Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 731/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 23 tháng 3 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

n cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 11 năm 2017 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 136/TĐ-SXD ngày 22 tháng 01 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:

1. Tên chương trình: Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

2. Mục tiêu:

- Cụ thể hóa định hướng phát triển hệ thống đô thị theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch ngành đã được phê duyệt, phù hợp với chương trình phát triển đô thị quốc gia, từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn phát triển.

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đô thị trên toàn tỉnh, nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh phù hợp với bản sắc văn hóa của mỗi đô thị.

- Làm cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị; thành lập các phường, thị trấn trong tương lai.

3. Phạm vi lập Chương trình: Toàn hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các đô thị mới dự kiến hình thành và các khu vực phát triển kinh tế năng động, tạo động lực hình thành và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, bao gồm:

STT

Tên đô thị

Loại đô thị/ năm xếp loại

1

Các đô thị hiện hữu

 

1.1

Thành phố Huế

I/2005

1.2

Thị xã Hương Thủy

IV/2009

1.3

Thị xã Hương Trà

IV/2010

1.4

Thị trấn Thuận An mở rộng, huyện Phú Vang

IV/2012

1.5

Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang

V/2010

1.6

Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền

V/2010

1.7

Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền

V/2010

1.8

Thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc

V/2010

1.9

Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

V/2010

1.10

Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

V/2010

1.11

Thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông

V/2010

2

Các đô thị dự kiến hình thành mới

Chưa xếp loại đô thị

2.1

Đô thị Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc

-

2.2

Đô thị Vinh Hiển, huyện Phú Lộc

-

2.3

Đô thị Vinh Thanh, huyện Phú Vang

-

2.4

Đô thị La Sơn, huyện Phú Lộc

-

2.5

Đô thị Thanh Hà, huyện Quảng Điền

-

2.6

Đô thị Phong An, huyện Phong Điền

-

2.7

Đô thị Điền Lộc, huyện Phong Điền

-

2.8

Đô thị Điền Hải, huyện Phong Điền

-

2.9

Đô thị Bình Điền, thị xã Hương Trà

-

4. Các chỉ tiêu phát triển đô thị:

a) Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh:

- Đến năm 2020: đạt khoảng 60%.

- Đến năm 2025: đạt khoảng 65%.

- Đến năm 2030: đạt khoảng 70%.

b) Về chất lượng đô thị:

- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố đạt 75%.

- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị tại đô thị loại I đạt từ 20-25% trở lên; đô thị loại V đạt từ 20% trở lên. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu tại đô thị loại I đạt từ 20-30% trở lên; đô thị loại III đạt từ 10-15%; đô thị loại IV và loại V đạt từ 2-5%.

- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại các đô thị loại I đến loại IV đạt trên 90%, đạt 120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt trên 70%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 90 lít/người/ngày đêm.

- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80-90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị và 60% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 18% đối với các đô thị từ loại I đến loại IV; dưới 25% đối với các đô thị loại V.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đạt trên 90%; 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở, ngõ xóm tại các đô thị loại IV, loại V đạt 90% chiều dài các tuyến đường chính và 85% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng.

- Đất cây xanh đô thị, đối với đô thị loại I, loại IV đạt 7m2/người; đô thị loại V đạt 3-4m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt từ 4-6m2/người.

5. Nội dung chính của Chương trình:

- Xây dựng danh mục, lộ trình nâng loại đô thị toàn tỉnh cho từng giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, phù hợp Chương trình phát triển đô thị quốc gia và quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được phê duyệt. Xác định chương trình ưu tiên giai đoạn đầu (05 năm và hàng năm);

- Cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị cần đạt được giai đoạn đầu (05 năm và hàng năm) phù hợp quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt;

- Xây dựng danh mục ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật kết nối hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng các giải pháp về cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn, phân bổ nguồn lực, sự tham gia phối hợp, hỗ trợ trong nước và quốc tế;

- Phân công tổ chức thực hiện.

6. Hồ sơ sản phẩm: Số lượng hồ sơ bản vẽ, quy cách thể hiện, chất lượng và nội dung bản vẽ phải tuân thủ theo quy định hiện hành.

a) Thuyết minh tổng hợp (thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại - Phụ lục 1 của Thông tư s 12/2014/TT-BXD).

b) Danh mục các bản vẽ A0, bao gồm:

- Phân loại hệ thống đô thị toàn tỉnh cho từng giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (được lập trên nền bản vẽ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh/quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt). Xác định Chương trình ưu tiên giai đoạn đầu.

Lưu ý: Bản vẽ thể hiện đầy đủ, ký hiệu, chú thích và màu sắc để phân biệt các giai đoạn phát triển.

- Sơ đồ xác định vị trí các dự án công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (thể hiện trên nền bản vẽ quy hoạch vùng tỉnh đã được phê duyệt).

c) Phụ lục số liệu và bản vẽ kèm theo hồ sơ có đóng dấu xác nhận của các cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp; số liệu hiện trạng sử dụng trong Chương trình phát triển đô thị được cập nhật đến thời điểm 31/12/2018.

d) Dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị.

đ) Số lượng hồ sơ:

- Bản vẽ A0: 15 bộ.

- Thuyết minh tổng hợp kèm theo bản vẽ A3: 15 bộ.

- Hồ sơ lưu toàn bộ nội dung Chương trình trên đĩa CD.

7. Kinh phí thực hiện:

a) Dự toán kinh phí: Sau khi đề cương Chương trình được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Xây dựng có trách nhiệm lập dự toán cụ thể, trình Sở Tài chính thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt theo đúng quy định.

b) Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.

8. Tiến độ thực hiện:

a) Bắt đầu: Sau khi đề cương Chương trình được phê duyệt.

b) Thời gian thực hiện: Hoàn thành trình phê duyệt trước 31/12/2019.

9. Tổ chức thực hiện:

a) Cơ quan phê duyệt: Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Cơ quan thỏa thuận: Bộ Xây dựng.

c) Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế.

d) Chủ đầu tư: Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Trên cơ sở đề cương Chương trình được phê duyệt, giao trách nhiệm các cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau:

1. Sở Xây dựng tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 theo đúng quy định. Báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

2. Các Sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn thực hiện triển khai lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh. Tổng hợp các quy hoạch, định hướng phát triển của ngành, cung cấp thông tin cho Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn làm cơ sở đối chiếu cập nhật vào Chương trình.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế rà soát, cung cấp các thông tin, số liệu có liên quan về tình hình phát triển đô thị; căn cứ các quy hoạch được duyệt để đề xuất định hướng phát triển các đô thị trên địa bàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1392/QĐ-UBND ngày 21/6/2016

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Huế, thị xã: Hương Thủy, Hương Trà và các huyện; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, Giám đốc Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, XD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 731/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt đề cương Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 731/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/03/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Phan Ngọc Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/03/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản