Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 68/2006/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 30 tháng 11 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V: BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ LẬP, THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU, ĐIỂM TĐC CÁC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 207/2004/QĐ-TTg ngày 12/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý và thực hiện dự án thuỷ điện Sơn La;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 02/2000/QĐ-BNN-KH ngày 04/01/2000 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành giá quy hoạch nông nghiệp và nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 39/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành quy định áp dụng đơn giá lập quy hoạch chi tiết các khu (điểm) tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La;

Căn cứ Công văn số 2592/BNN-HTX ngày 27/10/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trình tự và nội dung Quy hoạch chi tiết di dân tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về lập, thẩm định quy hoạch chi tiết khu, điểm TĐC các dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, các quy định đã ban hành trước trái với quy định trong Quyết định này thì thực hiện theo quy định tại Quyết này.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch chi tiết tái định cư tỉnh; Các chủ đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trọng Quảng

 

QUY ĐỊNH

VỀ LẬP, THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU, ĐIỂM TĐC CÁC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Kèm theo Quyết định số 68 /2006/QĐ-UBND ngày 09 /12/2006 của UBND tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích, yêu cầu.

Quy định về nhiệm vụ, nội dung, trình tự và thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt đề cương, dự toán quy hoạch chi tiết và quy hoạch chi tiết các khu, điểm TĐC dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng.

Áp dụng cho quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư thuộc các dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Chương II

LẬP, THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH CHI TIẾT CÁC KHU, ĐIỂM TÁI ĐỊNH CƯ TẬP TRUNG NÔNG THÔN

Điều 3. Lập đề cương và dự toán quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư:

1. Nhiệm vụ của bước lập đề cương: Xác định nhiệm vụ, khối lượng, tiến độ và dự toán cho công tác lập quy hoạch chi tiết các khu, điểm TĐC.

2. Nội dung của đề cương:

a. Tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để làm căn cứ pháp lý cho việc lập quy hoạch chi tiết.

b. Kiểm tra thực địa, xác định địa điểm, quy mô, danh giới, khả năng dung nạp, hiện trạng và định hướng đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng và mối liên hệ của khu, điểm TĐC với phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện, thống nhất với chính quyền cấp xã nơi đi và nơi đến, thể hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.

c. Phối hợp với ban TĐC cấp xã tổ chức cho các hộ TĐC thăm quan điểm TĐC và lập danh sách đăng ký các hộ thuộc đối tượng di dân của dự án thuỷ điện về điểm TĐC.

d. Xác định khối lượng các công việc của tư vấn lập quy hoạch chi tiết:

- Công tác điều tra, khảo sát, thu thập tình hình, đặc điểm và thực trạng về tự nhiên, kinh tế xã hội của điểm TĐC và lập bản đồ hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

- Công tác khảo sát, lập phương án quy hoạch về: Các điểm bố trí dân cư và hạ tầng công cộng; các cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật thiết yếu; quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông, lâm nhiệp; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở khu, điểm TĐC. Các phương án quy hoạch được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

- Công tác khảo sát, đo đạc, thiết kế, cắm mốc, chia lô và san nền mặt bằng bố trí dân cư và các cơ sở hạ tầng công cộng trên bản đồ tỷ lệ 1/500, trung bình không quá 800m2/ hộ.

- Công tác khảo sát, đo đạc, thiết kế, lập bản đồ tỷ lệ 1/2.000 và cắm mốc, chia lô đất sản xuất nông nghiệp có độ dốc dưới 25% (nếu cần thiết sẽ thực hiện ở giai đoạn II của quy hoạch, trung bình không quá 5.000m2/ hộ).

- Công tác tổng hợp viết thuyết minh báo cáo quy hoạch chi tiết.

e. Xác định sản phẩm giao nộp chủ đầu tư giao cho đơn vị tư vấn khi hoàn thành quy hoạch:

- Thuyết minh quy hoạch chi tiết kèm theo các biểu mẫu tính toán, thuyết minh:

+ Biểu mẫu về hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội của các thôn, bản nơi đi.

+ Biểu mẫu thống kê về thiệt hại ở nơi đi.

+ Biểu mẫu về hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu, điểm TĐC.

+ Biểu mẫu thống kê về thiệt hại ở nơi đến khi xây dựng khu, điểm TĐC.

+ Biểu mẫu về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của khu, điểm TĐC.

+ Biểu mẫu về hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất của khu, điểm TĐC.

+ Biểu mẫu về tổng hợp vốn đầu tư và danh mục đầu tư của khu, điểm TĐC.

- Bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 xác định chính thức địa điểm, quy mô, danh giới, mối liên hệ của khu, điểm TĐC và hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu, điểm tái định cư.

- Bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

- Bản đồ quy hoạch, thiết kế mặt bằng, cắm mốc, chia lô điểm dân cư và các công trình phúc lợi công cộng tỷ lệ 1/500.

- Bản đồ tỷ lệ 1/2.000 thiết kế, chia lô đất sản xuất nông nghiệp (thực hiện ở giai đoạn II nếu cần thiết).

f. Các công việc của tư vấn sau khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt:

- Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết theo quyết định phê duyệt của người có thẩm quyền, bàn giao tài liệu quy hoạch cho chủ đầu tư.

- Cắm mốc và bàn giao các mốc quy hoạch cho chủ đầu tư trên thực địa.

- Giám sát quyền tác giả về quy hoạch chi tiết trong quá trình thực hiện, phối hợp với chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch chi tiết nếu trong quá trình thực hiện quy hoạch chi tiết không sát với điều kiện thực tế.

- Thanh lý hợp đồng với đơn vị tư vấn: Sau khi đã hoàn thành công tác di dân TĐC theo quy hoạch được phê duyệt.

3. Tổ chức thực hiện: Quy hoạch chi tiết được thực hiện thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I: Công tác điều tra, khảo sát, thu thập tình hình, đặc điểm và thực trạng về tự nhiên, kinh tế xã hội của điểm TĐC và lập bản đồ hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000; Công tác khảo sát, thiết kế quy hoạch: các điểm bố trí dân cư và hạ tầng công cộng thiết yếu phục vụ ngay cho công tác di dân; các cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật thiết yếu đã xác định rõ; quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông, lâm nhiệp. Các quy hoạch được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000; Công tác khảo sát, đo đạc, thiết kế, cắm mốc chia lô và san nền mặt bằng bố trí dân cư và các cơ sở hạ tầng công cộng trên bản đồ tỷ lệ 1/500; Công tác tổng hợp viết thuyết minh báo cáo quy hoạch chi tiết giai đoạn I.

- Giai đoạn II: Các cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội chưa xác định trong giai đoạn I; Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở khu, điểm TĐC; Công tác khảo sát, đo đạc, thiết kế lập bản đồ tỷ lệ 1/2.000 và cắm mốc, chia lô đất sản xuất nông nghiệp (nếu cần thiết); bổ sung, điều chỉnh các nội dung quy hoạch của giai đoạn I trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Tổng hợp viết thuyết minh báo cáo quy hoạch chi tiết giai đoạn II. Giai đoạn II được thực hiện sau khi kết thúc di chuyển dân đến khu, điểm TĐC.

4. Dự toán cho công tác lập quy hoạch chi tiết: Là toàn bộ chi phí cần thiết cho việc lập quy hoạch chi tiết theo khối lượng công việc của đề cương nêu trên và đơn giá quy hoạch theo quy định hiện hành (Quyết định số 39/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ NN&PTNT được cụ thể hoá đính kèm quy định này).

5. Cơ quan lập đề cương: Do chủ đầu tư tổ chức thực hiện, chủ đầu tư có thể tự xây dựng đề cương hoặc chủ trì mời các cơ quan, tổ chức có đủ năng lực tham gia xây dựng đề cương. Chi phí xây dựng đề cương do chủ đầu tư quản lý và thực hiện cho công tác nghiên cứu, khảo sát thực địa, đăng ký về điểm TĐC và xây dựng đề cương.

Điều 4. Thẩm định đề cương, dự toán quy hoạch chi tiết các khu, điểm TĐC.

1. Hồ sơ đề cương, dự toán lập quy hoạch chi tiết do chủ đầu tư lập thành 10 bộ, chủ đầu tư quản lý một bộ, gửi về văn phòng UBND tỉnh một bộ, sở Kế hoạch & Đầu tư (cơ quan thường trực hội đồng thẩm định) 8 bộ gồm:

- Tờ trình phê duyệt đề cương, dự toán quy hoạch chi tiết.

- Đề cương quy hoạch chi tiết.

- Dự toán quy hoạch chi tiết.

- Danh sách đăng ký của các hộ thuộc đối tượng di dân TĐC dự án thuỷ điện về khu, điểm TĐC.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 xác định địa điểm, quy mô, danh giới, khả năng dung nạp, định hướng đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng và mối liên hệ của khu, điểm TĐC.

2. Tổ chức thẩm định đề cương:

- Thẩm định thực địa: Sau khi nhận được đề cương, dự toán, chủ tịch HĐTĐ gửi hồ sơ cho các thành viên kèm theo giấy triệu tập thẩm định thực địa và tổ chức thẩm định thực địa trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do chủ đầu tư trình. Tại thực địa HĐTĐ kiểm tra các nội dung của đề cương, lập biên bản về các ý kiến thống nhất của hội đồng để chủ đầu tư hoàn chỉnh.

- Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ đề cương, dự toán theo biên bản của HĐTĐ, chủ đầu tư gửi sở Kế hoạch & Đầu tư, sở Kế hoạch & Đầu tư xem xét và báo cáo UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.

Điều 5. Lựa chọn đơn vị tư vấn: Chủ đầu tư lựa chọn các đơn vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân, năng lực và kinh nghiệm, gửi sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh quyết định chỉ định thầu tư vấn lập quy hoạch chi tiết.

Chủ đầu tư tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn đã được chỉ định trên cơ sở đề cương, dự toán lập quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hợp đồng phải xác định rõ nội dung, tiến độ và thời gian hoàn thành quy hoạch chi tiết.

Điều 6. Lập quy hoạch chi tiết giai đoạn I.

1. Cơ sở pháp lý của quy hoạch chi tiết:

- Các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chi tiết.

- Đề cương và dự toán lập quy hoạch chi tiết được phê duyệt.

- Quy hoạch phát triển KT - XH của xã, huyện liên qua đến khu, điểm TĐC.

2. Khảo sát thực địa, xác định chính thức địa điểm, quy mô, danh giới và mối liên hệ của khu, điểm TĐC, thể hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 trên cơ sở định hướng đã nêu trong đề cương.

3. Điều tra, khảo sát, thu thập tình hình, đặc điểm và thực trạng về tự nhiên, kinh tế - xã hội của điểm TĐC.

- Điều tra, khảo sát về khí hậu, thời tiết, địa hình, diện tích, thổ nhưỡng các loại đất, nguồn nước và tình hình quản lý, khai thác sử dụng. Khả năng đầu tư, khai thác các nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước để phục vụ khu, điểm TĐC.

- Tình hình sản xuất: Về sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

- Tình hình về kết cấu hạ tầng: Giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, điện, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hoá, phát thanh truyền hình…

- Tình hình dân số, phân bố dân cư: Số thôn, bản, dân số, dân tộc, phong tục, tập quán sản xuất và sinh hoạt, thu nhập, trình độ dân trí, đời sống, tỷ lệ đói nghèo.

- Xây dựng bản đồ hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

4. Công tác khảo sát, thiết kế quy hoạch:

- Khảo sát, quy hoạch bố trí các điểm dân cư: Xác định vị trí, quy mô, các chỉ tiêu về đất ở, đất giao thông nội bộ, đất công cộng,… Phương án bố trí đất ở cho dân sở tại (nếu có), dân TĐC. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng điểm dân cư.

- Khảo sát, định hướng quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp, giải pháp về giải quyết đất sản xuất và định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cho khu, điểm TĐC.

- Khảo sát, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng: Xác định danh mục, vị trí, tuyến công trình, luận chứng quy mô, kết cấu, khái toán vốn đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cấp thiết đã rõ cần phải xây dựng ở giai đoạn I.

- Xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

- Khảo sát, quy hoạch, thiết kế mặt bằng, cắm mốc, chia lô điểm dân cư và các công trình phúc lợi công cộng trên bản đồ tỷ lệ 1/500.

- Lập dự toán vốn đầu tư cho giai đoạn I theo cơ cấu vốn đầu tư và suất đầu tư được hướng dẫn tại phụ lục đính kèm quy định này.

- Kết luận chính thức về khả năng dung nạp, hiệu quả kinh tế - xã hội của phương án xây dựng khu, điểm TĐC.

- Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở giai đoạn II.

5. Viết thuyết minh: Tổng hợp, viết thuyết minh, lập hệ thống biểu mẫu kèm theo, xây dựng các bản đồ thu nhỏ, đóng quyển.

6. Báo cáo chủ đầu tư, tổ chức thông qua quy hoạch chi tiết giai đoạn I ở cơ sở: Chủ đầu tư chủ trì để đơn vị tư vấn báo cáo và xin ý kiến ban TĐC cấp xã, đại diện các hộ gia đình nơi đi, nơi đến và ban chỉ đạo TĐC cấp huyện.

7. Đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ báo cáo chủ đầu tư trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh.

Điều 7. Thẩm định quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư giai đoạn I.

1. Hồ sơ quy hoạch chi tiết lập thành 10 bộ, chủ đầu tư quản lý một bộ, gửi về văn phòng UBND tỉnh một bộ, sở Kế hoạch & Đầu tư (cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định) 8 bộ gồm:

- Tờ trình phê duyệt quy hoạch chi tiết của chủ đầu tư.

- Danh sách đăng ký của các hộ thuộc đối tượng di dân TĐC dự án thuỷ điện về khu, điểm TĐC đã được cơ quan Công an cấp huyện nơi đi thẩm định và được chủ tịch UBND cấp huyện nơi đi phê duyệt.

- Thuyết minh quy hoạch chi tiết, kèm theo các biểu mẫu đã nêu trong đề cương.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 xác định chính thức địa điểm, quy mô, danh giới và mối liên hệ của khu, điểm TĐC.

- Bản đồ hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

- Bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

- Bản đồ quy hoạch, thiết kế mặt bằng, cắm mốc, chia lô điểm dân cư và các công trình phúc lợi công cộng tỷ lệ 1/500.

2. Tổ chức thẩm định quy hoạch chi tiết:

- Thẩm định thực địa: Sau khi nhận được hồ sơ quy hoạch chi tiết, chủ tịch HĐTĐ gửi hồ sơ cho các thành viên kèm theo giấy triệu tập thẩm định thực địa và tổ chức thẩm định thực địa trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do chủ đầu tư trình. Tại thực địa HĐTĐ kiểm tra các nội dung của quy hoạch chi tiết, lập biên bản về các ý kiến tham gia của hội đồng để chủ đầu tư và đơn vị tư vấn hoàn chỉnh.

- Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch chi tiết theo biên bản của HĐTĐ, chủ đầu tư gửi sở Kế hoạch & Đầu tư, sở Kế hoạch & Đầu tư xem xét, nếu thấy cần thiết thì tiếp tục triệu tập hội đồng để thông qua và báo cáo UBND tỉnh quyết định.

Điều 8. Nội dung, trình tự, thủ tục lập và thẩm định quy hoạch chi tiết giai đoạn II.

1. Nội dung quy hoạch chi tiết giai đoạn II

- Điều chỉnh các nội dung đã phê duyệt giai đoạn I nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện có thay đổi.

- Bổ sung các nội dung chưa có trong quyết định phê duyệt giai đoạn I: Về cơ sở hạ tầng; về quy hoạch, thiết kế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000 (nếu cần thiết); về các khoản bồi thường, hỗ trợ phát sinh…

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cho khu, điểm TĐC.

- Điều chỉnh lại nội dung các bản đồ giai đoạn I nếu có thay đổi, bổ sung.

2. Về hồ sơ, trình tự, thủ tục trình và thẩm định quy hoạch chi tiết giai đoạn II được tiến hành như giai đoạn I.

Chương III

LẬP, THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH CHI TIẾT CÁC KHU, ĐIỂM TĐC TẬP TRUNG ĐÔ THỊ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ XEN GHÉP

Điều 9. Đối với tái định cư đô thị:

1. Lập đề cương, dự toán cho nhiệm vụ quy hoạch chi tiết điểm TĐC:

Căn cứ vào quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư thống nhất với UBND huyện, thị xã về các khu đô thị dành cho TĐC, tổ chức cho các hộ thăm quan và đăng ký TĐC về khu đô thị dành cho TĐC. Căn cứ vào đối tượng và số hộ đăng ký, chủ đầu làm thủ tục với cơ quan quản lý quy hoạch đô thị để trích quy hoạch và lập đề cương quy hoạch chi tiết điểm quy hoạch TĐC đô thị với các nhiệm vụ như sau:

- Lập quy hoạch chi tiết đô thị (nếu khu đô thị dành cho TĐC chưa có quy hoạch chi tiết) theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ xây dựng.

- Xác định các dự án thành phần trong khu đô thị dành cho TĐC và các dự án nằm ngoài khu đô thị dành cho TĐC nhưng phục vụ cho các hộ TĐC: Bồi thường, giải phóng mặt bằng, san nền, phân lô, chia nền, xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi công cộng,… theo quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết của đô thị.

- Lập khái toán đầu tư: Tổng mức đầu tư, trong đó bồi thường đầu đi, đầu đến; các khoản hỗ trợ TĐC; đầu tư san nền, xây dựng các cơ sở hạ tầng…, nguồn vốn (nguồn vốn TĐC bình quân 500 triệu đồng/hộ còn lại là các nguồn vốn khác).

- Sản phẩm giao nộp: Báo cáo thuyết minh, hệ thống bản đồ, thiết kế… theo quy định hiện hành về quy hoạch đô thị và quy chế quản lý đầu tư, xây dựng.

Về dự toán cho công tác lập đề cương và cơ quan lập đề cương như đối với quy hoạch điểm TĐC tập trung nông thôn; dự toán cho công tác lập quy hoạch chi tiết thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Lựa chọn đơn vị tư vấn: Thực hiện như đối với TĐC tập trung nông thôn.

3. Lập quy hoạch chi tiết: Theo nội dung đề cương và dự toán đã được phê duyệt (chỉ lập 1 giai đoạn).

4. Thẩm định quy hoạch chi tiết:

a. Hồ sơ quy hoạch chi tiết lập thành 10 bộ, chủ đầu tư quản lý một bộ, gửi về văn phòng UBND tỉnh một bộ, sở Kế hoạch & Đầu tư (cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định) 8 bộ gồm:

- Tờ trình phê duyệt quy hoạch chi tiết của chủ đầu tư.

- Danh sách đăng ký của các hộ thuộc đối tượng di dân TĐC dự án thuỷ điện về khu, điểm TĐC đã được cơ quan Công an cấp huyện nơi đi thẩm định và được chủ tịch UBND cấp huyện nơi đi phê duyệt.

- Văn bản thoả thuận và hồ sơ trích quy hoạch của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị.

- Thuyết minh quy hoạch chi tiết.

- Bản đồ quy hoạch chung đô thị tỷ lệ 1/2.000 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Bản đồ quy hoạch chi tiết và thiết kế phân lô, chia nền đô thị tỷ lệ 1/500.

- Hồ sơ thiết kế các dự án cơ sở hạ tầng: San nền, giao thông, điện, cấp - thoát nước, các công trình phúc lợi công cộng…

b. Thẩm định quy hoạch chi tiết: Thực hiện như đối với thẩm định khu, điểm TĐC tập trung nông thôn.

Điều 10. Đối với TĐC xen ghép:

Chủ đầu tư tổ chức lập phương án TĐC xen ghép gửi HĐTĐ thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt với nội dung và trình tự như sau (không phải lập đề cương và thuê tư vấn lập quy hoạch chi tiết như TĐC tập trung):

1. Nội dung phương án:

- Tập hợp các cơ sở pháp lý để làm căn cứ pháp lý cho việc lập phương án TĐC xen ghép.

- Kiểm tra thực địa, xác định địa điểm, quy mô, danh giới, khả năng dung nạp, hiện trạng và định hướng đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng và mối liên hệ của điểm TĐC xen ghép với phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện; thống nhất với thôn, bản và chính quyền cấp xã nơi đi và nơi đến, thể hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/10.000.

- Phối hợp với ban TĐC cấp xã tổ chức cho các hộ TĐC thăm quan điểm TĐC xen ghép và lập danh sách đăng ký các hộ thuộc đối tượng di dân của dự án thuỷ điện về điểm TĐC xen ghép.

- Lập phương án về bố trí mặt bằng, bồi thường, san nền đất ở cho các hộ TĐC xen ghép (có biên bản đồng ý chuyển nhượng đất của các hộ sở tại và xác nhận của trưởng bản, chứng thực của UBND xã).

- Lập phương án giải quyết đất sản xuất cho các hộ TĐC xen ghép: Khai hoang, chuyển nhượng (có biên bản đồng ý chuyển nhượng đất của các hộ sở tại và xác nhận của trưởng bản, chứng thực của UBND xã).

- Lập phương án đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho bản, xã tiếp nhận các hộ TĐC xen ghép với suất hỗ trợ 25 triệu đồng/khẩu: Nước sinh hoạt, thuỷ lợi, giao thông, điện, nhà lớp học…

- Lập dự toán vốn đầu tư cho phương án TĐC xen ghép.

- Kết luận chính thức về khả năng dung nạp, hiệu quả kinh tế - xã hội của điểm TĐC xen ghép.

- Viết thuyết minh: Tổng hợp, viết thuyết minh, lập hệ thống biểu mẫu kèm theo, xây dựng các bản đồ thu nhỏ, đóng quyển.

- Chủ đầu tư tổ chức thông phương án TĐC xen ghép ở cơ sở: Ban TĐC cấp xã, đại diện các hộ gia đình nơi đi, nơi đến và ban chỉ đạo TĐC cấp huyện, lập biên bản thông qua và hoàn chỉnh phương án gửi HĐTĐ tỉnh.

2. Thẩm định phương án:

a. Hồ sơ gửi văn phòng UBND tỉnh một bộ, Sở Kế hoạch & Đầu tư 8 bộ, bao gồm:

- Tờ trình đề nghị thẩm định của chủ đầu tư.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/10.000 xác định địa điểm, quy mô, danh giới, khả năng dung nạp, hiện trạng và định hướng đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng và mối liên hệ của điểm TĐC xen ghép với phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện.

- Danh sách đăng ký các hộ thuộc đối tượng di dân của dự án thuỷ điện về điểm TĐC xen ghép đã được cơ quan Công an cấp huyện nơi đi thẩm định và UBND huyện nơi đi phê duyệt.

- Thuyết minh tổng hợp phương án về: Bố trí mặt bằng, bồi thường, san nền đất ở cho các hộ TĐC xen ghép (có biên bản đồng ý chuyển nhượng đất của các hộ sở tại và xác nhận của trưởng bản, chứng thực của UBND xã); về giải quyết đất sản xuất cho các hộ TĐC xen ghép: Khai hoang, chuyển nhượng (có biên bản đồng ý chuyển nhượng đất của các hộ sở tại và xác nhận của trưởng bản, chứng thực của UBND xã); về đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho bản, xã tiếp nhận các hộ TĐC xen ghép với suất hỗ trợ 25 triệu đồng/khẩu: Nước sinh hoạt, thuỷ lợi, giao thông, điện, nhà lớp học… dự toán vốn đầu tư cho phương án. Kết luận về khả năng dung nạp, hiệu quả kinh tế - xã hội của điểm TĐC xen ghép.

b. Thẩm định phương án: Thực hiện như đối với TĐC tập trung nông thôn.

c. Về dự toán cho lập, thẩm định phương án điểm TĐC xen ghép: Kinh phí lập phương án TĐC xen ghép được tính 1,5 triệu đồng/hộ. Kinh phí thẩm định được tính bằng 9% của chi phí lập phương án.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch chi tiết) có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các nội dung lập quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư bảo đảm thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện quy định này.

Điều 12. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần điều chỉnh, bổ sung, yêu cầu các cấp, các ngành có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định./.

 

PHỤ LỤC 01:

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU TÁI ĐỊNH CƯ

Bảng 1. Giá điều tra, khảo sát, lập bản đồ hiện trạng KT-XH và bản đồ quy hoạch tổng thể của khu, điểm tái định cư.

Áp dụng đơn giá Bảng 1, Quyết định số: 02/2000/QĐ-BNN-KH ngày 04/01/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã được nhân hệ số: KMN = 1,25; KQHT = 1,27 và tỷ trọng sản phẩm là 50%.

Đơn vị tính: Đồng/ha

Quy mô

Đơn giá

Tỷ lệ bản đồ

< 3.000 ha

12.599

1/10.000

3.000 ha-5.000 ha

10.502

1/10.000

>5.000 ha

8.402

1/10.000-1/25.000

* Sản phẩm giao nộp: 10 bộ tài liệu; 01 đĩa CD hồ sơ được duyệt gồm:

1. Thuyết minh báo cáo tổng hợp và các phụ lục kèm theo.

2. Bản đồ:

- Bản đồ màu hiện trạng kinh tế và xã hội khu, điểm TĐC: 1/10.000 - 1/25.000.

- Bản đồ màu Quy hoạch phát triển KT-XH khu, điểm TĐC: 1/10.000 - 1/25.000.

* Các chi phí khác được xác định theo tỷ lệ % của chi phí điều tra, lập bản đồ hiện trạng quy hoạch tổng thể của khu TĐC gồm:

- Chi phí lập đề cương: 2%.

- Chi phí thẩm định quy hoạch: 9%

(Trong đó chi phí thẩm định đề cương - dự toán là 10% chi phí thẩm định quy hoạch)

- Chi phí quản lý lập quy hoạch: 6%.

Bảng 2. Giá lập Quy hoạch chi tiết đất sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ bản đồ 1/2.000

- Áp dụng đơn giá Bảng 5, phần IV Quyết định 06/2005/QĐ-BXD ngày 03/02/2005 của Bộ Xây dựng về định mức chi phí Quy hoạch Xây dựng được nhân các hệ số K2000 = 0,7 ; KMN = 1,20 và tỷ trọng sản phẩm là 30%.

Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha

Quy mô (ha)

≤ 10

20

30

50

100

200

Đơn giá

1.638

1.210

1.058

806

580

403

* Sản phẩm giao nộp 10 bộ, 01 đĩa CD hồ sơ được duyệt gồm:

- Thuyết minh báo cáo tổng hợp và tóm tắt, các bảng biểu minh hoạ.

- Bản đồ màu hiện trạng đất sản xuất Nông nghiệp, tỷ lệ 1/2.000.

- Bản đồ màu Quy hoạch chi tiết về đất sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ 1/2.000.

- Báo cáo khảo sát địa hình.

* Các chi phí khác được xác định bằng tỷ lệ % theo bảng sau:

Chi phí lập Quy hoạch

(tr.đồng)

 

Danh mục chi phí

≤100

≤300

≤500

≤700

≤1000

≤2000

≤4000

>5000

Lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng

10

6

5

4

3,5

2,5

2,2

2

Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng

9

5,5

4

3,5

3

2,5

2,2

2

Quản lý quy hoạch xây dựng

6

5

4,5

4

3,5

3

2,2

2

Bảng 3. Giá lập Quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật điểm dân cư, tỷ lệ 1/500.

Áp dụng đơn giá Bảng 5, phần IV Quyết định 06/2005/QĐ-BXD ngày 03/02/2005 của Bộ Xây dựng về định mức chi phí Quy hoạch xây dựng đã được nhân các hệ số K1 = 0,8; KMN = 1,2. Trong đó: K1 là khu vực quy hoạch hoàn toàn mới và tỷ trọng sản phẩm là 42,50%

Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha

Quy mô (ha)

≤ 10

20

30

50

100

200

Đơn giá

6.240

4.608

4.032

3.072

2.208

1.536

* Sản phẩm giao nộp 10 bộ, 01 đĩa CD hồ sơ được duyệt gồm:

- Thuyết minh báo cáo tổng hợp và tóm tắt, các bảng biểu minh hoạ.

- Bản đồ màu Quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật điểm dân cư TĐC, tỷ lệ 1/5.00.

- Hồ sơ cắm mốc.

- Nhật ký sổ đo.

* Các chi phí khác được xác định theo tỷ lệ % của chi phí điều tra, lập bản đồ hiện trạng quy hoạch tổng thể của khu TĐC gồm:

- Chi phí lập đề cương: 2%.

- Chi phí thẩm định quy hoạch: 9%

(Trong đó chi phí thẩm định đề cương - dự toán là 10% chi phí thẩm định quy hoạch)

- Chi phí quản lý lập quy hoạch: 6%.

 

PHỤ LỤC 02:

GIÁ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH, CẮM MỐC CHIA LÔ, THIẾT KẾ SAN NỀN

1. Đơn giá khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa hình, bao gồm:

Giá khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa hình (tỷ lệ 1/500, 1/2.000), bao gồm: Chi phí công tác khống chế mặt bằng, khống chế độ cao và đo vẽ bản đồ địa hình.

Cơ sở tính bảng giá: Áp dụng theo đơn giá khảo sát ban hành theo quyết định số: 56/2006/QĐ-UBND ngày 25/8/2006 của UBND tỉnh Lai Châu.

Bảng 4. Đơn giá công tác khảo sát, khống chế mặt bằng (chưa bao gồm thuế VAT):

a. Khu vực 0,5 Đơn vị tính: 1.000 đồng/điểm

Mã hiệu

Loại công việc

Cấp địa hình

I

II

III

IV

CK.0420

Đường chuyền cấp 1

1.964

2.397

3.180

3.855

CK.0420

Đường chuyền cấp 2

684

906

1.140

1.552

b. Khu vực 0,7 Đơn vị tính: 1.000 đồng/điểm

Mã hiệu

Loại công việc

Cấp địa hình

I

II

III

IV

CK.0420

Đường chuyền cấp 1

2.071

2.529

3.356

4.068

CK.0420

Đường chuyền cấp 2

721

956

1.203

1.639

Quy định mật độ lưới đường chuyền: Địa hình cấp I, II, III, IV: Tối thiểu 3 điểm /Km2, tối đa không quá 12 điểm/Km2 (diện tích < 1Km2 không được tính).

Bảng 5. Đơn giá khống chế cao độ (chưa bao gồm thuế VAT):

a. Khu vực 0,5  Đơn vị tính: 1.000 đồng/Km

Mã hiệu

Loại công việc

Cấp địa hình

I

II

III

IV

CL.0210

Thuỷ chuẩn kỹ thuật

673

773

1.005

1.339

b. Khu vực 0,7 Đơn vị tính: 1.000 đồng/Km

Mã hiệu

Loại công việc

Cấp địa hình

I

II

III

IV

CL.0210

Thuỷ chuẩn kỹ thuật

711

815

1.062

1.415

Quy định mật độ thuỷ chuẩn kỹ thuật: Địa hình cấp I, II, III, IV: 1km2 có 1,5km.

Bảng 6. Đơn giá công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình (chưa bao gồm thuế VAT):

a. Khu vực 0,5 Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha

Mã hiệu

Loại công việc

Cấp địa hình

I

II

III

IV

CM.0210

1/500 đường đồng mức 0,5m

792

1.064

1.435

1.923

CM.0410

1/2000 đường đồng mức 1m

115

163

255

327

b. Khu vực 0,7 Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha

Mã hiệu

Loại công việc

Cấp địa hình

I

II

III

IV

CM.0210

1/500 đường đồng mức 0,5m

835

1.122

1.515

2.029

CM.0410

1/2000 đường đồng mức 1m

122

172

269

345

2. Định mức, đơn giá cắm mốc giới quy hoạch và mốc giới chia lô.

Định mức, đơn giá cắm mốc giới quy hoạch và mốc giới chia lô được áp dụng đơn giá ban hành tại Quyết định số: 7751/QĐ-UB ngày 14/02/2001 của UBND Thành phố Hà Nội và được điều chỉnh bằng hệ số: KKS = 1,46.

Đơn vị tính: Đồng/ mốc

Cấp địa hình

Nội dung công việc

Địa hình cấp 3

Cắm mốc quy hoạch

285.122

Cắm mốc chia lô

115.847

Quy định về mật độ mốc:

- Đo cắm mốc giới quy hoạch: 0,15 mốc/ha.

- Đo cắm mốc chia lô đất: 0,75 mốc/ha.

- Quy cách mốc gồm 2 loại:

600x150x150mm đối với mốc quy hoạch

600x100x100mm đối với mốc chia lô

3. Chi phí thiết kế san nền chia lô.

Nội dung công việc thiết kế:

- Thiết kế san nền đảm bảo theo yêu cầu bố trí đủ nhà ở và công trình phụ.

- Thuyết minh thiết kế và tính toán khối lượng san nền.

Chi phí thiết kế được tính bằng 2,83% chi phí xây dựng được duyệt cho phương án san nền.

 

PHỤ LỤC 03:

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ QUY HOẠCH

1. Đối với công tác lập phương án bố trí TĐC xen ghép

STT

Nội dung chi phí

Diễn giải

Thành tiền

1

Chi phí vật liệu:

- Mua các số liệu, tài liệu

- Mua bản đồ

- Mua văn phòng phẩm: Giấy, bút

(K.lượng) x (đơn giá)

 

2

Chi phí nhân công

- Khảo sát thực địa

- Lập phương án quy hoạch

(Công) x (đơn giá)

 

3

Chi phí in ấn hồ sơ

(K.lượng) x (đơn giá)

 

4

Chi phí xăng xe, điện nước, thông tin liên lạc

(K.lượng) x (đơn giá)

 

5

Chi phí hội nghị, họp thông qua quy hoạch

Theo quy định

 

6

Các chi phí khác có liên quan

(K.lượng) x (đơn giá)

 

Tổng cộng ( 1+2+3+4+5+6)

 

 

 

ĐƠN VỊ LẬP

UBND HUYỆN DUYỆT

 

2. Đối với công tác lập quy hoạch chi tiết khu, điểm TĐC tập trung.

STT

Nội dung chi phí

Diễn giải

Thành tiền

A

Chi phí lập đề cương - dự toán

 

 

B

Chi phí lập q. hoạch chi tiết khu, điểm TĐC

Đ.M x ha

 

C

Chi phí khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa hình

 

 

D

Chi phí cắm mốc quy hoạch, chia lô đất

 

 

E

Chi phí thẩm định quy hoạch

Theo q. định

 

F

Chi phí quản lý quy hoạch

 

 

G

Chi phí công bố quy hoạch

3%

 

H

Thuế GTGT

 

 

Tổng cộng ( A+…+H)

 

 

 

ĐƠN VỊ LẬP

CHỦ ĐẦU TƯ

 

PHỤ LỤC 04:

PHÂN CẤP ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐO VẼ LẬP BẢN ĐỒ

1. Phân cấp địa hình cho công tác khống chế mặt bằng:

Cấp I:

- Vùng đồng bằng địa hình đơn giản, dân cư thưa thớt, hướng ngắm không bị vướng.

- Vùng trung du, đồi thấp sườn rất thoải và độ cao tuyệt đối thấp dưới 20m chủ yếu là đồi trọc không ảnh hưởng đến hướng ngắm.

Cấp II:

- Vùng đồng bằng địa hình tương đối đơn giản, ít dân cư, hướng ngắm bị vướng ít, dễ chặt phát.

- Vùng đồi núi dân cư thưa, độ cao tuyệt đối từ 20-30m chủ yếu là đồi trọc ít cỏ cây nhưng khối lượng chặt phát ít, dân cư thưa.

Cấp III:

- Vùng đồng bằng dân cư đông, địa hình chia cắt nhiều bởi kênh rạch sông suối, hướng ngắm khó thông suốt, phải chặt phát.

-Vùng trung du có đồi núi cao từ 30-50m, trên đỉnh có bụi hoặc lùm cây, mật độ dân cư vừa phải, hướng ngắm khó thông suốt phải phát dọn.

- Vùng ruộng sình lầy hoặc bãi thuỷ triều cỏ sú vẹt mọc thấp xen lẫn cỏ đồi núi, làng mạc, đi lại khó khăn, hướng ngắm không thông suốt.

Cấp IV:

- Khu vực thị trấn, thị xã địa hình phức tạp, hướng ngắm khó thông suốt.

- Vùng bãi thuỷ triều lầy lội, thụt sâu, sú vẹt mọc cao hơn tầm ngắm, đi lại khó khăn, phải chặt phát nhiều.

- Vùng đồi núi cao từ 50-100m, hướng ngắm không thông suốt, phải chặt phát, địa hình bị phân cắt xen lẫn có rừng cây công nghiệp, cây đặc sản việc chặt phát thông hướng bị hạn chế.

- Vùng nhiều cây trồng, cây công nghiệp như cây cà phê, cao su...

- Rừng cây khộp, địa hình chia cắt trung bình, mật độ sông suối trung bình.

2. Phân cấp địa hình cho công tác khống chế cao độ:

Cấp I:

Tuyến đo đi qua vùng địa hình đơn giản, quang đãng, khô ráo, đi lại dễ dàng.

Cấp II:

- Tuyến đo đi qua vùng địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 1%.

- Tuyến thuỷ chuẩn đi qua cánh đồng, ruộng có nước nhưng có thể đặt được máy và mia.

- Tuyến thuỷ chuẩn chạy cắt qua các trục đường giao thông quang đãng, ít bị ảnh hưởng người và xe cộ trong khi đo ngắm.

Cấp III:

Tuyến thuỷ chuẩn đo trong khu dân cư, làng mạc, tầm nhìn bị vướng, phải chặt phát, xen lẫn cỏ ruộng nước lầy lội, tuyến thuỷ chuẩn băng qua vùng đồi núi sườn thoải, độ dốc ≤ 5%, vùng trung du khá bằng phẳng địa hình ít lồi lõm, phân cắt ít.

Cấp IV:

- Tuyến thuỷ chuẩn đo trong khu vực thị trấn, thị xã, thành phố mật độ người và xe cộ qua lại lớn ảnh hưởng đến công việc đo đạc.

- Tuyến thuỷ chuẩn qua vùng núi, địa hình khá phức tạp độ dốc ≤10% nhiều cây cối, ảnh hưởng đến tầm nhìn, hoặc đo qua vùng nhiều sông ngòi lớn, kênh rạch.

3. Phân cấp địa hình cho công tác đo vẽ chi tiết bản đồ ở trên cạn:

Cấp I:

- Vùng đồng bằng chủ yếu ruộng màu khô ráo, thưa dân cư, quang đãng, đi lại dễ dàng, địa hình đơn giản.

- Vùng bằng phẳng của thung lũng sông chảy qua vùng trung du đồi thấp dưới 20m, cây cỏ thấp dưới 0,5m đi lại dễ dàng.

Cấp II:

- Vùng đồng bằng ruộng màu xen lẫn ruộng lúa nước không lầy lội, làng mạc thưa, có đường giao thông, mương máng, cột điện chạy qua khu đo.

- Vùng bằng phẳng chân đồi, vùng đồi thoải dưới 20m, cỏ cây mọc thấp, không vướng tầm ngắm, chân núi có ruộng cấy lúa, trồng màu, không lầy lội, đi lại thuận tiện.

Cấp III:

- Vùng đồng bằng dân cư thưa, ít nhà cửa, vườn cây ăn quả, ao hồ, mương máng, cột điện.

- Vùng thị trấn nhỏ, nhà cửa thưa, độc lập.

- Vùng đồi sườn thoải, đồi cao dưới 30m, lác đác có bụi cây, lùm cây cao bằng máy, phải chặt phát, sườn đồi có ruộng trồng khoai, sắn, có bậc thang, địa hình ít phức tạp.

- Vùng bằng phẳng Tây Nguyên, vùng có lau sậy, có vườn cây ăn quả, cây công nghiệp, độ chia cắt trung bình.

Cấp IV:

- Vùng thị trấn, vùng ngoại vi thành phố lớn, thủ đô nhiều nhà cửa, vườn cây rậm rạp, có công trình nổi và ngầm, hệ thống giao thông thuỷ bộ, lưới điện cao, hạ thế, điện thoại phức tạp.

- Vùng đồi núi cao dưới 50m xen lẫn có rừng thưa hoặc cây công nghiệp cao su, cà phê, sơn, bạch đàn... khi đo không được chặt phát hoặc hạn chế việc chặt phát, địa hình tương đối phức tạp.

- Vùng bằng phẳng có nhiều cây ăn quả không chặt phát được, nhiều bản làng, có rừng khộp bao phủ không quá 50%.

- Vùng bãi thuỷ triều lầy lội, sú vẹt mọc cao hơn tầm ngắm phải chặt phát.

 

PHỤ LỤC 05

ĐƠN GIÁ BÌNH QUÂN PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH CHI TIẾT CÁC KHU, ĐIỂM TĐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

STT

Danh mục dự án

ĐVT

Đơn giá bình quân

Ghi chú

 

 

 

I

Cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

1

Giao thông

 

 

 

 

1.1

Đư­ờng liên khu, liên điểm TĐC

 

 

 

 

 

Đư­ờng GTNT A

Triệu đồng/Km

1.500 - 2.500

 

 

 

Đư­ờng GTNT B

Triệu đồng/Km

500 - 1.500

 

 

1.2

Đư­ờng nội bộ điểm TĐC

Triệu đồng/Km

300 - 700

 

 

1.3

Đ­ường công vụ

Triệu đồng/Km

200 - 300

 

 

2

San gạt mặt bằng

Triệu đồng/Hộ

5 - 10

 

 

3

Nư­ớc sinh hoạt

Triệu đồng/Hộ

5 - 10

 

 

4

Thuỷ lợi

Triệu đồng/Ha

50 - 110

 

 

5

Điện sinh hoạt

 

 

 

 

 

Đư­ờng dây 0,4 KV

Triệu đồng/Km

200 - 250

 

 

 

Điện hộ gia đình

Triệu đồng/Hộ

1

 

 

6

Xây dựng (cả thiết bị)

Triệu đồng/m2

2 - 3

 

 

II

Tổng hợp vốn đầu tư­ toàn khu, điểm TĐC

%

100

 

 

 

Vốn đền bù bồi thư­ờng

% so với tổng mức đầu tư­ trực tiếp khu, điểm TĐC

20 - 25

 

 

 

Vốn đầu tư­ xây dựng cơ sở hạ tầng

% so với tổng mức đầu t­ư trực tiếp khu, điểm TĐC

40 - 45

 

 

 

Vốn Hỗ trợ TĐC

% so với tổng mức đầu tư­ trực tiếp khu, điểm TĐC

30 - 35

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 68/2006/QĐ-UBND ban hành quy định về lập, thẩm định quy hoạch chi tiết khu, điểm TĐC các dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

  • Số hiệu: 68/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/11/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Lê Trọng Quảng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/12/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản