Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 785/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 21 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TIÊN DU GIAI ĐOẠN 2016 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ quốc hội về phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ, về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1831/2013/QĐ-TTg ngày 09/10/2013; số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020; số 1560/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 phê duyệt quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập chương trình phát triển đô thị;

Xét đề nghị của UBND huyện Tiên Du tại Tờ trình số 271/TTr-UBND ngày 31/3/2017; của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số /TTr-SXD ngày 23/5/2017 của Sở Xây dựng về việc trình duyệt Chương trình phát triển đô thị Tiên Du giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Tiên Du giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên chương trình: Chương trình phát triển đô thị Tiên Du, giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Quan điểm và mục tiêu:

2.1. Quan điểm:

- Xây dựng và phát triển Đô thị Tiên Du trở thành đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí của một quận trong tương lai; sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng; đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Kiểm soát phát triển các khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch, từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí nhằm nâng cao chất lượng đô thị, đồng thời phát huy các thế mạnh của huyện Tiên Du để phát triển kinh tế - xã hội.

2.2. Mục tiêu:

- Xây dựng kế hoạch phát triển đô thị Tiên Du nhằm cụ thể quá trình thực hiện quy hoạch đô thị, các quy hoạch chuyên ngành và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

- Đảm bảo sự phát triển đô thị phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội gắn với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Nâng cao chất lượng sống của người dân, thông qua tập trung nguồn lực hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, kiến trúc cảnh quan môi trường đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đô thị để Đô thị Tiên Du đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại IV vào năm 2018; đạt các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2022.

3. Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2020

Năm 2025

1

Diện tích sàn nhà ở bình quân

m2/người

25

30

2

Tỷ lệ nhà kiên cố

%

100

100

3

Đất dân dụng

m2/người

90

110

4

Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị

%

17

≥ 20

5

Mật độ đường

km/km2

8

≥ 10

6

Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng

%

10

50

7

Tỷ lệ hộ dân cư được cấp nước

%

90

100

8

Tiêu chuẩn cấp nước

lít/ng.ng

100

150

9

Mật độ hệ thống thoát nước

km/km2

≥ 4

≥5

10

Tỷ lệ NTSH được thu gom, xử lý

%

80

>90

11

Tỷ lệ CTR được xử lý hợp vệ sinh

%

98

100

12

Tỷ lệ CT y tế được xử lý, tiêu hủy

%

100

100

13

Tỷ lệ chiếu sáng đường chính

%

95

100

14

Tỷ lệ chiếu sáng ngõ xóm.

%

85

100

15

Đất cây xanh toàn đô thị

m2/người

5

≥15

4. Danh mục, lộ trình đầu tư các khu vực phát triển đô thị trên địa bàn

- Khu vực 1: Khu vực thị trấn Lim hiện trạng, nằm hai bên đường ĐT.295B, có quy mô diện tích khoảng 220 ha; chức năng chủ yếu là đô thị hỗn hợp với trung tâm hành chính, chính trị hiện hữu của huyện; các trung tâm thương mại, dịch vụ; các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư cũ và các công trình hạ tầng đô thị; thực hiện, cải tạo chỉnh trang đô thị, các khu dân cư cũ, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và vệ sinh môi trường để nâng cao chất lượng đô thị. Lộ trình thực hiện: Năm 2017-2022.

- Khu vực 2: Phân khu đô thị Lim mở rộng, một phần Khu đại học I và một phần xã Liên Bão, nằm phía nam QL.1 có quy mô diện tích khoảng 600 ha; chức năng chủ yếu phát triển các khu đô thị mới với trung tâm hành chính mới huyện, các trung tâm thương mại cấp đô thị; phát triển đô thị đại học kết hợp với các khu dân cư, các công trình dịch vụ phục vụ trường đại học kết nối với ga đường sắt đô thị. Lộ trình thực hiện: Năm 2017-2025.

- Khu vực 3: Phân khu phía bắc thị trấn Lim, một phần xã Nội Duệ nằm phía bắc đường sắt có quy mô diện tích khoảng 700 ha; chức năng chủ yếu là phát triển các khu đô thị mới với trung tâm là ga đường sắt đô thị và các công trình thương mại dịch vụ; bổ sung công trình hạ tầng xã hội hỗ trợ khu vực thị trấn Lim hiện trạng. Lộ trình thực hiện: Năm 2017-2030.

- Khu vực 4: Khu vực trung tâm các xã Hiên Vân, Việt Đoàn và các dự án khu đô thị mới xung quanh các dãy núi thuộc xã Hiên Vân, Việt Đoàn, Phật Tích có quy mô diện tích khoảng 600 ha; chức năng chủ yếu là phát triển các khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái, kết hợp bảo tồn không gian làng, cải tạo không gian cảnh quan và môi trường sinh thái các dãy núi. Lộ trình thực hiện: Năm 2017-2030.

5. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng theo từng giai đoạn

5.1. Nhóm dự án ưu tiên thực hiện:

a) Nhóm các tiêu chuẩn về hạ tầng xã hội.

- Phát triển nhà ở:

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, các khu đô thị, khu nhà ở mới theo quy hoạch; phát triển các khu dân cư, dịch vụ: Khu đô thị mới Tiên Du (dành quỹ đất cho xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân); khu đô thị mới Lim 1, Lim 2; các khu dân cư dịch vụ thôn Lũng Sơn, thôn Duệ Đông; khu tái định cư mở rộng ĐT.295B...

Phát triển các khu chung cư dọc đường ĐT.295C trên cơ sở hình thành đường ĐT.295C và đường sắt đô thị; triển khai các dự án nhà ở cho sinh viên trên cơ sở đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đại học I, II.

- Công trình hành chính, văn hóa, TDTT: Xây dựng Trung tâm hành chính mới; Khu văn hóa Đồi Lim, trung tâm thể thao huyện Tiên Du; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; công viên mới, trung tâm văn hóa cấp đô thị.

- Y tế, Giáo dục: Khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bệnh viện và y tế nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn bệnh viện Quốc tế; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu đại học I; hệ thống các trường học từ mầm non đến Trung học phổ thông chất lượng cao.

- Phát triển dịch vụ thương mại-du lịch: Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các công trình thương mại, dịch vụ; tạo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, du lịch, giáo dục đào tạo: Khu du lịch Phật Tích; các khu dịch vụ du lịch sinh thái; cải tạo khôi phục sông Tiêu Tương; bảo tồn không gian làng; phát triển dịch vụ tổng hợp, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị…

- Công nghiệp: Tiếp tục thu hút các dự án lấp đầy các khu, cụm công nghiệp: KCN Tiên Sơn, KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn.

- Chỉnh trang đô thị Lim, cải tạo các khu dân cư cũ và bảo tồn không gian làng trong khu vực đô thị.

b) Nhóm các dự án về hạ tầng kỹ thuật.

- Giao thông: Nâng cấp các tuyến đường tỉnh kết nối vùng huyện và các đô thị xung quanh: Hoàn thiện dự án đường ĐT.295B; nâng cấp, mở rộng ĐT.276 cũ (đoạn từ xã Phú Lâm đến Việt Đoàn); hoàn thiện, nâng cấp mở rộng mặt cắt đường ĐT.287 kết nối với QL38 mới. Đầu tư xây dựng mở rộng và hoàn thiện các đường trục chính, đường liên xã theo tiêu chuẩn đường đô thị: Đường Đại Đồng-Cống Bựu; đường tỉnh 270 cũ (đoạn từ xã Việt Đoàn đến đê xã Cảnh Hưng); đường Hiên Vân - Khắc Niệm; đường Nội Duệ - Tri Phương; đường trục xã Liên Bão (tuyến 1, 2, 3); các tuyến đường trục qua thôn Nội, thôn Kiều, xã Hiên Vân.

- Cấp nước: Nâng cấp công suất nhà máy nước Tri Phương theo quy hoạch, xây dựng hệ thống đường ống cấp nước sạch đến các xã, các khu dân cư.

- Thu gom và xử lý nước thải: Đầu tư xây dựng hồ điều hòa Vân Tương và hệ thống thu gom xử lý nước thải.

- Thu gom và xử lý chất thải rắn: Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung của huyện tại xã Phú Lâm.

- Nghĩa trang: Xây dựng công viên nghĩa trang vĩnh hằng tại khu vực xã Minh Đạo, Tri Phương.

- Công viên, cây xanh: Mở rộng, cải tạo khu vực đồi Lim thành trung tâm văn hóa và công viên cây xanh; công viên hồ điều hòa Vân Tương kết hợp tiêu, thoát nước. Phát triển cây xanh theo mô hình lâm viên sinh thái tại các dãy núi khu vực xã Hiên Vân, Phật Tích, Việt Đoàn; các khu cây xanh thuộc các dự án và công viên cây xanh theo quy hoạch; cải tạo và bảo vệ môi trường các khu dân cư kết hợp với bảo tồn không gian làng.

- Xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị.

5.2. Bảng tổng hợp kinh phí và giai đoạn đầu tư

TT

Nhóm dự án

Tổng đầu tư (tỷ đồng)

Giai đoạn đầu tư

2016-2020

2021-2025

2026-2030

A

Dự án cấp vùng tỉnh

2.587,54

1.337,06

1.100,48

150,00

Các dự án về hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế

22.575,35

15.078,35

1.811,96

1.811,96

Các dự án về hạ tầng kỹ thuật

 4.482,20

1.868,88

775,58

511,08

B

Dự án cấp đô thị

6.500,81

1.244,22

2.422,58

2.834,01

Các dự án về hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế

6.114,19

7.447,05

5.500,00

809,16

Các dự án về hạ tầng kỹ thuật

2.851,34

2.617,91

1000,81

435,06

 

Tổng cộng

9.088,35

2.581,28

3.523,06

2.984,01

(Chi tiết có phụ lục kèm theo)

6. Đề xuất các khu vực phát triển đô thị ưu tiên giai đoạn đầu

- Khu vực 1: Triển khai đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở, các công trình hạ tầng đô thị; cải tạo chỉnh trang đô thị, các khu dân cư cũ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và vệ sinh môi trường trong khu vực thị trấn Lim hiện trạng có quy mô diện tích khoảng 220ha.

- Khu vực 2: Phân khu đô thị Lim mở rộng và một phần xã Liên Bão, nằm phía nam QL.1 có quy mô diện tích khoảng 600ha.

7. Lộ trình và giải pháp thực hiện.

7.1. Lộ trình thực hiện

a) Giai đoạn 2017-2020: Thực hiện các nhóm dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn đầu được đề xuất trong Chương trình để hoàn thiện một số chỉ tiêu còn yếu, còn thiếu so với tiêu chuẩn của đô thị loại IV.

b) Giai đoạn sau năm 2020: Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng để đáp ứng các tiêu chuẩn của một quận của thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Lộ trình cụ thể:

- Quý II/2017: Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị.

- Quý IV/2018: Lập đề án đề nghị công nhận đô thị loại IV; trình phê duyệt trong năm 2019.

- Giai đoạn 2019-2022: Tập trung nguồn lực phát triển đô thị, khắc phục các tiêu chí chưa đạt điểm, điểm thấp, điểm trung bình để nâng cao chất lượng đô thị, đáp ứng các tiêu chuẩn của quận.

- Giai đoạn 2022-2030: Cùng với đô thị lõi hình thành các yếu tố đô thị Văn hóa-Sinh thái-Tri thức-Thông minh.

- Tầm nhìn sau năm 2030: Cùng với đô thị lõi đạt các yếu tố đô thị Văn hóa-Sinh thái-Tri thức-Thông minh.

7.2. Một số giải pháp chung

a) Sử dụng nguồn ngân sách cho các dự án hạ tầng đô thị thiết yếu.

b) Đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

c) Xã hội hóa các dự án phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, các khu đô thị mới, khu nhà ở mới: Thu hút đầu tư hấp dẫn, tạo quỹ đất sạch, ưu đãi đầu tư.

d) Tăng cường quản lý của chính quyền đô thị.

- Xây dựng Đề án mô hình “Chính quyền đô thị”.

- Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị; tăng cường lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đô thị; ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc theo quy hoạch; ban hành quy định về công nhận các tuyến phố văn minh đô thị…

- Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong thực hiện quy hoạch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Xây dựng:

- Thực hiện theo dõi đánh giá thực hiện Chương trình phát triển đô thị Tiên Du.

- Kiểm tra giám sát việc thực hiện các dự án thuộc chương trình; tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo UBND tỉnh. Trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nội dung của Chương trình phát triển đô thị cho phù hợp với thực tiễn.

- Hướng dẫn địa phương trong công tác sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình phát triển đô thị Tiên Du.

2. Các Sở, ngành: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển đô thị.

3. UBND huyện Tiên Du:

- Hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện về Sở Xây dựng và UBND tỉnh.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển đô thị; đẩy mạnh đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về khu vực phát triển đô thị; tổng hợp, báo cáo Sở Xây dựng, UBND tỉnh định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu về tình hình thực hiện các dự án đầu tư và kế hoạch thực hiện các dự án phát triển đô thị.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Nội vụ, Công thương, Giao thông vận tải, Thông tin và truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa-Thể thao và Du lịch; UBND huyện Tiên Du và các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thực hiện.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- TTHU, TT HĐND huyện Tiên Du;
- Lưu: VT, CN.XDCB, KTTH, NNTN, CVP.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Nhường

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 785/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Tiên Du giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bắc Ninh ban hành

  • Số hiệu: 785/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/06/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Người ký: Nguyễn Tiến Nhường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/06/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản