ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 714/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 25 tháng 4 năm 2011 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 19/TTr-SCT ngày 18/4/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu tổng quát
Sản xuất sạch hơn (SXSH) được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
a) giai đoạn từ 2011 đến năm 2015
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp (trong đó có 100% cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản).
- 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH tiết kiệm được từ 5 - 8% mức tiêu thụ nguyên liệu, nhiên vật liệu trên đơn vị sản phẩm (trong đó có 100% cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản áp dụng SXSH).
- 25% cơ sở sản xuất công nghiệp có nhân viên kỹ thuật kiêm nhiệm về SXSH.
- Sở Công Thương có 70% cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
b) giai đoạn từ 2016 đến năm 2020
- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp.
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH tiết kiệm được từ 5 - 8% mức tiêu thụ nguyên liệu nhiên vật liệu trên đơn vị sản phẩm.
- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp có nhân viên kỹ thuật kiêm nhiệm về SXSH.
- Sở Công Thương có 90% cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
1. Nhóm nhiệm vụ 1 (giai đoạn từ năm 2011 - 2020)
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về SXSH trong công nghiệp cho các cấp, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư theo hướng đa dạng hóa các loại hình.
2. Nhóm nhiệm vụ 2 (giai đoạn từ năm 2011 - 2015)
Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy SXSH trong công nghiệp; trên cơ sở nội dung của chiến lược SXSH trong công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp xây dựng kế hoạch, xác định các hành động.
3. Nhóm nhiệm vụ 3 (giai đoạn từ năm 2011 - 2020)
Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp để thực hiện nhiệm vụ, các hành động được triển khai.
4. Nhóm nhiệm vụ 4 (giai đoạn năm 2011)
Thành lập đơn vị hỗ trợ áp dụng SXSH trong công nghiệp, xây dựng mạng lưới hỗ trợ SXSH trong công nghiệp.
1. Giải pháp nhiệm vụ 1
- Tổ chức các hoạt động thu hút sự tham gia của các tổ chức quần chúng và các cộng đồng dân cư.
- Tổ chức hội nghị hội thảo; các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhân thức cộng đồng về hiệu quả áp dụng SXSH trong công nghiệp.
- Phổ biến các mô hình áp dụng thành công SXSH trong công nghiệp.
2. Giải pháp nhiệm vụ 2
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
- Thực hiện việc lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của địa phương.
- Xây dựng mạng lưới cấp giấy chứng nhận áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện.
- Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại các huyện và thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Xây dựng và ban hành các văn bản quy định thúc đẩy áp dụng SXSH, bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm...
3. Giải pháp nhiệm vụ 3
- Tổ chức và tham dự các chương trình tập huấn, hội nghị, hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm trong nước về SXSH.
- Nâng cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực có trình độ trong việc quản lý đánh giá và đề xuất các giải pháp SXSH thông qua các chương trình đào tạo.
+ Xây dựng các sổ tay hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng công nghệ sạch hơn, kỹ thuật SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và các tổ chức trên địa bàn.
+ Xây dựng và phát triển mạng lưới trao đổi thông tin về SXSH; các cơ sở dữ liệu thông tin và website của tỉnh về SXSH.
+ Xây dựng thí điểm, nhân rộng các mô hình áp dụng SXSH trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng công nghệ sạch, kỹ thuật SXSH trên địa bàn tỉnh.
4. Giải pháp nhiệm vụ 4
- Xây dựng và vận hành Văn phòng SXSH tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (trực thuộc Sở Công Thương).
- Xây dựng mạng lưới hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện áp dụng SXSH và bảo vệ môi trường tại các huyện, thành phố.
- Thành lập Văn phòng SXSH để tiến hành các hoạt động hỗ trợ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng SXSH.
5. Cơ chế tài chính, huy động nguồn vốn
- Kinh phí thực hiện các nội dung của kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp được huy động từ nhiều nguồn vốn: vốn ngân sách nhà nước (Trung ương và của tỉnh) vốn viện trợ, các nguồn tài trợ, các cơ sở sản xuất công nghiệp tự đầu tư.
- Hàng năm UBND tỉnh xem xét, trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường kinh phí sự nghiệp kinh tế của tỉnh để triển khai kế hoạch hành động (kinh phí sự nghiệp khoa học thực hiện cho đề tài, dự án được Hội đông khoa học tỉnh duyệt).
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp có trách nhiệm đầu tư kinh phí áp dụng SXSH trong công nghiệp.
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Kế hoạch hành động SXSH của tỉnh đến các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, định kỳ hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Công Thương kết quả thực hiện.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp kinh tế của tỉnh để hỗ trợ triển khai các hoạt động của kế hoạch này- Sở Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách của tỉnh và của Trung ương) để thực hiện các nội dung của kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp.
- Các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của đơn vị, địa phương mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp; định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương đề tổng hợp trình UBND tỉnh theo dõi chỉ đạo.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 835/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Kế hoạch 4646/KH-UBND năm 2014 thực hiện nhiệm vụ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014
- 3Quyết định 1399/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4Quyết định 1233/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1419/QĐ-TTg năm 2009 về phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 835/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Kế hoạch 4646/KH-UBND năm 2014 thực hiện nhiệm vụ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014
- 5Quyết định 1399/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 6Quyết định 1233/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020
Quyết định 714/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2020
- Số hiệu: 714/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/04/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Dương Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/04/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực