Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/QĐ-UB

Lào Cai , ngày 30 tháng 3 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP KHI BỊ TAI NẠN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG LẠI TỈNH LÀO CAI DO HẬU QUA CHIẾN TRANH ĐỂ LẠI

ỦY BAN NHÂN DẤN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Căn cứ kết luận cuộc họp Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 26/02/1994;

Xét đề nghị của Sở Lao động Thương binh Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành bản Quy định tạm thời chế độ trợ giúp khi bị tai nạn trong quá trình xây dựng lại tỉnh Lào Cai do hậu quả chiến tranh để lại.

Điều 2. Giao cho Sở Lao động Thương binh Xã hội phối hợp với Sở Tài chính vật giá - Ủy ban kế hoạch tỉnh tổ chức thực hiện bản quy định này.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động Thương binh Xã hội, Sở Tài chính vật giá, Ủy ban kế hoạch tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các sở, ban, ngành của tỉnh căn cứ quyết định thi hành.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Ngọc Lâm

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP KHI BỊ TAI NẠN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG LẠI TỈNH LÀO CAI DO HẬU QUA CHIẾN TRANH ĐỂ LẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 71/QĐ-UB ngày 30 tháng 3 năm 1994)

Trong quá trình xây dựng lại một số điểm quy hoạch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tỉnh đã có nhiều biện pháp rà phá bom, mìn vật cản, song không tránh khói sự thiếu sót về kỹ thuật, thiết bị máy móc,..vv... nên trong thời gian qua đã có nhiều vụ mìn nổ làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và của công dân.

Từ tình hình thực tế nêu trên, để thể hiện rõ sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đối với cán bộ, công nhân viên chức, nhân dân bị tai nạn do hậu quả của chiến tranh (bom, mìn nổ, sập hầm...), Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai quy định tạm thời một số chế độ trợ giúp cho các đối tượng bị tai nạn rủi ro như đã nêu trên trong khi đang lao động xây dựng các công trình công cộng, tư nhân trong kế hoạch, quy hoạch đã được duyệt trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:

I. Mục đích ý nghĩa:

Chế độ trợ giúp cho các đối tượng bị tai nạn do bom, mìn nổ, sập hầm... trong khi đang lao động sản xuất chỉ để giúp đỡ, bù đắp một phần việc mất khá năng lao động hoặc thiệt hại về tài sản của các cơ quan Nhà nước và của công dân do tai nạn rủi ro, gây ra nhằm phục hồi và tăng cường một phần khả năng lao động, ổn định nguồn nhân lực trong sản xuất, xây dựng, mặt khác thể hiện tính nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng bị nạn.

II. Nguyên tắc được xét hưởng mức trợ giúp:

1. Chỉ xét trợ giúp cho những đơn vị tập thể, cá nhân đang lao động sản xuất mà bị tai nạn do hậu quả chiến tranh làm thiệt hại về người và tài sản trong phạm vi quy họach được duyệt và trong khu vực đã rà phá mìn, vật cản do Bộ chỉ huy quân sự bàn giao để sử dụng.

Cơ quan Nhà nước và cá nhân xây dựng công trình không có giấy cấp đất hợp pháp, không có giấy xây dựng công trình và ở những nơi chưa rà phá bom mìn, vật cản (có treo biển "vùng cấm") thì không thuộc đối tượng xét trợ giúp nêu trên.

2. Những đối tượng khác không thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất nhưng cũng bị thương vong hoặc bị thiệt hại về tài sản do chịu ảnh hưởng của các vụ nổ như đã nói trong điểm 1. Được chính quyền địa phương và các ngành liên quan chứng nhận thì cũng được xét trợ giúp.

III. Thủ tục cần thiết để xét trợ giúp:

Những đơn vị tập thể, cá nhân muốn được xét trợ giúp hao hư về tài sản cũng như tình trạng thương tật nhất thiết phải có đầy đủ các điều kiện sau:

1. Đơn đề nghị kèm theo biên bản ghi cụ thể sự việc xảy ra, mức độ thiệt hại tài sản và tình trạng thương tật (có xác nhận của chính quyền xã, phường nơi xảy ra tai nạn).

2. Biên bản xác định rõ mức độ thiệt hại tài sản do Sở Lao động Thương binh Xã hội, Sở Tài chính vật giá, Ủy ban kế hoạch tỉnh, Công an tỉnh, UBND huyện, thị xã (nơi xảy ra tai nạn) lập.

3. Nếu người bị nạn sau khi điều trị khỏi mà bị tàng tật thì phải có giấy chứng nhận của Hội đồng giám định y khoa tỉnh xác định tỷ lệ thương tật.

VI. Mức trợ giúp:

A- Đối với người bị nạn:

1. Đối tượng bị nạn là cán bộ công nhân viên chức Nhà nước (kể cả lực lượng vũ trang) thì thực hiện theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước (kể cả bị thương, bị tàng tật, bị chết).

2. Đối với người lao động ngoài đối tượng nêu ở điểm 1 (nhân dân) mà bị nạn thì giải quyết như sau :

a) Người bị thương: Khi bị tai nạn ở nơi nào thì đơn vị (hoặc cá nhân) nơi sử dụng lao động có trách nhiệm đưa người bị nạn vào bệnh xá, bệnh viện gần nhất để cứu chữa. Trong suốt thời gian điều trị tại bệnh xá, bệnh viện người bị nạn được trợ giúp các khoản tiền thuốc, tiền ăn theo đơn điều trị của y, bác sỹ và theo chế độ chung của bệnh xá, bệnh viện do Nhà nước quy định.

b) Sau khi điều trị khỏi người bị nạn trở thành tàng tật, không lao động sản xuất được thì được xét hưởng, chế độ xã hội theo quyết định số: 202/CP của Chính phủ.

c) Người chết:

3. Đối với cán bộ công nhân viên chức Nhà nước (kể cả lực lượng vũ trang) thanh niên xung kích thì chế độ mai táng phí và chế độ tử tuất theo chế độ hiện hành của Nhà nước quy định.

4. Người chết không thuộc các đối tượng nêu trên (nhân dân) thì được trợ giúp như sau :

a) Tiền mai táng phí 500.000 đồng (áo quan, vải niệm, hương, nến...)

b) Trợ giúp tiền tuất 1 lần cho thân nhân gia đình người bị chết như bố, mẹ, vợ, con hoặc người nuôi dưỡng nạn nhân từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng.

c) Nếu người chết không có thân nhân (hộ độc thân) thi chỉ giải quyết tiền mai táng phí là 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng).

B- Trợ giúp thiệt hại về tài sản :

Những thiệt hại về tài sản của các đơn vị quốc doanh, ngoài quốc doanh và của người lao động do bị bom, mìn nổ...thì người bị thiệt hại về tài sản làm đầy đủ thủ tục như đã quy định tại mục II cùa văn bản này để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét. Tùy từng trường hợp cụ thể, mức trợ giúp từ 40% đến tối đa không qúa 60% mức độ thiệt hại quy định này chỉ áp dụng đối với những bất động sản, tài sản không quy định có bảo hiểm; không áp dụng đối với các tài sản có quy định bảo hiểm.

V. Tổ chức thực hiện:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Lao động Thương binh Xã hội, Sở Tài chính vật giá, Ủy ban kế hoạch tỉnh tổ chức thực hiện. Sở Lao động Thương binh Xã hội là cơ quan thường trực có trách nhiệm tổng hợp các vụ việc cụ thể bàn bạc thống nhất với Sở Tài chính vật giá, Ủy ban kế hoạch trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt

2. Hằng năm Sở Lao động Thương binh Xã hội thống nhất với Sở Tài chính, Ủy ban kế hoạch dự trù một khoản kinh phí để giải quyết cho từng vụ việc cụ thể sau khi có quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Bản Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1991.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 71/QĐ.UB năm 1994 về Quy định tạm thời chế độ trợ giúp khi bị tai nạn trong quá trình xây dựng lại tỉnh Lào Cai do hậu quả chiến tranh để lại

  • Số hiệu: 71/QĐ.UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/03/1994
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Hoàng Ngọc Lâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/10/1991
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản