Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 764/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 27 tháng 3 năm 2008 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Căn cứ Chương trình hành động số 204 CTr/UBND ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2008 - 2010 của tỉnh Ninh Thuận;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 106/TTr-SNV ngày 14 tháng 3 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (Quy định gồm 6 Chương, 16 Điều).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 926/2006/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2006 và Quyết định số 4856/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
VỀ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước, do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
Quy định này không quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
b) Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
c) Doanh nghiệp, hội, hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật có phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
Điều 2. Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý.
1. Tuân thủ pháp luật.
2. Công khai, minh bạch.
3. Quy trình cụ thể, rõ ràng, thống nhất.
4. Thủ tục tiếp nhận đơn giản, thuận tiện.
5. Tiếp nhận, xử lý đúng thẩm quyền.
6. Phối hợp trong xử lý phản ánh, kiến nghị.
NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ YÊU CẦU VỀ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ
Điều 3. Nội dung phản ánh, kiến nghị.
1. Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của các sở, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và của cán bộ, công chức.
2. Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.
3. Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.
4. Quy định hành chính không hợp pháp.
5. Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
6. Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
7. Phương án xử lý những phản ánh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
8. Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
Điều 4. Hình thức phản ánh, kiến nghị.
Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua một trong các hình thức: văn bản, điện thoại, phiếu lấy ý kiến.
Điều 5. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị.
1. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng văn bản:
a) Cá nhân, tổ chức chuyển văn bản đến cơ quan tiếp nhận thông qua một trong những cách thức sau:
- Trực tiếp chuyển đến cơ quan tiếp nhận.
- Thông qua dịch vụ bưu chính;
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
c) Thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.
d) Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
2. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại:
a) Chỉ thực hiện phản ánh, kiến nghị thông qua số điện thoại chuyên dùng đã công bố công khai;
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
c) Trình bày rõ nội dung phản ánh, kiến nghị;
d) Thông báo tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
e) Cán bộ, công chức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị phải thể hiện trung thực nội dung phản ánh, kiến nghị bằng văn bản.
3. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng Phiếu lấy ý kiến:
a) Chỉ áp dụng khi các cơ quan hành chính Nhà nước muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể;
b) Việc gửi Phiếu lấy ý kiến đến các cá nhân, tổ chức thực hiện thông qua một hoặc nhiều cách thức sau:
- Gửi công văn lấy ý kiến.
- Lấy ý kiến qua phương tiện thông tin đại chúng.
- Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, lấy ý kiến công khai trên trang tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử);
c) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
d) Nội dung Phiếu lấy ý kiến phải thể hiện rõ những vấn đề cần lấy ý kiến.
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ
Điều 6. Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
1. Các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị phải tuân thủ quy trình sau:
a) Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo đúng yêu cầu tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định này;
b) Nhận phản ánh, kiến nghị;
c) Vào sổ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;
d) Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
- Phản ánh, kiến nghị không tiếp nhận do không đáp ứng các yêu cầu tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định này.
- Phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của cán bộ, công chức.
Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận;
- Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận.
Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền xử lý trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
đ) Lưu giữ hồ sơ các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ; đồng thời lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử những phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận.
2. Đối với các phản ánh, kiến nghị được thực hiện thông qua hình thức Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính Nhà nước muốn lấy ý kiến cá nhân, tổ chức phải tuân thủ theo quy trình sau:
a) Xác định nội dung cần lấy ý kiến;
b) Xác định cá nhân, tổ chức là đối tượng cần lấy ý kiến;
c) Lập Phiếu lấy ý kiến;
d) Xác định cách thức gửi Phiếu lấy ý kiến và nhận ý kiến trả lời;
đ) Gửi Phiếu lấy ý kiến đến đối tượng thông qua một hoặc nhiều cách thức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Quy định này;
e) Theo dõi, đôn đốc các cá nhân, tổ chức trả lời theo hạn định;
g) Vào sổ tiếp nhận khi nhận được các ý kiến trả lời;
h) Tập hợp, nghiên cứu, đánh giá, phân loại;
i) Quyết định việc xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển phản ánh, kiến nghị đến cấp có thẩm quyền xử lý;
k) Lưu giữ hồ sơ về các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ; đồng thời lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử.
Điều 7. Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị.
1. Đối với phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính, các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phải xử lý theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định.
2. Đối với phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính, các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn khi xử lý phải tuân thủ quy trình sau:
a) Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để làm rõ những nội dung có liên quan (nếu thấy cần thiết);
b) Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
- Phản ánh, kiến nghị chưa đủ cơ sở xem xét xử lý, cần tiếp tục tập hợp để nghiên cứu;
- Phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở để xem xét xử lý;
c) Đối với phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở xem xét xử lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý phải tiến hành xem xét quy định hành chính được phản ánh, kiến nghị theo các tiêu chí sau:
- Sự cần thiết.
- Tính hợp lý, hợp pháp.
- Tính đơn giản, dễ hiểu.
- Tính khả thi.
- Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác.
- Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
d) Quyết định xử lý;
đ) Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị;
e) Tổ chức lưu giữ hồ sơ về phản ánh, kiến nghị đã được xử lý theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ; đồng thời lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử.
Điều 8. Quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
1. Có quyền phản ánh, kiến nghị với các sở, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về quy định hành chính.
2. Có quyền yêu cầu cơ quan đã tiếp nhận thông báo về tình hình xử lý phản ánh, kiến nghị.
3. Phản ánh, kiến nghị phải được trình bày một cách rõ ràng, trung thực, có căn cứ.
4. Phản ánh, kiến nghị theo đúng hình thức, yêu cầu tại Quy định này.
1. Bố trí cán bộ, công chức hoặc bộ phận tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
2. Lắp đặt điện thoại chuyên dùng, kết nối mạng máy tính điện tử và thiết lập địa chỉ website, email.
3. Công bố công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ website, địa chỉ email thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
4. Tổ chức tiếp nhận, thực hiện xử lý phản ánh, kiến nghị theo đúng quy trình tại Quy định này;
5. Đôn đốc, kiểm tra và kịp thời có biện pháp cần thiết để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
6. Thường xuyên rà soát các quy trình, thủ tục hành chính đang áp dụng tại cơ quan, đơn vị, địa phương để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi; bổ sung, bãi bỏ các quy định không còn phù hợp.
Điều 10. Trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
1. Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định.
2. Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
3. Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận.
1. Cá nhân, tổ chức có những phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đem lại hiệu quả thiết thực, giúp cơ quan hành chính Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ những quy định hành chính không phù hợp thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm đề xuất hình thức khen thưởng cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
2. Cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính hoàn thành tốt nhiệm vụ theo Quy định này được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức; Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nếu vi phạm hoặc không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo Quy định này thì phải chịu trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 13. Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện Quy định này. Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) về tình hình, kết quả thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 14. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, kiểm tra, chấn chỉnh, tổng hợp tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Trung ương theo quy định; nghiên cứu các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính để tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh xử lý theo thẩm quyền.
Điều 15. Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Tin học (Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) tổ chức thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân nội dung Quy định này.
Điều 16. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để được hướng dẫn, giải quyết./.
- 1Quyết định 12/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 4856/QĐ-UBND năm 2006 về giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 920/QĐ-UBND năm 2011 về quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính do tỉnh Hà Nam ban hành
- 4Quyết định 1665/QĐ-UBND năm 2011 ban hành quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 873/QĐ-UBND năm 2008 giao nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh và chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 48/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Quyết định 12/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 4856/QĐ-UBND năm 2006 về giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính
- 3Quyết định 920/QĐ-UBND năm 2011 về quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính do tỉnh Hà Nam ban hành
- 4Quyết định 1665/QĐ-UBND năm 2011 ban hành quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 873/QĐ-UBND năm 2008 giao nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh và chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 48/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 764/QĐ-UBND năm 2008 về Quy định tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 764/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/03/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Hoàng Thị Út Lan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra