loại phong trào khá: Đạt từ 80 điểm đến dưới 95 điểm. (4) Xếp loại phong trào trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm. (5) Xếp loại phong trào yếu: Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” hoặc đạt dưới 50 điểm./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 804/QĐ-UBND năm 2019 quy định về nguyên tắc, quy trình xây dựng, hồ sơ lưu trữ, thẩm quyền xét duyệt, tiêu chí đánh giá phân loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đối với khu dân cư, xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

  • Số hiệu: 804/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/05/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Người ký: Nguyễn Tử Quỳnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/05/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản