Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 775/2010/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 14 tháng 4 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 của Bộ xây dựng-Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã về các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc ngành xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị; Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 149/TTr-SXD ngày 30/3/2010; Sở Tư pháp tại báo cáo thẩm định số 38/BC-STP ngày 26/3/2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số:775/2010/QĐ-UBND ngày 14/4/2010 của UBND tỉnh)
Quyết định này Quy định phân công trách nhiệm quản lý hệ thống đường đô thị và phân cấp quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phân công, phân cấp quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
1. Là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Là cơ quan đầu mối thực hiện quản lý công tác xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như: thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp điện, ... khi xây dựng đường đô thị.
3. Dự thảo Quy định phân công, phân cấp quản lý và khai thác sử dụng hệ thống đường đô thị; Tổng hợp các danh mục công trình và tuyến phố có đủ điều kiện sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hoá trên địa bàn tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
4. Trực tiếp quản lý các đường đô thị theo phân công của UBND tỉnh.
5. Cấp giấy phép xây dựng công trình khi được UBND tỉnh giao.
Điều 4. Các Sở ngành có liên quan khác.
1. Sở Giao thông Vận tải: Có trách nhiệm thực hiện quản lý giao thông đô thị theo quy định của Luật Giao thông đường bộ về: cắm hệ thống biển báo, sơn vạch kẻ đường, ...; Phối hợp với Sở Xây dựng lập và quản lý quy hoạch hệ thống đường đô thị.
2. Sở Công thương: Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan lập quy hoạch hệ thống chợ, các điểm giết mổ gia súc... nhằm tránh lấn chiếm lòng đường vỉa hè để kinh doanh buôn bán gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến giao thông và mỹ quan đô thị.
3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng trong việc quản lý treo các băng zôn, biểu ngữ, cờ, khẩu hiệu, biển quảng cáo…vv đảm bảo khoảng cách tĩnh không giao thông, không bị che khuất tầm nhìn làm cản trở phương tiện, người tham gia giao thông và mỹ quan đô thị.
4. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan đảm bảo cân đối bố trí vốn cho công tác sửa chữa thường xuyên, bảo trì hệ thống đường đô thị.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính cân đối bố trí vốn cho công tác sửa chữa thường xuyên, bảo trì hệ thống đường đô thị.
Điều 5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã.
1. Xác định danh mục công trình và tuyến phố trên địa bàn huyện, thị xã có đủ điều kiện sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hoá (theo điểm 14, mục IV, phần II Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị) báo cáo Sở Xây dựng để tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định.
2. Cấp giấy phép theo quy định cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu về đào đường, xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị theo thẩm quyền thuộc địa bàn mình quản lý.
3. Quyết định danh mục các tuyến phố được phép sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe; Việc bố trí lối vào các công trình hai bên đường đô thị; Việc xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố và việc sử dụng tạm thời đường đô thị vào mục đích khác cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên địa bàn mình quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý các trục đường, phố chính trong đô thị.
Điều 6. Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
1. Cấp “Giấy phép sử dụng tạm thời hè phố” để sử dụng vào việc cưới, việc tang khi hộ gia đình, cá nhân có nhu sử dụng phần hè phố thuộc đường đô thị do mình được phân cấp quản lý, khai thác sử dụng.
2. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã thống nhất những nội dung về: Danh mục các tuyến phố được phép sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe; Việc bố trí lối vào các công trình hai bên đường đô thị; Việc xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố và việc sử dụng tạm thời đường đô thị vào mục đích khác cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên địa bàn mình quản lý.
3. Kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm lấn chiếm lòng vỉa hè đường đô thị. Nếu vượt quá thẩm quyền thì lập biên bản vi phạm, báo cáo và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý.
4. Khai thác sử dụng hè của đường đô thị nằm trong địa giới hành chính của địa bàn mình quản lý và các trục đường, phố còn lại.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 35/2012/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 15/2013/QĐ-UBND quy định quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 59/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp quản lý, vận hành và khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 17/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 15/2013/QĐ-UBND
- 1Luật xây dựng 2003
- 2Nghị định 186/2004/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 3Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật giao thông đường bộ 2008
- 5Thông tư liên tịch 20/2008/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng do Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành
- 6Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 35/2012/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 15/2013/QĐ-UBND quy định quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 59/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp quản lý, vận hành và khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An
- 10Quyết định 17/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 15/2013/QĐ-UBND
Quyết định 775/2010/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý khai thác sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- Số hiệu: 775/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/04/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Hoàng Ngọc Đường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/04/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra