Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 733/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2014 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT CÔNG TÁC CHỨNG THỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết công tác chứng thực.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
TỔNG KẾT CÔNG TÁC CHỨNG THỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 733/QĐ-BTP ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Trong những năm qua, cùng với công tác công chứng, công tác chứng thực ở nước ta đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực từng bước được xây dựng; vị trí, vai trò của hoạt động chứng thực trong đời sống xã hội cũng dần được khẳng định, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc tách bạch hoạt động công chứng và hoạt động chứng thực về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, đồng thời tạo điều kiện để phát triển hoạt động công chứng theo hướng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trực tiếp điều chỉnh hoạt động chứng thực chỉ dừng ở cấp độ Nghị định, với nhiều văn bản và còn tản mát, chồng chéo (có tới 04 Nghị định, 03 Thông tư liên tịch và 03 Thông tư cùng điều chỉnh hoạt động chứng thực). Điều đó đã gây khó khăn cho cơ quan thực hiện chứng thực để giải quyết yêu cầu chứng thực của tổ chức, cá nhân; công tác chứng thực còn nhiều bất cập, hạn chế; công tác quản lý nhà nước về chứng thực chưa đi vào nề nếp.
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, sự chuyển biến vững chắc cho công tác chứng thực, thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 của Quốc hội ngày 26/11/2011 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Khóa XIII, trong đó có dự án Luật Chứng thực. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong quy trình xây dựng luật (khoản 1 Điều 33), Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch tổng kết công tác chứng thực, bao gồm các nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI
Đánh giá khách quan, toàn diện về thực trạng pháp luật, việc thi hành pháp luật, mức độ tuân thủ pháp luật về chứng thực; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chứng thực; tác động của hoạt động chứng thực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân... Qua đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, tìm ra nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp, nội dung nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chứng thực phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân, đồng thời phục vụ việc xây dựng Dự án Luật Chứng thực trong các năm 2015, 2016.
- Việc tổng kết cần được thực hiện nghiêm túc, bài bản, toàn diện ở tất cả các cấp (từ cấp xã đến cấp Trung ương) và Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
- Nội dung tổng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế khách quan, có phân tích, đánh giá sâu sắc; tránh việc chỉ thực hiện thống kê thuần túy hay báo cáo thành tích. Mỗi cấp ở địa phương và các Cơ quan đại diện phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình để đánh giá từng nội dung tổng kết (theo hướng dẫn tại Mục II của Kế hoạch này); kết quả tổng kết phải xây dựng thành Báo cáo để gửi cơ quan cấp trên đúng thời hạn.
- Đánh giá những văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động chứng thực và những văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động chứng thực và tình hình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động chứng thực;
- Việc tổng kết công tác chứng thực được thực hiện trên phạm vi toàn quốc và tại tất cả các Cơ quan đại diện; thời gian tổng kết tính từ ngày 30/6/2007 (thời điểm Nghị định số 79/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) đến hết ngày 31/3/2014.
1.1. Các văn bản pháp luật cần được rà soát, phân tích, đánh giá
a) Các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động chứng thực
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực (còn hiệu lực phần về chứng thực hợp đồng giao dịch);
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
- Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 25/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
- Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/03/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/08/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
- Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực;
- Thông tư số 19/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23 tháng 9 năm 2008, Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25 tháng 8 năm 2008 và Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Bộ Tư pháp;
- Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/5/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch;
b) Các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động chứng thực
- Bộ luật Dân sự: Các quy định của Bộ luật Dân sự liên quan đến chứng thực như: Điều kiện có hiệu lực và hình thức của hợp đồng, giao dịch; vấn đề đại diện và ủy quyền; việc chứng thực một số hợp đồng giao dịch cụ thể như mua bán, trao đổi, thuê tài sản; di chúc, thừa kế...;
- Luật Đất đai: Các quy định của luật và văn bản quy định chi tiết thi hành liên quan đến việc chứng thực hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất…;
- Luật Nhà ở: Các quy định của luật và văn bản quy định chi tiết thi hành liên quan đến việc chứng thực hợp đồng…;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến yêu cầu chứng thực, xác nhận trên các biểu mẫu, giấy tờ.
Việc phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về chứng thực cần được căn cứ vào tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, khả thi và phù hợp thực tiễn của các quy định đó; đồng thời nêu những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn liên quan đến hoạt động chứng thực mà chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh.
2. Tình hình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động chứng thực
2.1. Trách nhiệm quản lý Nhà nước và thẩm quyền chứng thực
- Trách nhiệm quản lý Nhà nước về chứng thực của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh), UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBND cấp huyện) và UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã);
- Thẩm quyền chứng thực của UBND cấp huyện, cấp xã và các Cơ quan đại diện theo quy định pháp luật hiện hành (đã hợp lý chưa, cần cải cách, phân cấp như thế nào cho phù hợp?).
2.2. Việc chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền chứng thực
- Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP:
+ Đối với chứng thực bản sao từ bản chính: Đánh giá sâu sắc về thực trạng giải quyết yêu cầu chứng thực bản sao, từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế tình trạng lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực khi thực hiện thủ tục hành chính;
+ Đối với chứng thực chữ ký người dịch: Đánh giá về chất lượng bản dịch; trách nhiệm của người dịch đối với chất lượng bản dịch; trách nhiệm của người thực hiện chứng thực đối với chữ ký người dịch; ý kiến của người dân về việc giao thẩm quyền chứng thực chữ ký người dịch cho Phòng Tư pháp (phù hợp/không phù hợp), từ đó đề xuất nội dung hoàn thiện các quy định này.
- Đánh giá việc thực hiện chứng thực các hợp đồng, giao dịch theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP trong mối liên hệ với việc thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở; tình hình chuyển giao chứng thực hợp đồng, giao dịch sang các tổ chức hành nghề công chứng tại các địa phương (thuận lợi, khó khăn). Đối với những địa bàn chưa thực hiện chuyển giao chứng thực hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp huyện, cấp xã cho các tổ chức hành nghề công chứng, cần nêu rõ lý do;
- Đánh giá việc thực hiện chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền, trên giấy bán, tặng, cho xe của cá nhân theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp (Công văn số 4697/BTP-HCTP ngày 07/6/2012 về việc chứng thực chữ ký và giấy bán, tặng, cho xe của cá nhân);
- Thống kê số liệu từ ngày 30/6/2007 đến hết ngày 31/3/2014: tổng số các việc chứng thực; tổng số các việc khác được xác nhận tại UBND cấp huyện, cấp xã và các Cơ quan đại diện; số lệ phí thu được (theo phụ lục kèm theo Kế hoạch này).
2.3. Về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động chứng thực
a) Thực trạng đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ hoạt động chứng thực (máy tính, máy photocopy), bố trí địa điểm tiếp dân... tại địa phương;
- Bố trí kinh phí phục vụ công tác tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ;
- Bố trí kinh phí cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác chứng thực;
b) Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác chứng thực (UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Cơ quan đại diện):
- Rà soát số liệu: Tổng số cán bộ làm công tác chứng thực (chuyên trách/ kiêm nhiệm; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn; thời gian làm công tác chứng thực (theo phụ lục kèm theo Kế hoạch này);
- Đánh giá những mặt mạnh, những hạn chế, yếu kém; nguyên nhân của hạn chế, yếu kém (về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chứng thực, đặc biệt là chứng thực hợp đồng, giao dịch); đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác chứng thực.
Đánh giá cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động chứng thực, đặc biệt là việc chứng thực hợp đồng, giao dịch về đất đai, nhà ở tại các địa bàn chưa thực hiện chuyển giao chứng thực hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng.
2.5. Về tác động xã hội của hoạt động chứng thực
Kết quả hoạt động chứng thực đối với yêu cầu cải cách hành chính tại địa phương (phù hợp, chưa phù hợp).
2.6. Về mức độ tuân thủ của người dân, cơ quan, tổ chức đối với pháp luật chứng thực
- Về ý thức của người dân trong việc đảm bảo tính chính xác, hợp lệ của giấy tờ, văn bản khi yêu cầu chứng thực; phản ứng của người dân đối với tinh thần phục vụ nhân dân của người thực hiện chứng thực tại UBND cấp huyện, cấp xã;
- Về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng thực (nếu có).
Từ kết quả, rà soát, phân tích, đánh giá nêu trên, rút ra nhận xét đánh giá chung về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chứng thực tại địa phương/cơ sở; góp phần phục vụ xây dựng Luật Chứng thực.
a) Về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chứng thực;
b) Đề xuất phục vụ xây dựng Luật Chứng thực
- Về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật;
- Về mô hình cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện chứng thực;
- Việc phân cấp cơ quan thực hiện chứng thực (phân định theo thẩm quyền cấp huyện, cấp xã hay quy định 02 cấp có thẩm quyền như nhau để người dân lựa chọn, hay chỉ giao cho 01 cấp xã thực hiện?);
- Phạm vi chứng thực hợp đồng, giao dịch như thế nào? (chỉ chứng thực hình thức hay cả nội dung của hợp đồng?);
- Về trình tự, thủ tục thực hiện chứng thực, thời gian chứng thực;
- Các đề xuất khác.
a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
- Xây dựng báo cáo tổng kết gửi UBND cấp huyện (bao gồm những nội dung liên quan đến công tác chứng thực tại UBND cấp xã theo hướng dẫn tại Mục II của Kế hoạch này);
- Thống kê số liệu việc đã thực hiện chứng thực tại UBND cấp xã và các việc khác được xác nhận; tổng số lệ phí thu được (theo Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này) và tình hình sử dụng lệ phí;
- Điền thông tin của công chức Tư pháp hộ tịch làm công tác chứng thực tại UBND cấp xã (theo Phụ lục 4 kèm theo Kế hoạch này).
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm
- Chỉ đạo UBND cấp xã gửi báo cáo tổng kết đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng, số liệu thống kê phải chính xác;
- Tổng hợp kết quả tổng kết của các UBND cấp xã trên địa bàn;
- Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của UBND cấp xã trên địa bàn và tình hình thực hiện công tác chứng thực tại UBND cấp huyện, xây dựng báo cáo tổng kết của UBND cấp huyện gửi Sở Tư pháp theo các nội dung đã nêu tại Mục II của Kế hoạch này. Kèm theo báo cáo đánh giá tình hình có số liệu của các Phụ lục sau đây:
+ Thống kê số việc đã thực hiện chứng thực và các việc khác được xác nhận; tổng số lệ phí thu được tại UBND cấp huyện và UBND cấp xã trong địa bàn (theo Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này), tình hình sử dụng lệ phí chứng thực;
+ Rà soát đội ngũ công chức làm công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp hộ tịch tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện (theo Phụ lục 5 kèm theo Kế hoạch này).
Phòng Tư pháp có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp huyện triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
- Chỉ đạo, đôn đốc UBND cấp huyện xây dựng báo cáo tổng kết;
- 05 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức Hội nghị tổng kết có sự tham gia của lãnh đạo UBND thành phố, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, các Sở có liên quan: Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, đại diện lãnh đạo UBND cấp huyện, Phòng Tư pháp và đại diện một số UBND cấp xã (Lưu ý: đại diện các Sở khi tham dự Hội nghị tổng kết cần có đánh giá về hiệu quả của công tác chứng thực đối với công việc của ngành mình); xây dựng báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân thành phố gửi Bộ Tư pháp.
- 58 địa phương còn lại không tổ chức Hội nghị tổng kết mà xây dựng báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp kết quả báo cáo của UBND cấp huyện gửi Bộ Tư pháp.
- Báo cáo tổng kết cần đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ các nội dung đã nêu tại Mục II của Kế hoạch này và kèm theo các phụ lục sau đây:
+ Thống kê số việc đã thực hiện chứng thực và các việc khác được xác nhận; tổng số lệ phí thu được tại UBND cấp huyện, cấp xã trong địa bàn toàn tỉnh (theo Phụ lục 3 kèm theo Kế hoạch này), tình hình sử dụng lệ phí chứng thực tại địa phương;
+ Tổng hợp kết quả rà soát đội ngũ công chức làm công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp hộ tịch tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh (theo Phụ lục 6 kèm theo Kế hoạch này).
+ Thống kê số UBND cấp huyện, cấp xã đã chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng (theo Phụ lục 7 kèm theo Kế hoạch này).
Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
2. Đối với các Cơ quan đại diện
Các Cơ quan đại diện xây dựng báo cáo gửi Bộ Ngoại giao bao gồm những nội dung sau đây:
- Rà soát, phân tích, đánh giá quy định của những văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động chứng thực và những văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động chứng thực trong mối liên hệ với thực tiễn thực hiện chứng thực và quản lý chứng thực tại các Cơ quan đại diện (nêu tại điểm 1 Mục II của Kế hoạch này);
- Đánh giá hiệu quả thực tế của công tác chứng thực tại các Cơ quan đại diện;
- Đánh giá đội ngũ viên chức lãnh sự làm công tác chứng thực tại các Cơ quan đại diện;
- Đề xuất nội dung xây dựng Luật Chứng thực theo những gợi ý được nêu tại điểm 3 Mục II của Kế hoạch này;
- Thống kê tổng số việc đã thực hiện chứng thực và các việc được xác nhận khác; tổng số lệ phí thu được tại các Cơ quan đại diện (theo Phụ lục 8 kèm theo Kế hoạch này) và tình hình sử dụng lệ phí chứng thực tại các cơ quan đại diện.
3. Đối với các cơ quan Trung ương
a) Đối với Bộ Ngoại giao
- Bộ Ngoại giao chỉ đạo các Cơ quan đại diện tiến hành tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện công tác chứng thực và quản lý chứng thực theo những nội dung đã nêu tại điểm 2 của Mục này.
- Bộ Ngoại giao tổng hợp báo cáo của các Cơ quan đại diện, xây dựng báo cáo tình hình thực hiện chứng thực và quản lý chứng thực tại các Cơ quan đại diện; thống kê tổng số việc đã thực hiện chứng thực; tổng số lệ phí thu được và tình hình sử dụng lệ phí tại các Cơ quan đại diện (theo Phụ lục 9 kèm theo Kế hoạch này).
b) Đối với Bộ Tư pháp
- Bộ Tư pháp trực tiếp kiểm tra công tác tổng kết của một số địa phương và chỉ đạo điểm về công tác tổng kết.
- Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các địa phương và của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng báo cáo Tổng kết công tác chứng thực trên toàn quốc.
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực giúp Bộ trưởng trong việc theo dõi, thực hiện Kế hoạch tổng kết; phối hợp với các bộ liên quan xây dựng Kế hoạch chi tiết tổ chức Hội nghị toàn quốc trình Lãnh đạo Bộ ký, ban hành.
4. Thời hạn tổng kết và gửi báo cáo
- Báo cáo tổng kết của UBND cấp xã gửi về UBND cấp huyện trước ngày 31 tháng 5 năm 2014.
- Báo cáo tổng kết của UBND cấp huyện gửi UBND cấp tỉnh trước ngày 30 tháng 6 năm 2014.
- Hội nghị tổng kết ở cấp tỉnh được tổ chức trước ngày 30 tháng 7 năm 2014.
- Báo cáo tổng kết của UBND cấp tỉnh và Bộ Ngoại giao gửi về Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) trước ngày 15/8/2014.
- Hội nghị tổng kết toàn quốc được tổ chức vào tháng 9 năm 2014 theo hình thức Hội nghị trực tuyến hoặc tập trung có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành: Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Sở Tư pháp.
- Kinh phí tổ chức Hội nghị tổng kết tại địa phương được bố trí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách của địa phương.
- Kinh phí tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc được bố trí từ nguồn kinh phí hàng năm của Bộ Tư pháp.
Đơn vị báo cáo: |
|
THỐNG KÊ SỐ LIỆU CHỨNG THỰC VÀ CÁC VIỆC XÁC NHẬN KHÁC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN ……………. TỪ 30/6/2007 ĐẾN 31/3/2014
(Kèm theo Báo cáo tổng kết công tác chứng thực số…ngày… của UBND ….)
Bản sao được chứng thực từ bản chính | Chữ ký được chứng thực | Hợp đồng, giao dịch được chứng thực | Các loại việc khác được xác nhận | ||||
Số lượng (bản) | Lệ phí thu được (nghìn đồng) | Số lượng (trường hợp1) | Lệ phí thu được (nghìn đồng) | Số lượng (việc) | Lệ phí thu được (nghìn đồng) | Số lượng (việc2) | Lệ phí thu được (nghìn đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày tháng năm |
Đơn vị báo cáo: |
|
THỐNG KÊ SỐ LIỆU CHỨNG THỰC VÀ CÁC VIỆC XÁC NHẬN KHÁC TẠI PHÒNG TƯ PHÁP CẤP HUYỆN VÀ UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỪ 30/6/2007 ĐẾN 31/3/2014
(Kèm theo Báo cáo tổng kết công tác chứng thực số…ngày… của UBND cấp huyện)
Số TT | Đơn vị | Bản sao được chứng thực từ bản chính | Chữ ký được chứng thực | Hợp đồng, giao dịch được chứng thực | Các loại việc khác được xác nhận | |||||
Số lượng (bản) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (trường hợp1) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (việc) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (việc2) | Lệ phí (nghìn đồng) | |||
Chữ ký người dịch | Chữ ký trong giấy tờ, văn bản | |||||||||
1. | Phòng Tư pháp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | UBND cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày tháng năm |
Đơn vị báo cáo: |
|
THỐNG KÊ SỐ LIỆU CHỨNG THỰC VÀ CÁC VIỆC XÁC NHẬN KHÁC TẠI UBND CẤP HUYỆN VÀ UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỪ 30/6/2007 ĐẾN 31/3/2014
(Kèm theo Báo cáo tổng kết công tác chứng thực số…ngày… của UBND tỉnh…)
STT | Năm | Bản sao được chứng thực từ bản chính | Chữ ký được chứng thực | Hợp đồng, giao dịch được chứng thực | Các loại việc khác được xác nhận | |||||
Số lượng (bản) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (trường hợp1) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (việc2) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (việc) | Lệ phí (nghìn đồng) | |||
Chữ ký người dịch | Chữ ký trong giấy tờ, văn bản | |||||||||
1. | Phòng Tư pháp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | UBND cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày tháng năm |
Đơn vị báo cáo: |
|
CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC CHỨNG THỰC TẠI UBND CẤP XÃ
(Kèm theo Báo cáo tổng kết công tác chứng thực số…ngày… của UBND xã….)
STT | Trong đó | Trình độ văn hóa | Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực | Trình độ chuyên môn | Thời gian làm công tác chứng thực | |||||
Chuyên trách | Kiêm nhiệm | THCS | THPT | Trung cấp Luật | Đại học Luật | Trên đại học | Trình độ chuyên môn khác | |||
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày tháng năm |
Đơn vị báo cáo: |
|
RÀ SOÁT ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC CHỨNG THỰC TẠI PHÒNG TƯ PHÁP VÀ UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
(Kèm theo Báo cáo tổng kết công tác chứng thực số…ngày… của UBND huyện….)
STT | Đơn vị | Tổng số | Trong đó | Trình độ văn hóa | Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực | Trình độ chuyên môn | Thời gian làm công tác chứng thực | |||||
Chuyên trách | Kiêm nhiệm | THCS | THPT | Trung cấp Luật | Đại học Luật | Trên đại học Luật | Chuyên môn khác | |||||
1. | Phòng Tư pháp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | UBND cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày tháng năm |
Đơn vị báo cáo: |
|
RÀ SOÁT ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC CHỨNG THỰC TẠI PHÒNG TƯ PHÁP VÀ UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Báo cáo tổng kết công tác chứng thực số…ngày… của UBND tỉnh….)
STT | Đơn vị | Tổng số | Trong đó | Trình độ văn hóa | Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực | Trình độ chuyên môn | Thời gian làm công tác chứng thực | |||||
Chuyên trách | Kiêm nhiệm | THCS | THPT | Trung cấp Luật | Đại học Luật | Trên đại học Luật | Chuyên môn khác | |||||
1. | Phòng Tư pháp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | UBND cấp xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày tháng năm |
Đơn vị báo cáo: |
|
TÌNH HÌNH CHUYỂN GIAO VIỆC CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH TỪ UBND CẤP HUYỆN, CẤP XÃ SANG CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
(Kèm theo Báo cáo tổng kết công tác chứng thực số…ngày… của UBND cấp tỉnh)
STT | Thời gian chuyển giao | UBND cấp xã | UBND cấp huyện | Ghi chú | ||
Tổng số đơn vị cấp xã | Số đơn vị đã chuyển giao | Tổng số đơn vị cấp huyện | Số đơn vị đã chuyển giao | |||
01 | 2008 |
|
|
|
|
|
02 | 2009 |
|
|
|
|
|
03 | 2010 |
|
|
|
|
|
04 | 2011 |
|
|
|
|
|
05 | 2012 |
|
|
|
|
|
06 | 2013 |
|
|
|
|
|
| Tổng |
|
|
|
|
|
Người lập biểu | Ngày tháng năm |
Đơn vị báo cáo: |
|
THỐNG KÊ SỐ LIỆU ĐÃ CHỨNG THỰC VÀ CÁC VIỆC XÁC NHẬN KHÁC TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN……. TỪ 30/6/2007 ĐẾN 31/3/2014
(Kèm theo Báo cáo tổng kết công tác chứng thực số…ngày… của ….)
Bản sao được chứng thực từ bản chính | Chữ ký được chứng thực (ĐVT: trường hợp) | Hợp đồng, giao dịch được chứng thực | Các loại việc khác được xác nhận | |||||
Số lượng (bản) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (trường hợp1) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (việc 2) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (việc) | Lệ phí (nghìn đồng) | |
Chữ ký người dịch | Chữ ký trong giấy tờ, văn bản | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày tháng năm |
Đơn vị báo cáo: |
|
THỐNG KÊ SỐ LIỆU ĐÃ CHỨNG THỰC VÀ CÁC VIỆC XÁC NHẬN KHÁC TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN TỪ 30/6/2007 ĐẾN 31/3/2014
(Kèm theo Báo cáo tổng kết công tác chứng thực số…ngày… của ….)
Bản sao được chứng thực từ bản chính | Chữ ký được chứng thực | Hợp đồng, giao dịch được chứng thực | Các loại việc khác được xác nhận | |||||
Số lượng (bản) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (trường hợp1) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (việc2) | Lệ phí (nghìn đồng) | Số lượng (việc) | Lệ phí (nghìn đồng) | |
Chữ ký người dịch | Chữ ký trong giấy tờ, văn bản | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày tháng năm |
1 “Trường hợp” là một chữ ký được chứng thực
2 “Việc” là một hợp, đồng giao dịch được chứng thực
1 “Trường hợp” là một chữ ký được chứng thực
2 “Việc” là một hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1 “Trường hợp” là một chữ ký được chứng thực
2 “Việc” là một hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1 “Trường hợp” là một chữ ký được chứng thực
2 “Việc” là một hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1 “Trường hợp” là một chữ ký được chứng thực
2 “Việc” là một hợp đồng, giao dịch được chứng thực
- 1Quyết định 2565/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch tổng kết công tác chứng thực do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 645/QĐ-BGTVT năm 2013 Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 1491/QĐ-BTP năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Báo cáo 01/BC-BTP về tổng kết công tác tư pháp năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2018 do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Luật Nhà ở 2005
- 3Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất do Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- 5Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực
- 6Thông tư 03/2001/TT-TP-CC hướng dẫn thi hành Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 8Thông tư 03/2008/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Thông tư liên tịch 92/2008/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực do Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 19/2011/TT-BTP sửa đổi quy định về thủ tục hành chính của Thông tư 05/2008/TT-BTP, 03/2008/TT-BTP và 01/2010/TT-BTP do Bộ Tư pháp ban hành
- 11Nghị quyết 20/2011/QH13 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII do Quốc hội ban hành
- 12Nghị định 04/2012/NĐ-CP sửa đổi Điều 5 Nghị định 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- 13Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
- 14Quyết định 2565/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch tổng kết công tác chứng thực do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 15Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 16Quyết định 645/QĐ-BGTVT năm 2013 Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 17Công văn 4697/BTP-HCTP về thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký và giấy bán, tặng, cho xe của cá nhân do Bộ Tư pháp ban hành
- 18Thông tư liên tịch 62/2013/TTLT-BTC-BTP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 19Quyết định 1491/QĐ-BTP năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực do Bộ Tư pháp ban hành
- 20Luật đất đai 2013
- 21Báo cáo 01/BC-BTP về tổng kết công tác tư pháp năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2018 do Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 733/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch tổng kết công tác chứng thực do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 733/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/03/2014
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Hà Hùng Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra