- 1Quyết định 2441/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 439/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 10/2013/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Quyết định 1398/QĐ-BKHCN năm 2013 phân công Cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 674/QĐ-BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG SẢN PHẨM QUỐC GIA “SẢN PHẨM CÁ DA TRƠN VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ CÁ DA TRƠN”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 349/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BKHCN ngày 29/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1398/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phân công cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án khung sản phẩm quốc gia “Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn” thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 với các yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm được quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án khung đã được phê duyệt tại
Điều 3. Chánh Văn Phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC:
ĐỀ ÁN KHUNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM QUỐC GIA “SẢN PHẨM CÁ DA TRƠN VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ CÁ DA TRƠN”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 674/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá da trơn thành sản phẩm chủ lực quốc gia theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu kinh tế - xã hội
- Đến năm 2020, giá trị sản phẩm tiêu thụ nội địa chiếm 15% tổng giá trị;
- Mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu của cá da trơn Việt Nam trên thị trường quốc tế, đảm bảo giá trị kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 3 tỷ USD/năm;
- Hoàn thiện chính sách, thể chế, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý và xúc tiến thương mại sản phẩm cá da tron;
- Hình thành được các doanh nghiệp nuôi và chế biến tập trung có sản lượng cao, chất lượng tốt phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
- Xây dựng được mối liên kết giữa các bên liên quan trong chuỗi sản xuất;
- Tạo thêm cơ hội việc làm cho khoảng 300.000 lao động tham gia vào sản xuất, dịch vụ cung ứng phục vụ sản xuất và tiêu thụ thủy sản, với tỷ lệ tăng 2,3% hàng năm cho đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu về khoa học công nghệ và môi trường
- Tạo ra và ứng dụng vào sản xuất giống cá da trơn có năng suất và chất lượng cao, kháng bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Tạo ra các chế phẩm sinh học, thức ăn và thuốc phòng, trị bệnh có hiệu quả phục vụ cho nuôi trồng thủy sản;
- Hoàn thiện, áp dụng quy trình VietGAP và các quy trình tiên tiến khác trong nuôi, chế biến đảm bảo kiểm soát toàn chuỗi sản phẩm, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm;
- Tạo ra các công nghệ bảo quản và chế biến nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm;
- Tạo ra từ 3 đến 5 sản phẩm chế biến có chất lượng, giá trị cao có thương hiệu được công nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Tăng cường nguồn lực về cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ có hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao, phát triển và ứng dụng trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm và chế biến.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU
1. Nội dung nghiên cứu và phát triển sản phẩm quốc gia
1.1. Nội dung 1: Nghiên cứu chọn tạo giống, nâng cao chất lượng đàn cá bố mẹ và con giống.
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Nghiên cứu quy trình nuôi vỗ nâng cao chất lượng đàn cá Tra bố mẹ.
- Nghiên cứu chọn tạo giống có tính trạng tăng trưởng cao, khả năng kháng bệnh và thích ứng với điều kiện môi trường thay đổi (độ mặn, nhiệt độ).
1.2. Nội dung 2: Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống, ương cá Tra giống, nuôi thương phẩm.
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Nghiên cứu quy trình sản xuất giống để nâng cao tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của ấu trùng và làm chủ công nghệ sản xuất giống phục vụ nuôi thương phẩm.
- Nghiên cứu quy trình công nghệ tuần hoàn nước ương nuôi cá Tra giống siêu thâm canh thân thiện với môi trường và giảm chi phí sản xuất.
- Nghiên cứu quy trình công nghệ tuần hoàn nước nuôi cá Tra thương phẩm thâm canh thân thiện với môi trường và giảm chi phí sản xuất.
1.3. Nội dung 3: Nghiên cứu điều kiện môi trường nuôi, bệnh và các biện pháp phòng trị bệnh.
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Nghiên cứu quy trình quản lý chất lượng nguồn nước (nguồn nước vào và nước thải), thuốc phòng ngừa bệnh chuyên dùng cho cá bố mẹ, cá giống và cá thương phẩm.
- Nghiên cứu tăng năng suất và hiệu quả nuôi cá Tra thông qua cải thiện các điều kiện môi trường nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu các loại bệnh xuất hiện trong quá trình nuôi và các biện pháp phòng trị bệnh góp phần ổn định nghề nuôi.
1.4. Nội dung 4: Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học.
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Xây dựng công nghệ sản xuất thức ăn cho cá bố mẹ để nâng cao hiệu quả nuôi vỗ cá bố mẹ, thức ăn chất lượng cao, FCR thấp (tỷ lệ hấp thụ cao), giảm thiểu chất thải ra môi trường và thân thiện với môi trường cho cá giống, cá thương phẩm.
- Nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh, quy trình sản xuất chế phẩm sinh học, hóa chất và thuốc dùng để xử lý ao nuôi, phòng và trị bệnh có hiệu quả.
1.5. Nội dung 5: Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, tiện lợi cho người tiêu dùng, tận dụng tối đa giá trị nguyên liệu.
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế biến và tạo ra các loại thực phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất và tạo ra các sản phẩm phụ từ phụ liệu cá da trơn, đạt tiêu chuẩn ứng dụng trong thực phẩm và dược phẩm.
1.6. Nội dung 6: Nghiên cứu về tổ chức sản xuất: cơ chế chính sách, chuỗi giá trị
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Nghiên cứu tổ chức sản xuất, cơ chế chính sách phát triển ngành hàng cá da trơn theo hướng cạnh tranh lành mạnh, ổn định sản xuất và gia tăng giá trị.
- Nghiên cứu cơ chế chính sách, mô hình quản lý sản xuất theo chuỗi giá trị, khuyến khích phát triển các vùng nuôi tập trung đảm bảo ổn định sản xuất, quản trị tốt chất lượng theo hướng cạnh tranh, gia tăng giá trị ngành hàng.
- Nghiên cứu cơ chế chính sách, giải pháp liên kết chặt chẽ các bên liên quan (nuôi, bên cung cấp vật tư phục vụ nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) giảm rủi ro, giảm giá thành, ổn định chuỗi sản xuất.
- Xây dựng các phương án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất một cách hiệu quả. Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp để khuyến khích phát triển ngành hàng cá da trơn trong giai đoạn tiếp theo.
2. Hoàn thiện công nghệ, đầu tư sản xuất
2.1. Nội dung 1: Hoàn thiện và ứng dụng công nghệ sản xuất giống và ương nuôi cá da trơn đạt tỷ lệ sống và chất lượng cao.
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Phát triển sản xuất giống và chủ động cung cấp giống chất lượng cao cho người nuôi cá thương phẩm tạo ra nguồn sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
- Phát triển quy trình ương và nuôi thương phẩm cá da trơn đạt năng suất cao và thân thiện với môi trường
2.2. Nội dung 2: Hoàn thiện và ứng dụng công nghệ nuôi cá Tra thâm canh an toàn sinh học.
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Hoàn thiện và phát triển công nghệ tuần hoàn ít thay nước nuôi cá Tra thương phẩm, không gây ô nhiễm nước và an toàn sinh học nhằm nâng cao sản lượng tối đa đến mức cho phép của đặc tính loài nuôi.
- Hoàn thiện và phát triển công nghệ nuôi tuần hoàn ít thay nước ương nuôi cá Tra, năng suất vượt trội hơn 3 đến 4 lần so với công nghệ cũ, an toàn sinh học, thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí, giảm giá thành.
2.3. Nội dung 3: Hoàn thiện và ứng dụng công nghệ sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong chế biến cá Tra.
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Phát triển sản phẩm giá trị cao, có chất lượng cao, hấp dẫn, tiện dụng, phù hợp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm ứng dụng trong thực phẩm và dược phẩm từ phụ liệu cá Tra.
2.4. Nội dung 4: Chuyển giao công nghệ sản xuất giống, ương và nuôi thâm canh.
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất giống, ương nuôi đạt tỷ lệ sống cao, chất lượng cao và thân thiện với môi trường.
- Xây dựng và phát triển mô hình nuôi thâm canh đạt năng suất, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường.
3. Thương mại hóa và phát triển thị trường
3.1. Nội dung 1: Thông tin thị trường
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Nghiên cứu, phân tích các thông tin thị trường và dự báo thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cá Tra. Trên cơ sở đó, dự báo được nhu cầu, số lượng và cơ cấu sản phẩm của từng thị trường nội địa và xuất khẩu theo từng giai đoạn cụ thể, định hướng cho việc tổ chức sản xuất và chế biến cá Tra.
- Thiết lập hệ thống thông tin thương mại quốc gia chính thức đối với cá da trơn. Các thông tin được cập nhật, đảm bảo cho doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý có thể tiếp cận một cách dễ dàng.
3.2. Nội dung 2: Xây dựng, quảng bá thương hiệu
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Xây dựng thương hiệu quốc gia/thương hiệu chung cho sản phẩm cá da trơn xuất khẩu (có thể sử dụng thương hiệu riêng nhưng cần có xác nhận chất lượng sản phẩm quốc gia).
- Xây dựng chiến lược tuyên truyền, quảng bá, thông tin trực tiếp đến người tiêu dùng trong và ngoài nước về chất lượng sản phẩm cá da trơn và chú trọng phát triển sản phẩm tại các thị trường mục tiêu.
3.3. Nội dung 3: Nâng cao năng lực thương mại.
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Xây dựng các chính sách, cơ chế nhằm ngăn chặn gian lận thương mại; xây dựng tiêu chí phân loại doanh nghiệp sản xuất, chế biến, thương mại nhằm nâng cao đạo đức kinh doanh và nhận thức về thị trường. Nâng cao trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp trong việc gìn giữ thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
- Hỗ trợ tổ chức các chương trình tập huấn về kỹ năng, cách thức tiếp cận thị trường nước ngoài cho cán bộ của các cơ quan xúc tiến thương mại, các Hiệp hội và doanh nghiệp; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp sản xuất về thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu thị trường.
- Hỗ trợ, khuyến khích phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp thay thế việc xuất khẩu qua trung gian (nhà nhập khẩu) nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu, ưu tiên các thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản), từng bước xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường.
- Hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng chương trình phát triển thị trường thủy sản nội địa.
4. Hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ
4.1. Nội dung 1: Tăng cường năng lực nghiên cứu chọn tạo giống cá cho một số cơ sở nghiên cứu chủ lực nhằm đạt được chất lượng giống tốt.
4.2. Nội dung 2: Tăng cường năng lực nghiên cứu, chọn tạo giống cho một số doanh nghiệp khoa học công nghệ.
4.3. Nội dung 3: Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước và nước ngoài cho các cơ sở nghiên cứu và Hội, Hiệp hội.
III. KẾT QUẢ DỰ KIẾN
1. Giống:
- Chọn tạo được giống cá có tính trạng tăng trưởng cao; sạch bệnh và có tính kháng bệnh. Đảm bảo sản xuất được trên 2,5 tỷ con giống chất lượng tốt/năm cung cấp cho nuôi thương phẩm.
- Chọn tạo được giống cá da trơn chịu mặn thích ứng với hiện trạng xâm nhập mặn vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
2. Thức ăn, vắc xin và chế phẩm sinh học và sản phẩm chế biến:
- Tạo được các loại thức ăn có tỷ lệ hấp thụ cao, phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của cá.
- Tạo ra 1 đến 2 sản phẩm vắc xin phòng bệnh cho cá.
- Tạo ra 3 đến 5 sản phẩm giá trị gia tăng cao.
3. Quy trình sản xuất:
- Quy trình chọn tạo giống theo tính trạng tăng trưởng cao, có khả năng kháng bệnh, chịu mặn, nâng cao được năng suất chất lượng, hiệu quả trong nuôi cá Tra.
- Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ, ương cá bột, cá hương, cá giống đạt tỷ lệ sống cao (lớn hơn 60%) đảm bảo chủ động về nguồn giống sạch bệnh cung cấp cho nuôi thương phẩm.
- Quy trình ương, nuôi cá Tra tuần hoàn ít thay nước tiết kiệm chi phí, quản trị tốt về quá trình nuôi, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
- Quy trình phòng bệnh gan thận mủ, bệnh xuất huyết trên cá da trơn, giảm rủi ro tổn thất trong quá trình nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, tận dụng tối đa giá trị nguyên liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo thương hiệu cho ngành hàng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu.
- Đề xuất được thể chế, cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ các bên tham gia vào chuỗi giá trị của ngành hàng cá Tra; cơ chế, giải pháp liên kết chặt chẽ của các bên liên quan đến ngành hàng từ sản xuất, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất giống, nuôi thương phẩm và tiêu thụ; mô hình áp dụng quy trình quản lý tiên tiến về phòng trừ dịch bệnh, tuần hoàn ít thay nước, GAP, ASC...
- Giải pháp áp dụng cho thị trường trong nước và thị trường nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm từ cá Tra (EU, Mỹ, Đông Âu).
4. Nâng cao tiềm lực khoa học và sản xuất
- Thành lập đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về cá da trơn tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Cơ sở hạ tầng cho các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống đảm bảo đáp ứng, cung cấp giống cá Tra cho đồng bằng Sông Cửu Long ổn định về số lượng và chất lượng.
- Xây dựng được chính sách, cơ chế gắn kết nghiên cứu phát triển sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến cá Tra.
- Đào tạo 10 đến 15 thạc sỹ, 3 đến 5 tiến sỹ nghiên cứu về lĩnh vực ngành hàng cá da trơn gắn với các nội dung Đề án.
5. Xúc tiến thương mại
- Thiết lập được hệ thống thông tin thương mại quốc gia chính thức đối với cá Tra.
- Xây dựng được thương hiệu quốc gia cho sản phẩm từ cá Tra.
- Xây dựng được đầu mối phân phối sản phẩm cá Tra (Thủy sản) ở các thị trường nhập khẩu chính.
- 1Quyết định 2690/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia "Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 2765/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 phê duyệt đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia "Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 2441/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 439/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 10/2013/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Quyết định 2690/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia "Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 1398/QĐ-BKHCN năm 2013 phân công Cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Quyết định 2765/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 phê duyệt đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia "Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định 674/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 phê duyệt Đề án khung sản phẩm quốc gia "Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và sản phẩm chế biến từ cá da trơn" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 674/QĐ-BNN-BKHCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/04/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết