Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 700/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 09 tháng 03 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ RÀ SOÁT, BỔ SUNG QUY HOẠCH TRỒNG CAO SU ĐẾN NĂM 2015
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Nghị định số 04/2008/ NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/ 2006/NĐ-CP; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 24/2002/QĐ-TTg ngày 01/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2000-2010; Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2855 QĐ/BNN-KHCN ngày 17/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố cây cao su là cây đa mục đích; Thông tư 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng 2020; Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 08/01/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc rà soát, bổ sung quy hoạch vùng cây công nghiệp tập trung đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 234/NN&PTNT-TT ngày 27/02/2009 về việc đề nghị phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015; kèm theo Biên bản kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định họp ngày 17/10/2008 về việc rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015; ý kiến tham gia của các Sở: Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 81/SKHĐT-QH ngày 21/01/2009, Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 125/STNMT-QLĐĐ ngày 23/01/2009 về việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch kèm theo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, với các nội dung chính như sau:
1. Quy hoạch cao su tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định 1190/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; quy hoạch phát triển cây cao su không chồng lấn lên diện tích vùng cây nguyên liệu đã quy hoạch phục vụ cho các nhà máy chế biến khác trong tỉnh.
2. Kế thừa quy hoạch phát triển cây cao su đã xây dựng; ổn định diện tích cây cao su đã trồng; chỉ bổ sung những diện tích trồng cao su ở những khu vực đảm bảo các điều kiện cơ bản về nông hóa, thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu phù hợp với sự phát triển của cây cao su. Quy hoạch phát triển cây cao su phải đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái; gắn phát triển vùng cao su với củng cố quan hệ sản xuất, tạo mối liên kết cùng có lợi giữa người trồng cao su với đơn vị thu mua, chế biến mủ cao su.
3. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng trung du, miền núi của tỉnh; xây dựng vùng cây nguyên liệu cao su tập trung, quy mô lớn, ổn định, sản xuất hàng hóa, tăng giá trị, hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ trồng cao su, đồng bào các dân tộc miền núi và đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến; góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
1. Mục tiêu đến năm 2010:
Tổng diện tích cao su đến năm 2010 đạt 15.000ha, trong đó:
- Diện tích cao su đã trồng đến năm 2008: 8.368ha.
- Diện tích cao su trồng mới từ năm 2009 đến năm 2010: 6.632ha.
2. Diện tích cao su đến năm 2015:
Tổng diện tích quy hoạch đạt từ 25.000ha trở lên, trong đó:
- Diện tích cao su đã trồng đến năm 2010: 15.000ha.
- Diện tích cao su trồng mới từ năm 2011 đến năm 2015: 10.000ha trở lên.
- Năng suất mủ bình quân cả chu kỳ là: 1,5 - 1,7 tấn mủ khô/ha/năm.
III. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2015
1. Quỹ đất bố trí trồng cao su: Đất trồng cao su được bố trí chủ yếu trên:
- Đất rừng sản xuất nhưng chưa có rừng, đất trống đồi núi trọc có đủ điều kiện, phù hợp với việc trồng cây cao su.
- Đất có rừng sản xuất nhưng là rừng nghèo kiệt, hiệu quả kinh tế thấp.
- Đất vườn tạp có độ dốc cao, hiện đang trồng cây ăn quả, cây lương thực nhưng năng suất, hiệu quả kinh tế thấp.
2. Quy hoạch chi tiết phát triển vùng cao su nguyên liệu đến năm 2015:
a) Diện tích hiện cao su đã trồng đến năm 2008 là: 8.368ha, ở 8 huyện: Cẩm Thủy: 906,2ha, Thạch Thành: 2.201,7ha; Như Xuân: 2.206,8ha; Như Thanh: 406,0ha, Thọ Xuân: 786,5ha, Ngọc Lặc: 1.379,0ha; Nông Cống: 325ha; thị xã Bỉm Sơn: 156,8ha.
b) Diện tích đất quy hoạch để trồng mới cao su từ năm 2009 đến năm 2015 là 12.757,1ha, tập trung ở 10 huyện: Cẩm Thủy: 1.111,0ha, Thạch Thành: 1.429ha, Như Xuân: 4.895,5ha; Như Thanh: 928,6ha; Thường Xuân: 295,0ha; Thọ Xuân: 269,0ha; Lang Chánh: 2.236,0ha; Ngọc Lặc: 793ha; Bá Thước: 180,0ha; Triệu Sơn: 620,0ha. Tổng diện tích trồng cao su quy hoạch đợt này đến năm 2015 là 21.125,1ha.
(Có chi tiết quy hoạch kèm theo).
c) Ngoài diện tích quy hoạch nêu trên, tiếp tục nghiên cứu, nếu đảm bảo các tiêu chí, điều kiện trồng được cao su, sẽ tiếp tục quy hoạch bổ sung diện tích đất trồng cao su tại các huyện: Như Xuân, Mường Lát,... để đến năm 2015 diện tích đất trồng cao su đảm bảo từ 25.000ha trở lên.
3. Quy hoạch địa điểm sản xuất giống cao su:
Vườn sản xuất giống cao su được bố trí tại các nông, lâm trường có đủ điều kiện, năng lực sản xuất và do UBND tỉnh quy định cụ thể, phù hợp với từng thời kỳ, đảm bảo cung cấp đủ giống tốt cho việc trồng mới cao su hàng năm.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Công tác quản lý quy hoạch
- Sau khi quy hoạch vùng nguyên liệu cao su được phê duyệt, tiến hành công bố công khai quy hoạch theo quy định của pháp luật.
- Trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu trồng cao su được phê duyệt, các huyện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển cao su của địa phương phù hợp với quy hoạch chung của toàn vùng.
- Tiến hành rà soát điều chỉnh các chương trình, đề án phát triển cây, con đã có cho phù hợp với quy hoạch; không quy hoạch, bố trí các cây trồng khác chồng lấn lên diện tích đã quy hoạch trồng cao su, mía, sắn nguyên liệu. Công ty Cao su Thanh Hóa và UBND các huyện, các xã có sự phối hợp chặt chẽ, để quản lý, triển khai thực hiện tốt quy hoạch.
2. Đảm bảo quỹ đất cho việc trồng mới cao su
- Tập trung triển khai, hướng dẫn thật cụ thể đến tận xã, thôn, bản về trình tự, thủ tục, điều kiện và giải quyết nhanh chóng các khó khăn vướng mắc trong việc chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cao su theo đúng quy định tại Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tiếp tục đổi mới quan hệ ruộng đất theo hướng khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất trồng cao su theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân đã đủ điều kiện, để nhân dân yên tâm đầu tư, tổ chức sản xuất.
- Tập trung ưu tiên những huyện, xã có điều kiện quỹ đất thuận lợi để phát triển vùng cao su thâm canh, năng suất, chất lượng cao.
3. Đảm bảo đủ giống tốt cung cấp cho vùng
- Bố trí quỹ đất, địa điểm thuận lợi và cơ sở có đủ năng lực, trình độ kỹ thuật để sản xuất giống cao su cung cấp cho vùng nguyên liệu.
- Xây dựng vườn giống, đánh dấu các cây đầu dòng, sạch bệnh trên các vườn kinh doanh và đầu tư xây dựng các vườn nhân nhanh mắt ghép, tiến tới chủ động mắt ghép ngay trên địa bàn tỉnh, để sản xuất giống tốt cung cấp cho vùng nguyên liệu.
- Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng giống cao su; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm, đưa giống không đảm bảo chất lượng vào tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.
4. Đổi mới quan hệ trong sản xuất cây cao su
- Khuyến khích phát triển thành lập mới các doanh nghiệp, trang trại trồng cao su, nông trại cao su gia đình, tổ hợp tác trồng cao su theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa người sản xuất nguyên liệu (sản xuất mủ cao su) với tổ chức thu mua, chế biến, tiêu thụ mủ cao su thông qua cơ chế liên doanh góp vốn trồng cao su; thông qua các hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mủ cao su.
5. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ về khoa học, công nghệ sản xuất cao su
Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ phục vụ phát triển vùng cao su. Trong đó, tập trung ưu tiên vào 2 lĩnh vực chính: du nhập, khảo nghiệm các giống cao su mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, gió bão tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, để đưa vào sản xuất đại trà; áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh hợp lý nhằm tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, đủ sức cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước.
- Xây dựng các vườn, các mô hình sản xuất cao su có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, làm nòng cốt để nhân ra diện rộng.
- Tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật thông qua hệ thống khuyến nông cơ sở, hệ thống cán bộ nông vụ của Công ty Cao su Thanh Hóa và tranh thủ được tiến bộ kỹ thuật của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, vận dụng vào điều kiện cụ thể của Thanh Hóa; tạo điều kiện các hộ trồng cao su nắm chắc kỹ thuật, chủ động tính toán, thực hiện có hiệu quả các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích.
- Tập trung đầu tư, nâng cao năng lực của cơ sở nghiên cứu, các cơ sở sản xuất giống cao su chất lượng cao cung cấp cho vùng.
6. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, củng cố hệ thống các công trình giao thông, thủy lợi, các công trình hạ tầng phục vụ vùng trồng cao su; trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng thủy lợi cho những vùng, những hộ có điều kiện áp dụng hình thức đầu tư thâm canh cao.
7. Tăng cường quản lý nhà nước; rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển cây cao su:
- Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ về phân bón, thuốc trừ sâu trong vùng nguyên liệu.
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cây cao su của tỉnh đã ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
- Công ty Cao su Thanh Hóa, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các hộ trồng cao su đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo cung cấp đủ, ổn định nguyên liệu cho nhà máy chế biến; có cơ chế đầu tư hạ tầng giao thông nội vùng cho các vùng trồng cao su tập trung.
8. Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu:
Nguồn vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu được huy động từ nguồn vốn của Công ty Cao su Thanh Hóa, của các hộ, doanh nghiệp trồng cao su, vốn liên doanh, liên kết giữa các đơn vị, vốn tín dụng và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
9. Tăng cường quản lý nhà nước về thu mua, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; đảm bảo thu nhập ổn định cho người sản xuất nguyên liệu mủ cao su
- Gắn tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu với việc tổ chức thu mua sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế, liên doanh liên kết sản xuất; kiên quyết xử lý các trường hợp tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh.
- Nghiên cứu xây dựng quỹ bình ổn giá thu mua sản phẩm mủ cao su, nhằm đảm bảo thu nhập cho cả người sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến khi giá mủ cao su trong nước, trên thế giới có biến động lớn.
- Nghiên cứu, có giải pháp cụ thể, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mủ cao su; ngoài thị trường trong nước, thị trường Trung Quốc, cần nghiên cứu thị trường các nước trên thế giới, để chủ động tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tập trung nghiên cứu có giải pháp cụ thể chế biến sâu các sản phẩm từ mủ cao su, nhằm tăng giá trị, hiệu quả sản xuất và chủ động tiêu thụ sản phẩm cho vùng nguyên liệu.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, đơn vị có liên quan tổ chức công bố công khai quy hoạch; tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch; cụ thể hóa và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch về UBND tỉnh.
- Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng giống cao su, chất lượng vật tư, phân bón cung cấp cho vùng cây nguyên liệu cao su.
- Tiếp tục nghiên cứu, lập bổ sung quy hoạch diện tích đất trồng cao su tại các huyện: Như Xuân, Mường Lát,... để đến năm 2015 diện tích đất trồng cao su trên địa bàn tỉnh đạt từ 25.000ha trở lên, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
2. UBND các huyện trong vùng quy hoạch
Trên cơ sở quy hoạch diện tích trồng cao su được phê duyệt, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển cao su của địa phương phù hợp với quy hoạch chung của vùng. Tiến hành rà soát điều chỉnh các chương trình, đề án phát triển cây, con đã có cho phù hợp với quy hoạch; không quy hoạch, bố trí các cây trồng khác trồng lấn lên diện tích đã quy hoạch cho trồng cao su khi chưa có ý kiến của cấp có thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ với Công ty Cao su Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan để quản lý nhà nước, triển khai thực hiện tốt các giải pháp, nội dung quy hoạch nêu trên.
3. Công ty Cao su Thanh Hóa nghiên cứu, thực hiện tốt nội dung Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng; hoàn chỉnh thủ tục thành lập đơn vị sản xuất cao su mới tại huyện Lang Chánh; triển khai cụ thể cơ chế góp vốn liên doanh sản xuất cao su tiểu điền đến các huyện, đến tận các hộ trồng cao su; xây dựng cơ chế, chính sách của Công ty để khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu cao su; chịu trách chính trong việc cung cấp giống cây cao su đáp ứng nhu cầu kế hoạch trồng mới cao su hàng năm của tỉnh; xây dựng các mô hình thâm canh, tăng năng suất để nhân ra diện rộng; nghiên cứu, khảo nghiệm chuyển giao các giống, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, từng bước nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích; chấp hành nghiêm việc phát triển vùng nguyên liệu cao su theo đúng quy hoạch được phê duyệt.
4. Đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình được vay vốn phát triển vùng nguyên liệu, cải thiện đời sống nhân dân.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường quản lý Nhà nước, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch; tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc về đất đai; kịp thời phát hiện những bất hợp lý, sai phạm trong quá trình thực hiện quy hoạch, để đề xuất điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
6. Đối với việc chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cao su phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục, quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Thông tư 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp và các quy định của pháp luật hiện hành. Các tổ chức, cá nhân không được tự chuyển đổi đất là đất rừng, đất đã quy hoạch trồng cây trồng khác sang đất trồng cao su khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép.
Các tổ chức, cá nhân tự chuyển đổi đất rừng, đất đã quy hoạch trồng cây trồng khác sang trồng cao su khi chưa có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất của cấp có thẩm quyền, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện trong vùng quy hoạch trồng cao su; Công ty Cao su Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CAO SU TỈNH THANH HÓA 2009 ĐẾN NĂM 2015
Số TT | Huyện | DIỆN TÍCH CAO SU HIỆN TRẠNG (HA) | Quy hoạch trồng mới cao su 2009-2015 (ha) | Tổng diện tích cao su đến 2015 (ha) | ||
Tổng D.tích cao su hiện trạng | Trong đó | |||||
Cao su Nông lâm trường | Cao su nông hộ | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 8 |
1 | Cẩm Thủy | 906,2 | 674,9 | 231,3 | 1.111,0 | 2.017,2 |
2 | Thạch Thành | 2.201,7 | 899,7 | 1.302,0 | 1.429,0 | 3.630,7 |
3 | Như Xuân | 2.206,8 | 865,8 | 1.341,0 | 4.895,5 | 7.102,3 |
4 | Như Thanh | 406,0 | - | 406,0 | 928,6 | 1.334,6 |
5 | Thường Xuân | - | - | - | 295,0 | 295,0 |
6 | Thọ Xuân | 786,5 | 573,0 | 213,5 | 269,0 | 1.055,5 |
7 | Lang Chánh | - | - | - | 2.236,0 | 2.236,0 |
8 | Ngọc Lặc | 1.379,0 | 871,0 | 508,0 | 793,0 | 2.172,0 |
9 | Bá Thước | - | - | - | 180,0 | 180,0 |
10 | Triệu Sơn | - | - | - | 620,0 | 620,0 |
11 | Nông Cống | 325,0 | 325,0 | - | - | 325,0 |
12 | TX. Bỉm Sơn | 156,8 | 156,8 | - | - | 156,8 |
| Tổng cộng: | 8.368,0 | 4.366,2 | 4.001,8 | 12.757,1 | 21.125,1 |
Ghi chú: Ngoài diện tích quy hoạch nêu trên, tiếp tục quy hoạch bổ sung diện tích đất trồng cao su tại các huyện: Như Xuân, Mường Lát,... để đến năm 2015 diện tích đất trồng cao su đảm bảo từ 25.000ha trở lên.
QUY HOẠCH CAO SU NÔNG LÂM TRƯỜNG, CAO SU NÔNG HỘ 2009 ĐẾN NĂM 2015 CỦA TỈNH THANH HÓA
Số TT | Huyện | Cao su nông lâm trường | Cao su nông hộ | Quy hoạch trồng mới cao su 2009- 2015 (ha) | ||||
Hiện trạng | Mở rộng | Tổng cộng | Hiện trạng | Mở rộng | Tổng cộng | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
1 | Cẩm Thủy | 674,9 | 262,0 | 936,9 | 231,3 | 849,0 | 1.080,3 | 1.111,0 |
2 | Thạch Thành | 899,7 | 540,0 | 1.439,7 | 1.302,0 | 889,0 | 1.830,0 | 1.429,0 |
3 | Như Xuân | 865,8 | 2.692,0 | 3.557,8 | 1.341,0 | 2.203,5 | 3.544,5 | 4.895,5 |
4 | Như Thanh | - | 295,6 | 295,6 | 406,0 | 633,0 | 1.039,0 | 928,6 |
5 | Thường Xuân | - | - | - | - | 295,0 | 295,0 | 295,0 |
6 | Thọ Xuân | 573,0 | 269,0 | 842,0 | 213,5 | - | 213,5 | 269,0 |
7 | Lang Chánh | - | 1.396,0 | 1.396,0 | - | 840,0 | 840,0 | 2.236,0 |
8 | Ngọc Lặc | 871,0 | 142,0 | 1.013,0 | 508,0 | 651,0 | 1.159,0 | 793,0 |
9 | Bá Thước | - | - | - | - | 180,0 | 180,0 | 180,0 |
10 | Triệu Sơn | - | - | - | - | 620,0 | 620,0 | 620,0 |
11 | Nông Cống | 325,0 | - | 325,0 | - | - | - | - |
12 | TX Bỉm Sơn | 156,8 | - | 156,8 | - | - | - | - |
| Tổng cộng: | 4.366,2 | 5.596,6 | 9.962,8 | 4.001,8 | 7.160,5 | 11.162,3 | 12.757,1 |
Ghi chú: Quy hoạch trên chưa bao gồm diện tích trồng cao su sẽ bổ sung tại các huyện: Như Xuân, Mường Lát,...
- 1Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch vùng trồng Cao su tỉnh Đắk Nông đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- 2Quyết định 1879/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch bổ sung diện tích trồng cao su và cây nguyên liệu trên đất lâm nghiệp giai đoạn 2008 - 2020 tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 87/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và Dự toán kinh phí Dự án quy hoạch bổ sung, điều chỉnh diện tích trồng cao su và cây nguyên liệu trên đất lâm nghiệp đến 2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 1Quyết định 150/2005/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 4Quyết định 24/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 8Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 9Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 10Quyết định 2855/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 về việc công bố việc xác định cây cao su là cây đa mục đích do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Thông tư 127/2008/TT-BNN hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Quyết định 1190/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 13Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch vùng trồng Cao su tỉnh Đắk Nông đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- 14Quyết định 1879/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch bổ sung diện tích trồng cao su và cây nguyên liệu trên đất lâm nghiệp giai đoạn 2008 - 2020 tỉnh Bình Phước
- 15Quyết định 87/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và Dự toán kinh phí Dự án quy hoạch bổ sung, điều chỉnh diện tích trồng cao su và cây nguyên liệu trên đất lâm nghiệp đến 2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
Quyết định 700/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch trồng cao su đến năm 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- Số hiệu: 700/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/03/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Trịnh Văn Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra