Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7090/QĐ-UBND.NN

Nghệ An, ngày 17 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THUỶ LỢI LƯU VỰC SÔNG GIĂNG, TỈNH NGHỆ AN, ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng; Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số Điều các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 2238/QĐ-BNN-KH ngày 20/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 681/QĐ-BNN-TCTL ngày 07/4/2014của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cả đến 2020 và định hướng đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Chương trình công tác năm 2014;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 458/SNN-KH.TC ngày 27 tháng 11 năm 2014 về việc Báo cáo kết quả thẩm định Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Giăng tỉnh Nghệ An đến 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Giăng tỉnh Nghệ An đến năm 2030 do Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi Nghệ An lập, với các nội dung sau:

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Giăng tỉnh Nghệ An đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An.

3. Cơ quan lập quy hoạch: Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thuỷ lợi Nghệ An.

4. Phạm vi quy hoạch: Vùng quy hoạch có diện tích tự nhiên là 169.196 ha gồm 30 xã thuộc 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương.

5. Mục tiêu quy hoạch

5.1. Mục tiêu tổng quát

Đề ra các giải pháp phát triển thủy lợi và đề xuất tiến độ thực hiện đảm bảo cấp nước, tiêu nước và phòng chống lũ đáp ứng được yêu cầu kinh tế xã hội đến 2030 của vùng, cấp nước cho hạ du đảm bảo phát triển bền vững chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

5.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về cấp nước

- Cấp nước tưới cho 10.332 ha đất canh tác trong đó 6.605 ha lúa, 1.997 ha màu và 1.730 ha chè;

- Tạo nguồn cấp nước phục vụ dân sinh: Đảm bảo 100% dân số toàn vùng được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 80% dân số được sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT.

- Tạo nguồn cấp nước cho 245 ha nuôi trồng thủy sản;

- Tạo nguồn cấp nước ổn định cho các khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn vùng nghiên cứu;

Các giải pháp cấp nước có tính đến sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

b) Về tiêu thoát nước, phòng chống lũ

- Đảm bảo tiêu thoát nước phục vụ sản xuất với tần suất P=10% lũ Hè-Thu;

- Đề xuất các giải pháp công trình tiêu thoát nước;

- Đề xuất các giải pháp chống lũ cho các lưu vực sông, mức đảm bảo chống lũ đến 2020 với tần suất P=2% và xóa bỏ các vùng chậm lũ.

6. Phương án quy hoạch

6.1. Phân vùng quy hoạch

Vùng quy hoạch được chia thành 4 vùng như sau:

- Vùng I: Gồm 5 xã là Môn Sơn, Lục Dạ, Hội Sơn, Phúc Sơn và Hạnh Lâm

- Vùng II: Gồm 8 xã là Thanh Đức, Thanh Nho, Thanh Hòa, Phong Thịnh, Cát Văn, Thanh Mỹ, Thanh Liên và Thanh Tiên.

- Vùng III: Gồm 9 xã là Thanh Lĩnh, Thanh Thịnh, Ngọc Lâm, Thanh Sơn, Thanh Hương, Thanh An, Thanh Chi, Thanh Khê và Thanh Thủy.

- Vùng IV: Gồm 8 xã là Võ Liệt, Thanh Long, Thanh Hà, Thanh Giang, Thanh Tùng, Thanh Mai, Thanh Xuân và Thanh Lâm.

6.2. Quy hoạch cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

a) Vùng 1:

- Sửa chữa 4 hồ chứa (hồ Khe Bòn, hồ Khe Da, hồ Chọ Đàm, hồ Cao Vều), xây dựng mới 1 hồ chứa (hồ Thác Muối).

- Sửa chữa 3 trạm bơm (trạm Tân Sơn, trạm số 1 và số 2) và xây dựng mới 3 trạm bơm (trạm Bản Cằng, trạm Khe Ló, trạm Làng Yên).

- Sửa chữa 3 đập dâng (đập Khe Chỗ, đập Thùng Thùng, đập Khe Lý). Sửa chữa, kiên cố hệ thống kênh mương của 2 đập dâng (đập Phà Lài, đập Khe Khì). Xây dựng mới 3 đập dâng mới gồm đập Khe Ló Lớn (Môn Sơn), đập Phai Hịa (Lục Dạ) và đập Tu Húc (Hạnh Lâm).

Sau khi sửa chữa, nâng cấp 12 công trình, xây dựng mới 7 công trình và giữ nguyên 20 công trình sẽ tưới ổn định cho 1.071,9 ha lúa, 495,5 ha màu, 430 ha chè, cấp nước cho 92,4 ha nuôi trồng thủy sản.

b) Vùng 2

- Nâng cấp 3 hồ chứa (hồ Khe Dẻ, hồ Bàu Và, hồ Khe Su). Kiên cố kênh mương của 2 hồ (hồ Vực Sụ và hồ Cao Điền), mở rộng tràn xả lũ của hồ Cao Điền. Xây dựng mới hồ Chọ Tràm và hồ Thác Muối (nằm trên địa bàn vùng I). Diện tích tưới sau quy hoạch là 732 ha lúa, 558 ha màu và 1.090 ha chè.

- Sửa chữa 5 trạm bơm (trạm Cầu Sếu, trạm Đò Gành, trạm Cát Văn, trạm số 2). Xây dựng mới 4 trạm bơm lấy nước là trạm 1/10, trạm 3/2, trạm Bàu Lao và trạm Cửa Xưởng.

Sau khi sửa chữa, nâng cấp 10 công trình, xây dựng mới 5 công trình và hồ Thác Muối, giữ nguyên 17 công trình sẽ tưới ổn định cho 1.865,6 ha lúa, 1.040 ha màu, 1.163 ha chè, cấp nước cho 67,7 ha nuôi trồng thủy sản.

c) Vùng 3

- Nâng cấp 3 hồ chứa (hồ Bãi Bằng, hồ Ruộng Động, tiếp tục hoàn thiện nâng cấp hồ Hống Vàng). Kiên cố kênh mương của 3 hồ (hồ Đá Đen, hồ Cầu Cau, hồ Lãi Lò), riêng hồ chứa nước Cầu Cau cần xử lý chống thấm thân đập.

- Xây dựng mới 6 hồ chứa nhỏ ở 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm để giữ ẩm và cấp nước cho 167 ha chè.

- Sửa chữa, nâng cấp 3 trạm bơm là trạm số 1, trạm số 2 (Thanh Lĩnh) và trạm Chợ Cầu (Thanh Lĩnh) và xây dựng mới 1 trạm bơm Nhà Ưa (Thanh Hương).

Sau khi sửa chữa, nâng cấp 9 công trình, xây dựng mới 7 công trình và giữ nguyên 45 công trình sẽ tưới ổn định cho 1.137,0 ha lúa, 222,0 ha màu, 167,0 ha chè, cấp nước cho 44,7 ha thủy sản.

d) Vùng 4

- Nâng cấp 6 hồ chứa (hồ Nhà Sự, hồ Khe Nhét, hồ Đá Hàn, hồ Le Le, hồ Hổ, hồ Lừa Chứa); sửa chữa, kiên cố kênh mương của 4 hồ (hồ Sông Rộ, hồ Cửa Ông, hồ Mụ Sỹ, hồ Bãi Chạc); xây dựng mới đập dâng Hà Cháy (hồ Sông Rộ) và đập Quảng Sim.

- Sửa chữa, nâng cấp 7 trạm bơm (trạm Hà Sơn, trạm số 2, trạm Đồng Lác, trạm Xuân Hòa, trạm Đồng Cừa, trạm Đồng Kho) và xây dựng mới 4 trạm (trạm Cố Thiều, trạm Bến Đình, trạm Trộ Mơ, trạm Xuân Hồng).

Sau khi sửa chữa, nâng cấp 18 công trình và xây dựng mới 4 công trình, giữ nguyên 37 công trình sẽ tưới ổn định cho 2.499,0 ha lúa, 239,0 ha màu, cấp nước cho 42,6 ha thủy sản.

6.3. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt - công nghiệp

a) Quy hoạch cấp nước sinh hoạt

- Sửa chữa, nâng cấp 5 công trình nước sinh hoạt tập trung để cấp nước ổn định cho 1.003 hộ và 3.805 nhân khẩu.

- Xây dựng mới 3 nhà máy nước trên địa bàn xã Thanh Liên, Thanh Lĩnh, Võ Liệt với tổng công suất 4.550 m3/ngày đêm để cấp nước cho 5.617 hộ, 25.378 nhân khẩu.

b) Phương án cấp nước công nghiệp

- Xây dựng mới 1 công trình lấy từ nguồn nước sông Rộ với công suất 1.250 m3/ngày đêm để cấp nước cho khu công nghiệp Võ Liệt;

- Xây dựng mới 1 hồ chứa tại xã Thanh Thủy để cấp nước cho khu công nghiệp Thanh Thủy.

6.4. Quy hoạch tiêu, phòng chống lũ thoát nước

a) Tiểu vùng 1

- Mở rộng 5 tuyến kênh tiêu và nâng cấp các cống cuối kênh để tăng khả năng tiêu thoát tốt hơn trong mùa mưa lũ.

- Xây dựng mới hồ chứa Thác Muối để cắt lũ cho hạ du, giảm tải mực nước trên sông Giăng và sông Cả.

b) Tiểu vùng 2

- Phương án chống lũ: Nâng cấp các tuyến đê Hữu Lam, đê Hoa Quân, đê sông Rộ đảm bảo chống lũ tần suất P=2%.

+ Phần tuyến: Theo các tuyến đê hiện tại.

+ Mở rộng mặt đê kết hợp đường giao thông rộng 4÷6 m, mái đê phía sông ms=2,0, mái đê phía đồng mđ=2,0.

Bảng 1: Chỉ tiêu thiết kế của các tuyến đê quy hoạch vùng II

TT

Tuyến đê

Chiều dài (km)

Cao trình

đỉnh đê (m)

Bề rộng mặt đê (m)

1

Đê Hữu sông Lam

6,84

 

 

-

Cát Văn - Phong Thịnh

0,94

(+18.85) ÷ (+18.07)

6

-

Thanh Tiên

5,90

(+18.07) ÷ (+17.96)

 

2

Đê sông giăng

6,30

 

 

-

Thanh Liên

5,80

(+18.56) ÷ (+18.07)

4,0

-

Thanh Tiên

0,50

(+18.07)

4,0

+ Cống dưới đê: Sửa chữa, nâng cấp 10 cống và xây dựng mới 9 cống dưới đê.

- Phương án tiêu thoát nước: Mở rộng 13 tuyến kênh chính, nâng cấp các cống cuối kênh đảm bảo tiêu thoát tốt.

c) Tiểu vùng 3:

- Phương án phòng chống lũ: Nâng cấp các tuyến đê Hữu Lam, đê Hoa Quân, đê sông Rộ đảm bảo chống được lũ tần suất P=2%.

+ Phần tuyến: Theo tuyến của các tuyến đê hiện tại.

+ Mặt đê kết hợp đường giao thông rộng 4÷6m, mái đê phía sông ms=2,0, mái đê phía đồng mđ=2,0.

Bảng 2: Chỉ tiêu thiết kế của các tuyến đê quy hoạch vùng III

TT

Tuyến đê

Chiều dài (km)

Cao trình đỉnh đê (m)

Bề rộng mặt đê (m)

1

Đê Hữu sông Lam

11,2

 

 

-

Thanh Lĩnh

7,0

(+17.96)÷(+17.68)

6,0

-

Thanh Thịnh

1,0

(+16.54)

6,0

-

Thanh An

 

 

 

+

Đoạn 1

0,2

(+16.37)

6,0

+

Đoạn 2

0,8

(+16.37)

6,0

+

Đoạn 3

0,1

(+14.83 )

6,0

-

Thanh Chi

 

 

 

+

Đoạn 1

0,5

(+14.83)

6,0

+

Đoạn 2

0,6

(+14.83)

6,0

+

Đoạn 3

0,2

(+14.83)

6,0

+

Đoạn 4

0,8

(+14.83)

6,0

2

Đê sông Hoa Quân

3,3

 

 

-

Thanh Lĩnh

1,9

(+16.54)

4,0

-

Thanh Thịnh

1,4

(+16.54)

4,0

3

Đê sông Rộ

1,2

 

 

 

Thanh Chi

1,2

(+14.25)

4,0

+ Cống dưới đê: Sửa chữa, nâng cấp 10 cống và xây dựng mới 28 cống qua đê.

- Phương án tiêu thoát nước: Mở rộng 5 tuyến kênh tiêu cấp 1 và nâng cấp các cống dưới đê để tăng khả năng tiêu thoát tốt hơn trong mùa mưa lũ.

d) Tiểu vùng 4

- Phương án phòng chống lũ: Xây dựng mới tuyến đê Hữu Lam gồm 3 đoạn đê bảo vệ cho toàn bộ các xã Võ Liệt, Thanh Long, Thanh Hà, Thanh Tùng, Thanh Lâm, Thanh Giang. Cấp công trình của tuyến đê là cấp III, thiết kế ứng với mực nước lũ tần suất 2%.

+ Phần tuyến: Tuyến chạy song song với đường 533. Riêng K4+537 - K5+973 tuyến đê chính là tuyến đường 533.

+ Mặt đê kết hợp đường giao thông rộng 6m, mặt đê được cứng hóa bê tông M250 dày 20 cm. Mái đê phía sông ms=2,0, mái đê phía đồng mđ=2,0.

Bảng 3: Chỉ tiêu thiết kế của các tuyến đê quy hoạch vùng IV

TT

Tuyến đê

Chiều dài (km)

Cao trình đỉnh đê (m)

Bề rộng mặt đê (m)

 

Đê Hữu sông Lam

10,1

 

 

-

Đoạn 1: K0+00÷K4+537

4,5

(+14.25)÷(+13.78)

6,0

-

Đoạn 2: K4+537÷K5+973

1,4

Đường 533

 

-

Đoạn 3: K5+973÷K10+173

4,2

(+13.36)÷(+13.35)

6,0

+ Cống dưới đê: Xây dựng mới 9 cống qua đê.

- Phương án tiêu thoát nước:

+ Mở rộng 22 tuyến kênh tiêu chính, nâng cấp các cống cuối kênh để tăng khả năng tiêu thoát tốt;

+ Xây dựng 2 cống tiêu lớn Cầu Nậy và cống Cầu Kho.

6.5. Phương án quy hoạch hồ Thác Muối

a) Nhiệm vụ của hồ Thác Muối

+ Cấp nước tưới, tạo nguồn cho 3.700 ha đất canh tác (750 ha lúa, 1.350 ha màu và 1.600 ha chè);

+ Cấp nước cho sinh hoạt cho 58.000 nhân khẩu;

+ Cấp nước cho ngành chăn nuôi với tổng đàn gia súc khoảng 49.400 con, đàn gia cầm ước tính 500.000 con;

+ Bổ sung lưu lượng cho hạ du vào mùa kiệt với Q=18,5 m3/s;

+ Tham gia cắt lũ cho hạ du với dung tích phòng lũ Wpl=250.106 m3;

+ Kết hợp phát điện với N=3,25 MW, Nlm = 18 MW.

b) Quy mô của hồ Thác Muối

+ Diện tích lưu vực:                               =785 km2

+ Mực nước chết:                                 MNC=(+33,76) m

+ Dung tích chết:                                   W=37,00.106 m3

+ Mực nước dâng bình thường:             NDBT=(+45,60) m

+ Dung tích hiệu dụng:                           hi=123,53.106 m3

+ Dung tích ứng với MNDBT:                  h=160,34.106 m3

+ Mực nước dâng gia cường:                NDGC=(+51.70) m

+ Dung tích phòng lũ:                             pl=250.106 m3

7. Tổng kinh phí và nguồn vốn thực hiện quy hoạch

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện quy hoạch khoảng 3.567 tỷ đồng, cụ thể như sau:

Bảng 4: Tổng hợp kinh phí thực hiện quy hoạch

TT

Hạng mục

Sửa chữa,

nâng cấp (109 đ)

Xây dựng mới

(109 đ)

Tổng cộng

(109 đ)

1

Cấp nước tưới

286

2.207

2.493

2

Cấp nước sinh hoạt và công nghiệp

24

110

134

3

Công trình Tiêu úng

94

61

156

4

Công trình chống lũ

400

384

784

 

Tổng cộng

804

2.762

3.567

8. Giải pháp thực hiện quy hoạch

8.1. Giải pháp kỹ thuật

- Sau khi Quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công tác chuẩn bị đầu tư cần được quan tâm, ưu tiên đúng mức theo tiến độ đã đề ra trong quy hoạch.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác quy hoạch để hàng năm đều có kế hoạch đầu tư nâng cấp xây dựng mới các hạng mục công trình.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ công tác quản lý, vận hành đến công tác thiết kế, thi công công trình.

8.2. Giải pháp tổ chức quản lý, khai thác

- Tăng cường công tác quản lý, vận hành khai thác công trình; Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân để họ vận hành và bảo vệ các công trình do địa phương quản lý.

- Xây dựng quy trình vận hành của các công trình lớn để nâng cao hiệu quả của công trình.

- Kiện toàn công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi theo Đề án “Kiện toàn, củng cố hệ thống tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi tỉnh Nghệ An” đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 4603/QĐ-UBND.NN ngày 18 tháng 9 năm 2014.

- Tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương có công trình thành lập tổ thủy nông để người dân cùng tham gia quản lý công trình.

8.3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

- Vốn Trung ương đầu tư các công trình thủy lợi lớn.

- Vốn địa phương đầu tư các công trình thủy lợi sửa chữa, nâng cấp.

- Vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

- Vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Kiên cố hóa kênh mương.

- Vốn của các doanh nghiệp đầu tư các công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, cấp nước cho công nghiệp.

- Vốn hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức nước ngoài.

- Vốn thủy lợi phí đầu tư cho công tác duy tu, sửa chữa nhỏ của các công trình.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

9. Tiến độ thực hiện

9.1. Giai đoạn 2015 - 2020

- Tổng kinh phí đầu tư dự kiến: 667 tỷ đồng.

- Tập trung đầu tư các công trình đã có dự án, Sửa chữa, nâng cấp các công trình đã bị xuống cấp.

9.2. Giai đoạn 2020 - 2030

- Tổng kinh phí đầu tư dự kiến: 2.900 tỷ đồng.

- Tiếp tục đầu tư các công trình còn lại.

(Có Phụ lục chi tiết kèm theo)

Điều 2.Tổ chức thực hiện:

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, hướng dẫn UBND các huyện tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An; Chủ tịch UBND các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông; Giám đốc các Công ty TNHH Thủy lợi: Thanh Chương, Anh Sơn; Trưởng đoàn Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi tỉnh Nghệ An và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đường

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 7090/QĐ-UBND.NN năm 2014 phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Giăng tỉnh Nghệ An đến năm 2030

  • Số hiệu: 7090/QĐ-UBND.NN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/12/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Nguyễn Xuân Đường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/12/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản