Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2021/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2019/QĐ-UBND NGÀY 25/3/2019 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH BAN HÀNH KÈM THEO
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 789/TTr-SNN ngày 08 tháng 11 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1.Vùng phụ cận đối với đập của hồ chứa nước có phạm vi được tính theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 40 Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017.”
b) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 4 và vào sau điểm c khoản 5 như sau:
“d) Kênh có lưu lượng thiết kế từ 2,0 m3/s trở lên, phạm vi vùng phụ cận được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017.”
c) Sửa đổi khoản 6 như sau:
“6. Vùng phụ cận đối với công trình xây đúc nội đồng khác phục vụ lấy nước, tiêu nước (cống, cầu máng, tuynel, đường ống, xi phông...), phạm vi được tính theo lưu lượng thiết kế của kênh kiên cố quy định tại khoản 5 Điều 4 Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và điểm b Điều này”.
d) Bổ sung khoản 8a sau khoản 8 như sau:
“8a. Vùng phụ cận của đập dâng (bai):
a) Phần thuộc lòng sông, suối: Phạm vi vùng phụ cận tính từ phần xây đúc hoặc phần đất đắp cuối cùng trở ra về phía thượng lưu, hạ lưu. Đập cấp II tối thiểu là 50 m, đập cấp III tối thiểu là 30 m, đập cấp IV tối thiểu là 20 m.
b) Phần trên cạn: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ phần ngoài cùng hai vai đập dâng trở ra. Đập cấp II tối thiểu là 15 m, đập cấp III tối thiểu là 10 m, đập cấp IV tối thiểu là 5 m.
c) Cấp công trình đập dâng phân cấp theo đặc tính kỹ thuật quy định tại Bảng 2 Phụ lục II Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ. Đối với đập dâng được phân cấp là đập cấp I, cấp đặc biệt, phạm vi vùng phụ cận được tính như phạm vi đập của hồ chứa nước.”
d) Sửa đổi khoản 9 như sau:
“9. Vùng phụ cận đối với công trình tràn xả lũ của đập, hồ chứa nước:
a) Trường hợp tràn xả lũ nằm trong phạm vi thân đập: Phạm vi vùng phụ cận thuộc phạm vi vùng phụ cận của đập được quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp tràn xả lũ nằm ngoài phạm vi thân đập:
- Đối với tràn xả lũ đã được kiên cố:
+ Phần thuộc đường tràn xả lũ: Phạm vi vùng phụ cận tính từ phần xây đúc cuối cùng của tuyến tràn trở ra về phía hạ lưu. Tràn của đập cấp I tối thiểu là 80m, tràn của đập cấp II tối thiểu là 50 m, tràn của đập cấp III tối thiểu là 30 m, tràn của đập cấp IV tối thiểu là 20 m.
+ Phần tường tràn: Phạm vi vùng phụ cận tính từ phần xây đúc ngoài cùng của hai bên tràn trở ra. Tràn của đập cấp I tối thiểu là 30 m, tràn của đập cấp II tối thiểu là 20 m, tràn của đập cấp III tối thiểu là 10 m, tràn của đập cấp IV tối thiểu là 5 m.
- Đối với tràn xả lũ chưa được kiên cố (tràn đất): Phạm vi vùng phụ cận của tràn tính từ mép ngoài mái đào hai bên tràn trở ra tối thiểu là 5m.”
2. Sửa đổi khoản 3 Điều 5 và bổ sung khoản 4 vào Điều 5 như sau:
a) Sửa đổi khoản 3 như sau:
“3. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với các công trình bắt buộc phải cắm mốc thực hiện theo quy định tại Điều 18; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24 của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
b) Bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Đối với các công trình thủy lợi khác:
a) Đối với tràn xả lũ nằm ngoài phạm vi thân đập của hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m trở lên, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý tối thiểu mỗi bên tràn có một mốc ở điểm đầu tràn và một mốc ở điểm cuối về phía hạ lưu tràn. Tại các điểm chuyển hướng của đường chỉ giới phải có mốc.
b) Đối với đập dâng (bai) có chiều cao từ 7 m trở lên, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, mỗi bên bai tối thiểu có một mốc ở điểm đầu về phía thượng lưu bai và một mốc ở điểm cuối về phía hạ lưu bai. Tại các điểm chuyển hướng của đường chỉ giới phải có mốc.
c) Các công trình thủy lợi khác nằm trong khu dân cư, khu đô thị phải thực hiện cắm mốc, số lượng và khoảng cách mốc tùy thuộc vào yêu cầu quản lý. Trường hợp công trình có bờ bao thì bờ bao được coi như mốc chỉ giới.
d) Các nội dung khác về lập, thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác thực hiện theo Điều 18; khoản 1 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24 của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
Điều 2. Quy định chuyển tiếp
Những công trình đã được phê duyệt hoặc đang trình cơ quan chức năng thẩm định phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trước ngày Quyết định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.
Các nội dung khác không sửa đổi tại Quyết định này thực hiện theo Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Khi các quy định được viện dẫn tại Quyết định này có thay đổi thì thực hiện theo quy định của các văn bản mới có hiệu lực thi hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2023 về tăng cường quản lý, bảo vệ và xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2Quyết định 1532/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế phối hợp công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 09/2024/QĐ-UBND quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Quyết định 79/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2019/QĐ-UBND quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 79/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Bùi Văn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra