Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/1999/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CHI TIẾT HUYỆN GIA LÂM -HÀ NỘI, TỈ LỆ 1/5.000
(Khu vực đô thị -phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông)
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
- Căn cứ nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Quyết định số 322/BXD/ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị;
- Căn cứ Quyết định số 74/1999/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về việc quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm - hà Nội, tỷ lệ 1/5.000 (Khu vực đô thị - Phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) ;
- Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng Thành phố;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này "Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm - Hà Nội, tỷ lệ 1/5000 (khu vực đô thị - Phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông).
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố, Kiến trúc sư trưởng Thành phố; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng, Giao thông Công chính, Địa chính - Nhà đất; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm; giám đốc, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; các tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
ĐIỀU LỆ
QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH CHI TIẾT HUYỆN GIA LÂM -HÀ NỘI, TỶ LỆ 1/5.000.
(Khu vực đô thị - phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/1999/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 1999 của UBND Thành phố Hà Nội
Chương I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Điều lệ này hướng dẫn việc quản lý xây dựng cải tạo, tôn tạo, bảo vệ và sử dụng các công trình theo đúng đồ án qui hoạch chi tiết huyện Gia Lâm - Hà Nội tỷ lệ 1/5000 (Khu vực đô thị - Phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) đã phê duyệt.
Điều 2: Ngoài những quy định trong điều lệ này, việc quản lý xây dựng trong khu đô thị thuộc huyện Gia Lâm -Hà Nội còn phải tuân theo quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3: Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi Điều lệ này phải được cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở điều chỉnh đổ án qui hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở điều chỉnh đồ án qui hoạch chi tiết được phê duyệt.
Điều 4: UBND Thành phố giao cho UBND huyện Gia Lâm quản lý xây dựng tại khu vực đô thị huyện Gia Lâm và phối hợp với các cơ Sở, Nghành có chức năng thuộc Thành phố hướng dẫn các chủ đầu tư và nhân dân thực hiện đầu tư, xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5: Khu vực đô thị - Huyện Gia lâm bao gồm khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng - Đức Giang - Yên Víên và khu đô thị Trâu Quỳ với tổng diện tích là 5.189 ha. Cụ thể như sau:
5.1 Khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng - Đức Giang - Yên Viên (dưới đây gọi tắt là khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng), có diện tích 4.583 ha (kể cả sân bay Gia Lâm), được giới hạn như sau:
- Phía Đông giáp tuyến đường vào trường Đại Học Nông Nghiệp I tại Trâu Quỳ.
- Phía Bắc và Tây giáp sông Đuống và khu vực Yên Viên.
- Phía Nam giáp đến sông Hồng.
Khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng là khu vực thuộc Hà Nội trung tâm với tính chất là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, là một trong những trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông, thương mại dịch vụ nghỉ ngơi của Hà Nội.
- Khu vực đô thị Gia Lâm - Sài Đồng được phân thành 5 khu đô thị:
a) Khu đô thị 22 có diện tích 1.076 ha bao gồm thị trấn Gia Lâm và Đức Giang. Phía Tây giáp sông Hồng, Bắc giáp sông Đuống, Nam giáp đê sông Hồng, Đông và Đông Nam giáp sân bay Gia Lâm và đường Ngô Gia Tự.
b) Khu đô thị 23 diện tích 1.565ha bao gồm thị trấn Sài Đồng, phía Đông giáp đê sông Đuống, Bắc và Tây giáp đường Ngô Gia Tự, Nam và Tây giáp đường 5.
c) Khu đô thị 24 có diện tích 1.022 ha (kể cả sân bay Gia Lâm), phía Bắc giáp đường 5, phía Tây giáp khu đô thị 22, phía Nam giáp đê sông Hồng, phía Đông và Đông Nam giáp tuyến đường vành đai 3 dự kiến.
d) Khu đô thị 25 có diện tích 212 ha gồm thị trấn Yên Viên, phía Đông giáp đường vành đai 3, phía Đông và Đông Nam giáp với đường khu vực dự kiến, phía Bắc và Tây Nam giáp với đường khu vực dự kiến, phía Bắc và Tây là ranh giới của thị trấn Yên Viên hiện tại.
e) Khu công viên khoa học, khu 34 có diện tích 708 ha, phía Tây và Tây Bắc giáp đường vành đai 3, phía Đông giáp khu dân cư Trâu Quỳ hiện tại, phía Nam giáp tuyến đường ranh giới của đô thị dự kiến.
5.2 Khu đô thị Trâu Quỳ có diện tích 606 ha được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp ga Cổ Bi dự kiến.
- Phía Nam giáp trường đại học Nông Nghiệp I.
- Phía Tây giáp khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng.
- Phía Đông giáp ga Phú Thuỵ.
Khu đô thị Trâu Quỳ là khu đô thị cấp 4 với tính chất là trung tâm chính trị, văn hoá và kinh tế của huyện Gia Lâm.
Điều 6: Số dân cư trong khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng đến năm 2005 dự kiến là 13.000 người và đến năm 2020 là 35.900 người với chỉ tiêu đất là 127.3m2/người. Số cư dân trong khu đô thị Trâu Quỳ đến năm 2005 dự kiến là 20.000 người và đến năm 2020 là 50.000 người với chỉ tiêu đất đai là 123m2/người.
Điều 7: Khu vực đô thị thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội được chia thành các khu chức năng chính như sau:
- Các khu trung tâm công cộng dịch vụ cấp đô thị và khu nhà ở.
- Các đơn vị ở.
- Các khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp.
- Hệ thống cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh cách ly và cây xanh sinh thái.
- Các công trình giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
- Đất an ninh quốc phòng.
Điều 8: Các trung tâm công cộng, dịch vụ gồm các Trung tâm công cấp đô thị và Trung tâm công cộng của khu nhà ở.
Các trung tâm công cộng của đô thị là nơi bố trí công trình của các cơ quan hành chính và thương mại, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu đô thị và ngoại đô thị. Các trung tâm này được bố trí gắn liền với các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị và các không gian mở chính của đô thị.
Các trung tâm công cộng của khu nhà ở là nơi bố trí các công trình công cộng cấp khu nhà ở như trường học phổ thông trung học, trường dạy nghề, công trình thương mại, dịch vụ .... Bán kính phục vụ của các trung tâm khu nhà ở đảm bảo không quá 1500m.
8.1 Các trung tâm công cộng, dịch vụ trong khu Gia Lâm - Sài Đồng có tổng diện tích 250,6 ha, tương đương với chỉ tiêu 7m2/người. Trong đó diện tích cho các công trình thể dục thể thao có diện tích 95 ha, tương đương với chỉ tiêu 3m2/người. Các trung tâm công cộng trong khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng được phân bổ như sau:
8.1.1 Các trung tâm công cộng tại khu đô thị 22 bao gồm:
(1) Trung tâm khu đô thị (ký hiệu trên bản vẽ TT22k) có diện tích 25,69 ha (Vị trí của trung tâm xem bản vẽ kèm theo). Mật độ xây dựng 35 ÷ 40%. Đây là khu vực dự kiến phát triển các công trình cao tầng của đô thị với chiều cao tầng trung bình 15 ÷ 20 tầng.
(2) Trung tâm khu nhà ở:
Khu đô thị 22 có 3 trung tâm cho 3 khu nhà ở.
a) Trung tâm khu nhà ở 1 (ký hiệu trên bản vẽ là TT22.1) có diện tích là 12,48 ha, phục vụ cho 5 đơn vị ở. Mật độ xây dựng 35 ÷ 40%, số tầng cao trung bình 4-5 tầng, hệ số sử dụng đất 1,4 ÷ 2.
b) Trung tâm khu nhà ở 2 (ký hiệu trên bản vẽ là TT22.2) có diện tích là 11,22 ha, phục vụ cho 5 đơn vị ở. Mật độ xây dựng là 35 ÷ 40%, số tầng cao trung bình 5 tầng, hệ số sử dụng đất 1,4 ÷ 2. Tại đây dự kiến xây mới một bệnh viện đa khoa với quy mô khoảng 500 giường.
c) Trung tâm khu nhà ở 3 (ký hiệu trên bản vẽ là TT22.2) có diện tích là 5.02 ha, phục vụ cho 3 đơn vị ở. Mật độ xây dựng 35 ÷ 40%, số tầng cao trung bình 5 tâng, hệ số sử dụng đất 1,4 ÷ 2.
8.1.2 Các trung tâm công cộng tại khu đô thị 23 bao gồm:
(1) Trung tâm khu đô thị (ký hiệu trên bản vẽ TT23) có diện tích 18.23 ha. Đây là khu trung tâm thương mại, dịch vụ cấp đô thị đã được xác định và phê duyệt trong quy hoạch chi tiết Tổng hợp công nghiệp Sài Đồng A, tỷ lệ 1/2000. Mật độ xây dựng 35 ÷ 40%. Đây là khu vực tập trung phát triển công trình cao tầng khu đô thị với chiều cao tầng trung bình 7 tầng. Hệ số sử dụng đất 2,45 ÷ 2.8.
(2) Trung tâm khu nhà ở: Khu đô thị 23 có bố trí 2 trung tâm cho 2 khu nhà ở.
a) Trung tâm khu nhà ở (ký hiệu trên bản vẽ là TT23) có diện tích là 6,16 ha, phục vụ cho 5 đơn vị ở. Mật độ xây dựng 35 ÷ 40%, số tầng cao trung bình 4 ÷ 5 tầng, hệ số sử dụng đất 1,4 ÷ 2.
b) Trung tâm khu nhà ở 2 (ký hiệu trên bản vẽ là TT23.1) có diện tích là 13,18 ha, phục vụ cho 5 đơn vị ở. Mật độ xây dựng 34 ÷ 40%, số tầng cao trung bình 4 ÷ 5 tầng, hệ số sử dụng đất 1,4 ÷ 2.
8.1.3 Các trung tâm công cộng tại khu đô thị 24 bao gồm:
(1) Trung tâm khu đô thị (ký hiệu trên bản vẽ TT24) có diện tích 12, 44 ha. Mật độ xây dựng 35 ÷ 40%. Đây là khu vực được tập trung phát triển công trình cao tầng khu đô thị với chiều cao tầng trung bình 7 tầng. Hệ số sử dụng đất 2.45 ÷ 2.8. Dự kiến bố trí tại khu đô thị 24 một bệnh viện đa khoa với quy mô 500 giường. Bệnh viện được dự kiến bố trí gần trung tâm đơn vị 24.3.
(2) Trung tâm khu nhà ở 1 (ký hiệu trên bản vẽ là TT24.1) có diện tích là 9.17 ha, phục vụ cho cư dân của 5 đơn vị ở. Mật độ xây dựng 35 ÷ 40%, số tầng cao trung bình 4 ÷ 5 tầng, hệ số sử dụng đất 1,4 ÷ 2.
b) Trung tâm khu nhà ở 2 (ký hiệu trên bản vẽ là TT24.2) có diện tích là 8, 23 ha. Mật độ xây dựng 35 ÷ 40%, số tầng cao trung bình 4 ÷ 5 tầng, hệ số sử dụng đất 1,4 ÷ 2.
8.1.4 Trung tâm cộng tại khu đô thị 25:
Trung tâm khu đô thị (ký hiệu trên bản vẽ TT25k) có diện tích 8,91 ha, có quy mô tương đương như trung tâm của khu nhà ở phục vụ cho 2 đơn vị ở. Mật độ xây dựng 35 ÷ 40%. Đây là khu vực được tập trung phát triển công trình cao tầng với chiều cao tầng trung bình 7 tầng, hệ số sử dụng đất 2,45 ÷ 2,8.
8.1.5 Trung tâm công cộng tại khu đô thị 34:
Khu đô thị 34 là khu đô thị đặc biệt. Bên cạnh chức năng thông thường của một công viên như nghỉ ngơi, giải trí, công viên này còn là nơi bố trí các Viện nghiên cứu phát triển nông nghiệp với hạt nhân là trường Đại học nông nghiệp.
Trung tâm đô thị (ký hiệu trên bản vẽ TT34) là trung tâm công cộng dịch vụ của toàn khu vực, có diện tích 4.97 ha. Tại đây sẽ bố trí các công trình công cộng, dịch vụ như khách sạn, trung tâm hội thảo, cửa hàng....
Mật độ xây dựng 35 ÷ 40%. Đây là khu vực tập trung phát triển công trình cao tầng với chiều cao tầng trung bình 7 tầng, hệ số sử dụng đất 2,45 ÷ 2,8.
8.2 Trung tâm công cộng cấp đô thị tại khu đô thị Trâu Quỳ (ký hiệu trên bản vẽ TTTQ) có diện tích 32, 76 ha đạt tiêu chuẩn 6.6m2/người. Tại đây bố trí các công trình hành chính của huyện, các công trình thương mại, dịch vụ công cộng cấp đô thị.
- Dự kiến bố trí tại đây một bệnh viện đa khoa và của toàn huyện với quy mô 500 giường.
- Phát triển thêm một trung tâm TDTT mới, đưa diện tích khu vực TDTT lên 12 ha, đạt tiêu chuẩn 2,4m2/người.
- Trong khu vực tập trung các công trình công cộng dịch vụ TTTQ mật độ xây dựng 35 ÷ 40%. Đây là khu vực tập trung phát triển cao tầng trung bình với chiều cao tầng trung bình 5 tầng, hệ số sử dụng đất 1,75 ÷ 2,0.
Điều 9: Các đơn vị ở là hạt nhân của khu đất dân dụng, quy mô của các đơn vị ở phù hợp với việc tổ chức các hoạt động đi bộ của dân cư trong đơn vị ở. Mỗi một đơn vị ở có quy mô dân số trung bình khoảng 9.000 đến 12.000 người với chỉ tiêu đất ở 36m2/người . 4 ÷ 5 đơn vị ở hình thành một khu nhà ở với quy mô số dân trung bình từ 4 ÷ 6 vạn người,.
Mỗi một đơn vị ở có một trung tâm công cộng. Tại đây bố trí các công trình như UBND phường, chợ, cửa hàng, trường tiểu học và trung học cơ sở, phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân cư với bán kính phục vụ không quá 500m.
9.1 Các đơn vị trong khu đô thị 22, 23, 24, 25 và 34 thuộc khu vực đô thị Gia Lâm - Sài Đồng:
9.1.1 Khu đô thị 22: Các đơn vị ở trong đô thị hình thành nên 3 khu nhà ở với tổng số dân cư là 126.310 người, không kể số dân ngoài đê. Cụ thể:
(1) Khu nhà ở số 1: Bao gồm 5 đơn vị với tổng số dân là 50.690 người.
a) Đơn vị ở 22.1 có diện tích đất là 66.3 ha, chủ yếu là đất tái phát triển của dân cư khu vực Ái Mộ và Lâm Du. Số dân cư dự kiến là 16.170 người. Mật độ cư trú 240 người /ha. Số tầng cao trung bình 34 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
b) Đơn vị ở 22.2. Đơn vị ở 22.2 là đất tái phát triển, nằm ở phía Nam của đường Nguyễn Văn Cừ, thuộc khu vực Ngọc Lâm. Diện tích chiếm đất 81.39 ha, trong đó đất phát triển đơn vị ở là 33.58 ha. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 7.610 người. Mật độ cư trú 230 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 ÷ 4 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
c) đơn vị ở 22.3 nằm phía Nam đường Nguyễn Văn Cừ và Đông Bắc của đơn vị ở 22.2, có diện tích đất 52.31 ha, chủ yếu là đất tái phát triển của dân cư khu vực Gia Thuy. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 10.650 người. Mật độ cư trú 200 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
d) Đơn vị ở 22.4 nằm sát đê sông Hồng, giữa đường Nguyễn Văn Cừ và đường Ngọc Lâm, có diện tích đất là 39.61 ha, chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân của đơn vị ở là 8.950 người. Mật độ cư trú 230 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 ÷ 4 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
e) Đơn vị ở 22.5 nằm cạnh bến xe Gia Lâm, có diện tích chiếm đất 37,92 ha, chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 7.310 người. Mật độ cư trú 230 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 ÷ 4 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0.9 ÷ 1,2.
(2) Khu nhà ở số 2: Bao gồm 5 đơn vị ở với tổng dân số là 46.070 người.
Cụ thể:
a) Đơn vị ở 22.6 có diện tích chiếm đất 37.81 ha, chủ yếu là đất tái phát triển của dân cư khu vực Yên Tân, Trung Hà, xã Ngọc Thuỵ. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 8.310 người. Mật độ cư trú 220 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,9.
b) Đơn vị ở 22.7 có diện tích chiếm 49.46 ha, tại khu vực Gia Quất, xã Ngọc Thuỵ. Đây là đất phát triển mới, được sử dụng cho việc di dân trong thành phố cổ nội thành Hà Nội. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 12.679 người. Mật độ cư trú 260 người / ha. Số tầng cao trung bình 5 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 %. Hệ số sử dụng đất 1,5.
c) Đơn vị ở 22.8 nằm tại khu vực Gia Quất, xã Thượng Thanh, có diện tích chiếm đất 30.2 ha, một phần là đất tái ở phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 7.340 người. Mật độ cư trú 243 người / ha. Đơn vị ở này được chia làm hai khu vực: Khu vực tái phát triển có tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất là 0, 9. Khu vực xây dựng mới tại ngã tư đường 1 và đường 5 dự kiến phát triển nhà cao tầng, mật độ xây dựng 30%, chiều cao tầng trung bình 7 tầng, hệ số sử dụng đất 2.1. Chỉ tiêu về mật độ xây dựng chung cho cả đơn vị ở là 30%, chiều cao tầng trung bình là 5 tầng, hệ số sử dụng đất cho toàn đơn vị ở là 1.5.
d) Đơn vị ở 22.9 năm cạnh cầu dự kiến Nam Tứ Liên, có diện tích chiếm đất 28.07 ha. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 6.630 người. Mật độ cư trú 236 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,9.
e) Đơn vị ở 22.10 nằm sát đê sông Đuống, có diện tích chiếm đất 83.73 ha. Trong khu vực có 42.77 ha là đất quốc phòng (thuộc Học viện Hậu cần) nên đất đơn vị ở thực chất chỉ còn 40.96 ha. Chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 11.120 người. Mật độ cư trú 270 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 ÷ 4 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng 0,9 ÷ 1,2.
(3) Khu nhà ở số 3: Bao gồm ba đơn vị ở với tổng số là 29.550 người.
a) Đơn vị ở số 22.11 nằm ở phía Tây Bắc của khu công nghiệp Đức Giang, có diện tích chiếm đất là 45.51 ha. Chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 6.150 người. Mật độ cư trú 220 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,9.
b) Đơn vị ở số 22.12 có diện tích chiếm đất 53.95 ha. Đây là đất một phần tái phát triển của Thượng Cát, xã Thượng Thanh. Phần đất phát triển mới được dự kiến trước hết cho việc di dân nằm trong khu công nghiệp Đức Giang và trong hành lang cách ly dự kiến của khu công nghiệp với khu dân cư. Số dân cư của đơn vị ở là 12.740 người. Mật độ cư trú 240 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 ÷ 4 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
Hiện tại trong đơn vị ở có một tuyến đường sắt phục vụ vận chuyển cho khu vực kho Đức Giang. Khi đô thị phát triển, tuyến đường sắt này (do nằm trên mặt đất) làm phức tạp giao thông không những của khu vực mà cả của đô thị, nên về lâu dài tuyến đường sắt này cần được thay thế.
c) Đơn vị ở số 22.13 nằm tại Thanh Am, xã Thượng Thanh, có diện tích chiếm đất 45.63 ha, một phần là đất ở tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 10.660 người. Mật độ cư trú 234 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 ÷ 4 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
9.12. Khu đô thị 23: Các đơn vị ở hình thành nên 2 khu nhà với tổng số dân cư là 112.580 người, không kể số dân ngoài đê.
(1) Khu nhà ở số 1
Bao gồm 5 đơn vị với tổng số dân là 42.390 người. Cụ thể:
a) Đơn vị ở 23.1 nằm tại khu vực phía Đông Bắc của cầu Chui hiện tại, có diện tích chiếm đất 38.26 ha, chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 9.090 người. Mật độ cư trú 238 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
b) Đơn vị ở số 23.2 năm ở phía Nam của đường 1 cạnh bệnh viện Gia Lâm, có diện tích chiếm đất 40.72 ha. Khu vực chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 8.860 người. Mật độ cư trú??? người /ha. Số tầng cao trung bình 3 ÷ 4 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1.2.
c) Đơn vị ở số 23.3 nằm tại khu Kim Quan, có diện tích chiếm đất 33.94 ha. Đây là đất phát triển mới. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 7.910 người. Mật độ cư trú 233 người / ha. Số tầng cao trung bình 3 ÷ 4 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
d) Đơn vị ở 23.4 nằm tại phía Bắc của nhà máy nước Gia Lâm, có diện tích chiếm đất 21.39 ha. Đây là đất phát triển mới. Đơn vị ở này đã được xác định trong đồ án Quy hoạch chi tiết tổ hợp công nghiệp Sài Đồng, do công ty Daewoo - Hanel lập 6/1997, đã được phê duyệt. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 7.440 người. Mật độ cư trú 320 người /ha. Số tầng cao trung bình 4 ÷ 5 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 25%. Hệ số sử dụng đất 1.0 ÷ 1.25.
e) Đơn vị ở số 23.5 được phát triển trên cơ sở khu tập thể nhà máy Diêm - Gỗ Cầu Đuống, có diện tích chiếm đất 40,2 ha, một phần tái phát triển và một phần được xây dựng mới. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 9.090 người. Mật độ cư trú 226 người /ha. Số tầng cao trung bình 5 ÷ 7 tầng. Mật độ trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 1,5 ÷ 2,1.
(2) Khu nhà ở số 2 có 5 đơn vị với tổng số là 70.18 nghìn người . Cụ thể:
a) Đơn vị ở số 23.6 nằm tại phía Nam của nhà máy nước Gia Lâm, có diện tích chiến đất 52.36 ha. Đây là đất phát triển mới. Số dân dự kiến của đơn vị ở là 14.130 người. Mật độ cư trú 260 người /ha. Số tầng cao trung bình 5 tầng. Mật độ trung bình 25%. Hệ số sử dụng đất 1.25
b) Đơn vị ở 23.7 nằm ở phía Bắc đường 5, phía Nam đơn vị ở 23.6 có diện tích chiếm đất 58.59 ha. Đây chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 14.15 nghìn người. Mật độ cư trú 240 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷1,2.
c) Đơn vị ở 23.8 nằm đối diện với khu đất Sài Đồng B qua tuyến đường 5, có diện tích chiếm đất 85, 34 ha. Đây chủ yếu là tái phát triển. Đất ở thực chất chỉ có 51.44 ha. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 13.900 người. Mật độ cư trú 270 người/ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
d) Đơn vị ở 23.9 gồm hai cụm dân cư ven sông Đuống, có diện tích chiếm đất 64.95ha. Đây là khu vực chủ yếu tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 13.970 người. Mật độ cư trú 215 người /ha. Số tầng cao trung bình 2 ÷ 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,6 ÷0,9.
e) Đơn vị ở 23.10 nằm sát đê sông Đuống, tại khu vực Thượng Đồng, có diện tích chiếm đất 57.06 ha. Đây chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến cua đơn vị ở là 12.160 người. Mật độ cư trú 213 người/ha. Số tầng cao trung bình 2 ÷ 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,6 ÷ 0.9.
9.13. Khu đô thị 14: Các đơn vị hình thành 2 khu nhà ở với tổng số dân cư là 84.480 người, không kể số dân ngoài đê.
(1) Khu nhà ở số 1 có 5 đơn vị ở với tổng số dân là 58.990 người. Cụ thể:
a) Đơn vị ở 24.1 nằm ở phía Đông của khu công nghiệp Sài Đồng B, có diện tích chiếm đất 56.12ha. Một phần đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 1.680 người. Mật độ cư trú 210 người /ha. Số tầng cao trung bình 4 ÷ 5 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 1.2 ÷ 1.5.
b) Đơn vị ở 24.2 nằm tại phía Tây của ngã tư giữa đường 5 và đường vành đai 3 từ cầu Thanh Trì, có diện tích chiếm đất 49.17 ha. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 13.290 người. Mật độ cư trú 270 người /ha. Đơn vị này dự kiến chia thành 2 khu vực: Khu vực tái phát triển có số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0, 9. Khu vực xây dựng mới tại ngã tư đường 5 và đường vành đai 3 dự kiến phát triển nhà cao tầng, mật độ xây dựng 30%, chiều cao tầng trung bình là 5 tầng, hệ số sử dụng đất cho toàn đơn vị ở là 1,5.
c) Đơn vị ở 24.3 nằm tại Thạch Cầu, xã Thạch Bàn, có diện tích chiếm đất 38.04 ha. Đây chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 9.470 người. Mật độ cư trú 248 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
d) Đơn vị ở 24.4 nằm tại xóm Cư, xã Thạch Bàn, có diện tích chiếm đất 51.71 ha. Đây chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 10.830 người. Mật độ cư trú 210 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
e) Đơn vị ở 24.5 được tái phát triển trên cơ sở khu vực dân cư hiện có nằm sát đê sông Hồng của xã Cự Khối, có diện tích là 68.87 ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
(2) Khu nhà ở số 2 có 3 đơn vị với tổng số dân là 25.490 người. Cụ thể:
a) Đơn vị ở 24.6 nằm tại khu vực thôn Nha, thông Cầu, xã Long Biên, có diện tích chiếm đất 35.59 ha. Đây chủ yếu là đất ở tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 8.630 người. Mật độ cư trú 240 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
b) Đơn vị ở 24.7 nằm tại thôn Trạm, xã Long Biên, có diện tích chiếm đất 34.59 ha. Chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 8.630 người. Mật độ cư trú 240 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
c) Đơn vị ở 24.8 nằm tại Tứ Đình, xã Long Biên, có diện tích chiếm đất 31.24 ha. Đây chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 7.460 người. Mật độ cư trú 240 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ trung bình 30 ÷ 40%. Hệ số sử dụng đất 0,9 ÷ 1,2.
9.1.4 Khu đô thị 25 (khu Yên Viên) : Hai đơn vị ở hình thành nên 1 khu nhà ở với tổng số dân cư là 22.6000, không kể số dân ngoài đê. Cụ thể:
a) Đơn vị ở 25.1 nằm tại phía Bắc Cầu Đuống, có diện tích chiếm đất 60.36 ha. Khu vực chủ yếu là đất tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 10.260 người. Mật độ cư trú 230 người /ha. Số tầng trung bình 4 ÷ 5 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 1.2 ÷1.3.
b) Đơn vị ở 25.2 có diện tích 58.25ha. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 12.340 người. Mật độ cư trú 212 người /ha. Đơn vị này dựa kiến chia thành hai khu vực: khu vực tái phát triển có số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0, 9. Khu vực xây dựng mới dự kiến phát triển nhà cao tầng, mật độ xây dựng 30%, chiều cao tầng trung bình 7 tầng, hệ số sử dụng đất 2.1. Chỉ tiêu về mật độ xây dựng chung cả đơn vị ở là 1,5.
9.1.5 Khu đô thị 34: là một khu đặc biệt, khu ở trong khu đô thị gồm có 1 đơn vị ở, khu tập thể trong làng Đại học và một cụm dân cư nhỏ 250 người tại An Lạc. Cụ thể:
a) Đơn vị ở 34.1 nằm tại khu vực Đông tư Thượng, xã Đông Dư, có diện tích chiếm đất 60.09 ha. Khu vực chủ yếu là đất tái phát triển trên cơ sở dân cư hiện có. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 12.530 người. Mật độ cư trú 210 người /ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 1,2.
b) Khu làng Đại học và Viện nghiên cứu có diện tích 18 ha để bố trí các khu nhà ở cho các nhà khoa học và gia đình, số sinh viên nội trú. Số dân cư dự kiến khoảng 5.000người. (Trong đó số sinh viên nội trú dự kiến khoảng 5000 người, tính quy đổi của đô thị 2500 người). 9.2 Khu đô thị Trâu Quỳ có 5 đơn vị ở. Cụ thể như sau:
(1) Đơn vị ở số 1 (trong bản vẽ ký hiệu là TQ1t) nằm phía Bắc đường 5, chủ yếu là đất tái phát triển, diện tích 62, 43 ha. Số dân cư dự kiến của đơn vị là 9.520 người. Mật độ cư trú 210 người/ha. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Tầng cao trung bình 4 tầng. Hệ số sử dụng đất 1,2.
(2) Đơn vị ở TQ2 nằm phía Nam đường 5, dọc theo đường vào trường đại học Nông nghiệp, chủ yếu là đất tái phát triển, diện tích 46, 8 ha. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 9.480 người. Mật độ cư trú 210 người/ha. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Tầng cao trung bình 4 tầng. Hệ số sử dụng đất 1.2.
(3) Đơn vị ở TQ3 nằm tại phía Đông của trường đại học Nông nghiệp. Đơn vị ở được tái phát triển trên cơ sở các cụm dân cư hiện có diện tích 33.5 ha. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 6.980 người. Mật độ cư trú 210 người /ha. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Tầng cao trung bình 3 tầng. Hệ số sử dụng đất 0,9.
(4) Đơn vị TQ4 nằm tại phía Bắc đường 5, đơn vị ở được phát triển hoàn toàn mới, diện tích 52, 61 ha. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 10.690 người. Mật độ cư trú 210 người/ha. Mật độ trung bình 30%. Tầng cao trung bình 4 ÷ 5 tầng. Hệ số sử dụng đất 1,2 ÷ 1,5.
(5) Đơn vị ở TQ5 nằm tại phía Nam đường 5 diện tích 56, 46 ha. Tại phía Đông của đơn vị ở là một cụm dân cư được tái phát triển. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 11.760 người. Mật độ cư trú 210 người/ha. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Tầng cao trung bình 4 tầng. Hệ số sử dụng đất 1,2.
9.3 Khu vực ven đê nằm giữa các khu đô thị hoá có diện tích 1.869 ha. Hiện trong khu vực này có khoảng 1 vạn dân sinh sống, trong 11 cụm dân cư hình từ lâu đời sống bằng việc canh tác trên các bãi đất ven sông. Dự kiến các cụm dân cư này được tái phát triển, song không mở rộng về quy mô. Các cụm dân cư này sẽ được ghép nối với các đơn vị gần nhất. Người dân sinh sống trong các cụm dân cư này sẽ được hưởng các tiện nghi đô thị như trường học, thương mại, dịch vụ... tại các trung tâm công cộng của các đơn vị ở lân cận.
Trong các đơn vị ở của đô thị Gia Lâm - Sài Đồng hiện có 11 di tích lịch sử đã xếp hạng. Các khu vực này được khoanh vùng bảo vệ theo các quy định của Nhà nước về việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Điều 10: Hệ thống cây xanh trong đơn vị đô thị Gia Lâm - Sài Đồng.
(1) Hệ thống cây xanh sử dụng công cộng: Hệ thống cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị và cấp khu nhà ở (không kể các vườn dạo trong đơn vị ở và khu TDTT) có diện tích 455.7ha, đạt chỉ tiêu diện tích cây xanh 12.6m2/người. Cụ thể:
a) Cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị
Khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng có 9 công viên cấp thị (ký hiệu trong quy hoạch tổng thể từ X32 đến X40) với tổng diện tích là 402.6 ha (không kể diện tích các công trình thể dục thể thao nằm trong công viên), đạt chỉ tiêu 11,2 m2/người. Trong đó diện tích mặt nước là 192, 3 ha chiếm 40% diện tích. Trong công viên này có thể bố trí các công trình vui chơi giải trí, song mật độ xây dựng không vượt quá 10%, chiều cao công trình không quá 2 tầng.
(b) Cây xanh sử dụng công cộng trong khu nhà ở
Có 9 công viên cấp khu nhà ở phù hợp với 9 khu nhà ở trong toàn khu đô thị. Diện tích của công viên cây xanh công cộng cấp khu nhà ở là 53,1 ha (không kể diện tích khu vực TDTT). Trong đó diện tích mặt nước là 10 ha, chiếm 15% diện tích công viên. Trong công viên này có thể bố trí các công trình vui chơi giải trí, song mật độ xây dựng không vượt quá 10%, chiều cao công trình không vượt quá 2 tầng.
(2) Hệ thống cây xanh cách ly, sinh thái
(a) Hệ thống cây xanh cách ly bao gồm diện tích cây xanh trong các hành lang bảo vệ tuyến điện, tuyến dầu, mương, diện tích cây xanh cách ly quanh các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật. Tổng diện tích cây xanh các ly trong toàn đô thị là 123.7 ha.
(b) Hệ thống cây xanh sinh thái trong đô thị có diện tích 246.68, đạt chỉ tiêu 6.8m2 /người, được phân chia thành hai khu vực:
- Khu vực không được phép xây dựng: là các khu vực nằm trong vùng ngập lụt, bao quanh các đầu mối giao thông.
- Khu vực được phép xây dựng với mật độ thấp, nhỏ hơn 5%. Tại đây bố trí các diện tích bãi đỗ xe, đất dự trữ để xây dựng một số công trình công cộng dịch vụ. Trong khu vực này tuyệt đối không xây dựng nhà ở.
10.2 Hệ thống cây xanh khu đô thị Trâu Quỳ
(1) Hệ thống cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị có diện tích 47 ha, đạt chỉ tiêu 9,4m2/người, trong đó diện tích mặt nước là 20 ha chiếm 40% diện tích công viên. Mật độ xây dựng chung trong công viên không vượt quá 10%, chiều cao không quá 22 tầng.
Trong mỗi đơn vị ở đều có cây xanh sử dụng công cộng trong các vườn ao.
(2) Hệ thống cây xanh cách ly và sinh thái trong đô thị Trâu Quỳ có diện tích 18.7 ha.
Điều 11: Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và kho tàng.
11.1 Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và kho tàng trong khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng có diện tích 732,7 ha, tương đương với chỉ tiêu 20,4m2/người. Số công nhân dự kiến là 76.200 người phân bố như sau:
(1) Các khu công nghiệp tập trung: gồm 4 khu công nghiệp hoàn toàn xây dựng mới với diện tích 206, 4 ha. Loại hình công nghiệp đa nghành. Cấp độ vệ sinh công nghiệp IV - V. Số lượng công nhân dự kiến 2.100 người.
b) Khu công nghiệp Sài Đồng B, diện tích 80 ha, đã phát triển một phần. Loại hình công nghiệp điện tử. Cấp độ vệ sinh công nghiệp IV -V. Số lượng công nhân dự kiến 9.000 người.
c) Khu công nghiệp Ô cách 1 và 2 với tổng diện tích 83 ha, xây dựng hoàn toàn mới. Loại hình công nghiệp đa ngành. Cấp độ vệ sinh công nghiệp IV -V. Số lượng công nhân dự kiến 9.500 người.
d) Khu công nghiệp Đài Tư diện tích 123ha, xây dựng hoàn toàn mới. Loại hình công nghiệp đa ngành. Cấp độ vệ sinh công nghiệp IV -V. Số lượng công nhân dự kiến 13.000 người.
e) Khu công nghiệp Đức Giang, diện tích 116ha, cải tạo và một phần phát triển mới. Loại hình công nghiệp đa ngành. Cấp độ vệ sinh công nghiệp IV ÷ V. Số lượng công nhân dự kiến 2.100 người. Trong quá trình cải tạo khu vực cũ, trước hết phải di chuyển hết các cụm dân cư hiện có ra ngoài khu công nghiệp, tăng cường diện tích cây xanh và đảm vảo khoảng cách cách ly với khu dân cư ở lân cận.
(2) Các cụm công nghiệp
a) Cụm công nghiệp Gia Lâm, diện tích 18.42ha, phát triển trên cơ sở cải tạo cụm xí nghiệp công nghiệp cơ khí hiện có. Loại hình công nghiệp cơ khí. Cấp độ vệ sinh công nghiệp IV. Số lượng công nhân dự kiến 1.900 người.
b) Cụm công nghiệp Cầu Đuống, diện tích 44.02ha, hầu như xây dựng hoàn toàn mới. Loại hình công nghiệp đa ngành. Một phần dành cho các hoạt động tiểu thủ công nghiệp. Cấp độ vệ sinh công nghiệp IV ÷ V. Số lượng công nghiệp dự kiến 4.500 người.
(3) Các xí nghiệp công nghiệp nằm riêng lẻ nằm xen kẽ trong các đơn vỉ có diện tích tổng cộng 51ha. Về lâu dài, các xí nghiệp công nghiệp nằm riêng lẻ trong các khu dân cư cần phải di chuyển vào các khu công nghiệp tập trung để tạo điều kiện cho việc quản lý về môi trường. Trước mắt cần tiến hành cải tiến công nghệ, giảm thiểu các tác động có hại đối với các khu dân cư ở lân cận.
11.2. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và kho tăng trong đô thị Trâu Quỳ có diện tích 117.6ha, đạt chỉ tiêu 24m2/người với số lượng công nhân dự kiến 1.900 người. Phân bố như sau:
(1) Khu công nghiệp Dương Xá, diện tích 109.77ha, được phát triển trên cơ sở một xí nghiệp công nghiệp hiện có. Tại đây bố trí các xí nghiệp công nghiệp và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp của huyện. Loại hình công nghiệp đa ngành, mức độ vệ sinh IV ÷ V. Số lượng công nhân dự kiến 11.000 người.
(2) Các cụm xí nghiệp công nghiệp hiện có khác có diện tích 7.85 chủ yếu thuộc ngành cơ khí, có mức độ vệ sinh công nghiệp IV ÷ V. Số lượng công nhân dự kiến 800 người.
11.3. Các quy định kiểm soát phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp và kho tàng trong các khu đô thị tuân theo các quy định của Nhà nước và UBND Thành phố về quản lý, phát triển các khu công nghiệp.
11.4. Việc phát triển các khu công nghiệp phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, trước hết là các khu dân cư. Nếu phát triển 1 ha đất công nghiệp phải đảm bảo phát triển đồng bộ tối thiểu 2 ha đất dân dụng.
Điều 12:
Đất an ninh quốc phòng trong khu vực đô thị Gia Lâm - Sài Đồng có diện tích 361.1 ha, bao gồm cả đất sân bay Gia Lâm. Đất an ninh quốc phòng trong đô thị Trầu Quỳ là 4,6 ha.
Đất an ninh quốc phòng được quản lý theo Quyết định số 611/TTg ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đất quốc phòng do quân đội quản lý trên địa bàn.
Điều 13: Hệ thống giao thông:
13.1. Hệ thống giao thông trong khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng bao gồm các tuyến giao thông đối ngoại, đối nội. Tổng diện tích giao thông từ khu ở trở lên có diện tích 756 ha, tương đương với chỉ tiêu 21m2/người. Trong đó diện tích giao thông tĩnh là 126 ha, tương đương với chỉ tiêu 3,5m2/người.
(1) Hệ thống giao thông đối ngoại
Hệ thống giao thông đối ngoại của đô thị đã được xác định trong qui hoạch tổng thể với diện tích tổng cộng 125 ha.
a) Đường sắt.
Trong đô thị có 3 tuyến đường sắt chính với chiều dài tổng cộng là 30.5 km.
Hành lang bảo vệ đường sắt rộng 20 m.
- Tuyến đường sắt chạy từ ga dự kiến Cổ Bi chạy vòng lên nhập vào ga Yên Viên.
- Tuyến đường sắt đi Lạng Sơn, từ ga Yên Viên về ga Gia Lâm Hà Nội.
- Tuyến đường sắt chạy dọc theo đường 5 trong tương lai sẽ cải tạo thành tuyến đường sắt đô thị.
Trong khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng có 3 ga với diện tích tổng cộng 42 ha.
- Ga YênViên hiện có được cải tạo nâng cấp với diện tích 9 ha.
- Ga Gia Lâm chủ yếu đóng vai trò là ga hành khách, được cải tạo nâng cấp với diện tích ga: 12 ha.
- Ga Thường Đình là ga cụt, đóng vai trò là ga hàng hoá cho KCN Sài Đồng, với diện tích dự kiến 21 ha.
b) Đường sông
- Cảng Đức Giang trên sông Đuống được cải tạo lại có chức năng là cảng hàng hoá và hành khách với diện tích 3 ha.
- Cảng Đặng Xá được mở rộng trên cơ sở bến sông Đặng Xá hiện có, có chức năng là hàng hoá và hành khách với diện tích 3 ha.
c) Bến xe, các điểm sửa chữa xe với diện tích tổng cộng 10.78 ha gồm:
- Bến xe liên tỉnh tại Gia Lâm với diện tích 1.78 ha và một bến xe tải với diện tích 5 ha tại Yên Viên.
- Trong ranh giới khu đô thị có một điểm sửa chữa xe gần trung tâm đô thị Sài Đồng với diện tích 4 ha.
(2) Giao thông đối nội
a) Các tuyến đường giao thông cấp đô thị đã được xác định trong quy hoạch tổng thể về hướng tuyến với 6 loại mặt cắt 40m, 42, 48m, 50m, 60m và 72, 5m. Tổng chiều dài các tuyến đường cấp đô thị là 26,56 km, với mật độ đường là 0,6 km/km2.
- Trong khu vực đô thị có 12 nút giao thông khác cốt với tổng diện tích 113 ha.
- Các tuyến đường khu vực có mặt cắt rộng từ 22m đến 30m, tổng chiều dài là 68,8 km, mật độ là 2,5 km/km2.
- Các tuyến đường phân khu vực và đường nhánh có mặt cắt rộng từ 17m-22m.
b) Quảng trường
Trong khu vực có 3 quảng trường bố trí tại các ga đường sắt đô thị với tổng diện tích 4 ha gồm:
- Quảng trường tại trung tâm khu đô thị 22, diện tích 2 ha.
- Quảng trường tại trung tâm khu đô thị 23, điện tích 1 ha.
- Quảng trường trung tâm tại khu đô thị 24, diện tích 1ha.
c) Giao thông tĩnh gồm: Diện tích các bến xe buýt ga đường sắt đô thị và diện tích các bãi đỗ xe. Vị trí và quy mô của các diện tích giao thông tĩnh sẽ được xác định cụ thể, chính xác trong các qui hoạch chi tiết, với chỉ tiêu diện tích 3,5m2/người.
d) Hệ thống vận tải công cộng. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đảm bảo được 5-60% vận chuyển hành khách trong đô thị bằng các phương tiện vận tải công cộng. Hệ thống vận tải công cộng trong khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng bao gồm:
- Vận tải bằng tuyến đường sắt đô thị nối các trung tâm của các đô thị với nhau thông qua 3 tuyến chính:
+ Tuyến từ nội thành Hà Nội đến ga Gia Lâm. Từ ga Gia Lâm là đầu mối giao thông chuyển tàu đi khu đô thị Bắc sông Hồng ở phía Tây. Tuyến này đi qua trung tâm của khu đô thị 22.
+ Tuyến từ ga Gia Lâm đi sang hướng Đông, là tuyến phát triển trên cơ sở của tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng hiện có. Tuyến này đi qua ga của khu trung tâm đô thị 23, 24 và kết thúc ở ga Cổ Bì.
+ Từ ga Gia Lâm lên hướng Bắc đến ga Yên Viên.
- Vận tải công cộng trong nội bộ các khu đô thị bằng phương tiện xe buýt với các hướng tuyến và các bến đỗ xe tiếp cận thuận lợi đến từng đơn vị ở.
- Việc vận tải hành khách còn được đảm bảo bằng đường thuỷ trên sông Đuống qua cổng sông Đức Giang.
13.2. Hệ thống giao thông trong khu đô thị Trâu Quỳ bao gồm các tuyến giao thông đối ngoại, đối nội. Tổng diện tích giao thông từ khu ở trở lê có diện tích 84.5 ha, tương đương với chỉ tiêu 18m2/người. Trong đó diện tích giao thông tính là 15 ha.
1) Hệ thống giao thông đối ngoại
a) Đường sắt
Trong đô thị. có hai tuyến đường sắt chính với tổng chiều dài 4, 85. Hành lang bảo vệ đường sắt 20m.
- Tuyến đường sắt chạy từ ga dự kiến Cổ Bi chạy vòng lên nhập vào ga Yên Viên.
- Tuyến đường sắt chạy dọc theo đường 5 hiện có. Tuyến đường này trong tương lai có thể dỡ bỏ khi tuyến đường sắt mới tới ga Cổ Bi được xây dựng. Trong khu đô thị Trâu Quỳ có ga Cổ bi dự kiến xây dựng mới với diện tích 32ha.
b) Đường bộ
Tuyến giao thông đối ngoại đi qua khu vực là tuyến đường 5, rộng 60m, chiều dài phần qua đô thị 3.7km.
Trong khu vực đô thị có bố trí một bến xe tải tại phía Tây khu công nghiệp tập trung Dương Xá với diện tích 3ha.
2) Giao thông đối nội.
- Các tuyến đường giao thông chính của đô thị có 3 loại mặt cắt rộng 30m, 24m và tuyến đường rộng 120m.
- Các tuyến đường khu vực và liên kết khu vực có hai loại mặt cắt 17m và 24m.
- Liên hệ giao thông giữa hai khu vực Bắc và Nam của đô thị được giải quyết qua cầu vượt đường 5.
- Bố trí một quãng trường trước nhà ga Cổ Bi với diện tích 1ha.
- Hệ thống vận tải công cộng: Việc vận tải công cộng trong đô thị Trâu Quỳ cũng tương tự như trong khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng thông qua tuyến đường sắt đô thị và tuyến xe buýt trong nội bộ khu vực.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14: Điều lệ này có hiệu lực và được thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 15: Các cơ quan có trách nhiệm quản lý xây dựng căn cứ đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt và quy định của Điều lệ này để có các văn bản hướng dẫn thực hiện theo quy hoạch và quy hoạch và quy định của pháp luật.
Điều 16: Mọi vi phạm các điều khoản của điều lệ này, tuỳ theo hình thức và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điểu 17: Đồ án quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm - Hà Nội, tỷ lệ 1/5000 (khu vực đô thị - phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) được lưu trữ tại các cơ quan dưới đây để các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết kiểm tra, giám sát và thực hiện:
- Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
- Sở Xây dựng, Sở Địa chính - Nhà đất.
- Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố.
- Uỷ ban Nhân dân huyện Gia Lâm
- 1Quyết định 146/2007/QĐ-UBND ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 12/2008/QĐ-UBND về điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2008 về Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 xây dựng Cụm công nghiệp Bình Phú (Khu B) thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyết định 1676/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định quản lý xây dựng theo Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp số 1 (giai đoạn 1) thuộc Khu công nghiệp Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỷ lệ 1/2000 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 91-CP năm 1994 ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị
- 3Quyết định 322-BXD/ĐT năm 1993 về quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
- 4Quyết định 146/2007/QĐ-UBND ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 12/2008/QĐ-UBND về điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 6Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2008 về Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 xây dựng Cụm công nghiệp Bình Phú (Khu B) thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 7Quyết định 74/1999/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm – Hà Nội - tỷ lệ 1/5000 (Khu vực đô thị - Phần quy hoạch sử dụng đất và giao thông) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 1676/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định quản lý xây dựng theo Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp số 1 (giai đoạn 1) thuộc Khu công nghiệp Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỷ lệ 1/2000 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
Quyết định 75/1999/QĐ-UB về Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm - Hà Nội, tỷ lệ 1/5000
- Số hiệu: 75/1999/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/09/1999
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Hoàng Văn Nghiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra