ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 688/QĐ-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 1992 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỊT HEO, TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ quyết định số 193/HĐBT ngày 23/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về kinh doanh thương mại và dịch vụ ở thị trường trong nước;
Căn cứ nghị định số 23/HĐBT ngày 10/8/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về Điều lệ kiểm dịch động vật và nghị định số 23/HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về Điều lệ vệ sinh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương nghiệp và các cơ quan quản lý ngành hữu quan về việc quản lý các hoạt động kinh doanh thịt heo, trâu, bò trên địa bàn thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản “Quy định về quản lý các hoạt động kinh doanh thịt heo, trâu, bò trên địa bàn thành phố”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Ủy nhiệm Giám đốc Sở Thương nghiệp thành phố chủ trì phối hợp các ngành xây dựng quy hoạch ngành hàng cụ thể.
Điều 4. Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Thương nghiệp thành phố và các ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỊT HEO, TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo quyết định số 688/QĐ-UB ngày 25/4/1992 của UBND thành phố)
Để kịp thời đổi mới các biện pháp quản lý kinh doanh ngành hàng thịt heo, trâu, bò cho phù hợp với cơ chế thị trường. Nhằm lập lại trật tự kinh doanh, bảo đảm vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, chống thất thu thuế và tạo điều kiện thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế; Ủy ban nhân dân thành phố phân công trách nhiệm và quy định các nội dung cụ thể như sau:
Chương I. –
NGUYÊN TẮC CHUNG.
Điều 1. Tất cả mọi tổ chức kinh tế, cá nhân nếu hội đủ điều kiện được nêu trong bản quy định này đều có quyền xin cấp giấy phép kinh doanh thịt heo, trâu, bò trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo các hình thức luật định. Tùy điều kiện cụ thể của các tổ chức và cá nhân xin kinh doanh thịt heo, trâu, bò đã được các cơ quan có liên quan thẩm định đạt yêu cầu sẽ được cấp phép kinh doanh mua, bán, giết mổ, chế biến thịt heo, trâu, bò khi có yêu cầu. Các mặt hàng thịt tươi sống được lưu thông trên thị trường đều phải được kiểm phẩm đầy đủ của cơ quan thú y. Người chủ kinh doanh phải chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 2. Căn cứ pháp luật nhà nước và vốn kinh doanh ban đầu của các tổ chức và cá nhân xin kinh doanh ngành hàng thịt heo, trâu, bò, Ủy ban nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho Sở Thương nghiệp thành phố phân công cụ thể việc cấp giấy phép kinh doanh ngành hàng này cho các tổ chức và cá nhân theo đơn xin.
Sở Thương nghiệp thành phố chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh ngành hàng thịt heo, trâu, bò trên địa bàn thành phố.
Chương II.-
QUY ĐỊNH VỀ VẬN CHUYỂN
Điều 3. Việc vận chuyển heo, trâu, bò dạng thú sống được phép sử dụng các phương tiện thích hợp như ô tô, xe thô sơ, tàu, thuyền, nhưng phải đủ điều kiện sau:
- Không được chở heo, trâu, bò bằng phương tiện chuyên chở hành khách.
- Phương tiện chuyên chở có dụng cụ che, chắn, sàn xe phải kín để đảm bảo vệ sinh thú y, … ngăn ngừa thú sống có thể chạy ra ngoài, gây nguy hiểm đến mọi người (nhất là đối với trâu, bò).
Trước khi vào thành phố phải được kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại các chốt kiểm dịch động vật.
Đối với thịt heo, trâu, bò đã giết mổ chuyên chở từ ngoại thành vào nội thành, từ các tỉnh vào thành phố (và ngược lại) bắt buộc phải bằng xe chuyên dùng đóng kín, thùng xe đựng thịt phải làm bằng kim loại trắng, không rỉ, không thấm nước, có thiết bị làm lạnh hoặc nước đá bảo quản thịt và ngoài thùng xe phải kẻ chữ: “Xe chở thịt” và không được dùng để chở người hoặc hàng hoá khác.
Điều 4. Vận chuyển thịt và các phụ phẩm trong thành phố được phép sử dụng các phương tiện như: ô tô vận tải, xe ba gác hoặc các loại xe gắn máy, xe thô sơ khác (trong khi chưa có đủ phương tiện chuyên dùng) nhưng phải có đủ các điều kiện sau:
- Phương tiện chuyên chở phải sạch sẽ, vệ sinh.
- Thịt phải được bảo quản tốt, chống hư thối, klhông tiếp xúc trực tiếp xuống sàn xe và không để chung các phương tiện vật dụng khác.
- Thịt đã được kiểm tra vệ sinh thú y (đóng dấu kiểm soát sát sinh0 và có nguồn gốc giết mổ tại nhựng cơ sở kinh doanh hợp pháp. Người chủ hàng có chứng từ (như giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc vệ sinh thú y) kèm theo trên đường vận chuyển.
Chương III.-
VỀ GIẾT MỔ
- Vị trí lò sát sinh phải cách xa khu vực dân cư (nhà dân và các công trình công cộng) ít nhất 100 mét. Có hệ thống xử lý nước thải, nước thải bảo đảm vệ sinh, có phương tiện tồn trữ thú sống sạch sẽ, an toàn và được Hội đồng môi sinh thành phố kiểm tra xác nhận đủ điều kiện.
- Có trang bị các phương tiện giết mổ bảo đảm vệ sinh, nguồn nước trong sạch, dụng cụ tiệt trùng trước và sau khi giết mổ. Không đựng chung thịt không xương với phủ tạng, dụng cụ đựng thịt hoặc phủ tạng phải làm bằng kim loại không rỉ, có nắp đậy, ráo nước và được cơ quan thú y kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện.
- Đơn vị và cá nhân đăng ký mở lò giết mổ phải có đủ tư cách pháp lý đúng quy định về đối tượng đăng ký kinh doanh tại thành phố. Toàn bộ số lao động trong các lò giết mổ gia súc phải được mặc bảo hộ lao động, khám sức khoẻ định kỳ và không mắc bệnh truyền nhiễm.
Điều 6. Các lò sát sinh phải chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về vệ sinh thực phẩm, kiểm soát sát sinh, quản lý thị trường của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ các lò sát sinh phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Để đáp ứng yêu cầu giết mổ heo, trâu, bò của mọi đối tượng, các lò sát sinh có giấy phép kinh doanh được phép cho thuê phương tiện để khách tự giết mổ tại lò hoặc tổ chức giết mổ gia công cho mọi đối tượng có nhu cầu. Những yêu cầu sản phẩm, pha lóc và giá cả qua phương thức gia công do hai bên tự thoả thuận. Chủ hàng phải chịu sự kiểm tra và xử lý của các cơ quan chức năng nhà nước về kiểm dịch, kiểm soát sát sinh trước khi đưa hàng ra khỏi lò giết mổ.
- Được tổ chức mua, bán theo hợp đồng kinh tế.
- Được tổ chức mua trực tiếp của người chăn nuôi và trực tiếp bán cho mọi đối tượng có nhu cầu.
- Không được tổ chức thu mua và giết mổ tại các đại lý bán lẻ thịt đến người tiêu dùng.
- Việc giết mổ chỉ được phép thực hiện trong các lò sát sinh có giấy phép do Sở Thương nghiệp cấp dưới hình thức trực tiếp giết mổ (nếu đơn vị được cấp giấy phép), hoặc thuê giết mổ gia công.
7.2 Đối với cá nhân kinh doanh:
- Người chăn nuôi được phép chuyên chở dạng thú sống đến thành phố để bán sau khi được cơ quan thú y kiểm dịch.
- Thương lái đường dài đều phải có giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi thường trú cấp, phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế (thuế sát sinh) theo quy định.
- Cá nhân kinh doanh được mua theo hợp đồng kinh tế hoặc mua trực tiếp của người chăn nuôi.
Mọi hoạt động bán thịt đã giết mổ trên địa bàn thành phố của mọi thành phần kinh tế đều phải chứng minh được nguồn gốc cung ứng thịt và bảo đảm vệ sinh, phòng dịch đúng quy định.
- Được cấp giấy phép giết mổ nếu có đủ điều kiện quy định và có thể thuê giết mổ trong các lò sát sinh có giấy phép kinh doanh do Sở Thương nghiệp cấp.
Điều 8. Vị trí các điểm bán thịt, phụ phẩm thịt và thịt chế biến phải tuân thủ theo quy hoạch, sắp xếp của ngành thương nghiệp thành phố và kiểm tra vệ sinh thực phẩm của thú y. Tất cả các điểm bán thịt đều phải hội đủ các điều kiện sau đây:
- Người làm việc trong điểm bán phải khám sức khoẻ định kỳ (6 tháng/1lần) chứng minh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc da liễu.
- Phải có đủ dụng cụ cần thiết như: thùng đựng và mặt bàn bằng nhôm hoặc inox, thớt, dao, liếc, móc treo thịt…
Dụng cụ phải luôn sạch sẽ và khử trùng trước khi bán. Định kỳ được tiêu độc sát trùng trong khu vực mua bán.
- Người bán hàng phải mặc áo trắng hoặc đeo tạp dề trắng, móng tay phải cắt ngắn và sạch sẽ.
- Chủ hàng tại các điểm bán thịt đều phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng thịt đang bán. Chịu sự kiểm tra về giấy phép kinh doanh, vệ sinh thực phẩm, các điều kiện kinh doanh, vệ sinh thực phẩm, các điều kiện kinh doanh… của các lực lượng kiểm tra của nhà nước.
Điều 9. Tất cả các cơ sở chế biến thịt và phụ phẩm để bán hoặc để phục vụ thực khách tại chỗ… đều phải có chứng từ để chứng minh nơi đã mua thịt và thịt đã được kiểm dịch. Tuyệt đối không được sử dụng thịt đã hư hỏng hoặc thịt không qua kiểm dịch để chế biến và kinh doanh.
Các cơ sở chế biến có nhu cầu giết mổ heo, trâu, bò cũng phải hội đủ các điều kiện quy định (nêu trong điều 5 của bản quy định này) và chịu sự kiểm tra của ngành thú y trong quy trình chế biến. Chủ nhân của cơ sở chế biến, nhà hàng, quán ăn… phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc và chất lượng thịt chế biến.
Chương IV.-
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THỊT
Điều 10. Ủy ban nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho Ban Chỉ đạo quản lý thị trường thành phố tổ chức phối hợp thường xuyên với cảnh sát kinh tế, cảnh sát giao thông, Chi cục thú y thành phố, Cục Thuế thành phố và chính quyền địa phương để kiểm tra, kiểm soát theo chức năng của mình.
- Các hành vi vi phạm quy định này tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo các hình thức được quy định trong bản quy định ban hành kèm theo quyết định số 390/QĐ-UB ngày 22/9/1990 của Ủy ban nhân dân thành phố và các quy định trong điều lệ kiểm dịch động vật và điều lệ vệ sinh.
+ Hình thức phạt chính:
- Cảnh cáo nếu vi phạm nhỏ, lần đầu.
- Phạt tiền từ 1000đ đến 500.000đ và từ 1 đến 3 lần trị giá hàng phạm pháp hoặc số thu lợi bất chính.
+ Hình thức phạt bổ sung:
- Thu hồi giấy đăng ký kinh doanh tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Tịch thu tang vật hoặc phương tiện vi phạm.
- Buộc thiêu hủy hàng hoá có thể gây hại cho sức khỏe nhân dân.
- Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Hình thức cảnh cáo và phạt tiền đến 20.000đ được áp dụng đối với các vi phạm nhỏ, đơn giản, rõ ràng, lần đầu.
+ Hình thức phạt tiền từ trên 20.000đ và các hình thức phạt bổ sung khác, tổ kiểm tra lập biên bản vi phạm đề xuất mức phạt và các biện pháp cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trong bất cứ trường hợp nào biên bản vi phạm cũng phải lập làm 4 bản, do đại diện tổ kiểm tra và tổ chức hay người vi phạm cùng ký, 1 bản giao cho tổ chức hay người vi phạm giữ.
+ Thẩm quyền xử phạt:
- Chủ tịch UBND quận, huyện được áp dụng các hình thức xử lý cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000đ, thu hồi giấy đăng ký kinh doanh do Phòng thương nghiệp cấp theo sự phân công của thành phố có thời hạn hoặc vĩnh viễn.
- Giám đốc Sở Thương nghiệp và Trưởng ban chỉ đạo quản lý thị trường thành phố được áp dụng tất cả các hình thức xử lý hành chánh theo quy định, phạt tiền đến 500.000đ, được quyết định thu hồi các giấy đăng ký kinh doanh do bất cứ cơ quan nào câp có thời hạn hoặc vĩnh viễn.
- Chủ tịch UBND thành phố được áp dụng tất cả các hình thức xử lý hành chánh theo quy định.
Điều 11. Chi cục Thú ý Thành phố có trách nhiệm tổ chức kiểm tra vệ sinh thực phẩm tại các lò sát sinh và bảo đảm kiểm dịch được toàn bộ số lượng thịt trước khi đưa ra thị trường. Phải tổ chức tái kiểm tra các loại thịt đã giết mổ, chế biến được bày bán trên thị trường thành phố.
- Việc thực hiện kiểm tra vệ sinh thực phẩm phải có đóng dấu trên thịt và có cấp chứng từ xác nhận số lượng, chủng loại thịt và thời gian đã kiểm.
Điều 12. Tất cả các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh ngành thịt heo, trâu, bò trên địa bàn thành phố phải chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách.
Điều 13. Mọi tổ chức và cá nhân có công phát hiện những hành vi giết mổ lậu, buôn lậu thịt heo, trâu, bò và kinh doanh trái với quy định của thành phố đều được trích thưởng 15% tiền phạt hoặc trị giá hàng tịch thu.
Điều 14. Bất cứ tổ chức và cá nhân nào có hành vi dung túng, bao che cho các hoạt động kinh doanh trái phép đều phải được xử lý kiên quyết theo pháp luật.
Điều 15. Việc bổ sung, điều chỉnh hoặc sửa đổi bản quy định này phải được Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định trên cơ sở kiến nghị của các ngành, các cấp.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Quyết định 49/2009/QĐ-UBND công bố văn bản hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 3325/QĐ-UB-KT năm 1995 sửa đổi quy định quản lý các hoạt động kinh doanh thịt heo, trâu, bò trên địa bàn thành phố kèm theo Quyết định 688/QĐ-UB năm 1992 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 688/QĐ-UB năm 1992 về Quy định về quản lý các hoạt động kinh doanh thịt heo, trâu, bò trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 688/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/04/1992
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Vương Hữu Nhơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/04/1992
- Ngày hết hiệu lực: 07/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực