Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2005/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2005 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ CỦA HIỆP HỘI BIA - RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ tổ chức phi chính phủ,
Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đã được Đại hội nhiệm kỳ III ngày 09 tháng 5 năm 2005 thông qua.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
HIỆP HỘI BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM
(ban hành kèm theo Quyết định số 68/2005/QĐ-BNV ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Bộ Nội vụ)
Hội lấy tên là Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam
Tên tiếng Anh: VIETNAM BEER - ALCOHOL- BEVERAGE ASSOCIATION
Viết tắt là: VBA
Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam là một tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, chế biến và cung cấp vật tư, nguyên liệu, thiết bị chuyên ngành Bia - Rượu - Nước giải khát.
Mục đích của Hiệp hội là tập hợp, đoàn kết, hợp tác các đơn vị hội viên, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội viên; tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động trong ngành Bia - Rượu - Nước giải khát, góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước.
Điều 3. Địa vị pháp lý của Hiệp hội
Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính tại 94 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Điều 4. Phạm vi hoạt động Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội:
1. Tuyên truyền giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát trong các thành phần kinh tế, bảo hộ an toàn lao động, bảo vệ môi trường.
2. Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của Hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của Hội viên, hợp tác hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ Bia - Rượu - Nước giải khát trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới.
4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân trong Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.
Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả để Hội viên bố trí lại sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
5. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các Hội viên để cùng tồn tại và phát triển. Tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển Hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi của Hiệp hội
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế với các cá nhân và tổ chức quốc tế, trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật.
7. Xuất bản tạp chí, tập san, các tài liệu phổ biến kỹ thuật và quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật.
8. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Hội viên chính thức: các tổ chức pháp nhân của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh dịch vụ, chế biến Bia - Rượu - Nước giải khát... tán thành Điều lệ của Hiệp hội, đóng tiền ra nhập Hiệp hội và Hội phí đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.
2. Hội viên liên kết: các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, và các công ty nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, có nguyện vọng tham gia của hội viên, thì được Hiệp hội xem xét công nhận là hội viên liên kết.
3. Hội viên danh dự: công dân Việt Nam là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu chuyên gia kinh tế hàng đầu, có đóng góp tích cực cho Hiệp hội có thể được xếp xét và công nhận là Hội viên danh dự.
Điều 7. Các hình thức chấm dứt quyền hội viên:
1. Hội viên tự nguyện xin rút ra khỏi Hiệp hội, cần gửi đơn cho Ban Chấp hành Hiệp hội và được Ban Chấp hành Hiệp hội chấp nhận bằng văn bản.
2. Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hiệp hội, làm ảnh hưởng đến thể diện, uy tín quyền lợi của Hiệp hội.
3. Bị cơ quan nhà nước đình chỉ hoạt động, bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản.
Quyền và nghĩa vụ của hội viên chấm dứt sau khi Ban Chấp hành Hiệp hội ra thông báo.
Ban chấp hành Hiệp hội thông báo danh sách hội viên xin rút ra khỏì Hiệp hội, Hội viên bị khai trừ cho tất cả các hội viên khác biết.
Điều 8. Quyền lợi của Hội viên:
1. Được tham gia Đại hội, bầu cử đại biểu tham dự đại hội của Hiệp hội.
2. Được thảo luận, biểu quyết chất vấn, phê bình mọi công việc của Hiệp hội; được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với các cơ quan Nhà nước thông qua Hiệp hội. (Hội viên liên kết, hội viên danh dự không được biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội).
3. Được ứng cử đề cử và bầu cử vào Ban Chấp hành và các chức vụ khác của Hiệp hội (đối với hội viên chính thức).
4. Được Hiệp hội phổ biến kinh nghiệm sản xuất, bồi dưỡng nghề nghiệp, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật bằng các hình thức: cung cấp thông tin, tài liệu, dự hội thảo, các lớp đào tạo, huấn luyện, trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tham quan, khảo sát ở trong và ngoài nước.
5. Được Hiệp hội giúp đỡ bảo trợ trong các công trình nghiên cứu riêng, bảo vệ quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu, các cải tiến, các sáng kiến phát minh trong nghề, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo đúng pháp luật của Nhà nước.
6. Được Hiệp hội giúp đỡ, giới thiệu với các cơ sở trong và ngoài ngành để hợp đồng sản xuất, tổ chức chế biến, làm chuyên gia kỹ thuật.
7. Được quyền ra khỏi Hiệp hội
8. Hội viên liên kết, Hội viên danh dự được hưởng các quyền như Hội viên chính thức trừ các quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết.
1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại điều lệ này; thực hiện nghị quyết của Hiệp hội: tuyên truyền phải triển hội viên mới.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng tổ chức Hiệp hội ngày càng vững mạnh hơn.
3. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
4. Đóng lệ phí gia nhập và hội phí đầy đủ theo yêu cầu.
Điều 10. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hiệp hội
Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính và bình đẳng vôi mọi Hội viên.
Cơ quan chấp hành hoạt động trên cơ sở bàn bạc, dân chủ, lãnh đạo tập thể thiểu số phục tùng đa số.
Điều 11. Tổ chức của Hiệp hội Tổ chức của Hiệp hội gồm:
- Hiệp hội Trung ương.
- Các Chi hội trực thuộc.
- Một số đơn vị dịch vụ, tư vấn, đào tạo trực thuộc Hiệp hội.
Điều 12. Đại hội đại biểu toàn quốc, Đại hội bất thường
Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam
1. Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hiệp hội, Đại hội được tổ chức 5 năm một lần.
2. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động mới của Hiệp hội;
b) Thảo luận, góp ý báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội;
c) Quyết định phương hướng và chương trình công tác của Hiệp hội;
d) Quyết định sửa đổi và bổ sung Điều lệ Hiệp hội, tên gọi Hiệp hội (nếu có);
e) Thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọng của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành;
f) Thảo luận, phê duyệt quyết toán tài chính và thông qua kế hoạch tài chính khóa mới;
g) Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hiệp hội, thành lập chi hội (nếu có).
3. Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội có thể triệu tập đại hội bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hiệp hội theo đề nghị của 2/3 ủy viên Ban Chấp hành, hoặc trên 1/2 số hội viên yêu cầu.
4. Các Nghị quyết của đại hội được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Điều 13. Ban Chấp hành Trung ương của Hiệp hội
1. Ban Chấp hành Trung ương của Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo của hiệp hội giữa hai kỳ đại hội. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay. Người đắc cử phải đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ.
Ban Chấp hành Hiệp hội bầu Ban thường vụ, Ban kiểm tra Hiệp hội
Thành viên Ban Chấp hành có thể được bầu lại hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội, hoặc theo đề nghị của hơn 1/2 số Hội viên.
Các vị ủy viên Ban Chấp hành là đại biểu hợp pháp của đơn vị hội viên, do vậy trong thời gian giữa hai nhiệm kỳ, nếu vị ủy viên Ban Chấp hành nào nghỉ hưu hoặc chuyển đổi vị trí công tác tại đơn vị hội viên, thì Đại hội ủy quyền cho Ban Thường vụ Hiệp hội có quyền bầu và trình cấp trên phê chuẩn người thay thế vị ủy viên ở đơn vị hội viên đó là người thay thế hợp pháp trong Ban Chấp hành.
Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành là 5 năm 1 lần, hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua.
2. Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội họp thường kỳ mỗi năm một lần.
Trong các cuộc họp định kỳ, Ban Chấp hành Hiệp hội có thể mời một số giám đốc các đơn vị lớn, liên quan đến họp cùng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội:
a) Quyết định các biện pháp thực hiện Nghị quyết, chương trình hoạt động nhiệm kỳ của Đại hội;
b) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban Chấp hành cho các chi hội, hội viên biết;
c) Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm;
d) Quy định tổ chức và hoạt động các Ban chuyên môn, Văn phòng Hiệp hội, Văn phòng đại diện tại các khu vực; quy định các nguyên tắc, chế độ sử dụng và quản lý tài sản và tài chính của Hiệp hội;
e) Bầu cử và bãi miễn chức danh lãnh đạo của Hiệp hội: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký;
f) Cử trưởng các ban chuyên môn, các trưởng đại diện của Hiệp hội Ở các khu vực;
g) Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình Đại hội;
h) Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hội nghị đại biểu hàng năm;
i) Xét kết nạp, khai trừ Hội viên.
1. Ban thường vụ do Ban Chấp hành bầu, gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký và một số ủy viên. Số lượng ủy viên do Ban Chấp hành quyết định.
2. Ban thường vụ thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp và phải báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ hoạt động theo quy chế được Ban Chấp hành thông qua.
Điều 15. Chủ tịch và Phó chủ tịch
1. Chủ tịch Hiệp hội có quyền hạn và trách nhiệm:
a) Đại diện pháp nhân của Hiệp hội trước pháp luật;
b) Chủ tài khoản, quản lý tài chính và tài sản của Hiệp hội;
c) Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, của hội nghị đại biểu và các Quyết định của Ban Chấp hành;
d) Ký quyết định bổ nhiệm, bãi miễn và trực tiếp chỉ đạo Tổng thư ký Hiệp hội;
e) Phê duyệt nhận sự Văn phòng Hiệp hội và các tổ chức khác do Hiệp hội thành lập;
f) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể Hội viên về các hoạt động của Hiệp hội.
2. Các Phó chủ tịch Hiệp hội là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và có thể được ủy quyền điều hành công việc của Ban Chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.
Điều 16. Tổng thư ký, Phó tổng thư ký của Hiệp hội.
1. Tổng thư ký:
a) Điều hành trực tiếp mọi hoạt động của văn phòng Hiệp hội;
b) Xây dựng Quy chế hoạt động của Văn phòng Hiệp hội, Quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hiệp hội trình Ban Chấp hành phê duyệt;
c) Định kỳ báo cáo cho Ban Thường vụ và Ban Chấp hành về các hoạt động của Hiệp hội;
d) Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành;
e) Quản lý danh sách hồ sơ và tài liệu về các Hội viên và các tổ chức trực thuộc;
f) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và trước pháp luật về các hoạt động của Văn phòng Hiệp hội.
2. Phó tổng thư ký
Phó tổng thư ký hiệp hội là người giúp việc cho Tổng thư ký, được Tổng thư ký phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và có thể được ủy quyền điều hành công việc của Văn phòng Hiệp hội khi Tổng thư ký đi vắng.
1. Văn phòng Hiệp hội được tổ chức và hoạt động theo Quy chế do Tổng thư ký trình Ban Chấp hành phê duyệt.
2. Các nhân viên của văn phòng Hiệp hội được tuyển dụng và làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn hoặc là cán bộ biệt phái từ các đơn vị Hội viên.
3. Kinh phí hoạt động của Văn phòng Hiệp hội do Tổng thư ký dự trù trình Ban Chấp hành duyệt.
1. Ban kiểm tra do Ban Chấp hành trung ương Hiệp hội trực tiếp bầu ra. Số lượng ủy viên Ban kiểm tra do Ban Chấp hành Hiệp hội quyết định.
2. Ban kiểm tra hoạt động theo chế độ Quy chế do Ban Chấp hành thông qua.
TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HIỆP HỘI
Điều 19. Nguồn thu của Hiệp hội
1. Lệ phí gia nhập Hiệp hội.
2. Hội phí của hội viên đóng góp theo quy định.
3. Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản thu hợp pháp khác.
Điều 20. Các khoản chi của Hiệp hội
Được chi theo quy chế tài chính của Hiệp hội như trả lương cho nhân viên, bồi dưỡng, cộng tác viên, cho cơ sở hạ tầng, giao tế từ thiện và các khoản chi hợp lý khác do thường vụ Hiệp hội quy định.
Điều 21. Quản lý sử dụng tài chính và tài sản
1. Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội quy định việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Hiệp hội phù hợp với quy định của Nhà nước.
2. Ban kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo tài chính, tài sản công khai hàng năm cho hội viên biết.
Những Hội viên, thành viên của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát, xây dựng Hiệp hội sẽ được Hiệp hội khen thưởng xứng đáng và có thể được Hiệp hội đề nghị các cơ quan Nhà nước khen thưởng.
Hội viên nào hoạt động trái với Điều lệ, Nghị quyết của Hiệp hội, làm tổn thương đến uy tín, danh dự của Hiệp hội, bỏ sinh hoạt thường kỳ nhiều lần không có lý do chính đáng, không đóng hội phí một năm, sẽ tùy mức độ mà phê bình hoặc xóa tên trong danh sách Hội viên.
Điều 24. Hiệu lực thi hành Bản Điều lệ này đã được Đại hội phê duyệt lần thứ III Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam nhất trí thông qua ngày 09 tháng 05 năm 2005. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam nhất trí kiến nghị và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có giá trị thực hiện./.
- 1Quyết định 58/2003/QĐ-TTg sửa đổi Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 01/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 05/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Bất động sản nhà đất Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 16/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 15/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Luật về quyền lập hội 1957
- 2Quyết định 58/2003/QĐ-TTg sửa đổi Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 4Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
- 5Quyết định 01/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 05/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Bất động sản nhà đất Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Quyết định 16/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 15/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 68/2005/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Bia - Rượu – Nước giải khát Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
- Số hiệu: 68/2005/QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/07/2005
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Đặng Quốc Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 22 đến số 23
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra