Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2005/QĐ-UBND | Lai Châu, ngày 23 tháng 8 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 10/12/2003;
Căn cứ Quy định về bồi thường di dân TĐC dự án thuỷ điện Sơn La của Thủ tướng Chính phủ tại các Quyết định: số 459/QĐ-TTg ngày 12/5/2004, số 1251/QĐ-TTg ngày 23/11/2004;
Căn cứ Quyết định số 207/2004/QĐ-TTg ngày 12/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thuỷ điện Sơn La;
Căn cứ Quyết định số 404/2005/QĐ-UBND ngày 08/4/2005 của UBND tỉnh về việc Quy định cụ thể hoá một số điểm tại Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 12/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
Xét đề nghị của Ban Chỉ đạo tái định cư tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, điều hành và thực hiện dự án di dân TĐC thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp-PTNT, Tài chính, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh; Trưởng Ban QLDA TĐC tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện thị và Thủ trưởng các ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU |
VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN DI DÂN TĐC THỦY ĐIỆN SƠN LA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2005/QĐ-UBND ngày 23/8/2005 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi áp dụng: Quy định này quy định về quản lý, điều hành và thực hiện dự án di dân TĐC và tất cả các dự án đầu tư bằng nguồn vốn di dân TĐC thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu,
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể, các đơn vị, các lực lượng vũ trang và các tập thể, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án di dân TĐC thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý điều hành.
Việc quản lý, điều hành dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La phải đảm bảo tuân thủ theo đúng nguyên tắc XDCB, nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước và cơ chế đặc thù quản lý điều hành dự án di dân TĐC thuỷ điện Sơn La của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương đã ban hành.
Điều 3. Hệ thống các cơ quan, tổ chức.
1. Cấp tỉnh.
- Ban chỉ đạo di dân TĐC tỉnh,
- Ban QLDA di dân TĐC tỉnh,
- Ban QLDA các ngành,
- Hội đồng thẩm định quy hoạch chi tiết các khu, điểm TOC,
- Hội đồng thẩm định phương án đền bù, GPMB tỉnh.
2. Cấp huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện).
- Ban chỉ đạo di dân TĐC huyện,
- Ban QLDA di dân TĐC huyện,
- Hội đồng bồi thường di dân TĐC huyện.
3. Cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
- Ban Tái định cư xã.
Điều 4. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan, tổ chức.
- Thực hiện theo nội dung quyết định thành lập, theo quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo TĐC tỉnh và công văn số 646/CV-UB ngày 22/11/2004 của UBND tỉnh về việc Thành lập các tổ chức thực hiện nhiệm vụ TĐC dự án thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu,
- Trên cơ sở nội dung hướng dẫn và yêu cầu thực tế, giao Chủ tịch UBND các huyện thị quyết định thành lập các cơ quan, tổ chức thuộc cấp huyện và cấp xã (trừ Ban QLDA di dân TĐC huyện); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn, nhằm đảm bảo đồng bộ và sự phối kết hợp trong triển khai thực hiện.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC HIỆN.
1. Đối với các điểm TĐC.
- Các điểm TĐC trên địa bàn của huyện thị nào thì giao Chủ tịch UBND các huyện thị đó làm Chủ đầu tư (trừ một số điểm TĐC giao cho Ban QLDA di dân TĐC tỉnh làm Chủ đầu tư theo quyết định giao cụ thể của UBND tỉnh); Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, tổ chức triển khai thực hiện từ khâu lập quy hoạch chi tiết, thực hiện các dự án thành phần... cho tới khi kết thúc điểm TĐC,
- Ủy ban nhân dân các huyện thị có trách nhiệm triển khai thực hiện toàn bộ các dự án đền bù, giải phóng mặt bằng thuộc phạm vi vùng ngập lòng hồ và các điểm TĐC (theo quy hoạch chi tiết được duyệt) trên địa bàn của huyện thị; tổ chức thẩm định, phê duyệt và thực hiện thanh toán đền bù cho các hộ dân TĐC và hộ dân sở tại (tập trung ưu tiên triển khai các vùng ngập ở cos thấp trước).
2. Đối với các dự án thành phần.
- Các dự án thành phần thuộc điểm TĐC nào thì giao Chủ đầu tư điểm TĐC đó làm Chủ đầu tư (trừ một số dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, UBND tỉnh có quyết định giao Sở quản lý xây dựng chuyên ngành, Ban QLDA di dân TĐC tỉnh làm Chủ đầu tư),
- Giao Sở Công nghiệp làm Chủ đầu tư toàn bộ các dự án về nguồn và lưới điện thuộc các khu, điểm TDC.
Điều 6. Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư.
Ban QLDA di dân TĐC tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND các huyện thị, các chủ đầu tư lập kế hoạch vốn di dân hàng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp trình UBND tỉnh phân bổ.
Điều 7. Công tác lập dự án đầu tư, lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật.
1. Thực hiện lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với các dự án:
- Các công trình kết cấu hạ tầng có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng,
- Các dự án sản xuất, các điểm TĐC tập trung và xen ghép sử dụng các mẫu nhà định hình hoặc dựng lại nhà chuyển đến từ nơi ở cũ.
2. Thực hiện lập dự án đầu tư đối với các công trình kết cấu hạ tầng có tổng mức đầu tư 7 tỷ đồng trở lên.
Điều 8. Thẩm quyền Quyết định đầu tư.
1. Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Chủ tịch UBND các huyện, thị quyết định đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có tổng mức đầu tư không lớn hơn 3 tỷ đồng; các dự án hỗ trợ sản xuất, đời sống... thuộc các điểm TĐC giao UBND huyện thị đó làm Chủ đầu tư; quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại đầu đi, đầu đến trên địa bàn huyện thị,
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư toàn bộ các dự án kết cấu hạ tầng có tổng mức đầu tư lớn hơn 3 tỷ đồng và các dự án thành phần giao Ban QLDA di dân TĐC tỉnh, các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành làm Chủ đầu tư.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thị quyết định đầu tư các dự án được phân cấp phải có trong quy hoạch chi tiết điểm TĐC được duyệt và nằm trong phạm vi kế hoạch vốn năm được giao.
3. Các quyết định đầu tư theo phân cấp phải gửi về UBND tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư, Ban QLDA di dân TĐC tỉnh, Sở Xây dựng và các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành liên quan để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.
Điều 9. Thẩm quyền thẩm định các dự án.
1. Thẩm định quy hoạch chi tiết các khu, điểm TĐC.
- Giao Ban QLDA di dân TĐC tỉnh tổ chức thẩm định đề cương lập quy hoạch chi tiết các khu, điểm TĐC trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt,
- Giao Hội đồng thẩm định quy hoạch chi tiết các khu, điểm TĐC tỉnh tổ chức thẩm định quy hoạch chi tiết các khu, điểm TĐC trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
2. Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh (gồm thẩm định phần thiết kế cơ sở và thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình).
2.1. Đối với phần thẩm định thiết kế cơ sở (gồm thẩm định phần thuyết minh thiết kế cơ sở và phần bản vẽ thiết kế cơ sở).
- Giao Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện, lưới điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
- Giao Sở Nông nghiệp-PTNT tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, đê kè và các công trình nông lâm thuỷ sản chuyên ngành.
- Giao Sở Giao thông Vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ công trình trong đô thị).
- Giao Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, san ủi mặt bằng dân cư, hạ tầng kỹ thuật đô thị và các công trình xây dựng chuyên ngành.
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Sở chủ trì thẩm định phần thiết kế cơ sở là Sở có chức năng quản lý nhà nước về ngành có yếu tố quyết định tính chất, mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Sở liên quan.
2.2. Đối với phần thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.
Giao Sở Kế hoạch Đầu tư thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình (trên cơ sở tờ trình, hồ sơ dự án và văn bản thẩm định thiết kế cơ sở của các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành); soạn thảo quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Trong quá trình thẩm định, nếu có ý kiến khác nhau giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và văn bản thẩm định thiết kế cơ sở của Sở quản lý xây dựng chuyên ngành, thì Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thống nhất lại với Sở quản lý xây dựng chuyên ngành; nếu vẫn còn ý kiến khác nhau thì Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo rõ trong văn bản thẩm định các ý kiến khác nhau đó và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
3. Thẩm định các dự án chỉ lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật thuộc quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh (gồm thẩm định phần thiết kế bản vẽ thi công và thẩm định Báo cáo kinh tế-kỹ thuật công trình),
- Phần thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (gồm thẩm định phần thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công và phần bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công): Giao các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành (theo Mục 2.1, Khoản 2, Điều 9 Quyết định này) tổ chức thẩm định,
- Phần thẩm định Báo cáo kinh tế-kỹ thuật công trình: Giao Sở Kế hoạch Đầu tư thẩm định (trên cơ sở tờ trình, hồ sơ Báo cáo kinh tế-kỹ thuật công trình và văn bản thẩm định thiết kế bản vẽ thi công của các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành), soạn thảo quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế-kỹ thuật công trình, trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Thẩm định các dự án chỉ lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật thuộc quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND các huyện, thị (gồm thẩm định phần thiết kế bản vẽ thi công và thẩm định Báo cáo kinh tế-kỹ thuật công trình).
- Giao Phòng Kinh tế thẩm định các dự án công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, đê kè, các dự án hỗ trợ sản xuất, đời sống và các dự án nông lâm thuỷ sản chuyên ngành; soạn thảo quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế-kỹ thuật trình UBND huyện, thị phê duyệt,
- Các loại dự án còn lại giao Phòng Hạ tầng Kinh tế (Phòng Quản lý Đô thị) thẩm định; soạn thảo quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế-kỹ thuật trình UBND huyện, thị phê duyệt.
5. Thẩm định phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Giao Phòng Tài chính-Kế hoạch các huyện, thị tổ chức thẩm định phương án bồi thường (trên cơ sở phương án do Hội đồng bồi thường di dân TĐC huyện, thị lập); soạn thảo quyết định phê duyệt phương án bồi thường trình UBND huyện, thị phê duyệt.
Điều 10. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế-dự toán các dự án.
- Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán của các dự án; đồng thời gửi quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán về UBND tỉnh, Ban QLDA di dân TĐC tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng và các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện,
- Trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt (riêng trong năm 2005 cho phép các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành được thẩm định thuê cho các Chủ đầu tư).
Điều 11. Phương thức lựa chọn nhà thầu.
1. Lựa chọn nhà thầu tư vấn.
Thực hiện hình thức chỉ định nhà thầu tư vấn cho tất cả các dự án lập quy hoạch chi tiết các khu, điểm TĐC; lập các dự án thành phần, thiết kế-dự toán các dự án và các hạng mục công trình,
- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chỉ định nhà thầu tư vấn đối với các dự án lập quy hoạch chi tiết các khu, điểm TĐC; gói thầu lập thiết kế-dự toán các dự án và hạng mục công trình có giá trị trên 500 triệu đồng,
- Ủy quyền cho Chủ đầu tư các dự án thành phần quyết định chỉ định nhà thầu tư vấn lập dự án thành phần, lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật; gói thầu lập thiết kế-dự toán các dự án và hạng mục công trình có giá trị dưới 500 triệu đồng.
2. Lựa chọn nhà thầu xây lắp.
- Giao Chủ đầu tư các dự án thành phần thực hiện chỉ thầu xây lắp đối với các dự án hoặc hạng mục công trình có tổng dự toán được duyệt dưới 01 tỷ đồng,
- Tuỳ theo quy mô và tính chất của từng hạng mục công trình hoặc gói thầu, việc lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án được thực hiện như sau:
+ Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện chỉ định các nhà thầu theo quy định có giảm 5% giá trị dự toán xây lắp đối với các dự án hoặc hạng mục công trình có tổng dự toán được duyệt đến 10 tỷ đồng,
+ Chủ tịch UBND các huyện, thị được phép chỉ định các nhà thầu theo quy định có giảm 5% giá trị dự toán xây lắp đối với các dự án hoặc hạng mục công trình có tổng dự toán được duyệt đến 3 tỷ đồng,
- Các dự án hoặc các hạng mục công trình có giá trị gói thầu được duyệt trên 10 tỷ đồng phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện hành.
Điều 12. Thực hiện bồi thường, hỗ trợ.
Việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ di dân TĐC phải được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, đúng mục tiêu, đúng đối tượng và hiệu quả; đảm bảo phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Đối với kinh phí làm nhà ở, hỗ trợ sản xuất... do dân tự làm, thì Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, thực hiện cấp theo kế hoạch cho các hộ khi các hộ có phương án và kế hoạch sử dụng cụ thể.
1. Đối với đầu dân đi.
Căn cứ quy hoạch tổng thể, UBND các huyện chỉ đạo Ban QLDA di dân TĐC huyện phối hợp với Hội đồng bồi thường, di dân TĐC huyện, Ban Tái định cư xã và chính quyền địa phương tổ chức điều tra, xác định thiệt hại, lập phương án bồi thường gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch thẩm định, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt và tổ chức thanh toán tiền bồi thường theo đúng quy định hiện hành. Riêng phần bồi thường về đất đai, nhà ở... thực hiện bồi thường cho các hộ TĐC phần chênh lệch vượt hơn so với giá trị đầu đến được nhận.
UBND các huyện nơi có dân đi có trách nhiệm phối hợp với Chủ đầu tư điểm TĐC tiếp nhận dân đến để tổ chức cho nhân dân nơi đi được đến thăm nơi TĐC mới và tham gia vào phương án quy hoạch bố trí dân cư tại điểm TĐC đó.
2. Đối với đầu dân đến.
Căn cứ điểm TĐC tiếp nhận dân đến, UBND các huyện thị chỉ đạo Hội đồng bồi thường di dân TĐC huyện thị phối hợp với Chủ đầu tư, Ban Tái định cư xã, chính quyền địa phương và đơn vị tư vấn lập quy hoạch chi tiết tổ chức điều tra, xác định thiệt hại, lập phương án bồi thường, GPMB theo phạm vi, nội dung dự án quy hoạch chi tiết điểm TĐC gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch thẩm định, trình Chủ tịch UBND huyện, thị phê duyệt.
Trên cơ sở phương án bồi thường, GPMB được duyệt, UBND huyện thị chỉ đạo các đơn vị cùng Chủ đầu tư thực hiện thanh toán tiền bồi thường cho các hộ dân sở tại theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo giải phóng mặt bằng để bố trí TĐC.
Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Ban QLDA di dân TĐC huyện nơi dân đi, Ban Tái định cư xã và chính quyền địa phương tổ chức bàn giao, tiếp nhận toàn bộ hồ sơ số dân chuyển đến (lưu 1 bộ đầy đủ tại đầu đi và đầu đến); lập kế hoạch, tiến độ và tổ chức chuyển dân theo kế hoạch, tiến độ đã đề ra.
Điều 13. Thực hiện các dự án sản xuất.
Thực hiện ưu tiên hỗ trợ các dự án sản xuất nông lâm ngư nghiệp, các ngành nghề dịch vụ và chế biến tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân trong vùng TĐC. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn phát triển sản xuất thông qua việc xây dựng các trang trại hạt nhân để cung ứng giống, vật tư, chuyển giao kỹ thuật, thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm giúp hộ nông dân; các doanh nghiệp này được ưu tiên khi tham gia đấu thầu hoặc chỉ thầu xây dựng các dự án hạ tầng tại các khu, điểm TĐC.
1. Đối với sản xuất cây hàng năm, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản..., Chủ đầu tư có trách nhiệm lập dự toán hỗ trợ theo chính sách hỗ trợ hiện hành trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn và cung ứng đầy đủ, kịp thời giống, vật tư cho các hộ theo yêu cầu. Trường hợp các hộ dân tự cung ứng được thì Chủ đầu tư kiểm tra và tổ chức chi trả tiền hỗ trợ cho bà con theo dự toán hỗ trợ được duyệt.
2. Đối với khai hoang ruộng nước và xây dựng nương cố định.
- Trường hợp giao đất cho các hộ TĐC là đất chưa được khai hoang thì khuyến khích các hộ tự tổ chức khai hoang, Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, thanh toán chi phí khai hoang cho các hộ TĐC theo chế độ hiện hành.
- Trường hợp các hộ không tự tổ chức khai hoang được thì Chủ đầu tư tổ chức thuê (hoặc thực hiện đấu thầu) để các đơn vị đủ năng lực triển khai thực hiện; nghiệm thu và tổ chức bàn giao cho các hộ sử dụng theo quy định.
Điều 14. Bàn giao, quản lý khai thác sử dụng các công trình đầu tư xây dựng trong khu, điểm TĐC.
Sau khi hoàn thành các công trình trong khu, điểm TĐC, Chủ đầu tư tổ chức bàn giao các công trình cho chính quyền địa phương và các tổ chức quản lý sử dụng. Chính quyền địa phương và các tổ chức quản lý sử dụng công trình chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình hiệu quả, đúng quy định hiện hành.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, NGÀNH TRONG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN.
Điều 15. Di dân TĐC thuỷ điện Sơn La là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Vì vậy đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân cần tập trung chỉ đạo, nêu cao vai trò trách nhiệm trong quản lý, điều hành và thực hiện; đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả, chất lượng, tiến độ... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Ngoài trách nhiệm được giao và chức năng nhiệm vụ theo quy định, các cấp, các ngành cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu:
1. Cấp tỉnh.
- Các ngành cần tăng cường kiểm tra thực tế; kịp thời tham mưu, ban hành các đơn giá, định mức liên quan trong quá trình thực hiện; đặc biệt các ngành chuyên môn cần tổng kết và ban hành, hướng dẫn các quy trình, trình tự thủ tục hồ sơ, thủ tục thanh toán cấp phát... để các Chủ đầu tư thống nhất áp dụng thực hiện,
- Ngân hàng Nhà nước tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức tín dụng:
+ Có phương án huy động vốn để các hộ TĐC, các hộ sở tại và các doanh nghiệp thực hiện đầu tư sản xuất tại địa bàn TĐC được vay vốn phát triển sản xuất, ổn định đời sống sau khi di chuyển,
+ Có trách nhiệm hướng dẫn nội dung, trình tự, phương thức gửi và rút tiền tiết kiệm cho các hộ TĐC.
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể thực hiện việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh trong tổ chức thực hiện dự án di dân TĐC thuỷ điện Sơn La. Chỉ đạo, vận động các tổ chức thành viên, hội viên tham gia thực hiện. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và đề xuất với cấp ủy, chính quyền xem xét giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
2. Cấp huyện.
- Chỉ đạo các phòng ban, xã, bản... tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành thực hiện tốt công tác bồi thường, di dân TĐC; đặc biệt trong phân chia lại đất sản xuất, đất ở cho dân TĐC và dân sở tại; chỉ đạo sản xuất cho nhân dân; quản lý và tiếp nhận hộ khẩu, củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể xã, bản nơi TĐC...; giải quyết kịp thời các thắc mắc, kiện cáo của nhân dân,
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên thông báo và cung cấp kịp thời các thông tin, chủ trương, chế độ, chính sách đến cho nhân dân để nhân dân biết, nắm rõ và chấp hành thực hiện.
- Tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia ngay từ bước lập quy hoạch chi tiết các điểm TĐC, tham gia trong xác định thiệt hại, tính toán bồi thường, tham gia trong đầu tư xây dựng và giám sát chất lượng công trình...
3. Cấp xã.
Giao Ban QLDA di dân TĐC tỉnh và UBND các huyện thị thống nhất; ban hành và tổ chức hướng dẫn cụ thể.
Chương V
THANH QUYẾT TOÁN VỐN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 16. Thanh quyết toán vốn.
1. Việc tạm ứng, thanh toán, cấp phát vốn cho dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La được thực hiện theo nội dung các Quyết định: số 459/QĐ-TTg ngày 12/5/2004, số 1251/QĐ-TTg ngày 23/11/2004, số 207/QĐ-TTg ngày 11/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 70/2004/TT-BTC ngày 14/7/2004 của Bộ Tài chính; Quyết định số 355/2004/QĐ-HTPT ngày 25/8/2004 của Quỹ hỗ trợ phát triển; Quyết định số 404/2005/QĐ-UBND ngày 08/4/2005 của UBND tỉnh Lai Châu... và các quy định của Nhà nước; đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và cơ chế của dự án.
2. Công tác quyết toán vốn cho các dự án di dân TĐC được thực hiện theo Thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành đối với dự án di dân TĐC thuỷ điện Sơn La.
3. Nguồn kinh phí quản lý dự án, công tác lập dự toán, quyết toán kinh phí quản lý dự án được thực hiện theo Thông tư 98/2003/TT-BTC ngày 14/10/2003, Thông tư 70/2004/TT-BTC ngày 14/7/2004 của Bộ Tài chính; Công văn số 891/2004/CV-CP ngày 28/6/2004 của Chính Phủ; Quyết định 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác.
4. Kết thúc năm kế hoạch, các Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán vốn hàng năm với Ban QLDA di dân TĐC tỉnh.
1. Các Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện đầu tư, thanh toán của các dự án về Ban QLDA di dân TĐC tỉnh định kỳ vào ngày 25 hàng tháng và thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.
2. Ban QLDA di dân TĐC tỉnh có trách nhiệm:
- Tổng hợp và thực hiện báo cáo định kỳ vào ngày 28 hàng tháng về tình hình thực hiện đầu tư, nhận vốn, sử dụng vốn trong tháng gửi Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, BCĐ di dân TĐC tỉnh, đồng kính gửi BCĐ Trung ương; thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên,
- Tổng hợp và chuẩn bị báo cáo quý, năm theo quy định cho UBND tỉnh ký gửi Chính phủ, BCĐ Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo TĐC tỉnh vào các ngày 30 tháng cuối quý; thực hiện chuẩn bị báo cáo đột xuất cho UBND tỉnh theo yêu cầu của cấp trên.
3. Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm theo quy định về tình hình giải ngân, thanh toán vốn; thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.
4. Các Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo đánh giá đầu tư cho các dự án thành phần và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn các ngành, các Chủ đầu tư tiến hành đánh giá giám sát đầu tư cho các dự án thành phần và tổng hợp báo cáo giám sát đánh giá đầu tư hàng tháng, quý, năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu theo đúng các quy định hiện hành. Chuẩn bị báo cáo giám sát đánh giá đầu tư của dự án để UBND tỉnh ký gửi BCĐ Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo TĐC tỉnh theo quy định.
5. Các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, các tổ chức, UBND các huyện thị... căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm báo cáo tình hình triển khai thực hiện, xử lý giải quyết các công việc liên quan trong quá trình thực hiện dự án di dân TĐC thuỷ điện Sơn La theo lĩnh vực quản lý của ngành, đơn vị mình với UBND tỉnh, BCĐ di dân TĐC tỉnh, các Bộ ngành liên quan theo định kỳ vào ngày 25 hàng tháng hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.
Điều 18. Tập thể và cá nhân trong phạm vi điều chỉnh của quy định này có thành tích thì được khen thưởng, nếu vi phạm thì bị xử lý kỷ luật; việc khen thưởng, kỷ luật thực hiện theo đúng quy định và pháp luật hiện hành.
Điều 19. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện quy định này, nếu có những khó khăn, vướng mắc đề nghị các cấp, các ngành, các đơn vị phản ánh kịp thời bằng văn bản gửi về Ban QLDA di dân TĐC tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung điều chỉnh cho phù hợp.
- 1Quyết định 10/2008/QĐ-UBND bổ sung đơn giá xây dựng nhà ở, công trình phụ cho các hộ tái định cư tại điểm tái định cư Tà Huổi Tráng - Tà Si Láng huyện Tủa Chùa thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 2Quyết định 02/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg và quy định đơn giá vận chuyển di dân tái định cư thủy điện Sơn La tới một số khu điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Quyết định 16/2014/QĐ-UBND sửa đổi Cơ chế quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La kèm theo Quyết định 17/2011/QĐ-UBND do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Quyết định 64/2006/QĐ-UBND về quy trình quản lý thực hiện di dân tái định cư dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 5Quyết định 744/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ban hành từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/12/2014 do Tỉnh Lai Châu ban hành
- 1Quyết định 64/2006/QĐ-UBND về quy trình quản lý thực hiện di dân tái định cư dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 2Quyết định 744/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ban hành từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/12/2014 do Tỉnh Lai Châu ban hành
- 1Quyết định 459/QĐ-TTg năm 2004 về bồi thường, di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 45/2003/TT-BTC hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 98/2003/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Thông tư 70/2004/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và thanh toán vốn đầu tư dự án bồi thường, di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 196/2004/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 207/2004/QĐ-TTg về cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 10/2008/QĐ-UBND bổ sung đơn giá xây dựng nhà ở, công trình phụ cho các hộ tái định cư tại điểm tái định cư Tà Huổi Tráng - Tà Si Láng huyện Tủa Chùa thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 9Quyết định 02/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg và quy định đơn giá vận chuyển di dân tái định cư thủy điện Sơn La tới một số khu điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 10Quyết định 1251/QĐ-TTG năm 2004 sửa đổi Quy định về bồi thường, di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La kèm theo Quyết định 459/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 16/2014/QĐ-UBND sửa đổi Cơ chế quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La kèm theo Quyết định 17/2011/QĐ-UBND do tỉnh Sơn La ban hành
Quyết định 72/2005/QĐ-UBND quy định về quản lý, điều hành và thực hiện dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- Số hiệu: 72/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/08/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Nguyễn Minh Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra