Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 741/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐẦU TƯ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (DỰ ÁN WB5)

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải (GTVT);

Căn cứ Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện quản lý công tác giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn, vật nổ phục vụ các dự án xây dựng công trình giao thông;

Căn cứ Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 14/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục Dự án “Phát triển Cơ sở Hạ tầng Giao thông Đồng bằng sông Cửu Long” (Dự án WB5);

Căn cứ văn bản số 321/TTg-CN ngày 12/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư và dân tộc thiểu số đối với Dự án WB5;

Căn cứ Quyết định số 562/QĐ-BGTVT ngày 16/3/2007 của Bộ GTVT về việc giao chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;

Căn cứ Quyết định số 566/QĐ-BGTVT ngày 16/3/2007 của Bộ GTVT về việc thành lập Ban chỉ đạo điều phối Dự án WB5;

Căn cứ các văn bản tham gia đóng góp ý kiến cho dự án của các Bộ, ngành và các tỉnh có dự án đi qua:

Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Văn bản số 375 BKH-KTĐT ngày 18/1/2007), Bộ Tài chính (Văn bản số 716/BTC-ĐT ngày 15/1/2007), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Văn bản số 896/BTNMT-TĐ ngày 12/3/2007), Bộ Xây dựng (Văn bản số 137/BXD-XL ngày 22/1/2007); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Văn bản số 69/NHNN-HTQT ngày 3/1/2007);

Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh: Bến Tre (Văn bản số 116/SGTVT-KHKT ngày 18/4/2006), Sóc Trăng (Văn bản số 535/CTUBT-HC ngày 20/4/2006), An Giang (Văn bản số 207/SGTVT-KH ngày 18/4/2006), Long An (Văn bản số 2013/UBND-CN ngày 8/5/2006), Tiền Giang (Văn bản số 2108/UBND-CN ngày 26/4/2006), Đồng Tháp (Văn bản số 283/GTVT-KH ngày 28/4/2006), Cần Thơ (Văn bản số 768/SGTCC ngày 7/6/2006), Bạc Liêu (Văn bản số 466/UBND-KT ngày 26/4/2006 và Trà Vinh (Văn bản số 139/GTVT-XDCB ngày 14/4/2006);

Căn cứ tài liệu thẩm định Dự án WB5 của Ngân hàng Thế giới (WB) kèm theo thư ngày 1/3/2007; văn bản ngày 17/1/2007 chấp thuận nội dung Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM); văn bản ngày 11/1/2007 gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị đẩy nhanh công tác thẩm định, phê duyệt BCNCKT Dự án WB5;

Căn cứ vào văn bản số 228/CĐS-KHĐT ngày 28/3/2007 của Cục Đường sông Việt Nam và văn bản số 1000/CĐBVN-DANN ngày 29/3/2007 của Cục Đường bộ Việt Nam về việc góp ý nội dung dự án phát triển cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu Long;

Xét tờ trình số 388/KH-PMD3 ngày 15/3/2007 của Ban Quản lý Dự án 1 (PMU.1) xin phê duyệt dự án đầu tư do Liên danh Tư vấn Louis Berger Group Inc, Royal Haskoning và CECI (gọi tắt là Tư vấn) lập và đệ trình tháng 10/2006;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 1676/BGTVT-KHĐT ngày 04 tháng 04 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quyết định Đầu tư xây dựng dự án “Phát triển Cơ sở Hạ tầng Giao thông Đồng bằng sông Cửu Long” với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên Dự án: Dự án “Phát triển Cơ sở Hạ tầng Giao thông Đồng bằng sông Cửu Long” (Dự án WB5).

2. Chủ đầu tư:

- Hợp phần A - Các tuyến Quốc lộ 53, 54 và 91: Cục Đường bộ Việt Nam.

- Hợp phần B - Hành lang các tuyến đường thủy phía bắc xuyên Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên; và duyên hải phía Nam; Cục Đường sông Việt Nam.

- Hợp phần C - Các tuyến đường tỉnh và đường thủy địa phương: UBND các tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ giao chủ quản dự án sẽ quyết định theo quy định hiện hành.

- Hợp phần D - Hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ GTVT và các tỉnh: Cục Đường sông Việt Nam.

3. Tổ chức Tư vấn lập Dự án: Liên danh Tư vấn Louis Berger Group, Inc; Royal Haskoning và CECI.

4. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Dự án WB5 nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông; giảm thiểu tắc nghẽn trên các tuyến đường bộ và đường thủy then chốt; và giảm các chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ; Việc nâng cấp các tuyến đường bộ, đường thủy trong khu vực sẽ mang lại lợi ích to lớn, góp phần tích cực vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho việc liên thông giữa các vùng trong khu vực, giảm tỷ lệ các vụ tai nạn trên các tuyến đường bộ, đường thủy, bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực vùng biên của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài ra, việc nâng cấp đồng bộ mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy của ĐBSCL sẽ là cơ sở để nghiên cứu, phát triển và nhân rộng mô hình vận tải đa phương thức.

5. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

5.1. Phạm vi dự án và địa điểm xây dựng:

5.1.1. Địa điểm xây dựng của Dự án tại 14 tỉnh sau:

1. Bến Tre

2. Sóc Trăng

3. Cà Mau

4. Vĩnh Long

5. An Giang

6. Long An

7. Tiền Giang

8. Đồng Tháp

9. Trà Vinh

10. Hậu Giang

11. Kiên Giang

12. Bạc Liêu

13. Thành phố Hồ Chí Minh

14. Thành phố Cần Thơ

5.1.2. Phạm vi dự án:

a. Hợp phần A:

- Quốc lộ 53:

+ Đoạn 1: Điểm đầu tại Km 56+000; Điểm cuối giao với quốc lộ 60, tại Km 60+610; Chiều dài tuyến 4,61 Km. Địa điểm xây dựng: Tỉnh Trà Vinh.

+ Đoạn 2: Điểm đầu tại Km 130+440; Điểm cuối tại Km 139+550. Chiều dài tuyến 8,91 Km. Địa điểm xây dựng: Tỉnh Trà Vinh.

- Quốc lộ 54:

+ Điểm đầu tại Km 85+000 (Trà Mẹt); Điểm cuối tại Km 125+854 (Tập Sơn). Chiều dài tuyến 40,85 Km. Địa điểm xây dựng: Tỉnh Trà Vinh.

- Quốc lộ 91:

+ Điểm đầu tại Km 7+000 (Khu vực Cảng Cần Thơ); Điểm cuối tại Km 50+889 (Ranh giới thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang). Chiều dài tuyến 43,89 Km. Địa điểm xây dựng: thành phố Cần Thơ.

b. Hợp phần B:

- Hành lang đường thủy quốc gia số 2 (Hành lang phía bắc xuyên Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên):

+ Điểm đầu: Xuất phát tại thành phố Hồ Chí Minh, tại Km 0+00; Điểm cuối tại Km 253+000 - Vàm Rầy (ngã 3 kênh Rạch Giá - Hà Tiên và kênh Tám Ngàn). Chiều dài đoạn tuyến 253 Km. Địa điểm xây dựng: TP Hồ Chí Minh, các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.

- Hành lang đường thủy quốc gia số 3 (Hành lang duyên hải phía Nam):

+ Đoạn 1: Điểm đầu tại Km 35+000; Điểm cuối tại sông Tiền - Km 80+000. Chiều dài đoạn tuyến 45 Km. Địa điểm xây dựng: Tỉnh Long An và Tiền Giang

+ Đoạn 2: Điểm đầu tại Đại Ngãi (sông Hậu) - Km 207+000; Điểm cuối tại Giá Rai - Km 310+000. Chiều dài đoạn tuyến 103 Km. Địa điểm xây dựng: Tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.

d. Hợp phần D:

Hợp phần sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ GTVT trong 2 lĩnh vực: Hỗ trợ chung cho các cơ quan quản lý của Bộ và các tỉnh; và dịch vụ kiểm toán Dự án. Công tác này bao gồm 4 tiểu hợp phần sau:

- Tiểu hợp phần D1 - Hỗ trợ Bộ GTVT phát triển vận tải đa phương thức.

- Tiểu hợp phần D2 - Hỗ trợ thể chế cho Cục Đường sông Việt Nam.

- Tiểu hợp phần D3 - Đào tạo:

+ Hỗ trợ các Ban Quản lý Dự án Trung ương và các Ban QLDA trực thuộc Sở GTVT các tỉnh (PPMU) thực hiện Dự án.

+ Hỗ trợ quản lý và bảo dưỡng đường bộ và đường thủy.

+ Hỗ trợ đào tạo về vận tải đa phương thức.

- Tiểu hợp phần D4 - Kiểm toán dự án.

Lưu ý: Chủ đầu tư trình Bộ GTVT chấp thuận nội dung các tiểu hợp phần trước khi triển khai thực hiện.

5.2. Quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng:

5.2.1. Hợp phần A:

a. Tiêu chuẩn kỹ thuật:

- Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án: Áp dụng hệ thống khung tiêu chuẩn đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2406/QĐ-BGTVT ngày 9/11/2006 về việc phê duyệt “Khung tiêu chuẩn áp dụng cho khảo sát, thiết kế Dự án WB5”; Cập nhật các tiêu chuẩn mới được ban hành gồm: TCVN 4054-2005, 22 TCN 272-05, 22 TCN 211-06.

b. Quy mô Quốc lộ 53:

- Tổng chiều dài tuyến nâng cấp cải tạo 13,52 Km.

- Phần đường:

+ Đoạn Km 56+000 -:- Km 60+610 (dài 4,61Km): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

+ Đoạn Km 130+440 -:- Km 139+350 (dài 8,91Km): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.

- Phần cầu: Thay thế 3 cầu hiện hữu không đảm bảo yêu cầu khai thác: Cầu Bai Si (Km56+379), Cầu Bến Có (Km59+190), Cầu Đại An (Km139+271). Kết cấu nhịp bằng dầm Bê tông cốt thép ứng suất trước. Khổ cầu phù hợp với bề rộng của đường.

- Phà: Xây dựng bến phà pontoon vượt sông Láng Sắt tại Km 136+500.

- Xây dựng lại mặt đường bê tông nhựa; cải tạo, làm mới hệ thống rãnh thoát nước, cống thoát nước đáp ứng yêu cầu thoát nước; hoàn chỉnh hệ thống cọc tiêu, biển báo, sơn kẻ đường và an toàn giao thông.

c. Quy mô Quốc lộ 54:

- Tổng chiều dài tuyến nâng cấp cải tạo 40,85 Km.

- Phần đường: Từ Km 85+000 - Km 125+854 (dài 40,85Km): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng; Đầu tư xây dựng tuyến tránh Cầu Kè dài 1,147Km và tuyến tránh Tiểu Cần dài 2,820 Km.

- Phần cầu: Thay thế 5 cầu hiện hữu không đảm bảo yêu cầu khai thác, kết cấu nhịp bằng dầm Bê tông cốt thép ứng suất trước. Khổ cầu phù hợp với bề rộng của đường, gồm:

1. Cầu Kinh 15              (Km 88+144)

2. Cầu Giồng                 (Km 94+100)

3. Cầu Phong Phú         (Km 99+119)

4. Cầu Phong Thạnh   (Km 102+180)

5. Cầu Cần Chông       (Km 112+715)

- Xây dựng lại mặt đường bê tông nhựa; cải tạo, làm mới hệ thống rãnh thoát nước, cống thoát nước đáp ứng yêu cầu thoát nước; hoàn chỉnh hệ thống cọc tiêu, biển báo, sơn kẻ đường và an toàn giao thông.

d. Quy mô Quốc lộ 91:

- Tổng chiều dài tuyến nâng cấp cải tạo 43,89 Km.

- Phần đường:

+ Đoạn Km 7+000 - Km 12+000 (dài 5 Km): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp II đồng bằng.

+ Đoạn Km 12+000 - Km 50+889 (dài 38,89 Km): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Đầu tư xây dựng tuyến tránh thị xã Thốt Nốt từ Km 40+900- Km 43+800.

- Phần cầu: Thay thế 16 cầu hiện hữu không đảm bảo yêu cầu khai thác, kết cấu nhịp bằng dầm Bê tông cốt thép ứng suất trước. Khổ cầu phù hợp với bề rộng của đường, gồm:

1. Cầu Trà Nóc                     (Km 8+706)

2. Cầu Sang Trắng 1            (Km 10+800)

3. Cầu Sang Trắng 2            (Km 11+997)

4. Cầu Tác Ông Thục           (Km 18+626)

5. Cầu Ông Tành                  (Km 19+494)

6. Cầu Ô Môn                       (Km 20+600)

7. Cầu Bánh Tét                    (Km 29+270)

8. Cầu Thơm Ròn                  (Km 31+643)

9. Cầu Mới                      (Km 34+236)

10. Cầu Cần Thơ Bé       (Km 34+416)

11. Cầu Cái Ngãi             (Km 38+495)

12. Cầu Thốt Nốt             (Km 42+055)

13. Cầu Trà Vôi               (Km 44+207)

14. Cầu Bằng Lăng         (Km 45+387)

15. Cầu Bà Ót                 (Km 46+406)

16. Cầu Trại Mai             (Km 47+960)

- Xây dựng lại mặt đường bê tông nhựa; cải tạo, làm mới hệ thống rãnh thoát nước, cống thoát nước đáp ứng yêu cầu thoát nước; hoàn chỉnh hệ thống cọc tiêu, biển báo, sơn kẻ đường và an toàn giao thông.

5.2.2. Hợp phần B:

Đầu tư nạo vét, nâng cấp hai (2) hành lang đường thủy Quốc gia đạt tiêu chuẩn cấp III: Hành lang 2 – Hành lang phía bắc xuyên Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên dài 253 Km và Hành lang 3 - Hành lang duyên hải phía Nam, đoạn TP Hồ Chí Minh - Chợ Gạo - Đại Ngải - Bạc Liêu - Giá Rai, dài 148 Km. Xây dựng các công trình bảo vệ bờ; lắp đặt phao tiêu báo hiệu, trụ đèn và trụ tháp; nâng cấp các cầu hiện hữu bằng cầu dầm BTCT.

a. Quy mô và Tiêu chuẩn kỹ thuật:

Áp dụng tiêu chuẩn 22TCN 269-2000 và 22TCN 222-95.

b. Quy mô hành lang 2:

- Nạo vét, nâng cấp luồng tàu lên cấp III, độ sâu chạy tàu 3m, chiều rộng đáy kênh tối thiểu 30m đối với đoạn từ Km 0 - Km 80 (dài 80Km) và tối thiểu 26m đối với đoạn từ Km 80 - Km 253 (dài 173Km).

- Công trình bảo vệ bờ khoảng 3,2km:

+ Đoạn qua thị trấn Phong Mỹ thuộc tỉnh Đồng Tháp, chiều dài là 1,5km với kết cấu tường chắn bê tông bảo vệ bờ và tường cánh bê tông cốt thép (BTCT) dọc bờ Bắc.

+ Đoạn qua thị trấn Mỹ An thuộc tỉnh Tiền Giang, chiều dài 0,4km với kết cấu tường chắn bê tông bảo vệ bờ.

+ Đoạn qua thị trấn Thủ Thừa thuộc tỉnh Long An, chiều dài là 1,3km với kết cấu tường chắn bê tông bảo vệ bờ.

- Phao tiêu báo hiệu trên chiều dài tuyến là 253km.

- Nâng cấp các cầu trên đường thủy: 18 cầu gồm 13 cầu BTCT 1 làn xe dành cho các xe 2 bánh và 5 cầu BTCT 2 làn xe dành cho các xe 4 bánh.

- Âu tàu: Xây dựng mới âu tàu Rạch Chanh thuộc tỉnh Long An kể cả phao tiêu báo hiệu, công trình bảo vệ bờ, cầu ôtô qua âu, văn phòng điều hành và thiết bị, tháo dỡ cầu cống cũ.

c. Hành lang 3:

- Nạo vét, nâng cấp luồng tàu lên cấp III, độ sâu chạy tàu 3m, chiều rộng đáy kênh tối thiểu 30m đối với đoạn từ Km35 - Km80 (dài 45Km) và tối thiểu 26m đối với đoạn từ Km207 - Km310 (dài 103Km).

- Công trình bảo vệ bờ khoảng 2,5km (đoạn qua thị trấn Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang).

- Phao tiêu báo hiệu trên chiều dài là 148km từ lý trình Km35 - Km80 và Km207 - Km310 gồm 30 phao đèn, 223 trụ đèn và cột báo hiệu, 2 trụ tháp, 72 biển báo, 26 bộ tay giăng.

5.2.3. Hợp phần C - Các tuyến đường tỉnh và đường thủy địa phương:

UBND các tỉnh là cơ quan chủ quản dự án quyết định đầu tư theo quy định.

5.3. Khối lượng xây dựng chủ yếu:

5.3.1. Hợp phần A:

- Nâng cấp và mở rộng 98,26 Km QL 53, 54 và 91; Thay thế tổng cộng 24 cầu các loại.

- Cải tạo, làm mới hệ thống rãnh thoát nước, cống thoát nước đáp ứng yêu cầu thoát nước; hoàn chỉnh hệ thống cọc tiêu, biển báo, sơn kẻ đường và an toàn giao thông.

5.3.2. Hợp phần B:

- Nâng cấp, nạo vét 2 hành lang đường thủy với tổng chiều dài là 401 Km; Cải tạo, nâng cấp 18 cầu các loại.

- Xây dựng các công trình bảo vệ bờ; lắp đặt phao tiêu báo hiệu, trụ đèn và trụ tháp.

6. Diện tích sử dụng đất:

6.1. Hợp phần A:

Diện tích đất chiếm dụng cơ bản chấp thuận như hồ sơ dự án. Khối lượng cụ thể sẽ được phê duyệt trong bước thiết kế cơ sở.

6.2. Hợp phần B:

Diện tích đất chiếm dụng cơ bản chấp thuận như hồ sơ dự án. Khối lượng cụ thể sẽ được phê duyệt trong bước thiết kế cơ sở.

7. Phương án xây dựng:

Thực hiện dự án được chia thành hai (2) giai đoạn.

7.1. Giai đoạn I:

Trong 4 năm đầu của Dự án (dự kiến từ tháng 4/2008 đến tháng 4/2012), thực hiện các hạng mục sau:

- Hợp phần A: Xây dựng Quốc lộ 53 và Quốc lộ 54.

- Hợp phần A: Xây dựng hành lang đường thủy số 2, đoạn từ Km 80 - Km 253.

- Hợp phần C: Xây dựng 37,52 Km đường tỉnh tại 3 tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Cà Mau.

7.2. Giai đoạn II:

Giai đoạn được thực hiện từ năm thứ hai đến năm thứ sáu của Dự án (dự kiến từ tháng 4/2009 đến tháng 9/2013), với các hạng mục còn lại sau:

- Hợp phần A: Xây dựng Quốc lộ 91.

- Hợp phần B: Xây dựng hành lang đường thủy số 2, đoạn từ Km 0 - Km 80 và hành lang số 3.

- Hợp phần C: Xây dựng 167,73 Km đường tỉnh tại các tỉnh còn lại, với tổng cộng 57 cầu các loại; 56,8 Km kênh nối tại 2 tỉnh An Giang và Cà Mau.

8. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và rà phá bom mìn:

8.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư:

8.1.1. Phạm vi giải phóng mặt bằng:

- Đường bộ: 2m từ chân mái taluy đường đắp hoặc đỉnh mái taluy đường đào, mép ngoài của rãnh dọc hoặc rãnh đỉnh của đường thiết kế ra mỗi bên.

- Đường thủy: 2m tính từ đường bờ nạo vét ra mỗi bên.

8.1.2. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư:

Thực hiện theo văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ, tách GPMB thành các tiểu dự án độc lập và giao cho UBND 14 tỉnh Dự án (bao gồm cả Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức thực hiện. Tổng mức đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư là: 62,49 Triệu USD. Cụ thể như sau:

Đơn vị: Triệu USD

STT

Tên tỉnh

Kinh phí

Hợp phần A

Hợp phần B

Hợp phần C

Tổng cộng

1

An Giang

 

5.885

0.098

5.983

2

Long An

 

1.962

1.265

3.227

3

Tiền Giang

 

3.923

0.206

4.129

4

Bến Tre

 

0

2.276

2.276

5

Vĩnh Long

 

0

2.982

2.982

6

Đồng Tháp

 

4.414

0.059

4.473

7

Cần Thơ

16.282

0

0.981

17.263

8

Hậu Giang

 

0

2.972

2.972

9

Sóc Trăng

 

0.883

1.255

2.138

10

Bạc Liêu

 

1.177

3.305

4.482

11

Kiên Giang

 

0.981

1.471

2.452

12

Cà Mau

 

0

0.383

0.383

13

Trà Vinh

6.670

0

1.589

8.259

14

Tp Hồ Chí Minh

 

1.471

0

1.471

 

Tổng cộng

22.952

20.696

18.842

62.490

8.2. Rà phá bom mìn:

Tổng kinh phí cho công tác rà phá bom mìn của toàn Dự án khoảng 1,22 Triệu USD, được giao cho Bộ Quốc phòng thực hiện theo Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 4/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom mìn và vật nổ. Cụ thể như sau:

- Hợp phần A: 0,448 Triệu USD.

- Hợp phần B: 0,404 Triệu USD.

- Hợp phần C: 0,368 Triệu USD.

Tổng cộng: 1,220 Triệu USD.

Lưu ý: Chủ đầu tư tiếp tục chỉ đạo lập và hoàn chỉnh thủ tục thỏa thuận tiểu dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư và rà phá bom mìn để bàn giao cho các địa phương và Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện theo quy định.

9. Đánh giá tác động môi trường:

Báo cáo ĐTM đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua tại văn bản số 896/BTNMT-TĐ ngày 12/3/2007, WB chấp thuận tại văn bản ngày 17/1/2007.

Việc thực hiện ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường đối với các Hợp phần A, B và C phải tuân thủ đúng các quy định tại Luật Môi trường ngày 29/11/2005, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 và thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006.

10. Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án:

Tổng mức đầu tư của Dự án 312,02 Triệu USD, trong đó vốn vay của WB/AusAID là 232,66 Triệu USD (chiếm 74,57%) và vốn đối ứng của Chính phủ là 79,36 Triệu USD (chiếm 25,43%). Cụ thể như sau:

Đơn vị: Triệu USD

Hạng mục

Nguồn vốn

WB/AusAID

Chính phủ

Tổng cộng

Hợp phần A: Các tuyến QL

74,58

25,74

100,32

Hợp phần A1 - Xây lắp

59,15

0

59,15

                      - GPMB

0

23,40

23,40

Hợp phần A2 - Thiết kế GĐ2 và giám sát quốc lộ (9% chi phí XL)

5,32

0

5,32

Dự phòng

10,11

2,34

12,45

Hợp phần B: Hành lang các tuyến đường thủy Quốc gia

76,08

23,21

99,29

Hợp phần B1 - Xây lắp

60,34

0

60,34

                      - GPMB

0

21,10

21,10

Hợp phần B2 - Thiết kế GĐ2 và giám sát (9% chi phí XL)

5,43

0

5,43

Dự phòng

10,31

2,11

12,42

Hợp phần C: Các tuyến đường tỉnh và đường thủy địa phương

75,13

21,13

96,26

Hợp phần D: Hỗ trợ thể chế cho Bộ GTVT và các tỉnh

6,87

0

6,87

Hợp phần D1- Hỗ trợ triển khai vận tải đa phương thức

1,50

0

1,50

Hợp phần D2- Tăng cường thể chế cho Cục đường sông Việt Nam

1,50

0

1,50

Hợp phần D3- Đào tạo

0,95

0

0,95

Hợp phần D4i- Kiểm toán thực hiện dự án

0,64

0

0,64

Hợp phần D4ii- Dịch vụ kiểm toán tài chính

0,36

0

0,36

Chuẩn bị dự án NTIDP (Thiết kế chi tiết và lập hồ sơ mời thầu)

1,50

0

1,50

Dự phòng

0,42

0

0,42

Chi phí Quản lý dự án

0

3,50

3,85

Dự phòng

0

0,35

0,35

Cộng (A+B+C+D)- chưa bao gồm dự phòng:

201,63

67,21

268,84

Cộng dự phòng phí

31,02

6,72

37,75

Cộng:

232,66

73,93

306,59

Thuế

0

5,43

5,43

Tổng cộng:

232,66

79,36

312,02

Tổng mức đầu tư dự án sẽ được chuẩn xác sau khi thiết kế cơ sở được phê duyệt. Riêng tổng mức đầu tư của hợp phần C sẽ được Cơ quan Chủ quản dự án phê duyệt chính thức.

11. Nguồn vốn:

- Vay ưu đãi của WB: 207,66 Triệu USD.

- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc: 25,00 Triệu USD.

- Vốn đối ứng của Chính phủ: 79,36 Triệu USD.

12. Hình thức quản lý dự án:

- Hình thức quản lý dự án tuân thủ các quy định của Việt Nam và phù hợp với điều khoản của Hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Nhà tài trợ.

13. Thời gian thực hiện:

- Khởi công: Quý II/2008

- Kết thúc: Quý IV/2013

14. Các nội dung khác:

Các Chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn hoàn chỉnh những tồn tại theo báo cáo thẩm định.

Điều 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố: Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, An Giang, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Tp Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh với nhiệm vụ là cơ quan chủ quản dự án quyết định đầu tư Hợp phần C theo các quy định hiện hành. Các danh mục đầu tư thuộc Hợp phần C, yêu cầu UBND các tỉnh cần thỏa thuận với Bộ GTVT về phạm vi, quy mô và tổng mức đầu tư trước khi quyết định đầu tư, chịu trách nhiệm quyết định đầu tư theo quy định hiện hành và phù hợp Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 14/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục Dự án.

Điều 3. Chủ Đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế cơ sở Hợp phần A và Hợp phần B theo các quy định hiện hành, trình Bộ GTVT phê duyệt trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Quyết định phê duyệt thiết kế cơ sở là một phần của quyết định đầu tư Dự án.

Điều 4. Tổ chức thực hiện dự án:

- Bộ quản lý chuyên ngành: Bộ Giao thông vận tải.

- Các Chủ đầu tư thực hiện chức năng theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: Số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 về việc sửa đổi một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP , các thông tư hướng dẫn thực hiện và các yêu cầu của Nhà tài trợ.

Điều 5. Thủ trưởng các đơn vị: Vụ Kế hoạch Đầu tư, Vụ Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ, Cục giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sông Việt Nam và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này theo đúng các quy định hiện hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- UBND các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Tp Cần Thơ và Hồ Chí Minh;
- Như điều 5;
- PMU.1, PMU-W;
- Lưu: VT, KHĐT (4 bản).

BỘ TRƯỞNG




Hồ Nghĩa Dũng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 741/QĐ-BGTVT năm 2007 đầu tư xây dựng dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (Dự án WB5) do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 741/QĐ-BGTVT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/04/2007
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/04/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản