Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 750/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA, GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT CÁC CƠ SỞ CÓ NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tăng cường phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, bao gồm: cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2024/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Kế hoạch tăng cường phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- PTTgCP, Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW (để phối hợp);
- Các Vụ: Môi trường; Pháp chế; Kế hoạch - Tài chính (để phối hợp);
- Cục CĐS và TTDLTNMT (để phối hợp);
- Sở TN&MT các tỉnh/thành phố trực thuộc TW (để
phối hợp);
- Lưu: VT, KSONMT, MTMB, H.150.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Tuấn Nhân

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA, GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH, DỊCH VỤ, KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ CÓ NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 750/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

I. MỤC TIÊU

- Tăng cường quản lý nhà nước trong công tác phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề (sau đây viết tắt là cơ sở) có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt sự cố gây ô nhiễm môi trường lớn, diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động sản xuất, đời sống và sức khỏe của nhân dân.

- Chủ động kiểm soát được các vấn đề môi trường, dự báo kịp thời, ngăn ngừa xảy ra sự cố môi trường. Tập trung giám sát đối với các cơ sở công suất lớn, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở hoạt động gây ô nhiễm kéo dài, đảm bảo các cơ sở hoạt động an toàn về môi trường.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, giải quyết các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường, góp phần minh bạch hóa các hoạt động bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường thu hút đầu tư.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Về đối tượng giám sát

- Cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ sở có nguồn thải lớn, thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động, liên tục hoặc chưa đầu tư đúng, đầy đủ công trình xử lý chất thải theo quy định;

- Cơ sở (bao gồm các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường của địa phương) đã nhiều lần bị phản ánh về tình trạng gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa được giải quyết triệt để; đối tượng khác thực hiện giám sát theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Về phạm vi thực hiện

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đối tượng phải thực hiện giám sát về bảo vệ môi trường.

- Thời gian thực hiện: định kỳ hàng năm và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tiếp tục tổ chức giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở công suất lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao

Tiếp tục thực hiện giám sát về môi trường đối với các cơ sở công suất lớn, các khu vực hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gây ô nhiễm môi trường kéo dài, thời gian thực hiện giám sát từ năm 2023 - 2025, đảm bảo các cơ sở hoạt động tuân thủ theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể:

1.1. Khu vực miền Bắc:

Tập trung giám sát các cơ sở, khu vực có hoạt động sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm, bao gồm: (1) Các cơ sở, khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá; (2) Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formos a Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; (3) Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, tỉnh Thái Nguyên; (4) Các cơ sở, chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Tằng Loỏng, tỉnh Lào Cai; (5) Các cơ sở, chủ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Phú Lâm, tỉnh Bắc Ninh và (6) Các cơ sở, chủ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Văn Môn, tỉnh Bắc Ninh.

1.2. Khu vực miền Trung - Tây Nguyên:

Tập trung giám sát các cơ sở hoạt động sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, bao gồm: (1) Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, (2) Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất và (3) Công ty Cổ phần Bột - Giấy VNT19 , tỉnh Quảng Ngãi; (4 ) “Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng” của Công ty TNHH Nhôm Lâm Đồng - TKV, tỉnh Lâm Đồng; (5) “Nhà máy Alumina Nhân Cơ” của Chi nhánh Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV, tỉnh Đắk Nông; (6) “Các nhà máy nhiệt điện, cơ sở phụ trợ thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân” , tỉnh Bình Thuận; (7) Công ty Cổ phần sản xuất Sô đa Chu Lai, tỉnh Quảng Nam; (8) Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1, tỉnh Khánh Hoà; () Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, tỉnh Quảng Bình.

1.3. Khu vực miền Nam:

Tập trung giám sát các cơ sở hoạt động sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, bao gồm: (1) Trung tâm Điện lực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh; (2) Trung tâm Điện lực Sông Hậu , tỉnh Hậu Giang; (3) Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, (4) Tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam, (5) các cơ sở sản xuất luyện thép tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 và Phú Mỹ 2, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

(Kế hoạch triển khai giám sát về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường năm 2023-2025 tại Phụ lục I kèm theo).

2. Tăng cường kiểm soát nguồn thải lớn, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại khu vực tập trung nhiều nguồn thải, các điểm nóng có nhiều phản ánh về ô nhiễm môi trường

2.1. Tập trung kiểm soát chặt chẽ về môi trường đối với các cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề, cụ thể:

Hàng năm, tập trung kiểm soát, theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, đánh giá mức độ ô nhiễm đối với các cơ sở, khu vực hoạt động sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường kéo dài, có nhiều phản ánh, kiến nghị của cử tri, cơ quan truyền thông và Nhân dân. Xây dựng danh mục các cơ sở cần tổ chức giám sát hoặc đề xuất thanh tra, kiểm tra đột xuất.

- Khu vực miền Bắc: Tập trung vào các cơ sở đang hoạt động trong các lĩnh vực: khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất gang thép từ quặng và phế liệu; xử lý chất thải nguy hại; tái chế phế liệu giấy; sản xuất xi măng; nhiệt điện; sản xuất phân bón hóa học; các cơ sở hoạt động phát sinh chất thải với khối lượng lớn; các cơ sở hoạt động xả thải gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải; các cơ sở đang hoạt động tại làng nghề Phong Khê và cụm công nghiệp giấy Phong Khê; các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) chư đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; các KCN, CCN không vận hành thường xuyên, vận hành không đúng quy trình đối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung gây ô nhiễm môi trường; các làng nghề trong danh mục gây ô nhiễm môi trường tại Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Tập trung vào các cơ sở đang hoạt động trong các lĩnh vực: khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất gang thép từ quặng và phế liệu; xử lý chất thải nguy hại; tái chế phế liệu; sản xuất xi măng; nhiệt điện, thủy điện; sản xuất phân bón hóa học; các cơ sở hoạt động phát sinh chất thải với khối lượng lớn; các cảng cá các cơ sở nuôi trồng thủy sản ven biển các cơ sở xả nước thải quy mô lớn ra vùng nước biển ven bờ thuộc các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung; các cơ sở hoạt động phát sinh chất thải với khối lượng lớn (nước thải, khí thải và chất thải rắn); các KCN, CCN chưa đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; các làng nghề thuộc danh mục làng nghề gây ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Khu vực miền Nam: Tập trung vào 54 KCN, CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung trên địa bàn 11 tỉnh bao gồm: An Giang (05 cơ sở); Bạc Liêu (02 cơ sở); Đồng Tháp (12 cơ sở); Hậu Giang (02 cơ sở); Long An (04 cơ sở); Cà Mau (03 cơ sở); Thành phố Cần Thơ (01 cơ sở); Đồng Nai (13 cơ sở); Kiên Giang (05 cơ sở); Tây Ninh (03 cơ sở); Tiền Giang (04 cơ sở); tập trung theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại 47/117 KCN, CCN có lưu lượng xả thải lớn trên địa bàn 04 tỉnh, thành phố: Bình Dương (26 cơ sở), Đồng Nai (10 cơ sở), Bà Rịa - Vũng Tàu (02 cơ sở), Thành phố Hồ Chí Minh (09 cơ sở).

2.2. Xử lý các điểm nóng, sự cố môi trường phát sinh theo phản ánh, kiến nghị các tổ chức, cá nhân, các phương tiện thông tin truyền thông và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ:

- Rà soát, tiếp nhận các thông tin về các điểm nóng, sự cố môi trường.

- Tổ chức kiểm tra, xác minh, xử lý các điểm nóng và sự cố môi trường (khảo sát hiện trường, thu thập thông tin, lấy mẫu môi trường, lập biên bản làm việc, làm việc với các đối tượng có liên quan... ). Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (nếu có) và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm về bảo vệ môi trường; theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo kết luận xử lý điểm nóng, kiến nghị, phản ánh về môi trường.

(Kế hoạch triển khai kiểm soát nguồn thải lớn, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại khu vực tập trung nhiều nguồn thải, các điểm nóng có nhiều phản ánh về ô nhiệm môi trường tại Phụ lục II kèm theo).

3. Kế hoạch tăng cường phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020

3.1. Xác định đối tượng, lập danh mục các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP trên phạm vi cả nước

- Rà soát, phân loại , lập danh mục các cơ sở thuộc Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP nêu trên có công suất lớn tại các khu vực/vị trí nhạy cảm về môi trường yêu cầu thực hiện các biện pháp kiểm soát đặc thù về môi trường; tổng hợp đầy đủ hồ sơ môi trường, các vấn đề môi trường chính của các cơ sở để theo dõi, giám sát chặt chẽ, liên tục.

- Chế độ thực hiện: thường xuyên cập nhật, tổng hợp, phân loại.

3.2. Lập hồ sơ, phân loại, xác định các vấn đề môi trường và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở (đã xác lập trong mục 3.1 ở trên)

- Thu thập và lập hồ sơ môi trường của các cơ sở gồm: tên cơ sở, địa chỉ, thông tin về cán bộ môi trường/Lãnh đạo đơn vị, công suất, công suất hoạt động thực tế, sản phẩm, loại hình hoạt động, các nguồn thải chính (nước thải, khí thải, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại...), các công trình bảo vệ môi trường chính, kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, các rủi ro môi trường có thể xảy ra, các vấn đề môi trường mà địa phương và báo chí thường xuyên phản ánh.

- Nghiên cứu, rà soát hồ sơ môi trường, cập nhật thông tin và các dữ liệu môi trường của các cơ sở vào cơ sở dữ liệu.

- Chế độ thực hiện: thường xuyên cập nhật.

3.3. Thực hiện quản lý, kiểm soát, khảo sát thực tế các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao

a) Kiểm tra, khảo sát thực tế công tác bảo vệ môi trường của cơ sở

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồ sơ môi trường của cơ sở, kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, khảo sát, điều tra hiện trạng, số liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục và định kỳ, kiến nghị phản ánh của người dân về môi trường của cơ sở, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao:

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan tổ chức khảo sát hoặc kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thuộc thẩm quyền quản lý môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ các cơ sở tuân thủ tốt về môi trường, không có phản ánh người dân về ô nhiễm môi trường và các cơ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường); Tổ chức làm việc với các địa phương và tổ chức khảo sát hoặc kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại các KCN, CCN đã hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các làng nghề thuộc danh mục làng nghề ô nhiễm môi trường tại Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; cập nhật thông tin và kiến nghị các biện pháp quản lý theo quy định.

- Chế độ và thời hạn thực hiện: đột xuất theo tình hình thực tế và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Phối hợp phòng ngừa, kiểm soát, giám sát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường;

- Đôn đốc, nhắc nhở, có văn bản (trường hợp cần thiết) gửi các cơ sở yêu cầu thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường;

- Xây dựng mô hình Tổ giám sát có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tại các điểm giám sát (gồm 04 bên: Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổ giám sát cộng đồng tại địa phương và các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao). Áp dụng đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường xảy ra các sự cố môi trường, các cơ sở bị người dân và báo chí phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường.

c) Hướng dẫn cơ sở thực hiện các quy định pháp luật về môi trường

- Thông qua việc rà soát các thành phần hồ sơ môi trường, kết quả điều tra, khảo sát thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở và các thông tin khác, giao Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, báo cáo định kỳ công tác bảo vệ môi trường hằng năm; hồ sơ cấp phép môi trường; lập hồ sơ môi trường nếu có các thay đổi thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép môi trường; lắp đặt, vận hành các công trình bảo vệ môi trường, hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải, khí thải, đặc biệt lưu ý các công trình, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố về môi trường…).

- Chế độ thực hiện: khi phát hiện có vấn đề phát sinh hoặc theo đề nghị của cơ sở.

4. Cập nhật cơ sở dữ liệu về các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng cần phòng ngừa, kiểm soát

- Khảo sát, kiểm tra, xác minh, làm việc, lấy mẫu đánh giá chất lượng xả thải, thu thập, tổng hợp thông tin về các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao theo nhiệm vụ “Xử lý các vụ việc nóng, sự cố môi trường phát sinh” đã được phê duyệt hàng năm.

- Cập nhật, theo dõi, bổ sung danh mục các cơ sở sản xuất lớn đang hoạt động, vận hành thương mại, thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có vị trí đặt tại các khu vực nhạy cảm về môi trường trên cả nước, để thực hiện các biện pháp kiểm soát đặc thù về môi trường.

5. Báo cáo kết quả thực hiện việc tăng cường kiểm soát cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý

- Lập báo cáo kết quả thực hiện về việc tăng cường kiểm soát cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gồm các nội dung chính:

+ Các hoạt động đã thực hiện trong kỳ báo cáo.

+ Kết quả thực hiện (tình hình hoạt động, các nguồn thải lớn, công tác bảo vệ môi trường chính... của cơ sở).

+ Đề xuất kiến nghị các giải pháp tăng cường công tác quản lý: yêu cầu bổ sung công trình xử lý chất thải, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố về môi trường hoặc các biện pháp khác; đưa vào danh sách giám sát đặc biệt; xử lý vi phạm hành chính...

- Chế độ và thời hạn thực hiện: định kỳ hàng năm và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

2. Chủ động rà soát, cập nhật danh sách các cơ sở lớn có thủ tục môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép; các cơ sở bị các tổ chức, cá nhân, cơ quan truyền thông phản ánh tình trạng hoạt động gây ô nhiễm; các cơ sở kết nối dữ liệu quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải và hí thải; các cơ sở hoạt động phát sinh, chuyển giao, lưu giữ các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường và nguy hại với khối lượng lớn. Hàng năm, căn cứ kết quả giám sát, xử lý các vụ việc điểm nóng sẽ xem xét tiếp tục thực hiện giám sát các đối tượng nêu tại mục III.1 và bổ sung đối tượng giám sát khác (nếu có); đồng thời, tổ chức giám sát, kiểm soát đối tượng được bổ sung theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Rà soát các tồn tại, vướng mắc trong quá trình giám sát, kiểm soát nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề môi trường phát sinh của các cơ sở.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Các hoạt động 1, 2, 3, 4 thuộc mục III: kinh phí thực hiện từ các nhiệm vụ đã được bố trí kinh phí thường xuyên, đặc thù được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường như sau:

- Tăng cường giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

- Xử lý các vụ việc nóng, sự cố môi trường phát sinh.

- Thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Các nhiệm vụ khác từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

2. Các hoạt động khác được thực hiện lồng ghép trong quá trình triển khai các nhiệm vụ được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan và các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các nội dung trong kế hoạch.

- Thực hiện giám sát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường hoặc Giấy phép môi trường thành phần của Bộ Tài nguyên và Môi trường; giám sát việc thực hiện kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có liên quan.

- Tổng hợp báo cáo kết quả giám sát về bảo vệ môi trường hàng năm, đề xuất, kiến nghị các giải pháp tăng cường công tác quản lý và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Phối hợp với các đơn vị xây dựng nội dung hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa ứng phó và phục hồi môi trường sau sự cố chất thải (nước thải, khí thải).

- Cập nhật và duy trì vận hành các hệ thống thông tin, phần mềm và cơ sở dữ liệu các nguồn thải; chiết xuất báo cáo, tổng hợp các thông tin, số liệu nguồn thải theo yêu cầu của các đơn vị quản lý và chỉ đạo của Lãnh đạo.

- Theo dõi , hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường những khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình triển khai để kịp thời tháo gỡ.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch này trong tổng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 và hàng năm theo quy định hiện hành.

3. Vụ Pháp chế, Vụ Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, các đơn vị liên quan: rà soát, bổ sung danh mục các văn bản quy phạm pháp luật các hướng dẫn kỹ thuật được thực hiện theo nội dung yêu cầu của Kế hoạch (nếu có).

4. Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức phổ biến và tuyên truyền hiệu quả việc triển khai Kế hoạch này.

5. Cục Quản lý tài nguyên nước phối hợp với Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường tổ chức giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; đề xuất kế hoạch phục hồi các nguồn nước liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.

6. Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường có trách nhiệm phối hợp với Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong việc hoàn thiện, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về các nguồn thải lớn cần giám sát, kiểm soát.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tăng cường giám sát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP trên địa bàn quản lý.

- Phối hợp chặt chẽ, kịp thời và cử cán bộ tham gia các Tổ giám sát do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập; tham gia các Tổ khảo sát, kiểm tra, xác minh các vụ việc nóng về bảo vệ môi trường do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thực hiện trên địa bàn quản lý.

- Báo cáo kết quả giám sát về bảo vệ môi trường hằng năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường) để theo dõi, tổng hợp./.

 

PHỤ LỤC I.

KẾ HOẠCH GIÁM SÁT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CÓ NGUY CƠ CAO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 750/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Nhiệm vụ

Địa điểm

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Giải pháp

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Kiểm soát, giám sát đối với các cơ sở: Các cơ sở, khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá; Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, tỉnh Thái Nguyên; các cơ sở, chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Tằng Loỏng, tỉnh Lào Cai; các cơ sở, chủ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, các cơ sở, chủ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Phú Lâm, tỉnh Bắc Ninh; Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; các cơ sở khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các tỉnh gồm: Thanh Hóa, Lào Cai, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Tĩnh.

Tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh do anh và dịch vụ tại các cơ sở có nguy cơ cao gây ô nhiễm, sự cố môi trường, các khu vực hoạt động gây ô nhiễm môi trường; rà soát, duy trì điều chỉnh, bổ sung đối tượng của các Tổ giám sát đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây ra các sự cố giảm thiểu và góp phần xử lý các vụ việc nóng về môi trường, các khu vực gây ô nhiễm môi trường kéo dài.

- Giám sát việc tuân thủ các nội dung đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và giấy phép môi trường: (i) Xem xét, rà soát toàn bộ thông tin, tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan; (ii) Kiểm tra việc vận hành các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của cơ sở (nước thải, khí thải); (iii) Kiểm tra công tác phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và vệ sinh mặt bằng công nghiệp; (iv) Các kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý điểm nóng về công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy cơ sở và việc thực hiện các yêu cầu của các đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát trước đây; (v) Kết quả quan trắc môi trường của cơ sở (mạng lưới quan trắc định kỳ, hệ thống quan trắc tự động, liên tục tại các điểm xả theo quy định); (vi) Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; (vii) Xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật nếu có.

- Giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường khác: (i) Rà soát, đánh giá hồ sơ về bảo vệ môi trường, năng lực của các nhà thầu tham gia công tác bảo vệ môi trường; (ii) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý địa phương trong việc giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình vận hành cơ sở; (iii) Hướng dẫn cơ sở kiến nghị, giải trình với các cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh thay đổi nếu có trong công tác BVMT.

- Đo đạc , lấy và phân tích mẫu môi trường để đánh giá việc tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn xả thải vào môi trường và tiêu chuẩn đấu nối của chủ đầu tư hạ tầng CCN, KCN, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường.

- Tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong việc thực hiện kiểm soát, giám sát. Tổ chức Đoàn giám sát làm việc tại các cơ sở, dự kiến 02 đợt giám sát/năm theo chế độ định kỳ hoặc đột xuất.

- Chủ động rà soát, kết nối, theo dõi dữ liệu quan trắc tự động liên tục về nước thải và khí thải củ các cơ sở để giám sát, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xả thải.

- Rà soát hoạt động phát sinh và chuyển giao các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường và nguy hại đặc biệt các loại hình phát sinh khối lượng lớn nhằm quản lý chẽ chặt, giảm thiểu nguy cơ chôn lấp, đổ thải ra môi trường.

- Rà soát việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, việc phải thực hiện các thủ tục môi trường trước khi bổ sung các hoạt động sản xuất mới có phát sinh chất thải, hoàn thiện theo quy định hiện hành nhằm giảm thiểu hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Rà soát các tồn tại, vướng mắc trong quá trình giám sát, kiểm soát các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; kiến nghị đề xuất (nếu có) phương án giải quyết kịp thời các vấn đề môi trường phát sinh của các cơ sở.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Bắc).

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý KCN, CCN; C05/PC05; UBND huyện các khu vực có Làng nghề trên địa bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Lào Cai, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan tại địa phương;

Đơn vị quan trắc, phân tích mẫu môi trường.

Các đơn vị khác theo đối tượng giám sát được điều chỉnh, bổ sung hàng năm.

Tháng 01/2023 đến 12/2025

2

Kiểm soát nguồn ô nhiễm đối với các cơ sở: Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - TKV, tỉnh Lâm Đồng; Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV, tỉnh Đắk Nông; Công ty Cổ phần Lọc - Hoá dầu Bình Sơn, Công ty cổ phần Bột - Giấy VNT19, Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi; Trung tâm điện lực Vĩnh Tân , tỉnh Bình Thuận; Công ty Cổ phần sản xuất Sô đa Chu Lai, tỉnh Quảng Nam; Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1, tỉnh Khánh Hoà; Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, tỉnh Quảng Bình và các cơ sở khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các tỉnh gồm: Đắk Nông, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Bình Thuận, Quảng Nam, Khánh Hòa,

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Trung - Tây Nguyên).

Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng và Quảng Ngãi, Bình Thuận.

Đơn vị quan trắc, phân tích mẫu môi trường. Các đơn vị khác theo đối tượng giám sát được điều chỉnh, bổ sung hàng năm.

Tháng 01/2023 đến 12/2025

3

Kiểm soát, giám sát đối với các cơ sở: Trung tâm Điện lực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh; Trung tâm Điện lực Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang; Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam, các cơ sở sản xuất luyện thép tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 và Phú Mỹ 2, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; các cơ sở khác theo chỉ đạo củ Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các tỉnh gồm: Hậu Giang, Trà Vinh, Bà Rịa- Vũng Tàu

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Nam).

Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh: Trà Vinh, Hậu Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu và các đơn vị liên quan.

Tháng 01/2023 đến 12/2025

 

PHỤ LỤC II.

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI KIỂM SOÁT NGUỒN THẢI LỚN, KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHU VỰC TẬP TRUNG NHIỀU NGUỒN THẢI, CÁC ĐIỂM NÓNG CÓ NHIỀU PHẢN ÁNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 750/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Tên nhiệm vụ

Địa điểm

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Giải pháp

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

I.

KHU VỰC MIỀN BẮC

1

Xử lý các điểm nóng, sự cố môi trường phát sinh tại khu vực miền Bắc

28 tỉnh khu vực miền Bắc

- Xử lý được các điểm nóng môi trường phát sinh theo phản ánh của người dân, các phương tiện thông tin truyền thông và theo chỉ đạo củ a Lãnh đạo Bộ.

- Thu thập, tổng hợp thông tin về các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc loại hình sản xuất nêu tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP theo đề xuất của các Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn các tỉnh miền Bắc; những cơ sở sản xuất có phát sinh nguồn thải lớn và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hồ sơ môi trường trên địa bàn các tỉnh miền Bắc.

- Cập nhật, bổ sung bộ cơ sở dữ liệu về nguồn thải; phòng ngừa, xử lý kịp thời các sự cố môi trường phát sinh để ngăn ngừa tác hại đến môi trường xung quanh và đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp.

- Thu thập thông tin về tình hình thực hiện các thủ tục môi trường tại cơ sở (Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá tác động môi trường; Giấy phép môi trường; các loại giấy phép có liên quan; chứng từ chuyển giao chất thải...).

- Khảo sát, lấy và phân tích mẫu môi trường, đánh giá việc thu gom, xử lý chất thải tại cơ sở (các công trình thu gom, xử lý nước thải; các công trình thu gom, xử lý khí thải; công trình thu gom , lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.).

- Khảo sát đánh giá việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các nguy cơ có thể gây ô nhiễm môi trường.

+ Ghi nhận các phản ánh của cơ quan quản lý môi trường địa phương liên quan đến quá trình chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường củ cơ sở.

- Cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu về các cơ sở đã được khảo sát, làm việc vào Bộ cơ sở dữ liệu nguồn thải của Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Bắc, phục vụ việc theo dõi, giám sát và quản lý nguồn thải.

- Phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường, chính quyền cấp huyện, xã nơi xảy ra điểm nóng, tùy tình hình thực tế phối hợp với lực lượng C05/PC05 để thực hiện việc khảo sát, làm việc, thu thập các thông tin về các vụ việc điểm nóng trên địa bàn các tỉnh miền Bắc.

- Trên cơ sở kết quả khảo sát, làm việc đối với các cơ sở, khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc đã gây ô nhiễm môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ có báo cáo đánh giá kết quả khảo sát, đồng thời xem xét, kiến nghị Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường các biện pháp xử lý (đề xuất kiến nghị tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc tổ chức giám sát).

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Bắc)

Sở Tài nguyên và Môi trường 28 tỉnh khu vực miền Bắc và các đơn vị liên quan

Tháng 01/2023 đến 12/2025

2

Kiểm soát, giám sát đối với các cơ sở, khu vực sản xuất hoạt động có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường kéo dài, có nhiều phản ánh, kiến nghị của cử tri, cơ quan truyền thông và Nhân dân.

28 tỉnh khu vực miền Bắc

Tập trung đối với các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực: khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất gang thép từ quặng và phế liệu; xử lý chất thải nguy hại; tái chế phế liệu giấy; sản xuất xi măng; nhiệt điện; sản xuất phân bón hóa học (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói) thuộc danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; các cơ sở hoạt động xả thải gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải; các cơ sở đang hoạt động tại làng nghề Phong Khê và CCN giấy Phong Khê; các KCN, CCN chư a đầu tư, xây dựng, vận hành thường xuyên hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; các làng nghề thuộc danh mục ô nhiễm môi trường tại Quyết định số 577/QĐ- TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Thu thập thông tin về hoạt động củ các cơ sở; theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Tổ chức khảo sát, thống kê, lấy và phân tích mẫu môi trường đánh giá các nguồn thải; hiện trạng môi trường của các cơ sở và khu vực có liên quan.

- Xây dựng danh mục các cơ sở cần tổ chức giám sát hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất.

- Xây dựng các nội dung giám sát theo từng loại hình hoạt động.

- Phối hợp chặt chẽ với các Sở Tài nguyên và Môi trường, chính quyền cấp huyện xã nơi có các cơ sở đang hoạt động để điều tra, khảo sát.

- Chủ động rà soát, kết nối, theo dõi dữ liệu quan trắc tự động liên tục về nước thải và khí thải củ các cơ sở để giám sát, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xả thải.

- Phối hợp chặt chẽ với đơn vị quan trắc, phân tích mẫu môi trường để đánh giá chính xác hiện trạng môi trường củ cơ sở, khu vực.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Bắc)

Sở Tài nguyên và Môi trường 28 tỉnh khu vực miền Bắc và các đơn vị liên quan.

Tháng 01/2023 đến 12/2025

II.

KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

1

Kiểm soát đối với các cơ sở, khu vực sản xuất hoạt động có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường kéo dài, có nhiều phản ánh, kiến nghị của cử tri, cơ quan truyền thông và Nhân Dân.

16 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Tập trung vào các cơ sở đang hoạt động trong các lĩnh vực: khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất gang thép từ quặng và phế liệu; xử lý chất thải nguy hại; tái chế phế liệu; sản xuất xi măng; nhiệt điện, thủy điện; sản xuất phân bón hóa học; các cơ sở hoạt động phát sinh chất thải với khối lượng lớn; các cảng cá các cơ sở nuôi trồng thủy sản ven biển, các cơ sở xả nước thải quy mô lớn ra vùng nước biển ven bờ thuộc các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung; các cơ sở hoạt động phát sinh chất thải với khối lượng lớn (nước thải, khí thải và chất thải rắn); các KCN, CCN chư a đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; các làng nghề thuộc danh mục làng nghề gây ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại địa phương; thu thập thông tin về tình hình thực hiện công tác BVMT trong thời gian qua.

- Thu thập thông tin về hoạt động của các cơ sở, khu vực; theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Tổ chức khảo sát, thống kê, lấy và phân tích mẫu môi trường đánh giá các nguồn thải; hiện trạng môi trường của các cơ sở và khu vực có liên quan.

- Xây dựng danh mục các cơ sở cần tổ chức kiểm soát hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất.

- Xây dựng các nội dung kiểm soát nguồn ô nhiễm theo từng loại hình hoạt động.

- Phối hợp chặt chẽ với các Sở Tài nguyên và Môi trường, chính quyền cấp huyện, xã nơi có các cơ sở, khu vực để điều tra, khảo sát.

- Chủ động rà soát, kết nối, theo dõi dữ liệu quan trắc tự động liên tục về nước thải và khí thải củ các cơ sở để kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xả thải.

- Phối hợp chặt chẽ với đơn vị quan trắc, phân tích mẫu môi trường để đánh giá chính xác hiện trạng môi trường của cơ sở, khu vực.

- Rà soát các tồn tại, vướng mắc, các quy định mới nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề môi trường phát sinh.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Trung và Tây Nguyên)

Sở Tài nguyên và Môi trường 16 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên và các đơn vị có liên quan.

Tháng 01/2023 đến 12/2025

2

Xử lý các điểm nóng, sự cố môi trường phát sinh tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên

16 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Xử lý được các điểm nóng môi trường phát sinh theo phản ảnh của người dân, các phương tiện thông tin truyền thông và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thu thập, tổng hợp thông tin về các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc loại hình sản xuất nêu tại Nghị định 08/2022/NĐ-cP theo đề xuất của các Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; những cơ sở sản xuất có phát sinh nguồn thải lớn và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hồ sơ môi trường trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

- Cập nhật, bổ sung bộ cơ sở dữ liệu về nguồn thải; phòng ngừa, xử lý kịp thời các sự cố môi trường phát sinh để ngăn ngừa tác hại đến môi trường xung quanh và đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp.

- Thu thập thông tin về tình hình thực hiện các thủ tục môi trường tại cơ sở (đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường; các loại giấy phép có liên quan; chứng từ chuyển giao chất thải...).

- Khảo sát, lấy và phân tích mẫu môi trường, đánh giá việc thu gom, xử lý chất thải tại cơ sở (các công trình thu gom, xử lý nước thải; các công trình thu gom, xử lý khí thải; công trình thu gom , lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại...).

- Khảo sát, đánh giá việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các nguy cơ có thể gây ô nhiễm môi trường.

- Ghi nhận các phản ánh của cơ quan quản lý môi trường địa phương liên quan đến quá trình chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở.

- Cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu về các cơ sở đã được khảo sát, làm việc vào Bộ cơ sở dữ liệu nguồn thải của Chi cục KSONMT miền Trung và Tây Nguyên, phục vụ việc theo dõi, giám sát và quản lý nguồn thải.

- Phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc khảo sát, làm việc, thu thập các thông tin về các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thuộc loại hình sản xuất nêu tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; các cơ sở sản xuất có phát sinh nguồn thải lớn và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hồ sơ môi trường

- Trên cơ sở kết quả khảo sát, làm việc đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ có báo cáo đánh giá kết quả khảo sát, đồng thời xem xét, kiến nghị Lãnh đạo Bộ các biện pháp xử lý (đề xuất kiến nghị thanh tra, kiểm tra, giám sát đặc biệt).

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Trung và Tây Nguyên)

Sở Tài nguyên và Môi trường 16 tỉnh/thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên và các đơn vị có liên quan.

Tháng 01/2023 đến 12/2025

III.

KHU VỰC MIỀN NAM

1

Xử lý các điểm nóng, sự cố môi trường phát sinh tại khu vực miền Nam

19 tỉnh khu vực miền Nam

Xử lý được các điểm nóng môi trường phát sinh theo phản ánh của người dân, các phương tiện thông tin truyền thông và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ

- Thu thập, tổng hợp thông tin về các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc loại hình sản xuất nêu tại Nghị định 08/2022/NĐ-cP theo đề xuất của các Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn các tỉnh miền Nam; những cơ sở sản xuất có phát sinh nguồn thải lớn và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hồ sơ môi trường trên địa bàn các tỉnh miền Nam.

- Cập nhật, bổ sung bộ cơ sở dữ liệu về nguồn thải; phòng ngừa, xử lý kịp thời các sự cố môi trường phát sinh để ngăn ngừa tác hại đến môi trường xung quanh và đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp.

- Thu thập thông tin về tình hình thực hiện các thủ tục môi trường tại cơ sở (đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường; các loại giấy phép có liên quan; chứng từ chuyển giao chất thải...).

- Tổ chức khảo sát, làm việc, về tình hình thu gom, xử lý chất thải tại cơ sở (các công trình thu gom, xử lý nước thải; các công trình thu gom, xử lý khí thải; công trình thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.); lấy mẫu đánh giá chất lượng xả thải, kiến nghị các biện pháp xử lý theo quy định.

- Khảo sát, đánh giá việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các nguy cơ có thể gây ô nhiễm môi trường.

- Ghi nhận các phản ánh của cơ quan quản lý môi trường địa phương liên quan đến quá trình chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở.

- Cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu về các cơ sở đã được khảo sát, làm việc vào Bộ cơ sở dữ liệu nguồn thải của Chi cục KSONMT miền Nam, phục vụ việc theo dõi, giám sát và quản lý nguồn thải.

- Phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc khảo sát, làm việc, thu thập các thông tin về các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn các tỉnh miền Nam thuộc loại hình sản xuất nêu tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; các cơ sở sản xuất có phát sinh nguồn thải lớn và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hồ sơ môi trường.

- Trên cơ sở kết quả khảo sát, làm việc đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ có báo cáo đánh giá kết quả khảo sát đồng thời xem xét, kiến nghị Lãnh đạo Bộ các biện pháp xử lý (đề xuất kiến nghị thanh tra, kiểm tra, giám sát).

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Nam)

Sở Tài nguyên và Môi trường 19 tỉnh/thành phố khu vực miền Nam và các đơn vị có liên quan.

Tháng 01/2023 đến 12/2025

2

Tập trung theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại 47/117 KCN, CCN trên địa bàn 04 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh

Các tỉnh: Bình Dương Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh

Theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các KCN, CCN có phát sinh nước thải lớn

- Có văn bản gửi 04 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh để rà soát, đánh giá nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN có nguồn thải nước thải lớn.

Tổ chức khảo sát, làm việc, đánh giá việc thu gom, xử lý chất thải tại KCN, CCN (các công trình thu gom, xử lý nước thải; các công trình thu gom, xử lý khí thải; công trình thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại...); việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các nguy cơ có thể gây ô nhiễm môi trường; lấy mẫu đánh giá chất lượng xả thải, kiến nghị các biện pháp xử lý theo quy định.

Phối hợp với các địa phương rà soát nguồn thải đánh giá các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Nam)

Sở TN&MT các tỉnh, thành phố: Bình Dương Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan.

Tháng 01/2023 đến 12/2025

3

Thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Dương Đông, thành phố Phú Quốc.

Tỉnh Kiên Giang

Ngăn ngừa, kiểm soát hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Dương Đông, thành phố Phú Quốc.

- Hỗ trợ chuyên môn với UBND tỉnh Kiên Giang để đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Dương Đông thành phố Phú Quốc.

- Tổ chức khảo sát, làm việc, lấy mẫu đánh giá chất lượng xả thải tại các cơ sở có hoạt động xả thải trên lưu vực sông Dương Đông và một số vị trí nhạy cảm về môi trường khác trên địa bàn thành phố Phú Quốc, kiến nghị các biện pháp xử lý theo quy định.

Khảo sát đánh giá nguồn thải, đề xuất các giải pháp tổng hợp để thống nhất với UBND tỉnh Kiên Giang trong việc kiểm soát hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Dương Đông, thành phố Phú Quốc.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Nam)

UBND tỉnh Kiên Giang

Tháng 01/2023 đến 12/2025

4

Giải quyết vấn đề môi trường phát sinh từ Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh

Các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng , Cà Mau, Trà Vinh

Ngăn ngừa, kiểm soát hoạt động xả thải gây ô nhiễm phát sinh từ Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh.

- Hỗ trợ chuyên môn với UBND tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau , Trà Vinh để đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường từ Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh.

Tổ chức khảo sát, làm việc, lấy và phân tích mẫu môi trường, mẫu chất thải tại các cơ sở và kiến nghị các biện pháp xử lý theo quy định

- Đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ngành nghề nuôi tôm siêu thâm canh tại 04 tỉnh vào nhóm đối tượng có nguy cơ ô nhiễm môi cần được phòng ngừa, kiểm soát trong kế hoạch.

- Đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường bố trí chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về xử lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường của 04 tỉnh trong việc góp ý để hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định hiện hành, yêu cầu kỹ thuật và thực tiễn.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Nam)

UBND tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng Cà Mau, Trà Vinh

Tháng 01/2023 đến 12/2025

5

Theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại 54 KCN, CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung trên địa bàn 11 tỉnh

Các tỉnh: An Giang; Bạc Liêu; Đồng Tháp; Hậu Giang; Long An; Cà Mau; TP. Cần Thơ; Đồng Nai; Kiên Giang; Tây Ninh; Tiền Giang.

Theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các KCN, CCN chư có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Có văn bản gửi 11 tỉnh An Giang; Bạc Liêu; Đồng Tháp; Hậu Giang; Long An; Cà Mau; TP. Cần Thơ; Đồng Nai; Kiên Giang; Tây Ninh; Tiền Giang để rà soát, đánh giá nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN chư có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Cụ thể:

+ An Giang (5): CCN chế biến thủy sản Mỹ Quý; CCN Bình Đức; CCN phú Hò; CCN Tân Tru; CCN Lương An Trà.

+ Bạc Liêu (2): KCN Trà Kha; KCN Láng Trâm.

+ Đồng Tháp (12): CCN Mỹ Hiệp; CCN Vàm Cống; CCN Phú Cường; CCN Tân Dương; CCN An Lộc; CCN Phong Mỹ; CCN An Bình; CCN Cái Tàu Hạ - An Nhơn; CCN Bình Thành; CCN Trường Xuân; CCN Bắc Sông Sáng; CCN Định An.

+ Hậu Giang (2): CCN tập trung Phú Hữu A - Giai đoạn 3; CCN tập trung Phú Hữu A - Giai đoạn 1.

+ Long An (4): CCN Đức Hòa Hạ chỉnh trang; CCN Đức Hòa Đông chỉnh trang; CCN Hoàng Gia; CCN Hiệp Thành.

+ Cà Mau (3): CCN Hòa Thành; CCN phường 8 (CCN tự phát); CCN Khí - Điện - Đạm.

+ Cần Thơ (1): KCN Hưng Phú 1.

+ Đồng Nai (13): CCN Thạnh Phú - Thiện Tân; CCN Tân An; CCN Trị An; CCN Hố Nai 3; CCN Phước Bình; CCN Tam An; CCN Ô tô Đô Thành; CCN Dốc 47; CCN Phú Vinh.

CCN Phú Túc; CCN Phú Thạnh - Vĩnh Thanh; CCN Bàu Trâm; CCN Hưng Lộc.

+ Kiên Giang (5): KCN Thạnh Lộc; KCN Thuận Yên; CCN Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Trông; CCN Rạch Giá - Tắc Cậu - Bến Nhứt; CCN Vĩnh Hòa - Hưng N am.

+ Tây Ninh (3): CCN Thanh Xuân; CCN Bến Kéo; CCN Ninh Điền.

+ Tiền Giang (4): CCN Tân Mỹ Chánh; CCN Song Thuận; CCN An Thạnh; CCN Trung An.

- Xây dựng phương án, đề xuất kế hoạch và kinh phí thực hiện (bao gồm lấy và phân tích mẫu môi trường, mẫu chất thải nếu có).

Phối hợp với các địa phương rà soát nguồn thải đánh giá các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Nam)

Sở TN&MT các tỉnh, thành phố: An Giang; Bạc Liêu; Đồng Tháp; Hậu Giang; Long An; Cà Mau; Cần Thơ; Đồng Nai; Kiên Giang; Tây Ninh; Tiền Giang.

Tháng 01/2023 đến 12/2025

6

Thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.

Ngăn ngừa, kiểm soát hoạt động xả thải gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động chăn nuôi quy mô công nghiệp.

- Tổ chức khảo sát, làm việc với các Sở Tài nguyên và Môi trường 6 tỉnh miền Đông N m Bộ để thu thập thông tin về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chăn nuôi quy mô công nghiệp.

- Khảo sát, làm việc, lấy mẫu đánh giá chất lượng xả thải tại các cơ sở và đề xuất các biện pháp quản lý.

Phối hợp với các địa phương rà soát nguồn thải, đánh giá các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Chi cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường miền Nam).

UBND tỉnh Tây Ninh, Bình Dương Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.

Tháng 01/2023 đến 12/2025

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 750/QĐ-BTNMT năm 2023 Kế hoạch tăng cường phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 750/QĐ-BTNMT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/03/2023
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Võ Tuấn Nhân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/03/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản